THI THỬ IELTS TRÊN MÁY TÍNH HÀNG NGÀY

Đã có 688 người đăng ký mới và 242 lượt làm bài thi trong tháng

TOÀN THỜI GIAN
0
Guest user
9
1
Nguyễn Hoàng Dương
9
2
Smartcom admin
9
3
Lê Thị Khánh Linh
9
4
Lê Quang Huy
9
5
Tô Đức Tiến
9
6
Nguyễn Duy Thái
9
7
Nguyễn Hoàng Thái
9
8
Phạm Tiến Thành
9
9
Phạm Nam Thái
9
TUẦN GẦN NHẤT
0
Vương Minh
7.5
1
Lê Khánh Duy Anh
7
2
Lê Phương Linh
6.5
3
VŨ HUY PHÚ
6.5
4
Tô Minh Phương
5.5
5
Đinh Xuân Dũng
3.5
6
Smartcom admin
0
BÀI THI ĐƯỢC THI NHIỀU NHẤT
0
CAMBRIDGE 18 - Test 1
508
1
Actual Test 02
276
2
IELTS CAMBRIDGE 15 - Test 1
205
3
Actual Test 03
182
4
Actual Test 04
167
5
Actual Test 05
119
6
Actual Test 06
97
7
Actual Test 09
93
8
Actual Test 07
90
9
Actual Test 08
89

Phương pháp STEM là gì? Tầm quan trọng của phương pháp STEM? Lợi ích phương pháp mang lại? Sự giống và khác nhau giữa STEM và STEAM? Hãy cùng Smartcom English tìm hiểu chi tiết nhé!

Phương pháp STEM là gì? 

Phương pháp STEM là phương pháp giáo dục tích hợp, tập chung vào các lĩnh vực Khoa học (Science), công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering) và toán học (Mathematics). Phương pháp này giúp học viên áp dụng được những kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết vấn đề, phát triển tư duy phản biện và khả năng sáng tạo.

phuong-phap-stem

Tầm quan trọng của phương pháp giáo dục STEM

STEM đóng vai trò quan trọng trong giáo dục vì phương pháp này sẽ trang bị cho học viên những kỹ năng cần thiết để theo kịp thời đại  công nghiệp và công nghệ 4.0, giúp phát triển tư duy logic, kỹ năng giải quyết vấn đề, sáng tạo và ứng dụng vào thực tế tạo tiền đề cho nghề nghiệp tương lai. Bên cạnh đó, STEM cũng góp phần giải quyết vấn đề toàn cầu như khí hậu, năng lượng tái tạo, y tế, thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững, khuyến khích bình đẳng giới trong giáo dục, tạo động lực học tập và hỗ trợ phát triển kinh tế, mang lại giá trị cho xã hội. 

Đối tượng áp dụng

Phương pháp STEM có thể áp dụng cho mọi đối tượng, từ trẻ em đến người trưởng thành, tùy thuộc vào mục đích và phương pháp triển khai. 

Học sinh trung học cơ sở và phổ thông sẽ được áp dụng STEM để giải quyết các vấn đề thực tế thông qua dự án, thí nghiệm, giúp họ kết nối lý thuyết và thực tiễn. Sinh viên đại học và nghiên cứu sinh có thể ứng dụng STEM trong các dự án nghiên cứu và phát triển sản phẩm thực tế.

Phương pháp này cũng hữu ích cho người lao động, giúp họ nâng cao kỹ năng trong các ngành khoa học, công nghệ và kỹ thuật. STEM còn có thể áp dụng cho cộng đồng rộng lớn, nâng cao nhận thức và kỹ năng khoa học công nghệ cho mọi độ tuổi.

Thế mạnh của phương pháp giáo dục STEM

  • Học tập thông qua trải nghiệm thực tế và gần gũi với cuộc sống
  • Kích thích sự sáng tạo và đổi mới
  • Kết nối kiến thức liên ngành
  • Kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp
  • Tinh thần tự học và chủ động
  • Khả năng ứng dụng linh hoạt, giải quyết vấn đề toàn diện  
  • Tư duy logic và tư duy phản biện  
  • Chuẩn bị nền tảng cho tương lai

Lợi ích 

  • Kỹ năng tư duy phản biện và sáng tạo
  • Chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề thực tế
  • Phát triển kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp
  • Khả năng tự học và chủ động
  • Giải quyết các vấn đề toàn cầu
  • Tăng sự hứng thú đối với việc học

Các phương pháp dạy học STEM

  • Học thông qua dự án (Project-Based Learning): Học sinh tham gia vào các dự án thực tế, áp dụng kiến thức để giải quyết vấn đề.
  • Học thông qua vấn đề (Problem-Based Learning): Học sinh có kỹ phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề.
  • Học tập hợp tác (Collaborative Learning): Học sinh làm việc nhóm để giải quyết vấn đề và hoàn thành dự án.
  • Học thông qua thực hành (Hands-on Learning): Học sinh tham gia vào các hoạt động thực hành, áp dụng lý thuyết vào thực tế.
  • Học thông qua mô phỏng (Simulation-Based Learning): Sử dụng công cụ mô phỏng để thực hành trong môi trường an toàn.
  • Học thông qua các câu hỏi mở (Inquiry-Based Learning): Học sinh tự đặt câu hỏi và tìm câu trả lời thông qua nghiên cứu.
  • Học tích hợp (Integrated Learning): Kết hợp các môn học để giải quyết vấn đề thực tế.
  • Học thông qua trò chơi (Game-Based Learning): Sử dụng trò chơi giáo dục để học sinh giải quyết vấn đề trong một môi trường tương tác.
  • Khuyến khích tư duy phản biện (Critical Thinking): Học sinh phân tích, đánh giá và đưa ra quyết định hợp lý.
  • Sử dụng công nghệ (Digital Tools and Technology Integration): Áp dụng công nghệ và phần mềm để hỗ trợ việc học và giải quyết vấn đề.

stem-tre-em

Cách thức thực hiện STEM trong giáo dục

Bước 1: Xác định vấn đề hoặc dự án

Chọn ra những vấn đề thực tế hoặc dự án mà học viên có thể tích hợp kiến thức liên ngành để giải quyết vấn về 

Bước 2: Lên kế hoạch và thiết kế

Giáo viên cùng học viên lên kế hoạch, các bước thực hiện cụ thể cho dự án, xác định mục tiêu rõ ràng và thống nhất giải pháp.

Bước 3: Thực hành và nghiên cứu 

Triển khai nghiên cứu, thu thập dữ liệu và áp dụng kiến thức để giải quyết vấn đề

Bước 4: Làm việc theo đội nhóm

Học viên cùng nhau chia sẻ ý kiến, thảo luận để đưa ra giải pháp tối ưu cho vấn đề từ đó học viên sẽ phát triển kỹ năng giao tiếp và hợp tác.

Bước 5: Đánh giá và cải tiến 

Học sinh đánh giá kết quả sau khi hoàn thành dự án và nhận phản hồi từ giáo viên và đồng đội. Quá trình này sẽ giúp học sinh phát triển kỹ năng và cải thiện giải pháp.

Bước 6: Trình bày kết quả

Học viên trình bày kết quả dự án, giải thích quy trình, phương pháp và kết luận. Thông qua hoạt động này, học viên sẽ cải thiện được kỹ năng thuyết trình.

Bước 7: Đánh giá liên tục 

Giáo viên theo dõi quá trình của học viên thông qua những bài tập thực hành, dự án, thuyết trình. Điều này giúp nhận diện được điểm mạnh và điểm cần cải thiện của học viên.

Những lưu ý khi ứng dụng phương pháp STEM

  • Tích hợp môn học
  • Tạo môi trường học có tính tương tác
  • Phù hợp với năng lực học sinh
  • Khuyến khích sáng tạo
  • Sử dụng công nghệ đúng cách
  • Đánh giá đa dạng
  • Tài nguyên học tập đầy đủ
  • Khuyến khích hợp tác
  • Linh hoạt trong giảng dạy
  • Phát triển kỹ năng mềm

Những hiểu lầm hay gặp về phương pháp 

  • STEM chỉ dành cho những học viên có năng lực học vấn tốt: STEM có thể áp dụng cho mọi học sinh, không phân biệt năng lực
  • STEM tập chung vào công nghệ và kỹ thuật: STEM cũng chú trọng vào khoa học, toán học không chỉ riêng công nghệ
  • STEM là các môn học riêng biệt:  STEM không phải là các môn học riêng biệt mà là phương pháp giáo dục tích hợp để giải quyết vấn đề
  • Phương pháp giáo dục STEM có cần thiết bị công nghệ cao: STEM có thể thực hiện với các cộng cụ đơn giản, không cần thiết bị đắt tiền.
  • STEM không chú trọng đến các kỹ năng xã hội: STEM không chỉ tập trung vào các kiến thức kỹ thuật mà còn phát triển kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp và giải quyết vấn đề, các yếu tố quan trọng trong thế kỷ 21.
  • STEM chỉ học qua các dự án lớn: Mặc dù học qua dự án là một phần quan trọng, nhưng STEM còn bao gồm nhiều phương pháp khác, như học thông qua thí nghiệm, mô phỏng, và vấn đề thực tế.
  • STEM không phù hợp với học sinh yếu môn toán hoặc khoa học: Phương pháp STEM giúp học sinh cải thiện kỹ năng trong các lĩnh vực này thông qua các hoạt động thực hành, giúp học sinh thấy được sự ứng dụng của các môn học vào cuộc sống.

Phân biệt Phương pháp STEM và STEAM

STEM STEAM
Giống

STEM (Science, Technology, Engineering, Mathematics): Tập trung vào bốn lĩnh vực chính là Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học. STEM nhấn mạnh việc học các môn học này một cách liên kết để giải quyết các vấn đề thực tế.

STEAM (Science, Technology, Engineering, Arts, Mathematics): STEAM mở rộng phương pháp STEM bằng cách thêm Nghệ thuật (Arts) vào. Điều này giúp học sinh phát triển sự sáng tạo và khả năng tư duy phản biện, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành nghệ thuật với các môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.

Khác biệt STEM chỉ bao gồm 4 môn (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học). STEAM thêm Nghệ thuật vào, làm phong phú thêm quá trình học tập và sáng tạo.

STEAM là phiên bản mở rộng của STEM, kết hợp thêm yếu tố nghệ thuật để phát triển toàn diện hơn cả về tư duy logic lẫn sáng tạo.

Các câu hỏi khác