Dạng bài Completion là một dạng khá hay gặp ở cả 4 part của phần thi Nghe. Tuy nhiên, mỗi dạng bài lại có những yêu cầu và lưu ý khác nhau vì thế hãy cùng Smartcom English khám phá chi tiết dạng bài Completion trong IELTS Listening qua bài viết dưới đây.
Tổng quan dạng bài Completion trong IELTS Listening
Dạng bài Completion trong IELTS Listening yêu cầu thí sinh điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống trong một bản ghi chú, bảng, biểu đồ, tóm tắt, hoặc mẫu đơn dựa trên những gì họ nghe được trong đoạn ghi âm. Các từ điền vào phải chính xác và phù hợp với ngữ cảnh của đoạn nghe, tuân thủ số lượng từ giới hạn được đề bài quy định (thường là “NO MORE THAN THREE WORDS AND/OR A NUMBER”).
Các biến thể của dạng bài Completion
- Form Completion: Với dạng bài này thí sinh được yêu cầu điền thông tin còn thiếu dưới dạng chữ hoặc số để hoàn thành bảng tóm tắt cho trước (thường là mẫu đơn xin việc, đơn đặt hàng hoặc báo giá sản phẩm). Dạng bài này thường gặp trong IELTS Listening part 1 & part 2.
- Note Completion: Đây là dạng bài thường xuất hiện trong IELTS Listening part 3 & part 4 với yêu cầu điền thông tin còn thiếu vào đoạn văn cho trước (thường là những bài giảng của chuyên gia) về các chủ đề học thuật.
- Table Completion: Thí sinh sẽ được yêu cầu điền vào chỗ trống để hoàn thành thông tin cho sẵn và thường xuất hiện trong part 1 & part 2.
- Flowchart Completion: Thường xuất hiện trong IELTS Listening part 3, dạng bài này yêu cầu thí sinh điền thông tin chính xác nghe được từ trong đoạn hội thoại (chủ đề học thuật) để hoàn thành sơ đồ cho trước bị khuyến thông tin.
- Summary Completion: Dạng bài này thường xuất hiện ở part 4 trong bài thi Nghe với yêu cầu thí sinh điền vào chỗ trống để hoàn thành câu hoặc đoạn tóm tắt cho trước.
- Sentence Completion: Dạng bài này yêu cầu hoàn thành câu riêng lẻ hoặc một đoạn văn cho trước sau khi nghe nội dung đoạn hội thoại trò chuyện hàng ngày hoặc chủ đề học thuật và thường xuất hiện ở Part 1 & Part 3.
Chiến lược làm dạng bài Completion IELTS Listening
Bước 1: Đọc trước câu hỏi
Trước khi đoạn ghi âm bắt đầu, hãy đọc kỹ câu hỏi và các chỗ trống cần điền. Chú ý đến các từ xung quanh chỗ trống để đoán loại từ cần điền (danh từ, động từ, tính từ, số, v.v.).
Bước 2: Gạch chân từ khóa
Gạch chân hoặc đánh dấu các từ khóa quan trọng trong câu hỏi. Điều này giúp bạn tập trung vào những thông tin chính khi nghe đoạn ghi âm.
Bước 3: Đoán trước nội dung
Dựa trên ngữ cảnh và từ khóa, thử đoán trước nội dung có thể xuất hiện trong đoạn ghi âm. Điều này giúp bạn chuẩn bị tốt hơn và dễ dàng nhận diện thông tin khi nghe.
Bước 4: Lắng nghe và ghi chú
Khi đoạn ghi âm bắt đầu, lắng nghe cẩn thận và ghi chú nhanh các từ hoặc cụm từ quan trọng. Đảm bảo rằng bạn không bỏ lỡ thông tin quan trọng.
Bước 5: Điền từ vào chỗ trống
Dựa trên ghi chú của bạn và thông tin nghe được, điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống. Hãy chắc chắn rằng từ điền vào phù hợp với ngữ cảnh và tuân thủ số lượng từ quy định.
Bước 6: Kiểm tra lại đáp án
Sau khi hoàn thành, kiểm tra lại đáp án để đảm bảo tính chính xác. Đảm bảo rằng từ điền vào đúng ngữ pháp và chính tả.
Kinh nghiệm xử lý các biến thể dạng bài Completion
Dạng bài Note Completion
- Chú ý đến cấu trúc câu: Thường thì các câu ghi chú sẽ là các mệnh đề ngắn, do đó hãy chú ý đến loại từ cần điền (danh từ, động từ, tính từ).
- Tìm từ khóa: Tìm các từ khóa trong các ghi chú để dễ dàng theo dõi khi nghe.
- Chú ý đến thứ tự thông tin: Thông tin trong đoạn ghi âm thường theo thứ tự như trong câu hỏi, điều này giúp bạn dễ dàng dự đoán và nhận diện các từ cần điền.
Dạng bài Form Completion
- Hiểu ngữ cảnh: Đọc qua toàn bộ form để hiểu rõ ngữ cảnh trước khi nghe.
- Chú ý đến danh mục thông tin: Các form thường yêu cầu điền các thông tin cụ thể như tên, địa chỉ, số điện thoại, ngày tháng, vì vậy hãy chú ý đến các danh mục này khi nghe.
- Nghe kỹ các số liệu: Hãy cẩn thận khi nghe các số liệu, đặc biệt là số điện thoại, ngày tháng, và số nhà.
Dạng bài Table Completion
- Xác định cấu trúc bảng: Hiểu rõ cấu trúc của bảng và các mục cần điền.
- Chú ý đến các tiêu đề cột và hàng: Điều này sẽ giúp bạn biết thông tin nào cần được điền vào đâu.
- Theo dõi thứ tự thông tin: Thông tin trong đoạn ghi âm thường theo thứ tự từ trên xuống dưới và từ trái sang phải của bảng.
Dạng bài Flowchart Completion
- Chú ý số lượng từ cho phép: Đọc kỹ yêu cầu đề bài trước khi nghe, gạch chân hoặc tô đậm số lượng từ cho phép điền vào mỗi chỗ trống để dễ dàng theo dõi.
- Tập trung nghe hiểu mạch nội dung hội thoại: Nghe kỹ các từ ngữ diễn tả trình tự để xác định người nói đang trình bày phần nào trong quy trình.
Dạng bài Summary Completion
- Chú ý đến ngữ pháp: Đảm bảo rằng từ hoặc cụm từ bạn điền vào phù hợp với cấu trúc ngữ pháp của câu.
- Dự đoán từ loại: Dựa vào ngữ cảnh và cấu trúc câu để dự đoán từ loại cần điền (danh từ, động từ, tính từ, trạng từ).
- Cẩn thận với paraphrasing: Thông tin trong đoạn ghi âm có thể được diễn đạt lại bằng cách sử dụng từ đồng nghĩa hoặc cấu trúc câu khác.
Dạng bài Sentence Completion
- Chú ý đến cấu trúc câu: Đảm bảo rằng từ hoặc cụm từ điền vào phù hợp với cấu trúc ngữ pháp của câu.
- Dự đoán từ loại: Dựa vào ngữ cảnh và cấu trúc câu để dự đoán từ loại cần điền.
- Cẩn thận với distractors: Đoạn ghi âm có thể chứa thông tin gây nhiễu, hãy tập trung vào từ khóa và ngữ cảnh.
Bạn dễ bị đánh lừa bởi vì
- Paraphrasing (Diễn đạt lại): Các thông tin trong đoạn ghi âm thường được diễn đạt lại bằng cách sử dụng từ đồng nghĩa hoặc cấu trúc câu khác. Thí sinh cần chú ý nhận diện các dạng diễn đạt khác nhau của cùng một ý tưởng.
- Distractors (Thông tin gây nhiễu): Đoạn ghi âm có thể chứa thông tin gây nhiễu, làm cho thí sinh dễ bị nhầm lẫn. Hãy tập trung vào các từ khóa và ngữ cảnh để tránh bị lạc hướng.
Một số mẹo hay
- Luyện tập từ vựng: Tăng cường vốn từ vựng về các chủ đề thường gặp trong IELTS Listening như giáo dục, sức khỏe, công việc, du lịch, v.v.
- Luyện nghe thường xuyên: Nghe các đoạn hội thoại, bài giảng, hoặc tin tức tiếng Anh hàng ngày để cải thiện kỹ năng nghe và nhận diện từ vựng.
- Chú ý đến số lượng từ: Đảm bảo rằng bạn không điền quá số lượng từ được quy định trong đề bài.
- Quản lý thời gian: Đọc trước câu hỏi và các chỗ trống trong khoảng thời gian được cho phép trước khi đoạn ghi âm bắt đầu.
Giải pháp khắc phục các bẫy
- Sử dụng từ đồng nghĩa: Khi gặp từ không biết, hãy sử dụng từ đồng nghĩa hoặc cụm từ có nghĩa tương đương để điền vào chỗ trống.
- Tập trung vào ngữ cảnh: Dựa vào ngữ cảnh của câu và đoạn ghi âm để xác định từ phù hợp nhất để điền vào chỗ trống.
- Luyện tập với đề thi mẫu: Sử dụng các đề thi mẫu và tài liệu luyện thi IELTS để làm quen với dạng bài Completion và cải thiện kỹ năng làm bài.
Bài luyện tập
Đáp án bài tập:
1 call center
2 inconclusive
3 methodology/methods
4 unequal
5 female
6 response
7 control
8 sample/group
9 other colleagues/colleagues
10 confidential
Transcript:
Good morning everyone. For my presentation today I’m going to report on an assignment that I did recently. My brief was to analyse the methods used in a small study about job satisfaction, and then to make recommendations for future studies of a similar kind.
The study that I looked at had investigated the relationship between differences in gender and differences in working hours, and levels of job satisfaction amongst workers. For this purpose, employees at a call centre had been asked to complete a questionnaire about their work.
I’ll summarise the findings of that study briefly now. First of all, female full-time workers reported slightly higher levels of job satisfaction than male full-time workers. Secondly, female part-time workers reported slightly higher levels of satisfaction than female fulltimeones did.
On the other hand, male part-time workers experienced slightly less job satisfaction than male full-time workers. But although these results seemed interesting, and capable of being explained, perhaps the most important thing to mention here is that in statistical terms they were inconclusive.
Personally, I was surprised that the findings hadn’t been more definite, because I would have expected to find that men and women as well as full and part-time workers would experience different levels of satisfaction. So I then looked more carefully at the methodology employed by the researchers, to see where there may have been problems. This is what I found.
First of all, the size of the sample was probably too small. The overall total of workers who took part in the survey was two hundred twenty-three, which sounds quite a lot, but they had to be divided up into sub-groups. Also the numbers in the different sub-groups were unequal. For example, there were one hundred fifty-four workers in the full-time group, but only sixty-nine in the part-time group. And amongst this part-time group, only ten were male, compared to fifty-nine who were female.
Secondly, although quite a large number of people had been asked to take part in the survey, the response was disappointingly low – a lot of them just ignored the invitation. And workers who did respond may have differed in important respects from those who didn’t.
Thirdly, as the questionnaires had been posted to the call centre for distribution, the researchers had had very limited control over the conditions in which participants completed them. For instance, their responses to questions may have been influenced by the views of their colleagues. All these problems may have biased the results.
In the last part of my assignment I made recommendations for a similar study, attempting to remove the problems that I’ve just mentioned.
Firstly, a much larger sample should be targeted, and care should be taken to ensure that equal numbers of both genders, and both full and part-time workers, are surveyed. Secondly, the researchers should ensure that they are present to administer the questionnaires to the workers themselves. And they should require the workers to complete the questionnaire under supervised conditions, so that the possibility of influence from other colleagues is eliminated.
Finally, as workers may be unwilling to provide details of their job satisfaction when they are on work premises, it’s important that the researchers reassure them that their responses will remain confidential, and also that they have the right to withdraw from the study at any time if they want to. By taking measures like these, the reliability of the responses to the questionnaires is likely to be increased, and any comparisons that are made are likely to be more valid.
So that was a summary of my assignment. Does anyone have any questions?
Trên đây là một số biến thể của dạng bài Completion trong bài thi IELTS Listening cũng như những lưu ý và các bước làm dạng bài này. Để được ôn luyện nội dung chuyên sâu hơn hãy đăng ký tham gia khóa học của Smartcom English các bạn nhé!