Gerunds and Infinitives (Danh động từ và động từ nguyên mẫu)

Danh động từ và động từ nguyên mẫu là kiến thức ngữ pháp vô cùng thiết yếu trong cả các kỳ thi tiếng Anh và trong giao tiếp hàng ngày. Hãy cùng Smartcom IELTS GEN 9.0 tìm hiểu sâu hơn về khái niệm, quy tắc và cách phân biệt Gerunds and Infinitives qua bài viết dưới đây!

Danh động từ và động từ nguyên mẫu

Danh động từ (Gerund): Là dạng động từ kết thúc bằng “-ing” và được sử dụng như một danh từ trong câu. Danh động từ thường được sử dụng để mô tả hành động hoặc hoạt động nào đó như là một sự vật, sự việc.Danh động từ có thể giữ vai trò chủ ngữ, tân ngữ, hoặc bổ ngữ.

Ví dụ:Swimming is my favorite hobby.”

Động từ nguyên mẫu (Infinitive): có 2 loại gồm động từ nguyên mẫu có “to” là dạng phổ biến nhất của động từ nguyên mẫu, được tạo bằng cách thêm “to” trước động từ; và động từ nguyên mẫu không có “to” (bare infinitive) dạng này thường xuất hiện sau các động từ khuyết thiếu (can, could, may, might, must…), hoặc sau động từ “let”, “make”, và một số động từ chỉ giác quan. Động từ nguyên mẫu cũng có thể giữ vai trò chủ ngữ, tân ngữ, hoặc bổ ngữ. 

Ví dụ: 

I want to eat now.
(“to eat” là động từ nguyên mẫu có “to” làm tân ngữ của “want”)

She decided to study harder.
(“to study” là động từ nguyên mẫu có “to” làm tân ngữ của “decided”)

I can swim.
(“swim” là động từ nguyên mẫu không có “to” sau động từ khuyết thiếu “can”)

Let him go.
(“go” là động từ nguyên mẫu không có “to” sau “let”)

danh-dong-tu-dong-tu-nguyen-mau

Quy tắc sử dụng danh động từ và động từ nguyên mẫu

Động từ nguyên mẫu (Infinitive)

Động từ nguyên mẫu có “to” Động từ nguyên mẫu không có “to” (bare infinitive)
Sau một số động từ

Nhiều động từ trong tiếng Anh yêu cầu động từ nguyên mẫu có “to” sau chúng. Các động từ phổ biến bao gồm: want, need, plan, hope, decide, learn, expect, agree, promise, refuse, seem…

Ví dụ:

I want to learn English.
She decided to go abroad.

Sau động từ khuyết thiếu (modal verbs)

Các động từ khuyết thiếu như: can, could, may, might, will, would, shall, should, must, had better, need (khi dùng ở dạng khuyết thiếu) đều được theo sau bởi động từ nguyên mẫu không có “to”.

Ví dụ:

You must study for the exam.
He can swim very well.

Sau tính từ

Động từ nguyên mẫu có “to” thường được dùng sau một tính từ để chỉ ý nghĩa hành động liên quan đến tính từ đó.

Ví dụ:

It’s important to study hard.
She is happy to help you.

Sau động từ “let”, “make”, “help”

Các động từ này thường được theo sau bởi động từ nguyên mẫu không có “to”. Tuy nhiên, “help” có thể dùng cả hai dạng (có “to” và không “to”).

Ví dụ:

Let him go.
She made me stay late.
He helped me do my homework. (hoặc: He helped me to do my homework.)

Để chỉ mục đích (in order to)

Dùng “to” trước động từ nguyên mẫu để diễn tả mục đích của hành động.

Ví dụ:

She went to the library to study.
They left early to avoid traffic.

Sau các động từ chỉ giác quan (see, hear, watch, feel…)

Sau các động từ này, động từ nguyên mẫu không có “to” được dùng để chỉ hành động toàn bộ từ đầu đến cuối.

Ví dụ:

I saw her run across the street.
They heard the door slam.

Sau từ để hỏi (what, how, where, which, when…)

Động từ nguyên mẫu có “to” được dùng sau các từ để hỏi, ngoại trừ “why”.

Ví dụ:

I don’t know how to solve this problem.
She asked me where to go next.

Sau “would rather”, “had better”

Động từ nguyên mẫu không có “to” được sử dụng sau “would rather” (thích hơn) và “had better” (tốt hơn nên).

Ví dụ:

I would rather stay home.
You had better study for the exam.

Sau “too” và “enough”

Khi sử dụng cấu trúc với “too” và “enough”, động từ nguyên mẫu có “to” được dùng sau đó.

Ví dụ:

He is too young to drive.
She is old enough to make her own decisions.

Sau “would like”, “would love”, “would prefer”

Khi diễn tả mong muốn hoặc sự ưa thích, các cụm từ này được theo sau bởi động từ nguyên mẫu có “to”.

Ví dụ:

I would like to visit Paris.
They would love to come to the party.

*Cấu trúc đặc biệt

  • Động từ nguyên mẫu có “to” sau “be + adjective + to V“: Cấu trúc này thường gặp khi muốn diễn tả hành động liên quan đến một tính từ.

Ví dụ:

It’s difficult to understand this problem.
She was surprised to hear the news.

  • Động từ nguyên mẫu không có “to” sau các cụm từ cố định: Các cụm từ như “sooner than”, “rather than”, hoặc trong câu điều kiện không có “if” cũng sử dụng động từ nguyên mẫu không có “to”.

Ví dụ:

I’d sooner leave than argue.
You can take a taxi rather than wait for the bus.

Danh động từ (Gerund)

Danh động từ là dạng động từ thêm “ing” ở cuối. Như là: “sleeping”, “reading”, “studying”. Mặc dù nhìn có vẻ giống như dạng chia của động từ trong các thì tiếp diễn nhưng gerund lại được sử dụng như danh từ.

Ví dụ: 

  • I am reading a book. (Tôi đang đọc sách)
  • I like reading book. (Tôi thích đọc sách)

Trong câu số 1, “reading” là một phần của động từ, nó không phải là danh động từ.

Nhưng trong câu số 2, “reading” là là một danh động từ, nó đứng làm bổ ngữ trực tiếp cho động từ chính “like” của câu.

  • Danh động từ là chủ ngữ

Playing sports is one of the best ways to keep fit. (Tập luyện thể thao là một trong những cách tốt nhất để giữ dáng)

Lying is never the right thing to do. (Nói dối không bao giờ là điều đúng)

  • Danh động từ là bổ ngữ của chủ ngữ

My best skill is communicating. (Kỹ năng tốt nhất của tôi là giao tiếp.)

The quickest way to break a relationship is not trusting your partner (Cách tốt nhất để phá hỏng một mối quan hệ là không tin người kia.)

  • Danh động từ là bổ ngữ tân ngữ

I saw you walking in that cafe the other day (Tôi thấy bạn bước vào quán cà phê đó hôm nọ)

  • Danh động từ là tân ngữ trực tiếp.

I enjoy listening to music (Tôi thích nghe nhạc.)

I have started going to this museum three years ago. (Tôi bắt đầu đến bảo tàng này từ 3 năm trước.)

  • Danh động từ là tân ngữ của giới từ.

She has no passion in working anymore. (Cô ấy không còn nhiệt huyết cho công việc nữa.)

I was good at cooking. (Tôi giỏi làm nấu ăn.)

* Trường hợp đặc biệt

  • Không làm thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể nghĩa của động từ chính: Cả danh động từ và động từ nguyên mẫu có thể theo sau một số động từ mà không làm thay đổi nhiều ý nghĩa.

Ví dụ: “I like swimming.” / “I like to swim.”

  • Làm thay đổi nghĩa của động từ chính: Đôi khi việc sử dụng danh động từ hay động từ nguyên mẫu có thể thay đổi nghĩa hoặc ý định của câu.

Ví dụ: “I stopped smoking.” (Tôi đã ngừng hút thuốc) khác với “I stopped to smoke.” (Tôi đã dừng lại để hút thuốc).

Phân biệt To Infinitive và Gerund

Danh động từ thường đứng làm chủ ngữ hơn

Khi cần để một hành động làm chủ ngữ trong câu, ta sẽ thường thấy động từ này chuyển về dạng danh động từ.

Ví dụ:

  • Scoring band 8.0 on the IELTS test is my target. (Đạt 8.0 IELTS là mục tiêu của tôi.)      
  • Being the first woman to receive this award was a great honor to her. (Trở thành người phụ nữ đầu tiên nhận được giải thưởng này là một vinh hạnh lớn của cô ấy)

Động từ nguyên thể cũng có thể đừng làm chủ ngữ, như ở trong các ví dụ sau:

“To mourn a mischief that is past and gone is the next way to draw new mischief on.” (Tiếc nuối các sai lầm của quá khứ là cách để tạo ra sai lầm mới) – William Shakespeare 

Cách sử dụng này nhìn chung là không sai nhưng nó tạo cảm giác nghiêm trang, có phần văn học, không phải ngữ cảnh nào cũng phù hợp. Như trong ví dụ trên, ta có một câu trích dẫn của đại văn hào Shakespeare với to V đứng đầu câu khiến cho câu có màu sắc văn học, có phần cổ kính.

Cả danh động từ và động từ nguyên thể đều có thể đứng ở vị trí tân ngữ

Cả danh động từ và động từ nguyên thể đều có thể đứng làm tân ngữ của câu.

Ví dụ:

  • I love to swim. (Tôi thích bơi.)
  • I love swimming. (Tôi thích bơi.)

Cả hai ví dụ trên đều đúng. Tuy nhiên có những trường hợp mà ta chỉ có thể sử dụng một trong hai dạng từ trên làm tân ngữ.

Ví dụ, ta có thể nói: I enjoy cooking. (Tôi thích nấu ăn.)

Nhưng ta không thể nói

I enjoy to cook.

Tương tự, ta có thể nói

I’ve decided to tell her the truth. (Tôi đã quyết định sẽ nói cho cô ấy biết sự thật.) 

Nhưng ta không thể nói

I’ve decided telling her the truth.

Nói cách khác, danh động từ và động từ nguyên gốc có thể đứng ở vị trí tân ngữ sau một số động từ cụ thể. Như ở trên chúng ta có enjoy + V-ing và decide + to V.

Dưới đây là danh sách một số động từ có thể kết hợp với danh động từ hoặc động từ nguyên mẫu.

Động từ + to V Động từ + đại từ + to V Động từ + to V hoặc đại từ + to V Động từ + V-ing Động từ + to V hoặc V-ing
afford cause allow admit advise
agree challenge ask anticipate begin
aim teach beg appreciate try
appear tell choose avoid prefer
arrange encourage convince complete continue
attempt forbid expect confess remember
pretend force promise consider forget
claim hire want delay guarantee
agree instruct wish deny hate
decide invite would like despise hear
demand need detest regret
deserve order discuss like
fail permit enjoy love

Động từ nguyên thể có thể đứng đằng sau tính từ

Động từ nguyên thể là dạng từ được dùng để bổ sung ý cho phần mô tả với tính từ trong câu. Với cách diễn đạt này, ta không thể dùng danh động từ.

Ví dụ: 

  • It’s not easy to admit to your wrongdoings. (Không dễ để nhận lỗi sai của mình.)
  • My sister is not tall enough to play this game. (Em gái tôi không đủ cao để chơi trò chơi này.)

Tất nhiên, ta vẫn có thể sử dụng danh động từ với tính từ, nhưng chỉ khi nó được đặt đầu câu làm chủ ngữ như đã nói đến ở phía trên.

Ví dụ:

  • Admitting to your wrongdoings is not easy. 
  • Achieving your childhood dream is the most fulfilling.

Động từ nguyên thể có thể đứng sau đại từ hoặc danh từ trong một số trường hợp

Ví dụ:

I told him to stop. (Tôi bảo anh ấy dừng lại)

Trong câu này, ta có chủ ngữ “I”, vị ngữ “told” và tân ngữ “him”, động từ nguyên thể “to stop” đứng sau đại từ him trước đó để bổ sung thêm ý nghĩa cho câu. Danh động từ “stopping” không thể được dùng trong dạng câu này.

Một số ví dụ khác:

  • I invited her to come to the party. (Tôi mời cô ấy đến bữa tiệc.)
  • She ordered her child to stop running around. (Cô ấy bắt lũ trẻ ngừng chạy loanh quanh.)
  • Please remind me to pick up some cheese at the grocery store. (Làm ơn hãy nhắc tôi mua phô mai ở hàng thực phẩm.)

Danh động từ đứng sau giới từ

Danh động từ là dạng động từ duy nhất có thể đứng sau giới từ.

Ví dụ:

  • This place is responsible for producing the majority of the world’s popcorn. (Nơi này chịu trách nhiệm sản xuất đa số lượng bỏng ngô của thế giới.)
  • I have an interest in making films. (Tôi có sở thích làm phim.)

Tuy nhiên, có một ngoại lệ duy nhất mà động từ nguyên gốc đứng sau giới từ, đó là với giới từ “but” và “except” với nét nghĩa loại trừ.

Ví dụ:

  • I have no choice but to choose the job. (Tôi không có sự lựa chọn nào khác ngoài công việc này.)
  • There’s nothing left for us to do except to agree to the treaty. (Chúng ta không còn gì khác để làm ngoài việc chấp nhận hiệp ước.)

Lưu ý rằng trong trường hợp này, “but” không được dùng như liên từ với nét nghĩa “nhưng” như người học đã quen thuộc với. Việc sử dụng động từ to V sau “but” sẽ chỉ giới hạn trong cách dùng với nét nghĩa loại trừ.

Danh động từ và động từ nguyên trong cụm danh từ

Cả V-ing và to V đều có thể đứng sau một danh từ hoặc cụm danh từ để tạo thành một cụm danh từ khác. Tuy nhiên, ý nghĩa được tạo bởi hai cách kết hợp này hoàn toàn khác nhau. Khi danh từ đứng trước một danh động từ V-ing, nó tạo ra nét nghĩa như khi sử dụng mệnh đề quan hệ với động từ dạng chủ động.

Ví dụ:

  • Câu dùng danh động từ: The man standing over there is my brother.
  • Câu dùng mệnh đề quan hệ: The man who is standing over there is my brother.

Hai câu này hoàn toàn giống nhau về nghĩa, đều nói về: “người đàn ông đứng đằng kia là anh trai tôi”.

Còn khi danh từ kết hợp với một động từ nguyên gốc, nó tạo ra nét nghĩa thể hiện mục đích.

Ví dụ:

  • I have no clothes to wear. (Tôi không có gì để mặc.)

Bài tập vận dụng

  1. Hoàn thành các câu sau bằng danh động từ hoặc động từ nguyên mẫu:
    1. She enjoys (_______) to the beach every summer.
    2. I want (_______) a new car.
    3. (_______) is important for your health.
    4. He suggested (_______) a movie tonight.
    5. They decided (_______) the project together.
  2. Chọn danh động từ hoặc động từ nguyên mẫu để hoàn thành câu:
    1. I can’t help (_______) when I see animals in need.
    2. She promised (_______) me the truth.
    3. (_______) to be a doctor is her dream.
    4. He avoided (_______) the topic during the conversation.
    5. I hope (_______) a good job after graduation.
  3. Chọn câu đúng từ danh động từ hoặc động từ nguyên mẫu:
    1. I like (_______) in the morning.
      • a) to jog
      • b) jogging
    2. She hopes (_______) the competition next year.
      • a) to win
      • b) winning
    3. They discussed (_______) the report in the meeting.
      • a) to present
      • b) presenting
    4. I can’t stand (_______) so early.
      • a) to wake up
      • b) waking up
    5. He prefers (_______) in a quiet place.
      • a) to study
      • b) studying

Bài viết đã nêu lại định nghĩa và phân biệt hai dạng động từ phổ biến trong tiếng Anh là danh động từ V-ing và động từ nguyên thể với to: to V. Do tính thông dụng của hai dạng động từ này nên chúng được đặt vào rất nhiều các vị trí trong câu khác nhau, điều này có thể gây lẫn lộn cho người học. Chúc các bạn học tập hiệu quả với vốn kiến thức vừa rồi nhé!

Cụm động từ (Phrasal Verbs) là gì? Hướng dẫn cách học hiệu quả
(100 Phrasal Verbs thường gặp trong tiếng Anh)

Có bao nhiêu cụm động từ? Dùng như thế nào? Bật mí cách ghi nhỡ và tránh những lỗi sai thường gặp về Phrasal Verbs.

Tải miễn phí: Bộ sách “English Phrasal Verbs in Use” của Cambridge 

Cụm động từ là gì?

Cụm động từ (phrasal verb) là một tổ hợp từ gồm một động từ kết hợp với một hoặc nhiều từ khác (thường là giới từ hoặc trạng từ) để tạo thành một ý nghĩa hoàn chỉnh mới. Ý nghĩa của cụm động từ thường khác với ý nghĩa riêng lẻ của từng từ thành phần nên chúng ta phải hết sức lưu ý khi học các cụm động từ này.

cum-dong-tu-phrasal-verbs

Đặc điểm:

– Ý nghĩa: Nghĩa của cụm động từ thường không thể suy ra từ nghĩa của các từ riêng lẻ. Ví dụ, “to break up” nghĩa là “chia tay,” không phải chỉ đơn giản là “đập” và “lên.”

– Chia động từ: Một số cụm động từ có thể chia động từ ra và đặt tân ngữ vào giữa.

Ví dụ: “I will turn the light off.” có thể được chia thành “I will turn off the light.”

– Tính phân cách: Một số cụm động từ không thể chia tách. Ví dụ: “look after” không thể có tân ngữ ở giữa: “I will look after her”✔️ (chứ không phải “I will look her after” ❌).

– Cụm động từ không thể tách biệt: Có một số cụm động từ không thể chia tách hoặc có nghĩa khác nhau khi chia tách, như “run into” ✔️ (gặp gỡ tình cờ) không thể chia thành “run in to.❌”

– Nhiều nghĩa: Nhiều cụm động từ có thể có nhiều nghĩa khác nhau tùy vào ngữ cảnh sử dụng.

Cấu trúc:

Cụm động từ thường bao gồm:

– Động từ (Verb): Là phần chính của cụm.

– Giới từ/Trạng từ (Preposition/Adverb): Là phần bổ sung có thể thay đổi nghĩa của động từ.

Ví dụ:

Take off (cất cánh): take (động từ) + off (trạng từ).

Turn on (bật): turn (động từ) + on (trạng từ).

Phân loại cụm động từ

Cụm động từ tách rời (Separable Phrasal Verbs)

Cụm động từ tách rời là những cụm động từ mà động từ và giới từ/trạng từ có thể được tách rời bằng một tân ngữ. Điều này có nghĩa là bạn có thể đặt tân ngữ vào giữa động từ và giới từ/trạng từ.

Cấu trúc:

  • Động từ + Tân ngữ + Giới từ/Trạng từ
  • Động từ + Giới từ/Trạng từ + Tân ngữ

Ví dụ:

  • Turn off:
    • “Please turn off the lights.” (Tân ngữ ở sau)
    • “Please turn the lights off.” (Tân ngữ ở giữa)
  • Pick up:
    • “She picked up the book.” (Tân ngữ ở sau)
    • “She picked the book up.” (Tân ngữ ở giữa)
  • Call off:
    • “They called off the meeting.” (Tân ngữ ở sau)
    • “They called the meeting off.” (Tân ngữ ở giữa)

Cụm động từ không thể tách rời (Non-separable Phrasal Verbs)

Cụm động từ không thể tách rời là những cụm động từ mà động từ và giới từ/trạng từ không thể được tách rời, và tân ngữ phải đi sau toàn bộ cụm động từ.

Cấu trúc:

  • Động từ + Giới từ/Trạng từ + Tân ngữ
  • Tân ngữ không thể được đặt giữa động từ và giới từ/trạng từ.

Ví dụ:

Look after:

“She looks after the children.” (Không thể tách rời)

Run into:

“I ran into my friend at the store.” (Không thể tách rời)

Get along with:

“He gets along with his colleagues.” (Không thể tách rời)

Come across:

“I came across an interesting article.” (Không thể tách rời)

Tổng hợp các cụm động từ tiếng Anh thường gặp

Sau đây sẽ là 100 cụm động từ thường gặp trong tiếng Anh, đi kèm nghĩa của chúng và ví dụ minh họa để các sĩ tử ôn luyện của chúng ta nắm được bí kíp nhé

Phrasal Verb Nghĩa Tiếng Việt Ví dụ
1. ask out mời đi chơi He asked her out on a date.
2. break down hỏng, suy sụp My car broke down on the way to work.
3. break up chia tay They decided to break up after three years.
4. bring up đề cập She brought up an interesting point in the meeting.
5. call off hủy bỏ They called off the match due to rain.
6. carry on tiếp tục We should carry on despite the challenges.
7. come across tình cờ tìm thấy I came across an old photo in the attic.
8. come back trở lại She will come back next week.
9. cut down giảm bớt I need to cut down on sugar.
10. drop off thả xuống Can you drop me off at the station?
11. eat out ăn ngoài We usually eat out on weekends.
12. figure out tìm ra I can’t figure out this math problem.
13. find out phát hiện She will find out the results tomorrow.
14. give up từ bỏ Don’t give up on your dreams.
15. go back trở về I want to go back to my hometown.
16. go on tiếp tục Life must go on after the tragedy.
17. hang out đi chơi, tụ tập We like to hang out at the mall.
18. keep up theo kịp You need to keep up with the latest news.
19. look after chăm sóc She looks after her younger siblings.
20. look for tìm kiếm I am looking for my keys.
21. look forward to mong chờ I look forward to the weekend.
22. make up bịa chuyện, làm hòa They had a fight but they made up later.
23. put off hoãn lại We need to put off the meeting until next week.
24. run into tình cờ gặp I ran into an old friend yesterday.
25. set up thiết lập They set up a new office downtown.
26. show up xuất hiện He didn’t show up for the meeting.
27. shut down đóng cửa, dừng hoạt động The factory shut down due to financial problems.
28. take off cất cánh, bỏ ra (quần áo) The plane took off on time.
29. take over tiếp quản She will take over the project next month.
30. think over suy nghĩ kỹ I need to think over your proposal.
31. turn down từ chối He turned down the job offer.
32. turn off tắt Please turn off the lights when you leave.
33. turn on bật Can you turn on the heater?
34. wake up tỉnh dậy I woke up late this morning.
35. work out tập thể dục, giải quyết I work out at the gym every day.
36. back up sao lưu Don’t forget to back up your files.
37. call back gọi lại I will call you back later.
38. check out kiểm tra, thanh toán You can check out anytime you like.
39. come down giảm xuống The prices came down last month.
40. get away thoát khỏi We need to get away for a weekend.
41. get off xuống (xe) You should get off at the next stop.
42. give in nhượng bộ He gave in to her demands.
43. hold on giữ chặt Hold on for a second while I grab my coat.
44. keep on tiếp tục Keep on trying, you will succeed!
45. look into điều tra, xem xét The police will look into the case.
46. make out phân biệt, hiểu I can’t make out what she is saying.
47. mix up nhầm lẫn I always mix up their names.
48. pull out rút ra They pulled out of the agreement.
49. put on mặc, trình diễn She put on her coat before leaving.
50. run out hết, cạn kiệt We ran out of milk.
51. see off tiễn biệt We went to the airport to see her off.
52. set out khởi hành They set out on their journey early in the morning.
53. slow down giảm tốc độ Please slow down when driving in residential areas.
54. speak up nói lớn, phát biểu Can you speak up? I can’t hear you.
55. stand up đứng dậy Please stand up for the national anthem.
56. switch off tắt Switch off the TV before going to bed.
57. take apart tháo rời He took apart the clock to fix it.
58. take back lấy lại I want to take back what I said earlier.
59. throw away vứt đi Don’t throw away that box; it might be useful.
60. turn around quay lại She turned around when she heard her name.
61. walk away bỏ đi He walked away from the argument.
62. break in đột nhập Someone broke in while we were out.
63. bring back mang lại This song brings back memories.
64. check in làm thủ tục vào We need to check in at the hotel before 3 PM.
65. cheer up làm vui vẻ She tried to cheer him up after his loss.
66. close down đóng cửa The store closed down last year.
67. come up xuất hiện A problem has come up that we need to discuss.
68. deal with giải quyết I can deal with that problem myself.
69. eat up ăn hết Eat up your vegetables before dessert.
70. end up kết thúc He ended up going to the wrong address.
71. figure out tìm ra I finally figured out how to solve the issue.
72. give away tặng đi She gave away all her old clothes.
73. go out ra ngoài We’re going to go out for dinner tonight.
74. hang up cúp máy He hung up the phone after the call.
75. keep away tránh xa Keep away from that area; it’s dangerous.
76. lay off sa thải They had to lay off several workers due to budget cuts.
77. lock up khóa lại Don’t forget to lock up before you leave.
78. make up for bù đắp I need to make up for lost time.
79. pass out ngất xỉu He passed out from exhaustion.
80. pick up nhặt lên Can you pick up that piece of paper?
81. put up with chịu đựng I can’t put up with his behavior anymore.
82. run away bỏ chạy The thief ran away when he saw the police.
83. save up tiết kiệm I’m trying to save up for a new car.
84. set aside để dành I’ll set aside some money for your birthday gift.
85. show off khoe khoang He likes to show off his new car.
86. sit down ngồi xuống Please sit down and relax.
87. stand out nổi bật She stands out in a crowd.
88. take care of chăm sóc Can you take care of my dog while I’m away?
89. take it easy thư giãn You should take it easy this weekend.
90. tell off mắng, quở trách The teacher told off the students for talking.
91. throw up nôn mửa I felt sick and threw up.
92. try on thử (quần áo) You should try on that dress before buying it.
93. turn in nộp, giao nộp Please turn in your assignments by Friday.
94. wear out mòn, rách My shoes are starting to wear out.
95. work out tập thể dục I work out every morning before breakfast.
96. write down ghi lại Don’t forget to write down the address.
97. turn up xuất hiện He didn’t turn up for the party.
98. break out bùng nổ A fire broke out in the building.
99. bring in mang lại The new policy will bring in more customers.
100. call for yêu cầu, kêu gọi The situation calls for immediate action.

Cách học và ghi nhớ cụm động từ hiệu quả

Học và ghi nhớ cụm động từ (phrasal verbs) là một thách thức vì chúng thường mang ý nghĩa khác nhau khi kết hợp với các từ khác. Dưới đây là một số mẹo và cách hiệu quả để học và ghi nhớ cụm động từ:

Học theo ngữ cảnh

Bạn hãy thử đặt cụm động từ vào câu hoàn chỉnh: Hiểu ý nghĩa của cụm động từ bằng cách sử dụng chúng trong câu, ngữ cảnh cụ thể sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn. Kết hợp đọc và nghe các tài liệu thực tế: Khi bạn gặp cụm động từ trong các bài đọc, phim ảnh, hoặc bài hát, hãy chú ý cách chúng được sử dụng.

Ví dụ: “He gave up smoking.” (Anh ấy đã từ bỏ việc hút thuốc, hãy liên tưởng đến bất cứ người thân nào xung quanh mình hay người mình quen biết cần phải bỏ hút thuốc hoặc bỏ hút thuốc thành công)

Học theo chủ đề 

Việc nhóm các cụm động từ theo chủ đề sẽ giúp bạn dễ dàng áp dụng trong các tình huống cụ thể. Bạn có thể tự chia cụm động từ theo các chủ đề cụ thể ví dụ như:

Công việc (take over, get ahead),

Giao tiếp (bring up, talk over),

Du lịch (set off, pick up).

Sử dụng flashcards 

Những tấm flashcards truyền thống (bằng giấy – tự tạo hoặc mua sẵn) hoặc các ứng dụng số như Quizlet là cách tuyệt vời để ôn tập. Việc ghi flahscard dù bằng hình thức nào cũng tuân thủ hình thức:

  • Ghi cụm động từ ở mặt trước và nghĩa cùng ví dụ ở mặt sau.
  • Luyện tập đều đặn để củng cố trí nhớ.

Tạo câu chuyện hoặc hình ảnh liên quan

Bạn cũng có thể sáng tạo một câu chuyện sử dụng nhiều cụm động từ hoặc tạo hình ảnh tưởng tượng khi nghĩ về cụm động từ.

Ví dụ: Với “give up” (từ bỏ), bạn có thể tưởng tượng một người bỏ cuộc trong một cuộc đua.

Luyện tập qua bài tập điền từ hoặc viết câu 

Hãy thực hành viết câu với cụm động từ: Khi viết, hãy cố gắng lồng ghép nhiều cụm động từ vào văn bản của bạn.Bên cạnh đó, làm bài tập ngữ pháp như bài tập điền cụm động từ vào chỗ trống hoặc thay thế từ đồng nghĩa sẽ giúp bạn nhớ nhanh hơn.

Lặp lại thường xuyên

Ôn tập định kỳ: Phương pháp học tập theo kiểu “spaced repetition” – ôn tập lại cụm động từ sau mỗi khoảng thời gian nhất định (1 ngày, 1 tuần, 1 tháng).

Hoặc bạn có thể sử dụng ứng dụng hỗ trợ lặp lại khoảng cách như Anki hoặc Quizlet để tạo thói quen ôn tập hiệu quả.

Ghi chú theo hệ thống

Viết nhật ký học từ vựng: Ghi lại các cụm động từ mới mà bạn gặp hàng ngày cùng với nghĩa và câu ví dụ.

Hệ thống theo bảng: Liệt kê động từ chính và liệt kê các giới từ đi kèm, sau đó ghi nghĩa của từng cụm để dễ so sánh và ghi nhớ.

Thực hành giao tiếp với bạn bè hoặc giáo viên: Dùng cụm động từ khi nói chuyện hàng ngày.

Hoặc tham gia diễn đàn hoặc nhóm học: Nhiều nhóm học tiếng Anh trực tuyến khuyến khích người học thảo luận và sử dụng cụm động từ trong các tình huống thực tế.

Lỗi sai thường gặp

Không hiểu đúng nghĩa của cụm động từ

Cụm động từ thường có nghĩa khác hoàn toàn so với nghĩa của động từ chính, vì vậy nếu không nắm rõ nghĩa, người học dễ dùng sai ngữ cảnh.

Ví dụ:

Sai: She gave in the exam. ❌(Sai vì give in có nghĩa là “đầu hàng”, không phải “nộp” bài thi.)

Đúng: She handed in the exam.✔️ (Dùng hand in mới là “nộp bài”.)

Quên rằng một số cụm động từ cần tân ngữ

Có những cụm động từ cần một tân ngữ trực tiếp, và nếu không có, câu sẽ trở nên không hoàn chỉnh.

Ví dụ:

Sai: He picked up. ❌(Thiếu tân ngữ)

Đúng: He picked up the phone. ✔️(Cần có tân ngữ để câu hoàn chỉnh.)

Đặt sai vị trí của tân ngữ

Một số cụm động từ có thể tách rời (separable phrasal verbs), nghĩa là tân ngữ có thể được đặt giữa động từ chính và giới từ. Tuy nhiên, người học thường nhầm lẫn giữa các cụm động từ tách rời và không tách rời.

Ví dụ:

Sai: She looked the information up.❌ (Cụm động từ tách rời được, nhưng có một số giới từ không thể tách rời.)

Đúng: She looked up the information.✔️

Nhầm lẫn giữa cụm động từ tách rời và không tách rời

Có một số cụm động từ bắt buộc phải đi cùng nhau và không được phép tách, nhưng người học thường tách chúng ra.

Ví dụ:

Sai: She ran the problem into.❌

Đúng: She ran into the problem. ✔️(Không tách run into ra.)

Dùng cụm động từ không phù hợp với ngữ cảnh

Nhiều cụm động từ mang nghĩa không trang trọng, do đó không phù hợp để sử dụng trong các ngữ cảnh trang trọng hoặc học thuật.

Ví dụ:

Sai: The company will call off the meeting. ❌(Không phù hợp trong văn phong trang trọng.)

Đúng: The company will cancel the meeting. ✔️

Nhầm lẫn giữa nghĩa đen và nghĩa bóng

Một số cụm động từ có thể có cả nghĩa đen và nghĩa bóng, và nếu không cẩn thận, bạn có thể sử dụng sai.

Ví dụ:

Break down: Có nghĩa đen là “bị hỏng” (đối với máy móc), nhưng cũng có nghĩa bóng là “suy sụp tinh thần”.

Bài tập áp dụng

Bài 1. Hoàn thành câu với các cụm từ cho sẵn:

take after     look down on       get along with       run into            keep up with            put up with                 make up           break up

get on                    fall out with

  1. I don’t know how you can ______ your neighbors. They’re so noisy!

  2. We ______ an old friend at the supermarket yesterday.

  3. She ______ her mother in many ways.

  4. My sister and I don’t ______ very well. We’re always arguing.

  5. I can’t ______ the pace of this class. It’s too fast.

  6. I’m sorry we ______ last week. Let’s forget about it.

  7. I’ve ______ a new story about aliens.

  8. They ______ their relationship after years of marriage.

  9. How are you ______ with your new job?

  10. Don’t ______ people just because they’re different from you.

Bài 2: Điền vào chỗ trống từ thích hợp

  1. I’m looking……………..to seeing you again.
  2. She’s good at ………….along with people.
  3. I don’t believe …………..telling lies.
  4. He’s always complaining …………………….his job.
  5. I’m tired of putting ……………..with her bad behavior.
  6. She’s trying to save ……………..for a new car.
  7. I’m not used to getting ……………….early.
  8. I’m interested ……………….learning more about different cultures.
  9. She insisted …………………paying for the meal.
  10. He’s afraid ………………….making a mistake.

Đáp án:

Bài 1:

  1. I don’t know how you can put up with your neighbors. They’re so noisy! (Tôi không biết làm sao bạn có thể chịu đựng được hàng xóm của bạn. Họ ồn ào quá!)
  2. We ran into an old friend at the supermarket yesterday. (Chúng tôi tình cờ gặp một người bạn cũ ở siêu thị hôm qua.)
  3. She takes after her mother in many ways. (Cô ấy giống mẹ mình ở nhiều điểm.)
  4. My sister and I don’t get along with very well. We’re always arguing. (Em gái tôi và tôi không hòa hợp với nhau lắm. Chúng tôi luôn cãi nhau.)
  5. I can’t keep up with the pace of this class. It’s too fast. (Tôi không thể theo kịp tốc độ của lớp học này. Nó quá nhanh.)
  6. I’m sorry we fell out with last week. Let’s forget about it. (Tôi xin lỗi vì chúng ta đã cãi nhau tuần trước. Hãy quên chuyện đó đi.)
  7. I’ve made up a new story about aliens. (Tôi đã bịa ra một câu chuyện mới về người ngoài hành tinh.)
  8. They broke up their relationship after years of marriage. (Họ đã chia tay sau nhiều năm chung sống.)
  9. How are you getting on with your new job? (Công việc mới của bạn thế nào rồi?)
  10. Don’t look down on people just because they’re different from you. (Đừng khinh thường người khác chỉ vì họ khác bạn.)

Bài 2:

  1.  forward
  2.  along
  3.  in
  4.  about
  5.  up
  6.  up
  7.  up.
  8.  in
  9.  on
  10.  of

Hi vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về phrasal verb cũng như cung cấp cho các bạn một số mẹo hay để ghi nhớ từ vựng. Chúc các bạn thành công trên con đường chinh phục tiếng Anh nhé!

[Download] Bộ sách “English Phrasal Verbs in Use” của Cambridge

Bộ sách “English Phrasal Verbs in Use” của Cambridge là một công cụ tuyệt vời giúp người học tiếng Anh nâng cao khả năng sử dụng phrasal verbs (cụm động từ), một phần không thể thiếu trong giao tiếp tiếng Anh hàng ngày. Bộ sách gồm hai quyển:

English Phrasal Verbs in Use – Intermediate

Cuốn sách này dành cho người học tiếng Anh ở trình độ trung cấp (B1-B2) và cung cấp hơn 1.000 cụm động từ thường gặp trong các ngữ cảnh khác nhau. Sách được trình bày khoa học, giúp người học dễ dàng hiểu cách dùng các phrasal verbs trong cả văn nói và viết.

english-phrasal-verbs-in-use-in

download

  • Nội dung chính: Cuốn sách bao gồm 60 bài học, mỗi bài tập trung vào một nhóm cụm động từ theo chủ đề (như công việc, học tập, cảm xúc, mối quan hệ, v.v.) hoặc chức năng ngữ pháp.
  • Ưu điểm:
    • Bài tập thực hành đa dạng giúp người học củng cố kiến thức ngay sau mỗi bài học.
    • Giải thích chi tiết về ý nghĩa, cách sử dụng và ngữ cảnh của từng cụm động từ.
    • Cung cấp ví dụ thực tế và bài tập giúp học viên dễ dàng áp dụng vào giao tiếp hàng ngày.

English Phrasal Verbs in Use – Advanced

Cuốn sách này dành cho người học tiếng Anh ở trình độ cao cấp (C1-C2), mở rộng kiến thức về các cụm động từ phức tạp và ít thông dụng hơn. Mục tiêu của cuốn sách là giúp người học sử dụng phrasal verbs một cách tự nhiên và linh hoạt trong những tình huống phức tạp hơn.

english-phrasal-verbs-in-use-advanced

download

  • Nội dung chính: Cuốn sách bao gồm 60 bài học tương tự như cuốn Intermediate, nhưng tập trung vào những cụm động từ khó và chuyên sâu hơn.
  • Ưu điểm:
    • Giúp người học nắm vững các cụm động từ ít phổ biến nhưng rất quan trọng trong giao tiếp ở cấp độ nâng cao.
    • Bao gồm các ví dụ thực tế với ngữ cảnh phức tạp hơn, phù hợp với người đã có nền tảng tiếng Anh vững chắc.
    • Các bài tập đa dạng và có tính thử thách cao giúp kiểm tra và củng cố kỹ năng sử dụng phrasal verbs của người học.

Điểm chung của cả hai cuốn sách:

  • Cấu trúc rõ ràng: Mỗi bài học đều được chia thành phần giải thích và phần thực hành, giúp người học dễ dàng theo dõi và ôn tập.
  • Ngữ cảnh thực tế: Các ví dụ minh họa đều rất gần gũi với đời sống thực tế, giúp người học sử dụng tiếng Anh tự nhiên hơn.
  • Thích hợp cho tự học: Bộ sách được thiết kế để người học có thể tự học hiệu quả, với phần giải thích chi tiết và đáp án bài tập đầy đủ ở cuối sách.

Với “English Phrasal Verbs in Use”, người học sẽ nắm bắt được những cụm động từ thiết yếu, nâng cao khả năng giao tiếp và hiểu biết về tiếng Anh một cách toàn diện.

TỦ SÁCH CAMBRIDGE:

Tải trọn bộ sách Cambridge IELTS 1-19 (pdf+audio)

[PDF + Audio] Tải Sách Cambridge English Vocabulary for IELTS

Cấu trúc so sánh trong tiếng Anh đầy đủ nhất

Cấu trúc so sánh trong tiếng Anh là một trong những kiến thức ngữ pháp cơ bản bạn cần nắm rõ không chỉ trong bài thi IELTS mà trong giao tiếp thường ngày cũng rất thông dụng. Bài viết hôm nay hãy cùng Smartcom IELTS GEN 9.0 khám phá chi tiết kiến thức về các cấu trúc so sánh nhé!

Cấu trúc câu so sánh trong tiếng Anh là gì?

Câu so sánh trong tiếng Anh được sử dụng để đối chiếu hai hoặc nhiều đối tượng về một khía cạnh cụ thể. Có ba dạng so sánh chính: so sánh bằng, so sánh hơn, và so sánh nhất. Khi sử dụng, chúng ta cần chú ý đến cách chia tính từ và trạng từ, bao gồm tính từ ngắn và dài, trạng từ ngắn và dài. Việc nắm vững các quy tắc chính tả, ngữ pháp và cách phát âm đúng sẽ giúp tránh những lỗi sai thường gặp.

cau-truc-so-sanh-trong-tieng-anh

Các cấu trúc câu so sánh trong tiếng Anh

Phân loại Cấu trúc Cách dùng Ví dụ
So sánh bằng (Equality Comparison) as + adjective/adverb + as Diễn tả sự tương đương giữa hai đối tượng. This task is as important as it appears.
He runs as fast as his brother does.
So sánh hơn (Comparative) adjective + -er + than (với tính từ ngắn 1 âm tiết hoặc tính từ 2 âm tiết kết thúc bằng đuôi -y) hoặc more + adjective + than (với tính từ dài  từ 2 âm tiết trở lên). Diễn tả sự chênh lệch giữa hai đối tượng. He is wealthier than my husband.
This problem is more difficult than it seems.
So sánh nhất (Superlative) the + adjective + -est (với tính từ ngắn 1 âm tiết hoặc tính từ 2 âm tiết kết thúc bằng đuôi -y) hoặc the most + adjective (với tính từ dài  từ 2 âm tiết trở lên). Diễn tả đối tượng cao nhất, lớn nhất trong một nhóm. This is the happiest day of her life.
This is the most interesting book I have ever read.
So sánh kép (Double Comparatives) the + comparative, the + comparative Diễn tả mối quan hệ nhân quả giữa hai mệnh đề. The more you study, the better your results will be.
The faster you run, the sooner you will arrive.
So sánh bội số S + be + [bội số] + times + as + adjective + as + Noun/Pronoun

S + V + [bội số] + times + more than + Noun/Pronoun

S + be + [bội số] + times + the size/length/height/… + of + Noun/Pronoun

Nhấn mạnh sự chênh lệch giữa hai đối tượng về mặt số lượng (gấp bao nhiêu lần). This building is three times as tall as that one.

He earns four times more than his brother.

The new stadium is twice the size of the old one.

Một số lưu ý, sai lầm thường gặp

– Khi trạng từ và tính từ kết thúc bằng chữ “e” thì bạn chỉ cần thêm “r” nếu đó là so sánh hơn hoặc “st” đối với so sánh nhất.

Ví dụ:

  • large → larger → largest
  • late → later → latest

– Khi trạng từ, tính từ kết thúc bằng “y” thì bạn chuyển sang dạng “i” rồi thêm est hoặc er, áp dụng như so sánh ngắn, chứ không thêm more happy mà chuyển như sau:

Ví dụ:

  • happy → happier → happiest
  • pretty → prettier → prettiest

– Khi trạng từ, tính từ kết thúc bằng một nguyên âm cộng với một phụ âm thì bạn cần nhân đôi phụ âm cuối rồi sau đó thêm er hoặc est vào.

Ví dụ:

  • big → bigger →  biggest
  • thin → thinner →  thinnest
  • new → newer → newest

– Với các tính từ có hai âm tiết nhưng nó kết thúc bằng y, ow, er, et, el thì khi so sánh bạn vẫn áp dụng các công thức so sánh của tính từ ngắn:

Ví dụ như:

  • Narrow → narrower, narrowest
  • Clever → cleverer, cleverest
  • Quiet → quieter, quietest
  • Simple → simpler, simplest

– Đối với một số trường hợp trạng từ chỉ có một âm tiết thì bạn vẫn áp dụng công thức chia các từ theo so sánh hơn/so sánh nhất của trạng từ ngắn.

Ví dụ như:

  • Trạng từ + -er + than: He runs faster than his brother.
  • The + trạng từ + -est: She works the hardest in the team.

Các từ so sánh bất quy tắc

Từ gốc (Adj & Adv)  So sánh hơn So sánh nhất
good/well  better best
bad/badly worse worst
many/much more most
little less least
far farther/further farthest/furthest
old older/elder oldest/eldest

– Để nhấn mạnh so sánh, có thể thêm much/far trước so sánh, công thức:

S + V + far/much + Adj/Adv_er + than + noun/pronoun

Ví dụ:

  • He runs much faster than his classmates.
  • This problem is far easier than the previous one.

S + V + far/much + more + Adj/Adv + than + noun/pronoun

Ví dụ:

  • They work far more efficiently than their competitors.
  • This book is much more interesting than the one we read last week.

Bài tập áp dụng

Bài 1: Điền từ thích hợp vào ô trống sử dụng cấu trúc so sánh:

  1. Who is (tall) person in your family?
  2. The **(hard) you practice, the (good) you get.
  3. She looks (happy) when she sees her friends.
  4. This restaurant is (expensive) than the one we visited last week.
  5. My brother’s grades have gotten (good) since he started studying harder.
  6. That’s not fair! I received (little) help than my classmates.
  7. You should walk (slow) if you want to enjoy the scenery.
  8. I hope to be (successful) in my career someday!
  9. If you don’t study, you will be (bad) prepared for the exam.
  10. Sarah is the (smart) student in our class.

Bài 2: Viết lại các câu sau sao cho nghĩa không đổi

  1. This car is more expensive than that car. (That car is……)
  2. My house is smaller than yours. (Your house is………)
  3. No one in the class is as tall as Tom. (Tom is…..)
  4. The journey to London was longer than I expected. (I expected….)
  5. I have never seen such a beautiful sunset. (This is…..)
  6. This is the best book I have ever read. (I have….)
  7. He is the most intelligent student in the class. (No one……)
  8. She is the fastest runner in the team. (No one…)
  9. I have never tasted such delicious food. (This is….)
  10. This is the most difficult question I have ever answered. (I have…)

Đáp án:

Bài 1:

  1. Who is the (tallest) person in your family?
  2. The (harder) you practice, the (better) you get.
  3. She looks (happier) when she sees her friends.
  4. This restaurant is (more expensive) than the one we visited last week.
  5. My brother’s grades have gotten (better) since he started studying harder.
  6. That’s not fair! I received (less) help than my classmates.
  7. You should walk (more slowly) if you want to enjoy the scenery.
  8. I hope to be (more successful) in my career someday!
  9. If you don’t study, you will be (badly) prepared for the exam.
  10. Sarah is the (smartest) student in our class.

Bài 2:

  1. That car is less expensive than this car.
  2. Your house is bigger than mine.
  3. Tom is the tallest in the class. / Tom is taller than anyone else in the class.
  4. I expected the journey to London to be shorter.
  5. This is the most beautiful sunset I have ever seen.
  6. I have never read a better book than this one.
  7. No one in the class is more intelligent than him.
  8. No one in the team can run as fast as her.
  9. This is the most delicious food I have ever tasted.
  10. I have never answered a more difficult question than this.

Hi vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc câu này và vận dụng thành công trong việc sử dụng cấu trúc này thành thạo trong tiếng Anh nhé.

Câu tường thuật (Reported Speech): Quy tắc & cách lùi thi chi tiết

Bạn đã bao giờ muốn kể lại cho bạn bè những câu chuyện thú vị mà mình nghe được? Việc chuyển đổi câu nói trực tiếp thành câu tường thuật sẽ giúp bạn làm điều đó một cách chính xác và sinh động. Câu tường thuật, hay còn gọi là câu gián tiếp, là một công cụ hữu ích trong giao tiếp hàng ngày mà không làm thay đổi nghĩa của câu gốc. Hãy cùng Smartcom IELTS GEN 9.0 khám phá cách sử dụng câu tường thuật một cách hiệu quả qua bài học này!

Câu tường thuật là gì?

Câu tường thuật (reported speech) trong tiếng Anh là cách để chúng ta truyền đạt lại lời nói hoặc suy nghĩ của một người khác mà không cần sử dụng chính xác các từ ban đầu. Thay vì lặp lại lời trực tiếp của ai đó, chúng ta sử dụng câu gián tiếp để tường thuật lại nội dung.

Direct and Indirect Speech: 3 Major Differences and Ideal Examplescau-tuong-thuat-reported-speech

Sẽ có 3 dạng câu tường thuật hay gặp: dạng câu kể (statements); dạng câu hỏi (questions); dạng câu mệnh lệnh (imperatives)

Quy tắc chuyển câu trực tiếp sang câu tường thuật

Đổi những đại từ và tính từ sở hữu: Khi chuyển sang câu tường thuật, chúng ta đang kể lại lời nói của người khác. Vì vậy, các đại từ nhân xưng, sở hữu phải được thay đổi cho phù hợp với góc nhìn mới, đồng thời việc thay đổi đại từ giúp câu văn trở nên đa dạng và tránh sự lặp lại nhàm chán.

Cách đổi Đại từ nhân xưng I: chuyển thành he/she/they tùy thuộc vào chủ ngữ trong câu trực tiếp.

You: chuyển thành I/we/they tùy thuộc vào người được nói đến.

We: chuyển thành they.

They: giữ nguyên hoặc thay đổi tùy thuộc vào ngữ cảnh.

Cách đổi Tính từ sở hữu My: chuyển thành his/her/their.

Your: chuyển thành my/our/their.

Our: chuyển thành their.

Their: giữ nguyên.

Cách đổi Đại từ sở hữu Mine: chuyển thành his/ her

Ours: chuyển thành ours/ theirs

Yours: chuyển thành mine/ ours/ theirs

Ví dụ:

  • Câu trực tiếp: I love my cat,” she said.Câu tường thuật: She said that she loved her cat.

  • Câu trực tiếp: You are a good student,” the teacher said to me.Câu tường thuật: The teacher told me that I was a good student.

Lưu ý: Việc thay đổi đại từ còn phụ thuộc vào ngữ cảnh cụ thể của câu nói. Bạn cần xem xét kỹ ai đang nói với ai để chọn đại từ phù hợp. Ngoài các đại từ nhân xưng và sở hữu, các đại từ chỉ định (this, that, these, those), đại từ phản thân (myself, yourself,…) cũng có thể thay đổi khi chuyển sang câu tường thuật.

Cách lùi thì trong câu tường thuật

Câu trực tiếp Câu tường thuật
Thì hiện tại đơn Thì quá khứ đơn
Thì hiện tại tiếp diễn Thì quá khứ tiếp diễn
Thì quá khứ đơn Thì quá khứ hoàn thành
Thì quá khứ tiếp diễn Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn
Thì hiện tại hoàn thành Thì quá khứ hoàn thành
Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn
Thì quá khứ hoàn thành Thì quá khứ hoàn thành (Không thể lùi thì thêm nữa)
Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn (Không thể lùi thì thêm nữa)
Thì tương lai đơn Tương lai đơn trong quá khứ
Thì tương lai tiếp diễn Tương lai tiếp diễn trong quá khứ
Lưu ý: không thể tiến hành lùi t đối với thời quá khứ hoàn thành và quá khứ hoàn thành tiếp diễn như đã liệt kê ở bảng trên. Ngoài ra, có một số trường hợp không lùi thì ở câu gốc, cụ thể như sau:

  • Khi câu trực tiếp diễn tả một sự thật hiển nhiên, một chân lý:

Ví dụ: Câu trực tiếp: “The sun rises in the east.” (Mặt trời mọc ở hướng đông) → Câu tường thuật: He said that the sun rises in the east.

  • Khi Động từ tường thuật trong câu được dùng ở thì hiện tại:

Ví dụ: She says “I am going to the market.”→ Câu tường thuật: She says that she is going to the market.

  • Khi lời nói trực tiếp chứa các động từ khiếm khuyết như Could, Would, Should, Might, Ought to, Had better, Used to

Ví dụ: Câu trực tiếp: “You should study harder.”→ Câu tường thuật: She suggested that I should study harder.

Thay đổi trạng từ chỉ thời gian

Dưới đây là bảng tổng hợp những thay đổi thường gặp nhất:

Trạng từ chỉ thời gian trong câu trực tiếp Trạng từ chỉ thời gian trong câu tường thuật
now then, at that time
today that day
yesterday the day before, the previous day
tomorrow the next day, the following day
this morning/afternoon/evening that morning/afternoon/evening
last night/week/month/year the previous night/week/month/year, the night before/the week before/…
next week/month/year the following week/month/year
ago before
here there
  • Ví du: Câu trực tiếp: He said, “I went to the cinema yesterday. → Câu tường thuật: He said that he had gone to the cinema the day before

Lưu ý: Việc thay đổi trạng từ chỉ thời gian còn phụ thuộc vào ngữ cảnh cụ thể của câu. Đôi khi, bạn có thể sử dụng các cụm từ khác nhau để diễn tả thời gian một cách chính xác hơn. Việc thay đổi trạng từ chỉ thời gian thường đi kèm với việc lùi thì của động từ trong câu tường thuật.

Một số mẫu câu tường thuật đặc biệt

Câu tường thuật cảm thán

Sử dụng động từ tường thuật: Thường dùng các động từ như “exclaimed”, “said”, “cried”, “shouted” để diễn tả sự cảm thán.

Cấu trúc: S + exclaimed/said/cried/shouted + that + S + V +…

Ví dụ: Câu trực tiếp: “What a beautiful day!” she said. → Câu tường thuật: She exclaimed that it was a beautiful day

Bên cạnh đó thì một số những câu cảm thán gốc ngắn như là “How delicious!, “Fantastic!”, “Briliiant!” ta có thể sử dụng cấu trúc “give an exclamation of + N” hoặc “with an exclamation of + N, mệnh đề” để diễn tả lại cảm xúc của người nói trong câu tường thuật. Ví dụ: Brilliant!” he shouted. (“Tuyệt vời!” Anh ta la lên.)  → He gave an exclamation of joy.

– Chuyển câu trả lời Yes/No trong câu tường thuật

Từ để hỏi “if” được sử dụng để thay thế cho câu hỏi Yes/No.

Ví dụ chi tiết:

Câu trực tiếp Câu tường thuật
“Can you speak English?” she asked. She asked if I could speak English.
“Are they coming to the party?” he wondered. He wondered if they were coming to the party.
“Do you like coffee?” she inquired. She inquired if I liked coffee.

Câu tường thuật đặc biệt dạng to V

Trong dạng câu tường thuật này, phổ biến nhất sẽ là các dạng câu mệnh lệnh, đề nghị, lời yêu cầu, v.v. Dưới đây là một số ví dụ thể như sau:

Yêu cầu (Request): “asked+ S + (not) to V + O

Ví dụ:

Câu trực tiếp: “Can you help me?”

Câu tường thuật: He asked me to help him.

Khuyên bảo: “advised + S + (not) to V + O” hoặc “suggested + that + S + (should) V + O”.

Ví dụ:

Câu trực tiếp: “You should study harder.”

Câu tường thuật: She advised him to study harder.

Đề nghị giúp đỡ: “offered + (to) V + O” hoặc “proposed + (that) + S + (should) V + O”:

Ví dụ:

Câu trực tiếp: “Can I help you with your dishes?” she asked.

Câu tường thuật: She offered to help me with my dishes.

Lời mời gọi: “invited + S + to V + O” hoặc “extended an invitation + to + S + to V + O” (lịch sự, trang trọng hơn).

Ví dụ:

Câu trực tiếp: “Join the party!”

Câu tường thuật: She invited him to join the party.

Cầu xin: begged/implored + S + to V + O

Ví dụ:

Câu trực tiếp: “Please stay!”

Câu tường thuật: He begged/ implored her to stay.

Lời hứa: promised + S + to V + O hoặc “promised + that + S + would + V + O” hoặc “made a promise + that + S + would + V + O”.

Ví dụ:

Câu trực tiếp: “I will help you with your project.”

Câu tường thuật: She promised to help me with my project.

Đe dọa: threatened+ S + to V + O hoặc threatened + that + S + would + V + O” hoặc “made a threat + that + S + would + V + O”.

Ví dụ:

Câu trực tiếp: “I will tell the truth.”

Câu tường thuật: He threatened that he would tell the truth.

Gợi ý: suggested + S + to V + O

Ví dụ:

Câu trực tiếp: “You should try a new approach.”

Câu tường thuật: She suggested him to try a new approach.

Động viênencouraged + S + (to) V + O” hoặc “gave encouragement + (to) S + to V + O”

Ví dụ:

Câu trực tiếp: “You can do it! Keep going!” he said to me.

Câu tường thuật: He encouraged me to keep going.

Câu tường thuật đặc biệt dạng V-ing

Dạng câu tường thuật có thể sử dụng động từ dạng V-ing khi tường thuật các hành động đã và đang diễn ra, đặc biệt trong các trường hợp tường thuật với động từ admit, deny, suggest, recommend, regret, accuse, blame, apologize, insist, warn, và các động từ tương tự.

  • Tường thuật với động từ chỉ hành động (Admit, Deny, Suggest, Recommend): Subject + admit/deny/suggest/recommend + V-ing

Ví dụ:

She said, “I broke the window.” She admitted breaking the window.

“I didn’t cheat in the exam.” He denied cheating in the exam.

“Let’s try a new method.”   She suggested trying a new method.

  • Tường thuật với động từ chỉ thái độ (Accuse, Blame, Apologize for): S + accuse/blame/apologize for + V-ing

Ví dụ:

“You stole my bike!”   He accused me of stealing his bike.

“It’s your fault we’re late.”   She blamed him for making them late.

He said, “I’m sorry for being late.”  He apologized for being late.

  • Tường thuật với động từ chỉ cảnh báo, yêu cầu (Warn, Insist, Advise): S + warn/insist on/advise + V-ing

Ví dụ:

The teacher said, “Don’t run in the hallway.”   The teacher warned us against running in the hallway.

He said, “I really want you to come with me.” He insisted on me coming with him.

She said, “You should see a doctor.” She advised seeing a doctor.

  • Tường thuật với động từ chỉ sự hối tiếc (Regret): S + regret + V-ing

Ví dụ:

He said, “I didn’t tell the truth.”  He regretted not telling the truth.

  • Tường thuật với động từ khen ngợi (Praise): S + praise/ congratute/compliment somebody for + V-ing

Ví dụ:

She said, “You did an excellent job on the project.” She praised him for doing an excellent job on the project.

He said, “Well done! You handled the situation perfectly.”   He complimented her for handling the situation perfectly.

Câu tường thuật ước nguyện

Các động từ phổ biến dùng để tường thuật ước nguyện bao gồm wish, hope, want, desire, long for, would like. Tùy thuộc vào việc ước nguyện đó thuộc về hiện tại, tương lai hay quá khứ mà cấu trúc câu gián tiếp sẽ thay đổi.

  • Công thức: S + wished (that) + subject + past perfect (cho quá khứ)/ past simple (cho hiện tại)/ would + V (cho tương lai)

Ví dụ:

“I wish I had studied harder.”  She wished that she had studied harder.

He said, “I wish I were taller.” He wished that he were taller.

Câu tường thuật dạng “Let”

Chúng ta hay gặp các dạng câu Let’s do sth hoặc Let sbt do sth, vậy thì khi chuyển chúng sang gián tiếp thì chúng ta sẽ chuyển theo các cấu trúc sau.

  • Let’s + V → suggested + V-ing (đưa ra lời đề nghị)
    • Ví dụ: She said, “Let’s go for a walk She suggested going for a walk.
  • Let + somebody + V → allowed/permitted + somebody + to + V (cho phép ai đó làm gì)
    • Ví dụ: She said, “Let him go to the party.” →  She allowed him to go to the party.
  • Don’t let + somebody + V → forbade + somebody + to + V (không cho ai đó làm gì – mang nghĩa phủ định)
    • Ví dụ: She said, “Don’t let them enter the room.”→  She forbade them to enter the room.
  • Let + somebody + V (yêu cầu) → told/asked + somebody + to + V
    • Ví dụ: He said, “Let them finish the work.” →  He told them to finish the work.

Câu tường thuật với câu điều kiện

Khi chuyển đổi từ câu nói trực tiếp sang câu tường thuật, câu điều kiện sẽ có những thay đổi khác nhau tùy thuộc vào loại câu điều kiện. Công thức đơn giản bạn cần ghi nhớ:

  • Đối với câu điều kiện loại 1 (giả định có thể xảy ra trong tương lai): Lùi một thì cả hai mệnh đề.
  • Câu điều kiện loại 2 và 3 (giả định không có thật ở hiện tại – tương lai và không có thật ở quá khứ): Giữ nguyên cấu trúc, chỉ thay đổi chủ ngữ và tân ngữ cho phù hợp.

Ví dụ và cấu trúc cụ thể như sau:

Câu điều kiện loại 1: có thể xảy ra

  • Cấu trúc câu trực tiếp:
    If + S + V (present simple), S + will/can/may + V (bare infinitive)
  • Cấu trúc câu gián tiếp:
    S + said/told + (that) + if + S + V (past simple), S + would/could/might + V (bare infinitive)

    • Ví dụ: He said, “If it rains, we will stay at home.” →  He said that if it rained, they would stay at home.

Câu điều kiện loại 2: không có thật ở hiện tại hoặc tương lai

  • Cấu trúc câu trực tiếp:
    If + S + V (past simple), S + would/could/might + V (bare infinitive)
  • Cấu trúc câu gián tiếp:
    Subject + said/told + (that) + if + S + V (past perfect), S + would/could/might + have + V (past participle)

    • Ví dụ: He said, “If I were rich, I would travel the world.” →  He said that if he had been rich, he would have traveled the world.

Câu điều kiện loại 3: không có thật ở quá khứ

  • Cấu trúc câu trực tiếp:
    If + S + had + V (past participle), S + would/could/might + have + V (past participle)
  • Cấu trúc câu gián tiếp:
    Subject + said/told + (that) + if + S + had + V (past participle), S + would/could/might + have + V (past participle)

    • Ví dụ: He said, “If I had known the truth, I would have told you.”→  He said that if he had known the truth, he would have told me.

Câu tường thuật với Needn’t

Câu tường thuật với “needn’t” (không cần phải) thường được sử dụng để diễn đạt một sự việc mà không bắt buộc phải thực hiện. Khi chuyển từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp, chúng ta có thể sử dụng các động từ như told, said, hoặc informed cùng với didn’t need to hoặc didn’t have to để giữ nguyên ý nghĩa của “needn’t”.

Ví dụ:

  • Câu trực tiếp:
    The manager informed them, “You needn’t attend the meeting tomorrow.”
  • Câu gián tiếp:
    The manager informed them that they didn’t have to attend the meeting the next day.

Phân biệt câu trần thuật và câu tường thuật

Để phân biệt hai loại câu này, chúng ta chỉ cần chú ý các sự khác biệt chính như sau:

Đặc điểm Câu trần thuật Câu tường thuật
Mục đích Cung cấp thông tin trực tiếp.

Câu trần thuật là loại câu dùng để trình bày thông tin, ý kiến, hoặc sự thật. Đây là dạng câu phổ biến nhất trong tiếng Anh, thường được sử dụng để đưa ra các phát biểu hoặc cung cấp thông tin nguyên gốc từ chính người nói.

Truyền đạt lại lời nói của người khác

Câu tường thuật (hay câu gián tiếp) được dùng để thuật lại hoặc báo cáo những gì người khác đã nói, mà không phải trích dẫn trực tiếp lời của họ. Trong câu tường thuật, bạn thường phải thay đổi thì, đại từ, và các trạng từ chỉ thời gian để phù hợp với ngữ cảnh.

Cấu trúc và cách trình bày câu Cấu trúc câu đơn giản thường là S + V + O

Chủ ngữ + động từ + tân ngữ/trạng ngữ

Thường kết thúc bằng dấu chấm.

Có cấu trúc câu phức tạp hơn nhiều.

S1 + said (that) + S2 + V (lùi thì)

Không sử dụng dấu ngoặc kép

Thời gian Thường là hiện tại hoặc tương lai Thường là quá khứ
Đại từ, tính từ sở hữu Không thay đổi Thường phải thay đổi để phù hợp với ngữ cảnh
Trạng từ chỉ thời gian và nơi chốn Có thể thay đổi hoặc không Thường thay đổi (ví dụ: now -> then, here -> there)

Bài tập áp dụng

  1. Viết lại các câu sau sang dạng reported speech.

    1. “If I finish my homework early, I will watch a movie,” she said.
      • ………………………………………………………………………………………………………………………
    2. “What would you say if you won the lottery?” I asked him.
      • ………………………………………………………………………………………………………………………
    3. “I would have gone to the party if I had been invited,” she said.
      • ………………………………………………………………………………………………………………………
    4. “I’m sure you will enjoy the concert if you go,” he told me.
      • ………………………………………………………………………………………………………………………
    5. “If it were sunny today, we would have a picnic,” she said.
      • ………………………………………………………………………………………………………………………
    6. He said to me, “If I were in your position, I would apply for that job.”
      • ………………………………………………………………………………………………………………………
    7. “There wouldn’t be enough food if everyone brought a friend,” they said.
      • ………………………………………………………………………………………………………………………
    8. “You will feel better if you get some rest,” the doctor said to me.
      • ………………………………………………………………………………………………………………………

    Bài tập 2: Chuyển các câu sau về các cấu trúc câu tường thuật trong Tiếng Anh.

    1. “If you need help, just ask me,” she said.
    2. “Do you want to play a game?” he asked.
    3. “Watch out! There’s a car coming,” she shouted.
    4. “Could you pass me the salt, please?” he requested.
    5. “You have an excellent sense of style,” she complimented.
    6. “I’ll take care of the arrangements,” he promised.
    7. “I didn’t see the email,” she confessed.
    8. “How about going for a walk?” he suggested.
    9. “You always forget my birthday,” she pointed out.
    10. “Please, don’t make so much noise,” the teacher warned.

    Đáp án:

    Bài 1:

    1. She said that if she finished her homework early, she would watch a movie.
    2. I asked him what he would say if he won the lottery.
    3. She said that she would have gone to the party if she had been invited.
    4. He told me that he was sure I would enjoy the concert if I went.
    5. She said that if it were sunny that day, they would have a picnic.
    6. He told me that if he were in my position, he would apply for that job.
    7. They said that there wouldn’t be enough food if everyone brought a friend.
    8. The doctor told me that I would feel better if I got some rest.

    Bài 2:

    1. She said that if I needed help, I should just ask her./ She offered to help me.
    2. He asked if I wanted to play a game.
    3. She shouted to watch out because there was a car coming./ She warned us to watch out because there was a car coming.
    4. He requested me to pass him the salt.
    5. She complimented that I had an excellent sense of style.
    6. He promised that he would take care of the arrangements.
    7. She confessed that she hadn’t seen the email.
    8. He suggested going for a walk.
    9. She pointed out that I always forgot her birthday.
    10. The teacher warned me not to make so much noise.

Cấu trúc câu trong tiếng Anh trên 5 đầu ngón tay

Cấu trúc câu trong tiếng Anh là gì? Làm sao để diễn đạt ý trong tiếng Anh một cách đúng ngữ pháp và đủ ý? Các mẫu cấu trúc câu thông dụng trong tiếng Anh và bí quyết nhớ trên 5 đầu ngón tay. Cùng Smartcom English tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Cấu trúc câu trong tiếng Anh là gì?

Cấu trúc câu trong tiếng Anh là cách mà các từ, cụm từ, và mệnh đề được sắp xếp với nhau để tạo thành một câu hoàn chỉnh. Cấu trúc này rất quan trọng vì nó quyết định cách diễn đạt ý nghĩa của câu và làm cho thông điệp trở nên rõ ràng và dễ hiểu. Dưới đây là các yếu tố cơ bản của cấu trúc câu trong tiếng Anh:

Thành phần chính của câu S-V-O-C-A tuân thủ nguyên tắc 5 ngón tay – đã được liệt kê trong cuốn sách “Tiếng Anh trên Đầu 5 ngón tay” do thầy Nguyễn Anh Đức (Chủ tịch HĐQT Smartcom English) chủ biên.

– Chủ ngữ (Subject): Người hoặc vật thực hiện hành động trong câu. Ví dụ: She, The dog, John.

– Động từ (Verb): Hành động hoặc trạng thái của chủ ngữ. Ví dụ: runs, is, read.

– Tân ngữ (Object): Đối tượng của hành động. Ví dụ: the book, him, the cake.

– Bổ ngữ (Complement): Thông tin bổ sung về chủ ngữ hoặc tân ngữ. Ví dụ: happy, a teacher, tired.

– Trạng ngữ (Adverbial): Thông tin bổ sung về hành động, bao gồm nơi chốn, thời gian, cách thức, v.v. Ví dụ: quickly, yesterday, at the park.

Trên đây là liệt kê các thành tố cơ bản của câu, tuy nhiên cách ghi nhớ các thành phần chính trong câu theo phương pháp lập luận tư duy sau đây sẽ dễ dàng hơn cho các bạn:

 

Các cấu trúc câu trong tiếng Anh

1. Cấu trúc câu cơ bản – bao gồm 1 câu đơn hay còn gọi là mệnh đề độc lập theo công thức tối thiểu S+ V (+O)

Câu tiếng Anh có thể được phân loại thành các loại chính dựa trên cấu trúc của chúng:

  • Câu khẳng định (Declarative Sentences): Diễn đạt một thông tin hoặc sự thật.
    • Ví dụ: I love studying English.
  • Câu phủ định (Negative Sentences): Diễn đạt một thông tin không đúng hoặc không có thật.
    • Ví dụ: She does not like coffee.
  • Câu nghi vấn (Interrogative Sentences): Dùng để đặt câu hỏi.
    • Ví dụ: Do you speak French?
  • Câu mệnh lệnh (Imperative Sentences): Đưa ra lệnh, yêu cầu hoặc lời khuyên.
    • Ví dụ: Please close the door.

2. Cấu trúc câu phức tạp – thường gồm các mệnh đề được ghép lại với nhau

  • Câu ghép (Compound Sentences): Kết hợp hai hoặc nhiều câu đơn – mệnh đề độc lập với nhau bằng các liên từ như and, but, or.
    • Ví dụ: I wanted to go for a walk, but it started to rain.
  • Câu phức (Complex Sentences): Bao gồm một mệnh đề chính và một hoặc nhiều mệnh đề phụ.
    • Ví dụ: Although it was raining, we decided to go for a walk.

3. Cấu trúc câu tiếng Anh với câu phức:

Ở đây chúng ta sẽ lưu ý kỹ hơn về khái niệm Mệnh đề phụ thuộc – nó không diễn đạt một ý hoàn thiện và không thể đứng một mình để tạo ra một câu. Mệnh đề phụ thuộc được hình thành bởi một liên từ phụ thuộc như when, while, if, because… rồi cộng với chủ ngữ và động từ, và phải ghép vào các vế câu khác để tạo một câu hoàn chỉnh.

Ví dụ mệnh đề phụ thuộc:

  • …when economic stability attracts foreign investment…(…khi sự ổn định kinh tế thu hút đầu tư nước ngoài…)
  • …while online education offers flexibility to learners… (…mặc dù giáo dục trực tuyến mang lại sự linh hoạt cho người học…)
  • …If public health policies are evidence-based…(…nếu các chính sách y tế công cộng dựa trên bằng chứng…)

Ví dụ câu hoàn chỉnh:

  • Although it was raining, we decided to go for a walk.
  • We decided to go for a walk because it stopped raining.
  • Since it was her birthday, we threw her a surprise party.

Mẫu cấu trúc câu thông dụng

Used to + V-infinitive

Định nghĩa: Diễn tả thói quen hoặc trạng thái trong quá khứ mà bây giờ không còn nữa.

Cách dùng: S + used to + V-infinitive

Ví dụ:

  • I used to play soccer every weekend when I was a child.
    (Tôi đã từng chơi bóng đá mỗi cuối tuần khi tôi còn nhỏ.)
Be used to / Get used to + V-ing/noun

Định nghĩa: Diễn tả sự quen thuộc với một thói quen, trạng thái, hoặc điều gì đó trong hiện tại.

Cách dùng:

  • Be used to: S + am/is/are + used to + V-ing/noun
  • Get used to: S + get + used to + V-ing/noun

Ví dụ:

  • I am used to waking up early for work.
    (Tôi đã quen với việc dậy sớm để đi làm.)
  • She is getting used to living in a big city.
    (Cô ấy đang quen với việc sống ở thành phố lớn.)
S + V + too + adj/adv + (for someone) + to do something

Định nghĩa: Diễn tả một điều gì đó quá mức (không tốt) đối với ai đó để thực hiện hành động nào đó.

Cách dùng: S + V + too + adj/adv + (for someone) + to do something

Ví dụ:

  • The soup is too hot for me to eat.
    (Súp quá nóng để tôi ăn.)
To prevent/stop + someone/something + from + V-ing

Định nghĩa: Diễn tả hành động ngăn chặn ai đó hoặc cái gì đó thực hiện một hành động cụ thể.

Cách dùng: To prevent/stop + someone/something + from + V-ing

Ví dụ:

  • They took measures to prevent the children from playing in the street.
    (Họ đã thực hiện biện pháp để ngăn trẻ em chơi ở đường.)
S + V + because + S + V

Định nghĩa: Diễn tả nguyên nhân hoặc lý do cho hành động hoặc tình huống.

Cách dùng: S + V + because + S + V

Ví dụ:

  • She was late because she missed the bus.
    (Cô ấy đến muộn vì cô ấy đã lỡ xe buýt.)
S + V + because of + noun/gerund/noun phrase

Định nghĩa: Diễn tả nguyên nhân hoặc lý do cho hành động hoặc tình huống nhưng sử dụng danh từ hoặc cụm danh từ.

Cách dùng: S + V + because of + noun/gerund/noun phrase

Ví dụ:

  • He canceled the picnic because of the rain.
    (Anh ấy đã hủy buổi dã ngoại vì cơn mưa.)
To prefer + noun/gerund + to + noun/gerund

Định nghĩa: Diễn tả sự ưa thích hoặc ưu tiên một điều gì đó hơn điều khác.

Cách dùng: To prefer + noun/gerund + to + noun/gerund

Ví dụ:

  • I prefer reading books to watching TV.
    (Tôi thích đọc sách hơn là xem TV.)
To be amazed/surprised/angry/good/bad + at + noun/gerund

Định nghĩa: Diễn tả cảm xúc của một người đối với một điều gì đó cụ thể.

Cách dùng: To be amazed/surprised/angry/good/bad + at + noun/gerund

Ví dụ:

  • She was amazed at his ability to solve complex problems.
    (Cô ấy đã ngạc nhiên trước khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp của anh ấy.)
To spend + amount of time/money + on + something

Định nghĩa: Diễn tả số tiền hoặc thời gian được sử dụng cho một hoạt động hoặc mục đích cụ thể.

Cách dùng: To spend + amount of time/money + on + something

Ví dụ:

  • They spent two hours on the project.
    (Họ đã dành hai giờ cho dự án.)
  • She spent a lot of money on clothes.
    (Cô ấy đã tiêu rất nhiều tiền cho quần áo.)
So… that

Định nghĩa: Diễn tả một kết quả hoặc hiệu ứng nào đó do một tình huống hoặc đặc điểm nào đó.

Cách dùng: So + adj/adv + that + S + V

Ví dụ:

  • She is so talented that she won the competition easily.
    (Cô ấy tài năng đến nỗi đã thắng cuộc thi một cách dễ dàng.)
Such… that

Định nghĩa: Diễn tả một sự việc hoặc tình huống đến mức nó tạo ra một kết quả hoặc tình huống khác.

Cách dùng: Such + (a/an) + adj + noun + that + S + V

Ví dụ:

  • It was such a beautiful day that we decided to go for a picnic.
    (Đó là một ngày đẹp đến nỗi chúng tôi quyết định đi dã ngoại.)
Too… to

Định nghĩa: Diễn tả một điều gì đó quá mức (không tốt) để thực hiện một hành động.

Cách dùng: Too + adj/adv + to + V (base form)

Ví dụ:

  • The box is too heavy to lift.
    (Cái hộp quá nặng để nâng lên.)
Enough…to

Định nghĩa: Diễn tả sự đầy đủ hoặc đáp ứng đủ điều kiện để thực hiện một hành động.

Cách dùng: adj/adv + enough + to + V (base form) / noun

Ví dụ:

  • She is smart enough to solve this problem.
    (Cô ấy đủ thông minh để giải quyết vấn đề này.)
  • There are enough chairs for everyone.
    (Có đủ ghế cho mọi người.)

Ngoài ra còn rất nhiều những mẫu câu khác, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn ở các chủ điểm ngữ pháp khác nhé.

Bài tập áp dụng

Phần 1: Điền từ phù hợp vào chỗ trống

  1. She was __________ (so/such) tired __________ she fell asleep during the movie.
  2. He is __________ (too/enough) young __________ drive a car.
  3. It was __________ (such/too) a great experience __________ I will never forget it.
  4. I didn’t have __________ (enough/too) time __________ finish my homework.
  5. The weather was __________ (so/such) nice __________ we decided to go for a walk.

Phần 2: Chuyển đổi câu

  1. “If I had a million dollars, I would travel around the world,” he said. (Chuyển sang câu tường thuật)
  2. “Would you like some coffee?” she asked. (Chuyển sang câu tường thuật)
  3. “I have finished my project,” she said. (Chuyển sang câu tường thuật)
  4. “Be careful! The ground is slippery,” the teacher warned. (Chuyển sang câu tường thuật)
  5. “If I were you, I would apologize,” she said to him. (Chuyển sang câu tường thuật)

Phần 3: Viết lại câu

  1. They were happy. They won the game. (Sử dụng “because” để kết hợp thành một câu)
  2. The test was difficult. I couldn’t complete it. (Sử dụng “too” để viết lại câu)
  3. You have to finish your work. (Viết lại bằng cách sử dụng “need”)
  4. I don’t like ice cream. I like coffee. (Viết lại bằng cách sử dụng “prefer”)

Đáp Án

Phần 1: Điền từ phù hợp vào chỗ trống

  1. so; that
  2. too; to
  3. such; that
  4. enough; to
  5. so; that

Phần 2: Chuyển đổi câu

  1. He said that if he had a million dollars, he would travel around the world.
  2. She asked if I would like some coffee.
  3. She said that she had finished her project.
  4. The teacher warned me to be careful because the ground was slippery.
  5. She told him that if she were him, she would apologize.

Phần 3: Viết lại câu

  1. They were happy because they won the game.
  2. The test was too difficult for me to complete.
  3. You need to finish your work.
  4. I prefer coffee to ice cream.

Giải đề IELTS Writing task 2 thi máy IDP ngày 29/8/2024
(Bài luận chủ đề: University Education)

It is better for a country to spend more money on skills and vocational training for practical work (e.g. car maintenance, hairdressing), rather than on university education. To what extent do you agree or disagree?

IDP – IELTS Computer-delivered test – August 29th 2024

Smartcom IELTS xin gửi tới các bạn bài hướng dẫn giải đề thi IELTS ngày 29/8/2024 với hình thức thi trên máy tính tại IDP Hà Nội.

Dịch đề bài: Một quốc gia nên chi nhiều tiền hơn cho đào tạo nghề và các kĩ năng cho công việc thực tiễn (ví dụ: bảo dưỡng ô tô, làm tóc), thay vì cho giáo dục bậc đại học. Bạn đồng ý hay không đồng ý, ở mức độ nào?

 

ielts-writing-university-education (1)

Hướng dẫn chiến thuật làm bài

Bước 1: Xác định rõ yêu cầu của đề bài

Khi đọc đề IELTS writing task 2, có 2 điều mà các sĩ tử quan xác định rõ từ bước đầu tiên đó là: 1. Chủ đề; và 2. Dạng bài. Cụ thể đề bài đã cho được hiểu là: “Một quốc gia nên chi nhiều tiền hơn cho đào tạo nghề và các kĩ năng cho công việc thực tiễn (ví dụ: bảo dưỡng ô tô, làm tóc), thay vì cho giáo dục bậc đại học. Bạn đồng ý hay không đồng ý, ở mức độ nào?”

Như vậy, chủ đề của bài này là bàn về sự đầu tư tập trung vào giáo dục đào tạo nghề với giáo dục bậc đại học. Dạng câu hỏi là tranh luận và đưa ra ý kiến cá nhân.

Chú ý: Sĩ tử cần luyện IELTS kỹ lưỡng thì mới có thể viết bài luận tiếng Anh học thuật đáp ứng tốt 4 tiêu chí chấm điểm gồm Task Response (Đúng đề, đủ ý), Coherence and Cohesion (Bố cục logic & liên kết mạch lạc), Lexical Resources (Vốn từ vựng phong phú) và Grammatical Range and Accuracy (Ngữ pháp phong phú và chính xác), đồng thời viết trong phạm vi thời gian quy định chỉ là 40 phút với đủ độ dài (tối thiểu là 250 từ, nhưng tốt hơn hết hãy tập viết với độ dài từ 300 từ trở lên để lấy điểm số cao hơn).

Bước 2: Lên dàn ý bài viết

Thực chất bước này thí sinh sẽ không làm trong phòng thi, mà luyện tập lên dàn ý trong quá trình luyện thi IELTS rồi. Vào phòng thi, đọc đề là ta phải tận dụng toàn bộ 40 phút quý báu để viết, chứ không thể ngồi suy nghĩ về dàn ý nữa.

Hiện nay đề thi IELTS Writing Task 2 tập trung vào 5 dạng câu hỏi chính gồm:

  • Agreeing vs Disagreeing
  • Positive or Negative Development
  • Discuss both views and give your opinion
  • Outweighing
  • Two-question essays

Mỗi dạng bài này đều có một số dàn ý tương ứng, và người học IELTS cần luyện trước các dàn ý này, để có sẵn dàn ý trong đầu. Khi vào bài thi, đối với mỗi câu hỏi cụ thể thì bạn chỉ cần thay ý tưởng và ngôn từ vào là có thể viết trọn vẹn một bài luận Task 2 một cách khá dễ dàng dựa vào dàn ý trong đầu đã luyện. Với dạng bài Agreeing – Disagreeing như đề thi đã hỏi, ta nên viết theo bố cục 5 đoạn văn như sau:

  1. Đoạn mở bài: Nêu lại vấn đề được đưa ra tranh luận bằng ngôn từ của riêng bạn. Sau đó nêu khái quát những quan điểm tranh luận đối lập nhau, và đưa ra quan điểm rằng bạn đồng ý hay không đồng ý với nhận định của đề bài.
  2. Đoạn thân bài 1: Nêu quan điểm đối lập mà bạn không ủng hộ. Hãy tập trung vào một ý chính duy nhất (chỉ phân tích một quan điểm chính), kèm theo lập luận và ví dụ cụ thể để tăng tính logic của bài viết. Chú ý: việc phân tích quan điểm đối lập này là điều cần thiết trong văn học thuật tiếng Anh, nó thể hiện bạn có cái nhìn khách quan, có cân nhắc đến các quan điểm khác nhau trước khi đưa ra quan điểm của cá nhân mình.
  3. Đoạn thân bài 2: Nêu quan điểm mà bạn ủng hộ. Hãy tập trung viết vào một quan điểm mà bạn thấy có sức ảnh hưởng nhất, không được viết nhiều hơn 1 quan điểm, để tránh bị trừ điểm Coherence and Cohesion. Sau đó đưa ra các lý do, cách thức hoặc phân tích sâu hơn về quan điểm đó, và đưa ra ví dụ hoặc bằng chứng cụ thể để khẳng định lý lẽ của bạn.
  4. Đoạn thân bài 3: Phân tích quan điểm cá nhân của bạn. Đoạn này bạn nêu rõ tại sao bạn ủng hộ quan điểm đã nêu ra ở đoạn thân bài 2, bằng cách đưa ra lý do ủng hộ, hoặc đưa ra những lý lẽ để bác bỏ hoặc phê phán quan điểm đối lập.
  5. Đoạn kết bài: Đoạn này bạn nhắc lại quan điểm của mình về việc ủng hộ mặt nào. Sau đó bạn nên viết thêm câu kêu gọi hành động hoặc lời khuyên tương ứng với mặt mà bạn ủng hộ.

Muốn viết được hiệu quả một bài luận tranh luận quan điểm như ở câu hỏi này, việc có bố cục bài viết là chưa đủ, mà bạn cần thêm tối thiểu hai điều nữa gồm: có kiến thức về chủ đề mà bạn viết kèm theo vốn từ vựng tiếng Anh của nó, và có vốn cấu trúc ngữ pháp ít nhất là đủ để hình thành các câu, diễn đạt trọn vẹn ý mà bạn muốn viết. Điều này đòi hỏi bạn phải nghiên cứu trong một thời gian nhất định, hoặc được đào tạo bởi giáo viên IELTS chuyên nghiệp.

Trước mắt, xin mời bạn nghiên cứu một số kiến thức về chủ đề sức ảnh hưởng của các tập đoàn đa quốc gia và xu hướng toàn cầu hóa tới các nước và người dân của mỗi nước ở hai mặt tích cực và tiêu cực. Đoạn gợi ý kiến thức và ý tưởng dưới đây được trình bày bằng tiếng Anh để vừa cung cấp kiến thức, vừa cung cấp cấu trúc câu, vừa cung cấp vốn từ tiếng Anh cho bạn.

Tư duy và kiến thức về chủ đề

Arguments in Favor of Vocational Training

1- Job Market Needs: Many industries, especially trades like car maintenance, plumbing, and hairdressing, rely heavily on skilled workers. These roles are often in high demand, and vocational training directly addresses the skills needed for immediate employment.

2- Hands-on Learning: Vocational education tends to focus on practical, job-specific skills, which can be more applicable for certain careers compared to the often theoretical knowledge gained in universities.

3- Cost-Effective: Vocational programs are generally shorter and less expensive than university education. This can make them a more accessible option for many students, especially those from lower-income backgrounds.

4- Reducing Skill Gaps: Countries often face shortages in trade professions. By focusing more on vocational training, governments can reduce skill gaps and improve the efficiency of industries crucial to the economy.

Arguments in Favor of University Education

1- Higher Earning Potential: Studies have shown that, on average, individuals with university degrees tend to earn more over their lifetimes compared to those with only vocational training. Universities provide opportunities for more complex career paths in fields like law, medicine, and engineering.

2- Critical Thinking and Innovation: University education fosters critical thinking, research, and innovation. These skills are crucial in fields like technology, science, and business, driving long-term economic growth and development.

3- Broader Career Choices: A university degree can open doors to a wide range of professions, not only in specialized fields but also in interdisciplinary ones, offering more flexibility in career options.

4- Global Competitiveness: Countries that invest heavily in university education tend to perform better in global competitiveness, innovation indices, and research output. This can lead to advancements in areas like technology, healthcare, and environmental sustainability.

Bài luận hoàn thiện

In recent years, there has been growing debate about whether countries should prioritize spending on vocational training over university education. While vocational training offers practical skills for immediate employment. In my view, the positive aspects of a university education outweigh that of a vocational one.

It is important to recognize the value of vocational training in addressing the immediate needs of the labour market. Trades such as car maintenance, plumbing, and hairdressing are essential to the functioning of any society, and vocational programs provide specialized, hands-on training for these roles. Many industries face skill shortages, and vocational training can rapidly equip individuals with the expertise required to fill these gaps.

On the other hand, university education fosters critical thinking, innovation, and research skills that are essential for driving progress in a wide range of fields. For example, sectors like healthcare, technology, and law require advanced knowledge and problem-solving abilities that vocational training alone cannot provide. Countries that invest heavily in university education tend to be leaders in innovation and research, which, in turn, enhances their global competitiveness.

In my opinion, a well-educated population contributes to a more informed and engaged society. University education equips individuals with not only technical skills but also an understanding of social, political, and economic issues. Graduates are more likely to take active roles in decision-making processes, helping to shape policies that benefit society as a whole. This intellectual capital can improve governance and enhance the overall well-being of citizens.

In conclusion, while vocational training is important for meeting immediate labour market needs, the long-term benefits of university education—higher earning potential, innovation, and societal development—make it a more worthy investment for countries. Therefore, governments need to allocate more resources to university education to ensure sustained economic and social progress.

( 293 words – band 9.0) – By Smartcom IELTS Teachers

Từ vựng trong bài luận

vocational /vəʊˈkeɪʃənəl/ (adj): thuộc về nghề nghiệp, hướng nghiệp


immediate employment /ɪˈmiː.di.ət ɪmˈplɔɪ.mənt/ (n): việc làm ngay lập tức, công việc có thể bắt đầu ngay


to recognize /ˈrɛkəɡˌnaɪz/ (v): nhận ra, công nhận


recognition (n) /ˌrɛkəɡˈnɪʃən/: sự công nhận


recognizable (adj) /ˈrɛkəɡˌnaɪzəbəl/: có thể nhận ra


car maintenance /kɑːr ˈmeɪntənəns/ (n): bảo dưỡng xe hơi


hands-on training /ˈhændzˈɒn ˈtreɪnɪŋ/ (n): đào tạo thực hành


to equip /ɪˈkwɪp/ (v): trang bị – equipment (n) /ɪˈkwɪpmənt/: thiết bị


expertise /ˌɛkspɜːrˈtiːz/ (n): chuyên môn, kiến thức chuyên sâu


advanced knowledge /ədˈvɑːnst ˈnɒlɪdʒ/ (n): kiến thức nâng cao


engaged society /ɪnˈɡeɪdʒd səˈsaɪəti/ (n): xã hội tích cực tham gia (vào các vấn đề xã hội, chính trị)


to shape policies /ʃeɪp ˈpɒlɪsiz/ (v): định hình chính sách


governance /ˈɡʌvənəns/ (n): sự cai quản, quản lý


higher earning potential /ˈhaɪər ˈɜːrnɪŋ pəˈtɛnʃəl/ (n): tiềm năng thu nhập cao hơn


to allocate /ˈæləkeɪt/ (v): phân bổ – allocation (n) /ˌæləˈkeɪʃən/: sự phân bổ

Trên đây là phân tích đề bài, dàn ý chi tiết và bài giải đề thi IELTS Writing thi tại IDP ngày

IELTS Speaking part 2 topic “Describe a situation”

Trong bài thi IELTS Speaking, chủ đề “Describe a situation” thường yêu cầu thí sinh mô tả một tình huống cụ thể trong cuộc sống, như khi bạn gặp khó khăn, đưa ra quyết định, hoặc làm điều gì đó đáng nhớ. Dạng câu hỏi này đòi hỏi bạn không chỉ mô tả sự kiện mà còn thể hiện suy nghĩ, cảm xúc và cách bạn xử lý tình huống. Bài viết này Smartcom IELTS GEN 9.0 sẽ giúp bạn chuẩn bị cho chủ đề này qua các phần sau:

  • Bộ câu hỏi mẫu chủ đề “Describe a situation”
  • Cấu trúc dàn ý bài nói về tình huống
  • Từ vựng và cụm từ ăn điểm
  • Bài nói mẫu và phân tích từ vựng

Bộ câu hỏi mẫu chủ đề “Describe a situation”

  • Describe a situation where you helped someone.
  • Describe a difficult decision you had to make.
  • Describe a time when you were under pressure.
  • Describe a situation where you worked in a team.
  • Describe a time when you had to learn something new in a short time.

 

Cấu trúc dàn ý bài nói về chủ đề “Describe a situation”

Để “ẵm trọn” điểm trong IELTS Speaking Part 2 với chủ đề “Describe a situation,” ngoài việc sử dụng ngôn ngữ chính xác và đa dạng, người thi cần thể hiện khả năng tổ chức bài nói rõ ràng, mạch lạc và có chiều sâu. Dưới đây là phân tích và cấu trúc dàn ý của bài nói bạn có thể tham khảo:

1. Giới thiệu (Introduction): Mở đầu rõ ràng, tự nhiên và trôi chảy. Cung cấp đầy đủ bối cảnh của tình huống một cách mạch lạc và chính xác. Sử dụng các cụm từ để thu hút sự chú ý của giám khảo, các từ vựng nâng cao cho thấy sự chính xác và tính học thuật cao. Sử dụng câu phức linh hoạt giúp câu dài hơn và có tính liên kết tốt hơn.

Ví dụ:

“Let me tell you about a situation that was quite challenging for me. It occurred about a year ago when I had to make a life-changing decision regarding my career path.”

“life-changing decision /laɪf ˈtʃeɪndʒɪŋ dɪˈsɪʒn/: quyết định thay đổi cuộc đời hoặc quyết định mang tính bước ngoặt.

“regarding my career path” /rɪˈɡɑːrdɪŋ maɪ kəˈrɪr pæθ/:  liên quan đến con đường sự nghiệp của tôi

2. Phát triển nội dung (Body): Phát triển ý tưởng rõ ràng, chi tiết, có cấu trúc tốt và đầy đủ. Cung cấp thông tin phong phú về bối cảnh, người tham gia, và diễn biến sự kiện. Sử dụng từ vựng đa dạng và chính xác, cùng với ngữ pháp phức tạp nhưng vẫn tự nhiên. Miêu tả cảm xúc, suy nghĩ một cách chi tiết và liên kết chặt chẽ với câu chuyện.

Ví dụ:

“At the time, I had just graduated from university, and I was offered two exciting opportunities. One was to work at a reputable company where I had completed an internship, and the other was to pursue a master’s degree at a prestigious university abroad. I found myself torn between gaining valuable work experience and furthering my education. I spent weeks contemplating my options, constantly weighing the pros and cons of each.”

Phân tích:

  • Chi tiết đầy đủ: Người nói cung cấp nhiều thông tin về bối cảnh, lý do phải đưa ra quyết định và các yếu tố liên quan.
  • Từ vựng nâng cao: “reputable company,” “prestigious university,” “torn between,” “weighing the pros and cons” là những cụm từ có tính học thuật cao và phù hợp với bối cảnh.
  • Cấu trúc ngữ pháp phức tạp: Sử dụng các câu phức và câu dài để diễn đạt ý tưởng một cách tự nhiên, rõ ràng.

3. Cảm xúc và suy nghĩ (Thoughts and Feelings)

Yêu cầu band 8.0:

  • Người nói cần miêu tả cảm xúc và suy nghĩ một cách phong phú, sâu sắc, và tự nhiên.
  • Kết hợp tốt giữa việc mô tả hành động và cảm xúc, suy nghĩ cá nhân.

Ví dụ:

“Initially, I was quite overwhelmed by the decision. On one hand, the job offered immediate financial stability and the chance to apply what I had learned. On the other hand, the master’s program could potentially open doors to more prestigious career paths in the future. It was an emotional rollercoaster, and I often found myself doubting my own judgment.”

Phân tích:

  • Miêu tả cảm xúc: Từ ngữ mô tả cảm xúc như “overwhelmed,” “emotional rollercoaster” giúp bài nói trở nên sinh động và thuyết phục hơn.
  • Từ vựng phức tạp: “financial stability,” “doubting my own judgment” là những cụm từ nâng cao giúp tăng điểm từ vựng.
  • Cấu trúc phức: “On one hand… on the other hand” giúp người nói liên kết ý tưởng và làm rõ sự giằng co trong suy nghĩ.

4. Kết quả và bài học (Outcome and Reflection) Phần kết cần tự nhiên, rõ ràng và có kết nối với các phần trước. Người nói cần chỉ ra kết quả của tình huống và rút ra bài học hoặc kết luận cá nhân. Sử dụng ngữ pháp linh hoạt để mô tả kết quả và phản ánh trải nghiệm cá nhân.

Ví dụ:

“Eventually, after much deliberation, I chose to accept the job offer. It turned out to be a wise decision, as I have gained valuable skills and professional insights that I might not have acquired through further studies. This experience taught me the importance of trusting my instincts and being decisive in challenging situations.”

Phân tích:

  • Cấu trúc rõ ràng: Người nói kết luận câu chuyện một cách gọn gàng, nhấn mạnh kết quả và phản ánh bài học rút ra.
  • Sử dụng từ vựng và cấu trúc ngữ pháp đa dạng: “deliberation,” “professional insights,” “trusting my instincts” là những từ vựng mang tính học thuật cao và được sử dụng chính xác trong ngữ cảnh.

Kết luận: Trong bài nói về chủ đề “Describe a situation,” bạn cần triển khai câu chuyện một cách chi tiết, rõ ràng và tự nhiên. Từ vựng phong phú và ngữ pháp linh hoạt là chìa khóa quan trọng giúp nâng cao điểm số. Bạn cũng cần phản ánh cảm xúc và suy nghĩ cá nhân một cách sâu sắc để tạo sự kết nối với giám khảo.

Từ vựng và cụm từ ăn điểm

Người nói cần sử dụng từ ngữ chính xác và phong phú, đặc biệt là các cụm từ nâng cao liên quan đến tình huống và cảm xúc:

  1. Overwhelmed /ˌəʊvərˈwɛlmd/ (adj): Choáng ngợp
    • Meaning: Feeling as though you have too much to deal with
    • “I was completely overwhelmed by the amount of work.”
  2. Adversity /ədˈvɜːsɪti/ (noun): Khó khăn, nghịch cảnh
    • Meaning: A difficult or unpleasant situation
    • “I learned how to stay strong in the face of adversity.”
  3. Resilient /rɪˈzɪliənt/ (adj): Kiên cường, nhanh chóng hồi phục
    • Meaning: Able to recover quickly from difficult situations
    • “This situation made me more resilient.”
  4. Snap decision /snæp dɪˈsɪʒn/ (noun): Quyết định vội vàng
    • Meaning: A decision made quickly without careful thought
    • “I had to make a snap decision because of the urgency.”
  5. Think on your feet (idiom): Phản ứng nhanh, suy nghĩ nhanh
    • Meaning: To make quick decisions or give quick responses
    • “I had to think on my feet to solve the problem.”
  6. Perseverance /ˌpɜːsɪˈvɪərəns/ (noun): Sự kiên trì
    • Meaning: Continuing to do something despite difficulties
    • “Through perseverance, I managed to overcome the obstacle.”
  7. Under pressure (phrase): Bị áp lực
    • Meaning: In a stressful situation where you must act quickly
    • “I performed well even though I was under pressure.”
  8. Handle the situation (phrase): Xử lý tình huống
    • Meaning: To deal with or manage a particular situation
    • “I had to stay calm to handle the situation effectively.”
  9. A turning point /ə ˈtɜːrnɪŋ pɔɪnt/ (noun): Bước ngoặt
    • Meaning: A time when an important change happens
    • “This was a turning point in my career.”
  10. Take responsibility /teɪk rɪˌspɒnsɪˈbɪlɪti/ (phrase): Chịu trách nhiệm
    • Meaning: To accept being in charge of something
    • “I had to take responsibility for the entire team.”

Về ngữ pháp: Sử dụng các cấu trúc phức tạp như mệnh đề quan hệ, câu điều kiện, câu bị động và các cấu trúc so sánh (VD: “the importance of trusting my instincts,” “might not have acquired”).

Bài nói mẫu chủ đề “Describe a situation”

Describe a difficult decision you had to make

The situation I’d like to describe is a difficult decision I had to make a few months ago regarding my job. I was offered a new position at another company, which seemed like a great opportunity, but it required me to relocate to another city. This was a tough decision because I loved my current job and had built strong relationships with my colleagues.

This happened at the beginning of the year, and I was under a lot of pressure to decide quickly. The new company needed an answer within a week, and I didn’t have much time to weigh all the options. I was overwhelmed at first, but I tried to think on my feet and considered all the pros and cons.

After discussing it with my family and thinking about my long-term career goals, I made the snap decision to accept the offer. I realized that this new opportunity would help me grow professionally and that relocating could be a good experience for me. In the end, I felt confident that I had made the right choice.

This was a turning point in my life, and the experience taught me the importance of staying calm and thoughtful when facing difficult decisions. I also learned that sometimes, stepping out of your comfort zone can lead to great opportunities.

Từ vựng trong bài nói

  1. Overwhelmed /ˌəʊvərˈwɛlmd/ (adj): Choáng ngợp
  2. Think on your feet (phrase): Suy nghĩ nhanh
  3. Snap decision /snæp dɪˈsɪʒn/ (noun): Quyết định vội vàng
  4. Under pressure (phrase): Bị áp lực
  5. Turning point /ˈtɜːrnɪŋ pɔɪnt/ (noun): Bước ngoặt

Trên đây là nội dung kiến thức về chủ đề “Describe a situation” thường gặp trong IELTS Speaking part 2. Hy vọng bạn đã có cho mình kiến thức khung làm nền tảng để ứng biến khi gặp các câu hỏi cùng chủ đề. Chúc các bạn thi tốt!

Thì Tương lai tiếp diễn (Future Continuous)

Bạn có bao giờ tò mò về việc mình sẽ đang làm gì vào đúng lúc này vào tuần tới không?  Hãy tưởng tượng bạn đang ngồi trên máy bay, nhìn xuống những đám mây trôi bồng bềnh và nghĩ: “Vào lúc này ngày mai, mình sẽ đang tận hưởng kỳ nghỉ ở biển rồi!” Vậy thì làm thế nào để chúng mình có thể diễn đạt điều này trong Tiếng Anh được nhỉ? Hãy cùng Smartcom IELTS GEN 9.0 tìm hiểu trước khái niệm của thì Tương lai tiếp diễn nhé. 

Thì Tương lai tiếp diễn là gì?

thi-tuong-lai-tiep-dien-future-continousKhái niệm:

Thì tương lai tiếp diễn (Future Continuous) là một thì trong tiếng Anh dùng để diễn tả một hành động hoặc sự việc sẽ đang diễn ra tại một thời điểm xác định trong tương lai. Thì này nhấn mạnh sự tiếp diễn của hành động tại một thời điểm cụ thể trong tương lai.

Dùng Future Continuous khi nào?

– Diễn tả một sự kiện kéo dài trong một khoảng thời gian xác định ở tương lai.

Ví dụ: At this time tomorrow, I will be enjoying my beach vacation.

(thời điểm xác định là “vào lúc này ngày mai” và hành động “tận hưởng ở biển” lúc đó còn tiếp diễn chưa kết thúc).

– Mô tả một hành động đang diễn ra dở dang trong tương lai, trong khi đó có một hành động khác chen ngang vào.

Ví dụ: When she has breakfast tomorrow, I will be brushing my teeth

(ở vế thứ 2 hành động “đánh răng” là hành động đang diễn ra lúc đó, còn vế 1 chỉ hành động “ăn sáng” xen ngang vào).

Lưu ý: Hành động, sự việc chen ngang được chia ở thì hiện tại đơn.

– Diễn tả một hành động, sự việc sẽ xảy ra, kéo dài liên tục trong tương lai.

Ví dụ: We will be building a new house over the next few months.

(trong vòng “vài tháng tới” thì nhà của họ vẫn đang được xây).

– Mô tả một hành động sẽ diễn ra theo kế hoạch đã định.

Ví dụ: They will be hosting a party next weekend.

(“cuối tuần sau” là thời điểm của kế hoạch đã định và khi đó thì buổi tiệc sẽ đang diễn ra).

Công thức thì Tương lai tiếp diễn:

Hãy cùng quay lại tình huống ban đầu và phân tích cấu trúc câu cùng nhau nhé:

At this time tomorrow, I will be enjoying my beach vacation.

  • At this time tomorrow: khoảng thời gian cụ thể/ dấu hiệu nhận biết
  • I: chủ ngữ (Subject) 
  • will: động từ khuyết thiếu 
  • be: trợ động từ 
  • enjoying: động từ thêm “ing” (V-ing) 
  • beach vacation: đối tượng 

Từ đây, cấu trúc của thì Tương lai tiếp diễn có thể rút ra như sau: 

  • Câu khẳng định: S + will + be + V-ing

         Ví dụ:  At 3 p.m. tomorrow, I will be working on my project.

  • Câu phủ định: S + will + not + be + V-ing

         Ví dụ:  At 3 p.m. tomorrow, I will not/ won’t be working on my project.

  • Câu nghi vấn: Will + S + be + V-ing?

                                  Wh-question + will + S + be + V-ing?

         Ví dụ:  Will you be working on your project at 3 p.m. tomorrow?

                    Where will they be staying during their vacation? 

Dấu hiệu nhận biết của thì Tương lai tiếp diễn

Đặc điểm dễ nhận biết nhất ở thì Tương lai tiếp diễn là các trạng từ chỉ thời gian

  • At this time/at this moment + thời gian trong tương lai 

         Ví dụ: At this time next month, I will be living in Paris. 

  • At + giờ cụ thể + thời điểm xác định trong tương lai 

         Ví dụ: At 9 a.m tomorrow, they will be having a meeting.

  • When + mệnh đề chia ở thì hiện tại đơn + thời điểm xác định trong tương lai 

         Ví dụ: When I leave home for work tomorrow, my wife will be looking after our kids. 

  • Các từ khác: next month, next week, in the future, soon,…

         Ví dụ: In the future, I will be working as a software engineer. 

Tuy nhiên cần lưu ý:

  • Thì Tương lai tiếp diễn không dùng trong trường hợp câu có các mệnh đề chỉ thời gian: by the time, as soon as, if, unless, when, while, before, after,…
  • Một số động từ không dùng hoặc hiếm khi dùng ở dạng tiếp diễn: Não bộ: understand, think, believe, know,….; Sở hữu: have, belong; Trạng thái: fit, suit, cost,…; Cảm xúc: love, hate, like, prefer, wish, want,…; Giác quan: smell, touch, taste, hear, see,…

Lý do là vì chúng thường biểu thị một trạng thái tồn tại một cách ổn định, đặc điểm cố định của một vật hoặc một tình  huống, những điều mà chúng ta biết hoặc luôn tin vào.

Phân biệt thì Tương lai đơn, Tương lai gần và Tương lai tiếp diễn

Thì

Công thức

Cách dùng

Ví dụ

Tương lai đơn        will + V – Diễn tả một quyết định, dự đoán

được đưa ra tại thời điểm nói. 

– Nói về một sự thật hiển nhiên

trong tương lai. 

– Hứa hẹn, yêu cầu, đề nghị.

I will visit my parents next week.

(Tôi sẽ thăm bố mẹ vào tuần sau.)

 

It will rain tomorrow.

(Trời sẽ mưa vào ngày mai.)

I will help you with your homework.

(Tôi sẽ giúp bạn làm bài tập.)

Tương lai gần  be going to + V – Diễn tả một kế hoạch, dự định

đã được lên từ trước. 

– Dự đoán dựa trên những dấu hiệu hiện tại.

I am going to buy a new car next month.

(Tôi sẽ mua một chiếc xe mới vào tháng sau.)

 

Look at the clouds! It is going to rain.

(Nhìn những đám mây kìa! Trời sắp mưa rồi.)

Tương lai
tiếp diễn
 will be + V-ing Diễn tả hành động đang diễn ra tại một thời điểm cụ thể trong tương lai. At 3 p.m. tomorrow, I will be working.

(Vào 3 giờ chiều mai, tôi sẽ đang làm việc.) 

This time next week, we will be traveling to London. (Vào thời điểm này tuần sau, chúng tôi sẽ đang đi du lịch London.)

Bài tập áp dụng

1. Hãy chọn đáp án đúng để hoàn thành các câu sau:

a) This time tomorrow, I ________ (study/ will be studying) for my exam.

b) At 8 p.m. tonight, they ________ (watch/ will be watching) a movie.

c) Next week, we ________ (travel/ will be traveling) to Nha Trang.

d) While you are eating dinner, I ________ (do/ will be doing) the dishes.

e) Don’t call me at 9 a.m. tomorrow. I ________ (sleep/ will be sleeping).

2. Hãy viết lại các câu sau sử dụng thì Tương lai tiếp diễn:

a) They are playing football at 4 p.m. tomorrow. 

         ________________________________________

b) We are going to the beach next weekend. 

         ________________________________________

c) She is studying English at 8 p.m. tonight. 

         ________________________________________

3. Hãy đặt câu hỏi cho các hoạt động sau đây, sử dụng thì Tương lai tiếp diễn:

a) Liệu bạn có đang học bài lúc 9 giờ tối nay?  

         ________________________________________

b) Liệu anh ấy có đang chơi tennis vào cuối tuần này? 

         ________________________________________

c) Liệu chúng ta có đang ăn tối ở nhà hàng lúc 7 giờ tối mai?

         ________________________________________

 

4. Hãy tưởng tượng một tình huống và viết một đoạn văn ngắn sử dụng thì Tương lai tiếp diễn để miêu tả những gì sẽ xảy ra.

Ví dụ: Tưởng tượng bạn đang lên kế hoạch cho một chuyến đi vào cuối tuần tới. Hãy viết về những hoạt động bạn sẽ làm trong chuyến đi đó.


(Đáp án)

1.

  1. will be studying
  2. will be watching
  3. will be traveling
  4. will be doing
  5. will be sleeping

2.

  1. They will be playing football at 4 p.m. tomorrow.
  2. We will be going to the beach next weekend.
  3. She will be studying English at 8 p.m. tonight.

3.

  1. Will you be studying at 9 p.m. tonight?
  2. Will he be playing tennis this weekend?
  3. Will we be having dinner at a restaurant at 7 p.m. tomorrow?

 

Vậy là chúng ta đã cùng nhau khám phá một góc nhỏ của ngữ pháp tiếng Anh – thì tương lai tiếp diễn. Các bạn hãy nhớ rằng, việc luyện tập thường xuyên là yếu tố quan trọng để thành công. Hãy áp dụng những kiến thức đã học vào các bài tập và tình huống giao tiếp thực tế nhé! Chúc các bạn học tốt!

Giải đề IELTS Writing task 2 thi máy BC ngày 25/8/2024
(Bài luận nêu quan điểm của việc đọc sách và xem TV)

It has been said that people who read for pleasure have more developed imaginations and better language skills than people who prefer to watch TV. Do you agree or disagree?

BC – IELTS Computer-delivered test – August 25th 2024

Smartcom IELTS xin gửi tới các bạn bài hướng dẫn giải đề thi IELTS ngày 25/8/2024 với hình thức thi trên máy tính tại IDP Hà Nội.

Dịch đề bài: Người ta cho rằng những người đọc sách để giải trí, có trí tưởng tượng phát triển hơn và kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn những người thích xem ti-vi. Bạn đồng ý hay không đồng ý?

benefits-of-reading

Hướng dẫn chiến thuật làm bài

Bước 1: Xác định rõ yêu cầu của đề bài

Khi đọc đề IELTS writing task 2, có 2 điều mà các sĩ tử quan xác định rõ từ bước đầu tiên đó là: 1. Chủ đề; và 2. Dạng bài. Cụ thể đề bài đã cho được hiểu là: “Người ta cho rằng những người đọc sách để giải trí, có trí tưởng tượng phát triển hơn và kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn những người thích xem ti-vi. Bạn đồng ý hay không đồng ý?”

Như vậy, chủ đề của bài này là bàn về sự phát triển trí tưởng tượng tốt hơn của người đọc sách, so với người xem ti-vi. Dạng câu hỏi là tranh luận và đưa ra ý kiến cá nhân.

Chú ý: Sĩ tử cần luyện IELTS kỹ lưỡng thì mới có thể viết bài luận tiếng Anh học thuật đáp ứng tốt 4 tiêu chí chấm điểm gồm Task Response (Đúng đề, đủ ý), Coherence and Cohesion (Bố cục logic & liên kết mạch lạc), Lexical Resources (Vốn từ vựng phong phú) và Grammatical Range and Accuracy (Ngữ pháp phong phú và chính xác), đồng thời viết trong phạm vi thời gian quy định chỉ là 40 phút với đủ độ dài (tối thiểu là 250 từ, nhưng tốt hơn hết hãy tập viết với độ dài từ 300 từ trở lên để lấy điểm số cao hơn).

Bước 2: Lên dàn ý bài viết

Thực chất bước này thí sinh sẽ không làm trong phòng thi, mà luyện tập lên dàn ý trong quá trình luyện thi IELTS rồi. Vào phòng thi, đọc đề là ta phải tận dụng toàn bộ 40 phút quý báu để viết, chứ không thể ngồi suy nghĩ về dàn ý nữa.

Hiện nay đề thi IELTS Writing Task 2 tập trung vào 5 dạng câu hỏi chính gồm:

Mỗi dạng bài này đều có một số dàn ý tương ứng, và người học IELTS cần luyện trước các dàn ý này, để có sẵn dàn ý trong đầu. Khi vào bài thi, đối với mỗi câu hỏi cụ thể thì bạn chỉ cần thay ý tưởng và ngôn từ vào là có thể viết trọn vẹn một bài luận Task 2 một cách khá dễ dàng dựa vào dàn ý trong đầu đã luyện. Với dạng bài Agreeing – Disagreeing như đề thi đã hỏi, ta nên viết theo bố cục 5 đoạn văn như sau:

Đoạn mở bài: Nêu lại vấn đề được đưa ra tranh luận bằng ngôn từ của riêng bạn. Sau đó nêu khái quát những quan điểm tranh luận đối lập nhau, và đưa ra quan điểm rằng bạn đồng ý hay không đồng ý với nhận định của đề bài.

Đoạn thân bài 1: Nêu quan điểm đối lập mà bạn không ủng hộ. Hãy tập trung vào một ý chính duy nhất (chỉ phân tích một quan điểm chính), kèm theo lập luận và ví dụ cụ thể để tăng tính logic của bài viết. Chú ý: việc phân tích quan điểm đối lập này là điều cần thiết trong văn học thuật tiếng Anh, nó thể hiện bạn có cái nhìn khách quan, có cân nhắc đến các quan điểm khác nhau trước khi đưa ra quan điểm của cá nhân mình.

Đoạn thân bài 2: Nêu quan điểm mà bạn ủng hộ. Hãy tập trung viết vào một quan điểm mà bạn thấy có sức ảnh hưởng nhất, không được viết nhiều hơn 1 quan điểm, để tránh bị trừ điểm Coherence and Cohesion. Sau đó đưa ra các lý do, cách thức hoặc phân tích sâu hơn về quan điểm đó, và đưa ra ví dụ hoặc bằng chứng cụ thể để khẳng định lý lẽ của bạn.

Đoạn thân bài 3: Phân tích quan điểm cá nhân của bạn. Đoạn này bạn nêu rõ tại sao bạn ủng hộ quan điểm đã nêu ra ở đoạn thân bài 2, bằng cách đưa ra lý do ủng hộ, hoặc đưa ra những lý lẽ để bác bỏ hoặc phê phán quan điểm đối lập.

Đoạn kết bài: Đoạn này bạn nhắc lại quan điểm của mình về việc ủng hộ mặt nào. Sau đó bạn nên viết thêm câu kêu gọi hành động hoặc lời khuyên tương ứng với mặt mà bạn ủng hộ.

Muốn viết được hiệu quả một bài luận tranh luận quan điểm như ở câu hỏi này, việc có bố cục bài viết là chưa đủ, mà bạn cần thêm tối thiểu hai điều nữa gồm: có kiến thức về chủ đề mà bạn viết kèm theo vốn từ vựng tiếng Anh của nó, và có vốn cấu trúc ngữ pháp ít nhất là đủ để hình thành các câu, diễn đạt trọn vẹn ý mà bạn muốn viết. Điều này đòi hỏi bạn phải nghiên cứu trong một thời gian nhất định, hoặc được đào tạo bởi giáo viên IELTS chuyên nghiệp.

Trước mắt, xin mời bạn nghiên cứu một số kiến thức về chủ đề sức ảnh hưởng của các tập đoàn đa quốc gia và xu hướng toàn cầu hóa tới các nước và người dân của mỗi nước ở hai mặt tích cực và tiêu cực. Đoạn gợi ý kiến thức và ý tưởng dưới đây được trình bày bằng tiếng Anh để vừa cung cấp kiến thức, vừa cung cấp cấu trúc câu, vừa cung cấp vốn từ tiếng Anh cho bạn.

Tư duy và kiến thức về chủ đề

Argument for Reading

Imagination and Creativity: Reading requires active engagement from the reader, as they must visualize characters, settings, and events based on textual descriptions. This mental effort enhances creativity and imagination. In contrast, television provides a complete visual and auditory experience, which may limit the viewer’s creative input.

Language Skills: Books often expose readers to a richer and more diverse vocabulary than is typically found in spoken language. Reading improves language skills by introducing complex sentence structures, varied styles, and nuanced expressions. This exposure can lead to better writing skills and an expanded vocabulary compared to the often simplified language of television shows.

Critical Thinking: Engaging with literature often encourages deeper thinking and interpretation. Readers analyze characters’ motivations, themes, and narrative techniques, fostering critical thinking skills. This level of engagement is often less pronounced when consuming passive media like TV.

Argument for Watching TV

Accessibility and Engagement: Television can be more accessible for some people, especially those who may struggle with reading due to learning disabilities or other barriers. It can also be a more engaging medium for storytelling, using visual effects, music, and acting to convey emotions and narratives that resonate deeply with viewers.

Cultural Awareness: Many television programs introduce viewers to diverse cultures, perspectives, and contemporary issues, which can broaden their understanding of the world. Documentaries and educational programs, in particular, can be informative and provoke thought about societal topics, sometimes more effectively than written texts.

Social Interaction: Watching TV shows often serves as a social activity, allowing people to connect with friends and family through shared viewing experiences. This can foster discussions and interactions that enhance comprehension and critical analysis, providing a different type of engagement with the content.

Bài luận hoàn thiện

Đề Thi Máy BC 2582024

The debate between the merits of reading for pleasure versus watching television has been ongoing for years. While television offers entertainment and a visual narrative, I argue that reading books fosters a more developed imagination and superior language skills. Engaging with literature stimulates cognitive functions in ways that television cannot replicate.

Proponents of television highlight its accessibility and ability to present complex narratives through visuals and sound. Shows can convey emotions and themes instantly, making stories easier to digest. Additionally, certain programs can introduce viewers to diverse cultures, ideas, and experiences, broadening their perspectives. For instance, documentaries and educational series often provide valuable insights into history, science, and art, allowing audiences to learn in an engaging format. However, despite these advantages, the passive nature of watching TV can limit active engagement and critical thinking, which are essential for cognitive development.

In contrast, reading requires active participation from the reader, allowing them to visualize characters, settings, and scenarios, which enhances their ability to think abstractly and develop their creative faculties. This imaginative engagement can lead to a richer understanding of complex ideas and emotions, as readers interpret and internalize the narratives in unique ways. Moreover, the varied genres and styles of literature encourage readers to explore different perspectives, further enhancing their nuanced understanding.

Furthermore, reading has been shown to improve language skills significantly. Exposure to diverse vocabulary, sentence structures, and writing styles through literature helps readers develop analytical skills and a more nuanced understanding of language. This exposure not only enhances their ability to articulate thoughts clearly but also fosters critical thinking and analytical skills. In contrast, television often relies on simplified language and repetitive phrases, which can hinder linguistic development over time.

In conclusion, while television can be an enjoyable and informative medium, reading for pleasure offers unparalleled benefits in developing imagination and language skills. By engaging actively with literature, individuals cultivate their creative abilities and enhance their vocabulary, preparing them for more effective communication in various aspects of life. Thus, embracing reading as a primary source of entertainment can significantly enrich one’s cognitive and linguistic development.

visual narrative /ˈvɪʒ.u.əl ˈnær.ə.tɪv/ (n): câu chuyện bằng hình ảnh, kể chuyện bằng hình ảnh

to foster /ˈfɒs.tər/ (v): nuôi dưỡng, khuyến khích – fostering (n) /ˈfɒs.tər.ɪŋ/: sự nuôi dưỡng

to stimulate cognitive functions /ˈstɪm.jʊ.leɪt ˈkɒɡ.nɪ.tɪv ˈfʌŋk.ʃənz/ (v): kích thích các chức năng nhận thức

to replicate /ˈrɛp.lɪ.keɪt/ (v): sao chép, tái tạo – replication (n) /ˌrɛp.lɪˈkeɪ.ʃən/: sự sao chép

proponents /prəˈpoʊ.nənts/ (n): người ủng hộ, người đề xuất

accessibility /əkˌsɛs.əˈbɪl.ɪ.ti/ (n): tính dễ tiếp cận, khả năng truy cập

to complex narratives /tʊ ˈkɒmplɛks ˈnær.ə.tɪvz/ (v): đối với những câu chuyện phức tạp

to digest /dɪˈdʒɛst/ (v): tiêu hóa, tiếp thu – digestion (n) /daɪˈdʒɛs.tʃən/: sự tiêu hóa

active engagement /ˈæktɪv ɪnˈɡeɪdʒ.mənt/ (n): sự tham gia tích cực

critical thinking /ˈkrɪt.ɪ.kəl ˈθɪŋ.kɪŋ/ (n): tư duy phản biện

cognitive development /ˈkɒɡ.nɪ.tɪv dɪˈvɛl.əp.mənt/ (n): sự phát triển nhận thức

visualize /ˈvɪʒ.u.əl.aɪz/ (v): hình dung, tưởng tượng – visualization (n) /ˌvɪʒ.u.əl.aɪˈzeɪ.ʃən/: sự hình dung

scenarios /sɪˈnɛr.i.oʊz/ (n): kịch bản, tình huống

to think abstractly /tʊ θɪŋk ˈæbstræktli/ (v): suy nghĩ trừu tượng

creative faculties /kriˈeɪ.tɪv ˈfæk.təl.tiz/ (n): khả năng sáng tạo

to internalize /ɪnˈtɜːr.nəl.aɪz/ (v): tiếp thu, lĩnh hội – internalization (n) /ɪnˌtɜːrn.əl.ɪˈzeɪ.ʃən/: sự tiếp thu

nuanced understanding /ˈnjuː.ɑːnst ˌʌn.dərˈstæn.dɪŋ/ (n): sự hiểu biết tinh tế

analytical skills /ˌæn.əˈlɪt.ɪ.kəl skɪlz/ (n): kỹ năng phân tích

to hinder linguistic development /tʊ ˈhɪn.dər lɪŋˈɡwɪs.tɪk dɪˈvɛl.əp.mənt/ (v): cản trở sự phát triển ngôn ngữ

unparalleled benefits /ʌnˈpær.ə.leld ˈbɛn.ɪ.fɪts/ (n): lợi ích vô song

to cultivate /ˈkʌl.tɪ.veɪt/ (v): trau dồi, vun đắp – cultivation (n) /ˌkʌl.tɪˈveɪ.ʃən/: sự trau dồi

to enrich /ɪnˈrɪtʃ/ (v): làm phong phú, làm giàu – enrichment (n) /ɪnˈrɪtʃ.mənt/: sự làm phong phú

Trên đây là bài phân tích và hướng dẫn giải đề thi IELTS Writing thi tại BC ngày 25/8/2024. Hy vọng có thể giúp ích được bạn trong quá trình ôn thi nước rút sắp tới. Chúc các bạn thi tốt!