Bạn thấy mình chưa nắm vững cách làm True False Not Given? Việc làm bài đọc luôn khiến bạn lo lắng? Đây là những băn khoăn thường gặp của các thí sinh trong bài thi IELTS Reading. Thấu hiểu được điều đó, trong bài viết bên dưới, Smartcom English sẽ chia sẻ đến bạn những cách làm bài cực kỳ đơn giản để giúp bạn công phá dạng đề này.
Tổng quan dạng bài True False Not Given
Dạng bài True False Not Given
Bài thi IELTS Reading được nhận xét là tương đối khó bởi nó đánh giá khả năng đọc hiểu và xác định thông tin của thí sinh.
Cụ thể, dạng bài True False Not Given trong IELTS Reading sẽ đưa ra các nhận định (statements) và yêu cầu thí sinh xác định chúng có đồng nhất với nội dung bài đọc không. Cụ thể hơn:
- True: Nhận định đúng với nội dung trong bài đọc.
- False: Nhận định mâu thuẫn với nội dung trong bài đọc.
- Not Given: Không có thông tin liên quan trong bài đọc.
Có 2 dạng bài True False Not Given:
- True False Not Given dạng nhắc đến 1 đối tượng.
- True False Not Given dạng bài so sánh.
Phân biệt True False Not Given và Yes No Not Given
Bên cạnh True False Not Given, Yes No Not Given cũng là một dạng bài tương đối phổ biến. Tuy nhiên, cách làm 2 dạng bài này sẽ có sự khác biệt:
- Cách làm bài True False Not Given: Dựa trên sự thật (facts) cho sẵn trong bài đọc. ⇒ Thí sinh phải đối chiếu thông tin với bài đọc.
- Cách làm Yes No Not Given: Dựa trên ý kiến và quan điểm (point of view) của tác giả. ⇒ Thí sinh phải suy luận theo quan điểm của tác giả (writer).
Nhìn chung, việc lựa chọn giữa True/False tương đối đơn giản. Tuy nhiên, nhiều thí sinh thường mất điểm trong lúc làm bài bởi:
- Phân vân nên chọn Not Given hay False. → Tốn nhiều thời gian làm bài hơn.
- Chỉ chọn đáp án dựa trên từ khóa (keywords) mà không hiểu nghĩa. → Lựa chọn luôn True/False trong khi đáp án có thể là Not Given.
Cách làm bài Reading True False Not Given cực kỳ đơn giản
Sau khi xác định đề bài IELTS Reading thuộc dạng True False Not Given, bạn hãy áp dụng lần lượt 3 bước sau đây:
Bước 1: Đọc kỹ câu hỏi, xác định ý chính và gạch chân từ khóa (keywords)
Điều đầu tiên bạn cần thực hiện là đọc thật kỹ câu hỏi và xác định nội dung chính. Quan trọng nhất là bạn hãy cố gắng hiểu nội dung câu hỏi. Bên cạnh đó, đánh dấu các từ khóa quan trọng sẽ giúp bạn chuẩn bị cho các bước sau trong quá trình làm bài.
Một số từ khóa bạn nên lưu ý bao gồm:
- Tên riêng: tên người, tên tổ chức, tên địa danh,…
- Số: số lượng, số đếm, thời gian, ngày, tháng, năm,…
- Thuật ngữ chuyên ngành: từ vựng thuộc các lĩnh vực khác nhau.
- Các từ chỉ định tính: some, all, often, always,..
- Các động từ tường thuật: claim, hope, report, say, suggest,…
- Các động từ khuyết thiếu: can, could, may, might,…
- Các từ tuyệt đối hóa: always, never,…
Bước 2: Scanning
Sau khi đã nắm được nội dung chính và xác định từ khóa, hãy scan thật nhanh bài đọc để tìm vị trí của chúng trong bài.
Một lưu ý nhỏ là bạn có thể scan từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Hãy luyện tập kỹ năng scanning để cải thiện tốc độ làm bài của mình nhé.
Bước 3: So sánh thông tin và tìm đáp án
Bước cuối cùng bạn cần làm là so sánh thông tin bạn vừa tìm được với nội dung nhận định của đề bài, từ đó tìm ra đáp án đúng là True, False hay Not Given.
Lưu ý: Trọng tâm của câu hỏi có thể chỉ ở 1-2 từ chính. Một lần nữa, việc xác định đúng từ khóa là rất quan trọng.
Một số tips làm bài True False Not Given hiệu quả
Cách làm True False Not Given #1: Tìm thông tin theo thứ tự
Một trong số những mẹo làm True False Not Given quan trọng nhất là tìm thông tin theo thứ tự. Nội dung câu hỏi của bài IELTS Reading sẽ theo thứ tự thông tin xuất hiện trong bài (Ví dụ: Câu 1 trong đoạn 1, câu 2 trong đoạn 2, câu 3 trong đoạn 4,…). Vậy nên, nếu chưa tìm thấy thông tin hoặc chưa chắc chắn với câu trả lời, bạn hãy đọc tiếp và làm các câu hỏi phía sau trước.
Cách làm True False Not Given #2: Tránh suy nghĩ quá phức tạp
Nhiều thí sinh thường dành nhiều thời gian để suy nghĩ về câu hỏi và nội dung thông tin bài đọc. Tuy nhiên, một lưu ý cho bạn là tránh suy nghĩ quá phức tạp.
Hãy bỏ qua những điều bạn đã biết về chủ đề trong bài và tuyệt đối không được tự “suy diễn”. Thay vào đó, hãy chỉ so sánh đáp án với thông tin trong bài.
Cách làm True False Not Given #3: Kiểm tra số lượng đáp án
Vì đề bài yêu cầu xác định nội dung True False Not Given, nên cả 3 đáp án này đều phải xuất hiện trong câu trả lời. Nếu bạn không có ít nhất 1 đáp án True, False, hay Not Given, có thể bạn sẽ cần kiểm tra lại bài làm của mình.
Thực hành áp dụng cách làm True False Not Given
Để giúp bạn nắm vững cách làm bài, hãy cùng luyện tập với bài tập Reading True False có đáp án bên dưới nhé!
Bài đọc IELTS Reading
The Metropolitan line, which opened on 10 January 1863, was the world’s first underground railway. On its first day, almost 40,000 passengers were carried between Paddington and Farringdon, the journey taking about 18 minutes. By the end of the Metropolitan’s first year of operation, 9.5 million journeys had been made.
Even as the Metropolitan began operation, the first extensions to the line were being authorised; these were built over the next five years, reaching Moorgate in the east of London and Hammersmith in the west. The original plan was to pull the trains with steam locomotives, using firebricks in the boilers to provide steam, but these engines were never introduced. Instead, the line used specially designed locomotives that were fitted with water tanks in which steam could be condensed. However, smoke and fumes remained a problem, even though ventilation shafts were added to the tunnels.
Despite the extension of the underground railway, by the 1880s, congestion on London’s streets had become worse. The problem was partly that the existing underground lines formed a circuit around the centre of London and extended to the suburbs, but did not cross the capital’s centre. The ‘cut and cover’ method of construction was not an option in this part of the capital. The only alternative was to tunnel deep underground.
Although the technology to create these tunnels existed, steam locomotives could not be used in such a confined space. It wasn’t until the development of a reliable electric motor, and a means of transferring power from the generator to a moving train, that the world’s first deep-level electric railway, the City & South London, became possible. The line opened in 1890 and ran from the City to Stockwell, south of the River Thames. The trains were made up of three carriages and driven by electric engines. The carriages were narrow and had tiny windows just below the roof because it was thought that passengers would not want to look out at the tunnel walls.
The line was not without its problems, mainly caused by an unreliable power supply. Although the City & South London Railway was a great technical achievement, it did not make a profit. Then, in 1900, the Central London Railway, known as the ‘Tuppenny Tube’, began operation using new electric locomotives. It was very popular and soon afterwards new railways and extensions were added to the growing tube network. By 1907, the heart of today’s Underground system was in place.
(Bài đọc được trích từ Cambridge IELTS 17 – Test 1 – Reading Passage 1: The Development Of The London Underground Railway)
Câu hỏi
Questions 1–7
Do the following statements agree with the information given in Reading Passage 1?
- TRUE if the statement agrees with the information
- FALSE if the statement contradicts the information
- NOT GIVEN if there is no information on this
- Other countries had built underground railways before the Metropolitan line opened.
- More people than predicted travelled on the Metropolitan line on the first day.
- The use of ventilation shafts failed to prevent pollution in the tunnels.
- A different approach from the ‘cut and cover’ technique was required in London’s central area.
- The windows on City & South London trains were at eye level.
- The City & South London Railway was a financial success.
- Trains on the ‘Tuppenny Tube’ nearly always ran on time.
Đáp án
- False
- Not Given
- True
- True
- False
- False
- Not Given
Tổng kết
Trên đây là tổng quan về dạng bài cũng như cách làm True False Not Given trong IELTS Reading. Chỉ với 3 bước, việc làm bài của bạn sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều. Smartcom English hi vọng nội dung bài viết sẽ giúp ích bạn trong quá trình luyện đề Reading cũng như ôn tập cho kỳ thi IELTS. Hãy thử áp dụng cách làm trên ngay hôm nay nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
SMARTCOM ENGLISH
Trụ sở chính: Tầng 4 nhà 29T2, đường Hoàng Đạo Thúy, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Website: https://smartcom.vn
SĐT: (+84) 024.22427799
Email: mail@smartcom.vn
Facebook: https://facebook.com/smartcom.vn