Ảnh nền đường dẫn điều hướng của bài viết Cách làm dạng bài True/False/Not Given trong IELTS Reading
Home » Cách làm dạng bài True/False/Not Given trong IELTS Reading

Cách làm dạng bài True/False/Not Given trong IELTS Reading

Ảnh đại diện của tác giả Smartcom IELTS GEN 9.0 Smartcom IELTS GEN 9.0
Audio trong bài
4.8/5 - (5 votes)

Dạng bài True/ False/ Not Given được đánh giá là một dạng bài khó trong đề thi IELTS Rreading vì gây nhiều bối rối cho thí sinh khi làm bài. Bài viết hôm nay hãy cùng Smartcom English khám phá phương pháp làm bài, mẹo hay và cùng luyện tập áp dụng các bước làm dạng bài True/ False/ Not Given nhé!

Tổng quan dạng bài True/ False/ Not Given

Dạng bài True/False/Not Given có thể chiếm tới 1/3 tổng số câu hỏi trong phần IELTS Reading vì vậy thí sinh cần ôn luyện thật kỹ dạng bài này để tránh mất điểm không đáng có trong phòng thi.

Smartcom nhận thấy rằng 3 vấn đề lớn nhất mà học viên của mình hay gặp phải đó là không biết chắc chắn đâu là thông tin cần hay không cần tìm; không luyện tập nhiều dẫn đến không quen trả lời dạng bài này; với độ phức tạp nhất định dạng bài này gây bối rối cho hầu hết thí sinh dẫn đến dành quá nhiều thời gian để cố đưa ra quyết định chọn False hay Not Given, điều đó dẫn đến lãng phí thời gian quý giá dành cho các phần khác của bài thi.

ielts-reading-true-false-not-given_optimized

Phương pháp làm bài True, False, Not Given

Nguyên tắc chung

  • Mấu chốt của dạng T/F/NG là nằm ở meaning (nội dung) của nhận định. Nếu bạn có thể tìm được nội dung của nhận định ở đâu đó trong đoạn thì câu trả lời sẽ có thể là TRUE/FALSE;
  • Nếu không tìm được nội dung của nhận định trong bài, hoặc nếu nội dung không khớp thì câu trả lời có thể là NOT GIVEN
  • Cẩn thận với keywords. Keywords chỉ đóng vai trò ‘dẫn đường’, không thể trực tiếp suy ra đáp án từ keywords được. Một nhận định có thể là NOT GIVEN, song vẫn sẽ chứa những keywords trong bài → điều này khiến chúng ta dễ nhầm thành TRUE/FALSE.

Các bước làm bài

Bước 1: Gạch chân KEYWORDS

Đây là bước QUAN TRỌNG NHẤT của dạng bài T/F/NG và Reading nói chung.
– Key words là chủ ngữ, động từ trong câu, tuy nhiên nếu trong câu có các loại từ sau đây thì cần chú ý:

  • Tên riêng/Số: rất dễ scan, giúp bạn định vị được thông tin
  • Từ chuyên ngành: thường in nghiêng hoặc trong ngoặc kép, giúp bạn định vị được thông tin

Lý do gạch chân những từ như trên là vì chúng rất KHÓ PARAPHRASE. Vì vậy, khi scan, bạn chỉ cần tập trung đi tìm chúng mà không phải lo là bài đọc “ngụy trang” thành các từ khác.

Bước 2: Scan

Khi bạn đã biết chính xác mình đang tìm kiếm từ gì, việc áp dụng kỹ thuật scan trở nên khá đơn giản. Không có bí kíp gì về việc quét bài đọc; cứ lướt từ trái qua phải. Dần dần tốc độ quét của bạn sẽ cải thiện. Bạn sẽ scan từ trên xuống dưới theo tứ tự thời gian.

Bước 3: So sánh và chọn đáp án

Khi so sánh câu hỏi (question) với bài đọc (text), đầu tiên bạn cần phải biết trọng tâm câu T/F/NG ở đâu. Một câu có thể dài, nhưng trọng tâm chỉ ở 1-2 từ. Ví dụ câu hỏi trên:

Question: There may be genetic causes for the differences in how young the skin of identical twins looks.

Câu này chỉ muốn xác nhận xem cái differences in how young the skin … looks (sự khác nhau về độ trẻ của da) LÀ DO genetic causes : Nếu bài đọc nói:

  • Do gene: T
  • Do nguyên nhân khác: F
  • Có nói là khác, nhưng không nói nguyên nhân: NG

Trong đoạn đọc scan được, ở câu 2, có nói “differences … must be due to environmental factors…”. Rõ ràng bài đọc có nói về sự khác nhau, nhưng nguyên nhân là khác hẳn so với câu hỏi: genetic >< environmental => Đáp án là F.

Một số tips khi làm bài True, False, Not Given

– Chú ý lượng từ: Tuyệt đối không lược lượng từ khi dịch câu

Ví dụ: Bài đọc: “There are a lot of shops where people…”

Đề: “There are a few” => sai

– Định vị câu trả lời theo thứ tự: Thông thường, các đáp án sẽ xuất hiện theo trình tự bạn đọc đoạn văn. Nếu bạn không tìm thấy thông tin cho câu 8, bạn có thể ước lượng khoảng thông tin giữa câu 7 và 9.

– Chú ý 3 kiểu ra đề phổ biến:

Phủ nhận thông tin: “He went to school…” Đề: “He did not go to school” => sai

Đánh tráo thông tin: “He went to art school…” Đề: “He went to a law school” => sai

Thông tin không đủ để trả lời: “The temperature has increased compared to the past…” Đề: “The temperature was MUCH MORE LOWER in the past…”

Cách để tối ưu hóa kỹ năng làm bài

Bước 1: Hiểu rõ nội dung chính của bài đọc trước khi bắt đầu trả lời câu hỏi: Dành một chút thời gian để đọc lướt qua toàn bộ bài đọc, nắm bắt ý chính và cấu trúc của nó. Điều này giúp bạn dễ dàng định vị thông tin cần thiết khi trả lời câu hỏi.

Bước 2: Phân tích câu hỏi kỹ càng: Xác định rõ chủ đề và ý chính của câu hỏi trước khi so sánh với bài đọc. Điều này giúp bạn tập trung vào những phần cụ thể của bài đọc liên quan đến câu hỏi.

Bước 3: Chú ý đến những từ ngữ phủ định và các từ chỉ tần suất: Những từ như “never,” “always,” “often,” “sometimes,” có thể thay đổi hoàn toàn ý nghĩa của câu và dẫn đến đáp án khác nhau.

Bước 4: Luyện tập thường xuyên: Thực hành nhiều dạng bài T/F/NG từ các nguồn tài liệu khác nhau giúp bạn làm quen với nhiều kiểu ra đề và cách diễn đạt khác nhau.

Bước 5: Tham gia các khóa học hoặc nhóm học IELTS: Tìm đến sự hướng dẫn của giáo viên hoặc tham gia các nhóm học tập để trao đổi kinh nghiệm và chiến lược làm bài.

Bước 6: Sử dụng các công cụ hỗ trợ học tập: Các ứng dụng và trang web học tiếng Anh cung cấp nhiều bài tập luyện tập dạng T/F/NG và giải thích chi tiết giúp bạn cải thiện kỹ năng.

Ví dụ về bài tập thực hành

Hãy áp dụng các kỹ thuật và bước làm bài trên vào bài tập dưới đây:

Đoạn văn mẫu:

“Research shows that the key to effective study habits is not the quantity of study but the quality. It is found that students who study for shorter periods but with higher concentration tend to perform better in exams. Furthermore, taking regular breaks and ensuring a good sleep schedule significantly boosts memory retention and understanding.”

Câu hỏi:

  1. True/False/Not Given: Students who study for longer hours always perform better in exams.
  2. True/False/Not Given: Regular breaks and good sleep do not affect memory retention.

Đáp án:

  1. False – Bài đọc nói rằng “students who study for shorter periods but with higher concentration tend to perform better in exams,” trái ngược với câu hỏi.
  2. False – Bài đọc nói rằng “taking regular breaks and ensuring a good sleep schedule significantly boosts memory retention,” trái ngược với câu hỏi.

Trên đây là các bước xử lý dạng bài True/ False / Not Given hy vọng có thể giúp ích bạn để tránh mất điểm trong bài thi IELTS Reading.

call-to-action-smartcom-english-1