Ảnh nền đường dẫn điều hướng của bài viết Chiến thuật xử lý 11 dạng câu hỏi IELTS Speaking part 1
Home » Chiến thuật xử lý 11 dạng câu hỏi IELTS Speaking part 1

Chiến thuật xử lý 11 dạng câu hỏi IELTS Speaking part 1

Cùng Smartcom English nhận dạng và xử lý 11 dạng câu hỏi thường gặp trong IELTS Speaking Part 1 để "ẵm trọn" điểm ngay nhé!

Ảnh đại diện của tác giả Smartcom English Smartcom English
Audio trong bài
5/5 - (1 vote)

Phần thi IELTS Speaking là một trong những phần thi quan trọng nhất của kỳ thi IELTS, đánh giá khả năng giao tiếp tiếng Anh của bạn trong các tình huống thực tế. Để đạt được điểm số cao trong phần thi này, bạn cần hiểu rõ cấu trúc và các dạng câu hỏi thường gặp, đồng thời trang bị cho mình những chiến lược trả lời hiệu quả. Hãy cùng Smartcom IELTS GEN 9.0 nhận dạng và phân tích chiến thuật xử gọn 11 dạng bài thường gặp trong Speaking part 1 ngay nhé!

Cấu trúc phần thi IELTS Speaking

Ôn lại một chút về cấu trúc phần thi IELTS Speaking nhé! Bài thi IELTS Speaking được chia làm ba phần với cấu trúc rõ ràng, mỗi phần mang mục tiêu riêng.

Speaking part 1: Introduction and Interview (4-5 phút): Trong phần đầu tiên, giám khảo sẽ giới thiệu bản thân và xác minh thông tin cá nhân của thí sinh. Sau đó, họ sẽ đặt các câu hỏi xoay quanh những chủ đề quen thuộc như sở thích, công việc, học tập, hoặc gia đình. Mục tiêu của phần này là đánh giá khả năng trả lời ngắn gọn nhưng tự nhiên.

Ví dụ, khi được hỏi “Do you enjoy watching movies?” bạn có thể trả lời: “Yes, I do. Watching movies is one of my favorite ways to relax after a busy day. I particularly enjoy action films because they’re exciting and keep me on the edge of my seat.” Điều quan trọng ở phần này là trả lời trực tiếp câu hỏi, sau đó bổ sung thêm chi tiết hoặc ví dụ để câu trả lời thêm phong phú.

Speaking part 2: Individual Long Turn (3-4 phút): Phần này yêu cầu bạn nói liên tục về một chủ đề được cung cấp trên thẻ câu hỏi (cue card). Bạn sẽ có 1 phút để chuẩn bị, sau đó trình bày từ 1 đến 2 phút. Các câu hỏi trên cue card thường bao gồm nhiều ý chính để bạn triển khai. Một cách trả lời hiệu quả là bám sát các gợi ý trên thẻ và phát triển câu trả lời bằng cách kể chuyện hoặc đưa ví dụ. Để làm tốt phần này, bạn cần sắp xếp ý tưởng mạch lạc và sử dụng từ nối để câu trả lời trôi chảy.

Speaking part 3: Discussion (4-5 phút): Phần cuối cùng tập trung vào các câu hỏi mang tính mở rộng và phân tích sâu hơn, liên quan đến chủ đề của phần 2. Đây là lúc để bạn trình bày quan điểm, phân tích hoặc so sánh các khía cạnh khác nhau của vấn đề. Phần này đòi hỏi bạn trả lời chi tiết, sử dụng các cụm từ diễn đạt ý kiến như “In my opinion,” “I believe that,” hoặc “It seems to me that.”

Về tổng thể, bài thi Speaking yêu cầu bạn thể hiện khả năng diễn đạt lưu loát và tự nhiên. Để đạt điểm cao, bạn cần đa dạng hóa cấu trúc câu, sử dụng từ vựng phong phú, và trình bày các ý một cách mạch lạc. Luyện tập thường xuyên với các câu hỏi mẫu là cách hiệu quả nhất để cải thiện khả năng nói của bạn.

Nhận dạng & chiến thuật xử gọn 11 dạng câu hỏi IELTS Speaking part 1

11-dang-cau-hoi-ielts-speaking-part-1

Câu hỏi về thói quen (“Habitual” Questions)

Ở dạng câu hỏi này, bạn cần sử dụng Thì hiện tại đơn. Bạn cũng cần mở rộng câu trả lời của bạn bằng cách cung cấp thêm thông tin về thời gian, địa điểm, lý do bạn thực hiện hoạt động đó. Có thể sử dụng các cụm từ chỉ tần suất: always, often, usually, sometimes, rarely, never.

Cuối cùng là bạn cần luyện tập thực hành với nhiều chủ đề khác nhau: Từ các hoạt động hàng ngày như ăn uống, ngủ nghỉ đến các sở thích cá nhân như đọc sách, nghe nhạc, thể thao.

Ví dụ: How often do you exercise?

Câu trả lời: I usually exercise three times a week. I go for a run on Mondays and Wednesdays, and I play badminton on Saturdays. I find exercise helps me to relax and stay healthy.

Câu hỏi miêu tả (Description Question)

Để trả lời dạng câu hỏi này, đầu tiên bạn cần xác định đối tượng miêu tả: Là người, vật, nơi hay trải nghiệm?. Sau đó, tìm các khía cạnh cần miêu tả: Ví dụ, khi miêu tả một thành phố, bạn có thể miêu tả về con người, kiến trúc, ẩm thực, văn hóa…Lúc này bạn cần làm cho câu nói của bạn sinh động hơn và thuyết phục hơn bằng cách:

– Sử dụng các tính từ (adjective)trạng từ (adverb) để miêu tả chi tiết hơn. Ví dụ thay vì nói là “It’s a big city”, bạn có thể nói “It’s a bustling metropolis with towering skyscrapers”.

– Đưa ra các ví dụ cụ thể để minh họa cho những gì bạn đang miêu tả. Khi miêu tả một khu chợ truyền thống, bạn có thể đề cập đến các loại thực phẩm, âm thanh và mùi hương của khu chợ.

Cuối cùng, bạn cũng đừng quên sử dụng các từ nối và cụm từ liên kết như: and, but, also, moreover, however, for example, for instance… để tạo ra một bài nói mạch lạc.

Ví dụ: Can you describe your hometown?

Câu trả lời: My hometown is a small, peaceful village located in the countryside. It’s surrounded by lush green rice fields and a meandering river. The people there are very friendly and hospitable. I love spending time with my family and friends, and exploring the beautiful natural surroundings.

Câu hỏi tần suất (Frequency Questions)

11-dang-cau-hoi-ielts-speaking-part-1-Frequency-Questions

Khi gặp dạng câu hỏi này, bạn hãy áp dụng cách trả lời theo các bước:

  • Sử dụng trạng từ chỉ tần suất:

Thường xuyên: always, often, usually, frequently

Thỉnh thoảng: sometimes, occasionally, from time to time

Hiếm khi: rarely, seldom, hardly ever, never

  • Không chỉ nói chung chung về tần suất, bạn cũng cần cung cấp thêm thông tin chi tiết để làm cho câu trả lời của bạn sinh động hơn.

Ví dụ:

How often do you read books? (Bạn đọc sách thường xuyên không?)

I read books every night before going to bed. (Tôi đọc sách mỗi tối trước khi đi ngủ.)

  • Nếu tần suất của một hành động thay đổi theo thời gian, bạn hãy sử dụng các cụm từ như: used to (đã từng), nowadays (ngày nay), recently (gần đây).

Ví dụ:

How often do you cook at home? (Bạn có thường nấu ăn ở nhà không?)

I used to cook at home every day, but nowadays I don’t have much time, so I only cook on weekends. (Tôi đã từng nấu ăn ở nhà mỗi ngày, nhưng ngày nay tôi không có nhiều thời gian nên chỉ nấu vào cuối tuần.)

Ví dụ: How often do you exercise?

Câu trả lời: I used to exercise every day, but recently I’ve been too busy with work. Now, I try to go for a run or do some yoga at least three times a week.

Câu hỏi về sự ưa chuộng hơn (Preference Questions)

Khi gặp phải dạng câu hỏi này, mục tiêu của bạn là không chỉ đưa ra lựa chọn mà còn giải thích rõ ràng lý do tại sao bạn lại chọn như vậy. Để đạt được điều này, bạn có thể áp dụng các chiến thuật sau:

  • Trả lời trực tiếp câu hỏi bằng cách đưa ra sự lựa chọn của mình sau đó giải thích tại sao bạn lại thích như vậy. Bạn có thể sử dụng các cụm từ như “because”, “since”, “as” để nối câu.

Ví dụ: I prefer to study alone because I can concentrate better without any distractions.

  • So sánh để làm cho câu trả lời của bạn thêm thuyết phục.

Ví dụ: Although studying with friends can be fun, I find that I learn more effectively when I study alone.

  • Nếu có thể, hãy đưa ra một ví dụ cụ thể để minh họa cho lý do của bạn.

Ví dụ: For instance, last time I tried to study with my friends, we ended up chatting for most of the time.

Ví dụ: Do you prefer reading books or watching movies?

Câu trả lời: Well, I prefer reading books. I find reading to be a more immersive experience, as it allows me to use my imagination to visualize the story. Also, reading can improve my vocabulary and language skills. Although watching movies can be entertaining, I feel that reading offers a deeper level of engagement.

Câu hỏi về thích – không thích (Like and Dislike)

Khi gặp phải dạng câu hỏi này, bạn không chỉ đơn thuần trả lời “thích” hoặc “không thích” mà cần đi sâu hơn để thể hiện khả năng sử dụng ngôn ngữ và diễn đạt ý tưởng của mình. Dưới đây là một số chiến thuật bạn có thể áp dụng:

  • Đa dạng hóa cách diễn đạt bằng cách thay vì chỉ dùng “like” và “dislike”, bạn hãy sử dụng các cụm từ đồng nghĩa như “enjoy”, “love”, “be fond of” hoặc “dislike”, “hate”, “can’t stand” Ngoài ra, bạn có thể dùng các cụm từ như “I’m a big fan of…”, “I’m really into…”, “I’m not a big fan of…” để nhấn mạnh quan điểm của mình.
  • Sau đó, bạn hãy giải thích lý do tại sao bạn thích hoặc không thích điều đó. Việc đưa ra lý do sẽ giúp câu trả lời của bạn trở nên thuyết phục và tự nhiên hơn. Bạn có thể sử dụng các từ nối như “because”, “since”, “as” để nối liền câu.
  • Sử dụng các ví dụ cụ thể để minh họa cho câu trả lời của bạn. Điều này sẽ giúp giám khảo hình dung rõ hơn về những gì bạn đang nói.
  • Thể hiện sự hứng thú khi trả lời câu hỏi vì điều này sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với giám khảo. Bạn có thể sử dụng các câu cảm thán hoặc các từ ngữ thể hiện cảm xúc như “amazing”, “fantastic”, “boring”, “terrible”.

11-dang-cau-hoi-ielts-speaking-part-1-Like-Dislike

Ví dụ: What kind of music do you like?

Câu trả lời: I’m a huge fan of K-pop. I love the catchy melodies and energetic performances. The music videos are always so visually appealing, and I enjoy learning the dance routines. Besides, K-pop has a really positive and uplifting message.

Một số cụm từ hữu ích khác:

Thể hiện sự thích: I’m passionate about…, I’m really into…, I’m quite fond of…, I enjoy…, I love…

Thể hiện sự không thích: I can’t stand…, I hate…, I’m not a fan of…, I dislike…, I’m not keen on…

Câu hỏi về sự phổ biến (Popularity Questions)

Khi gặp câu hỏi về sự phổ biến, bạn cần cung cấp thông tin về mức độ phổ biến của một hoạt động, đồ vật, hoặc ý tưởng nào đó trong một ngữ cảnh cụ thể, thường là ở quốc gia hoặc văn hóa của bạn. Dưới đây là một số chiến thuật giúp bạn trả lời hiệu quả:

  • Xác định rõ đối tượng mà câu hỏi đang đề cập đến là gì.
  • Sử dụng các từ chỉ mức độ để diễn tả sự phổ biến như: very popular, quite popular, somewhat popular, not very popular, unpopular. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các cụm từ như: most people, many people, a lot of people, few people, hardly anyone.
  • Để làm cho câu trả lời của bạn thêm sinh động và thuyết phục, hãy đưa ra các ví dụ cụ thể.

Ví dụ: Yes, smartphones are very popular in my country. You can see almost everyone using them on the street.

  • Nếu có thể, hãy giải thích lý do tại sao đối tượng đó lại phổ biến hoặc không phổ biến. Điều này sẽ giúp câu trả lời của bạn trở nên sâu sắc hơn.

Ví dụ: I think smartphones are so popular because they are convenient and offer a wide range of features.

Ví dụ: Is tea popular in your country?

Câu trả lời: Yes, tea is very popular in my country. It’s a traditional beverage that has been enjoyed for centuries. People often drink tea after meals or when they meet with friends. The popularity of tea can be attributed to its health benefits and its role in social gatherings.

Câu hỏi về quá khứ (Questions Regarding Past Experience)

Khi gặp phải dạng câu hỏi về quá khứ, bạn cần sử dụng thì quá khứ đơn để miêu tả những hành động, sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Ngoài việc sử dụng đúng thì, bạn cũng nên chú ý đến việc mở rộng câu trả lời để thể hiện khả năng sử dụng ngôn ngữ và truyền đạt ý tưởng một cách hiệu quả với cách làm như sau:

  • Đọc kỹ câu hỏi để nắm bắt chính xác thời điểm và nội dung cần trả lời.
  • Áp dụng thì quá khứ đơn để miêu tả hành động đã xảy ra trong quá khứ.
  • Mở rộng câu trả lời bằng cách đưa thêm các chi tiết về thời gian, địa điểm, người tham gia, cảm xúc… để làm cho câu trả lời trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.
  • Sử dụng các từ nối như “and”, “but”, “so”, “because” để kết nối các ý tưởng trong câu trả lời.
  • Sử dụng các cụm từ biểu đạt như “used to”, “would”, “when I was younger” để miêu tả thói quen hoặc tình huống trong quá khứ.

Ví dụ: What did you do last weekend?

Câu trả lời: Last weekend, I visited my grandparents in the countryside. We spent most of our time working in the garden and playing with their dog. In the evening, we had a barbecue and watched the stars. I was really tired after a week of work, but I felt so much better after spending time with my family. When I was younger, I used to go fishing with my grandfather, so it was nice to revisit those memories.

Câu hỏi về tương lai (Questions Regarding Future Experience)

Khi gặp dạng câu hỏi về tương lai, bạn có thể bắt đầu câu trả lời bằng các cách sau:

  • Đưa ra câu trả lời cụ thể và chi tiết về những gì bạn muốn làm trong tương lai.

Ví dụ, thay vì nói “I want to go traveling”, bạn có thể nói “I want to travel to Europe and explore the ancient cities of Italy.” (Tôi muốn đi du lịch Châu Âu và khám phá những thành phố cổ của Ý).

  • Sử dụng các cấu trúc câu tương lai:

Ví dụ:  

I will study harder next semester. (Thì tương lai đơn)
I am going to visit my grandparents next weekend. (Thì tương lai gần)
I’m meeting my friends for dinner tomorrow. (Thì hiện tại tiếp diễn)

  • Giải thích lý do cho lựa chọn của mình. Điều này giúp cho câu trả lời của bạn trở nên thuyết phục hơn và thể hiện khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt.

Ví dụ: I want to learn French because I plan to work in a French company.

  • Sử dụng các từ nối để làm cho câu trả lời của bạn mạch lạc hơn như “and”, “but”, “because”, “so”.

Câu hỏi: What do you think you will be doing in five years?

Câu trả lời: In five years, I hope to be working as a software engineer at a tech company. I’ve always been interested in coding and I believe that this is the field where I can be most creative. Moreover, the tech industry is constantly evolving, so I’m excited about the opportunities for growth and learning.

Câu hỏi về thể loại (‘Type of’ Questions)

Dạng câu hỏi này thường bắt đầu bằng “What kind of…” hoặc “What type of…” và yêu cầu bạn mô tả chi tiết về một loại cụ thể nào đó. Để trả lời hiệu quả, bạn có thể áp dụng các chiến thuật sau:

  •  Mở rộng câu trả lời bằng cách cung cấp thêm thông tin chi tiết về loại đó.

Ví dụ:  What kind of movies do you like to watch?

-> I enjoy watching science fiction movies. I find the imaginative storylines and special effects really fascinating.

  • Sử dụng các tính từ để làm cho câu trả lời của bạn trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.

Ví dụ: What kind of books do you like to read?

-> I prefer reading mystery novels. I love the suspense and the challenge of trying to figure out who the killer is.

  • Đưa ra các ví dụ cụ thể để minh họa cho câu trả lời của bạn.

Ví dụ: What kind of music do you listen to?

-> I listen to a variety of music, but I especially enjoy classical music, like Mozart and Beethoven. Their compositions are so elegant and timeless.

  • So sánh loại đó với các loại khác để làm nổi bật đặc điểm riêng biệt của nó.

Ví dụ: What kind of food do you like to cook?

-> I love cooking Italian food. Unlike Chinese food, which tends to be stir-fried, Italian cuisine often involves slow-cooked sauces and fresh ingredients.

Câu hỏi về trải nghiệm (‘Experiential’ Questions)

Khi gặp phải dạng câu hỏi này, hãy tận dụng cơ hội để thể hiện vốn từ vựng phong phú và khả năng kể chuyện của mình. Đừng chỉ trả lời đơn giản bằng “yes” hoặc “no”, hãy mở rộng câu trả lời bằng cách chia sẻ chi tiết về trải nghiệm đó. Dưới đây là một số gợi ý:

  • Thay vì nói chung chung, hãy cố gắng đưa ra những thông tin chi tiết về trải nghiệm của bạn.

Ví dụ, thay vì nói “I’ve traveled a lot”, bạn có thể nói “I’ve traveled to many countries, including Vietnam, Thailand, and Japan”.

  • Để câu trả lời của bạn mạch lạc và tự nhiên hơn, hãy sử dụng các từ nối như “and”, “but”, “so”, “because”.

Ví dụ: I went to a music festival last year, and it was amazing. I met so many new people, and we had a lot of fun.

  • Chia sẻ cảm xúc của bạn trong trải nghiệm đó sẽ giúp câu trả lời của bạn trở nên sinh động và đáng nhớ hơn.

Ví dụ: I felt so excited when I reached the top of the mountain. The view was breathtaking.

  • Sử dụng các cụm từ như “for example”, “such as”, “in particular” để làm nổi bật những điểm quan trọng trong câu trả lời của bạn.

Ví dụ: I enjoy playing sports, such as football and basketball. In particular, I love playing football because it’s a team sport.

Ví dụ : Have you ever volunteered?

Câu trả lời: Yes, I have volunteered at a local animal shelter. I spent my weekends there, playing with the animals and cleaning their cages. It was a rewarding experience because I got to help animals in need.

Câu hỏi giả định (‘Hypothetical’ Questions)

Câu hỏi giả định thường bắt đầu bằng “If…” và yêu cầu bạn đưa ra suy đoán về một tình huống không có thật trong hiện tại hoặc tương lai. Để trả lời dạng câu hỏi này một cách tự nhiên và trôi chảy, bạn có thể áp dụng các chiến thuật sau:

  • Sử dụng câu điều kiện loại 2: Đây là cấu trúc câu phổ biến nhất để trả lời câu hỏi giả định. Cấu trúc câu điều kiện loại 2 thường có dạng: If + S + V2/ed, S + would/could/might + V1.

Ví dụ: If I could have any superpower, I would choose to fly. (Nếu tôi có bất kỳ siêu năng lực nào, tôi sẽ chọn khả năng bay.)

  • Bạn có thể sử dụng các cụm từ như “I wish…”, “I dream of…” để thể hiện mong muốn của mình.

Ví dụ: If I won the lottery, I would travel around the world. (Nếu tôi trúng số, tôi sẽ đi du lịch vòng quanh thế giới.)

  • Sau khi đưa ra câu trả lời, hãy giải thích lý do tại sao bạn lại đưa ra lựa chọn đó. Điều này giúp câu trả lời của bạn trở nên thuyết phục hơn.

Ví dụ: If I could live anywhere in the world, I would choose to live in New Zealand. The nature there is so beautiful and the people are friendly. (Nếu tôi có thể sống ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, tôi sẽ chọn sống ở New Zealand. Thiên nhiên ở đó rất đẹp và con người thân thiện.)

Ví dụ câu hỏi:

  • If you could change one thing about your hometown, what would it be?
  • If you could learn any new skill, what would you choose?
  • If you could meet any famous person, who would it be?

Các chủ đề thường gặp trong IELTS Speaking Part 1

  • Gia đình: family, friends, home
  • Công việc: work, study, career
  • Sở thích: hobbies, interests, leisure activities
  • Du lịch: travel, holidays
  • Môi trường: environment, nature
  • Thức ăn: food, cooking
  • Môn học: subjects, school
  • Công nghệ: technology, internet
  • Thể thao: sports, exercise

Lưu ý: Đây chỉ là một số dạng câu hỏi và chủ đề thường gặp. Trong bài thi thực tế, bạn có thể gặp phải nhiều loại câu hỏi khác nhau.

Chúc bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi IELTS!

call-to-action-1