Trong IELTS Speaking Part 1 của IELTS, các câu hỏi thường liên quan đến các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Câu hỏi “Would you keep old things for a long time? Why?” là một ví dụ điển hình. Để trả lời tốt câu hỏi này, bạn cần biết cách lên ý tưởng và chuẩn bị vốn từ vựng phù hợp.
Luyện tập cách lên ý tưởng
Đối với dạng bài này cần lưu ý điều gì?
Keeping old things thường liên quan đến kỷ niệm quá khứ.
Các câu trả lời nên tập trung vào lý do cá nhân và cảm xúc gắn liền với những đồ vật cũ.
Do đó, khi phân tích các câu hỏi thường gặp trong dạng bài này, Smartcom gợi ý cách ôn tập như sau:
1. Chuẩn bị các thông tin chung về đồ vật được cất giữ:
Giới thiệu đồ vật: Bao gồm thời gian, địa điểm, và tình huống mà bạn có đồ vật đó.
Ví dụ cụ thể: Đưa ra một ví dụ về một món đồ cũ mà bạn giữ.
2. Mở rộng vốn từ để trả lời các câu hỏi cụ thể của từng bài:
Chuẩn bị đa dạng vốn từ để trả lời các câu hỏi nhỏ.
Sử dụng cấu trúc: Direct answer – Explanation – Example để trả lời mỗi câu hỏi nhỏ.
Bài mẫu và từ vựng hữu ích
Từ vựng và cụm từ hữu ích
to be tucked away: /tə bi tʌkt əˈweɪ/ – giữ gìn
immense sentimental value: /ɪˈmɛns ˌsɛntɪˈmɛntəl ˈvæljuː/ – giá trị tinh thần vô cùng lớn
flooding back: /ˈflʌdɪŋ bæk/ – ùa về
tangible: /ˈtæn.dʒə.bəl/ – hữu hình
to recall: /rɪˈkɔːl/ – gợi lại
fabric: /ˈfæbrɪk/ – vải
Các bạn có thể tham khảo cách note như sau:
Do you keep old things? What is it?
Direct answer: Yes, I would keep old things for a long time.
Explanation: Old things often hold sentimental value and remind me of significant moments in my life.
Example: For instance, I have a shirt that my younger sister gave me five years ago.
Why you keep those things?
Direct answer: The main reason is the sentimental value.
Explanation: These items carry memories and emotional connections to the past.
Example: The shirt my sister gave me is a reminder of our bond and the happy times we shared.
How do you feel?
Direct answer: Seeing old things often brings back strong emotions.
Explanation: It’s like a flood of memories rushing back, making me feel nostalgic.
Example: When I see the shirt, I remember the joy and laughter of that birthday.
Bài nói mẫu để trả lời câu hỏi này
If something holds significant meaning to me, then yes, I tend to keep it for a long time. For example, I still have a shirt from five years ago that my younger sister gave me for my birthday. It’s tucked away in my closet because it carries immense sentimental value. Whenever I see it, memories of that birthday and the bond with my sister come flooding back. The shirt serves as a tangible connection to my past and every detail seems to vividly recall those cherished moments. Its faded colours and soft fabric remind me of the laughter and joy we shared during that time.
Trên đây Smartcom English đã hướng dẫn bạn cách trả lời cho câu hỏi về chủ đề “Keeping old things” trong IELTS Speaking part 1. Hy vọng giúp ích bạn trong quá trình ôn luyện!
Dưới đây là một cách lên ý tưởng và chuẩn bị cho câu hỏi Speaking Part 2 của kỳ thi IELTS, cùng với một ví dụ cụ thể và các từ vựng hữu ích để bạn có thể chuẩn bị cho câu trả lời của mình một cách hiệu quả. Chủ đề hôm nay của chúng ta sẽ là Describe an outdoor activity, miêu tả một hoạt động ngoài trời nhé!
Luyện tập cách lên ý tưởng
Hiểu rõ yêu cầu của câu hỏi:
Trước tiên, bạn cần hiểu rõ câu hỏi đang yêu cầu gì. Bạn cần mô tả một hoạt động ngoài trời mà bạn đã thực hiện, bao gồm thông tin về hoạt động đó, thời gian và địa điểm thực hiện, bạn đi cùng ai và bạn có thích hoạt động đó không.
Lựa chọn hoạt động phù hợp:
Chọn một hoạt động ngoài trời mà bạn có thể mô tả chi tiết và mang lại trải nghiệm đáng nhớ. Có thể là leo núi, cắm trại, đi kayak, hoặc bất kỳ cuộc phiêu lưu ngoài trời nào khác.
Cấu trúc câu trả lời:
Giới thiệu: Giới thiệu ngắn gọn về hoạt động và nơi bạn thực hiện nó.
Chi tiết: Cung cấp các thông tin cụ thể về hoạt động, chẳng hạn như con đường đi, cảnh quan xung quanh, những thử thách hoặc điểm nhấn.
Người tham gia: Đề cập đến ai đi cùng bạn hoặc ai hướng dẫn hoạt động (nếu có).
Cảm nhận của bạn: Chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của bạn về trải nghiệm đó. Bạn có thích nó không? Tại sao?
Bài Nói mẫu và từ vựng hữu ích
Hãy cùng nhau phân tích và trả lời câu hỏi mẫu sau:
Describe an outdoor activity you did in a new place recently.
You should say:
➢ What the activity was
➢ When and where you did it
➢ Who you did it with
And explain whether you enjoyed it.
Dưới đây là một số từ vựng và cụm từ hữu ích giúp các bạn chuẩn bị bài nói để trả lời câu hỏi này:
guided hiking tour:/ˈɡaɪdɪd ˈhaɪkɪŋ tʊər/ – chuyến leo núi có hướng dẫn viên
park ranger:/pɑːrk ˈreɪndʒər/ – kiểm lâm
scenic route:/ˈsiːnɪk ruːt/ – tuyến đường có nhiều danh lam thắng cảnh
rugged and remote area:/ˈrʌɡɪd ænd rɪˈmoʊt ˈɛəriə/ – khu vực hiểm trở và xa xôi
apprehensive:/ˌæprɪˈhɛnsɪv/ – e sợ, e ngại
altitude:/ˈæltɪtjuːd/ – độ cao
unpredictable weather conditions:/ˌʌnprɪˈdɪktəbl ˈwɛðər kənˈdɪʃənz/ – điều kiện thời tiết khó đoán
flora and fauna of the region:/ˈflɔːrə ænd ˈfɔːnə ʌv ðə ˈriːdʒən/ – hệ động thực vật của khu vực
ecosystem:/ˈe.koʊˌsɪs.təm/ – hệ sinh thái
instrumental:/ˌɪnstrəˈmɛntəl/ – nhạc cụ
Phân tích câu trả lời
What it was?
Last summer, I had the opportunity to visit a national park for the first time and took part in a guided hiking tour.
When you did it?
This experience occurred during late June in the Sierra Nevada mountains.
Who you did it with?
I joined this hiking tour with a group led by a knowledgeable park ranger.
And explain why you did it.
I participated in this hiking tour to immerse myself in the natural beauty of the park and to challenge myself physically. Additionally, I wanted to learn more about the region’s flora and fauna, which the ranger provided fascinating insights into.
Example:
The tour took us on a scenic route lasting about four hours, where we encountered breathtaking vistas and ancient rock formations. Despite having some hiking experience, the rugged and remote terrain made me slightly apprehensive about the physical demands, especially due to the altitude and the unpredictable weather conditions.
Feelings:
Throughout the tour, the ranger’s guidance was invaluable. She patiently supported us, ensuring everyone’s safety and comfort, which made the experience both enjoyable and enriching.
Conclusion:
In conclusion, this guided hiking tour was a truly memorable adventure, allowing me to explore a new place and push my physical limits. The expertise of the park ranger played a crucial role in making it a safe and rewarding experience.
Ứng dụng phần chuẩn bị ở trên, dưới đây là bài nói mẫu để trả lời câu hỏi này:
Last summer, I visited a national park for the first time and participated in a guided hiking tour. The park was located in the Sierra Nevada mountains and the tour took place in late June.
The hiking tour was led by a park ranger, who took us on a scenic route that lasted about four hours. During the hike, we passed several breathtaking vistas and interesting landmarks, such as ancient rock formations and rushing streams. Although I’d done some hiking before, I’d never hiked in such a rugged and remote area. As a result, I was a bit apprehensive about the physical demands of the activity, especially given the altitude and the unpredictable weather conditions.
Fortunately, the park ranger was very helpful and provided us with tips and advice on how to manage the challenges of the hike. She was patient and encouraging throughout the tour and made sure that everyone was safe and comfortable. I attended the hiking tour because I wanted to explore the natural beauty of the park and to challenge myself physically. Additionally, I wished to learn more about the flora and fauna of the region, and the ranger provided us with many interesting insights and facts about the local ecosystem.
In conclusion, the hiking tour in the national park was a memorable and enriching experience that allowed me to explore a new place and to challenge myself physically. The guidance and expertise of the park ranger were instrumental in ensuring that I had a safe and enjoyable experience.
Dạng bài Short Answer Question là một trong những dạng hiếm gặp và khá khó trong bài thi IELTS Listening. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta có thể bỏ qua dạng bài này. Cùng Smartcom English khám phá chi tiết các bước xử lý và mẹo làm dạng bài này ngay nhé.
Tổng quan dạng bài Short Answer Question
Trong phần thi nghe của IELTS, dạng câu hỏi “Short Answer Question” yêu cầu thí sinh điền vào một từ hoặc một vài từ để hoàn thành câu trả lời. Đây là một trong những dạng câu hỏi phổ biến trong bài thi IELTS Listening và có một số yêu cầu như sau:
Hạn chế số lượng từ: Thông thường, chỉ có một số lượng từ cụ thể được yêu cầu để điền vào câu trả lời. Ví dụ, câu hỏi có thể yêu cầu điền từ vào chỗ trống trong một câu hoặc câu trả lời ngắn.
Quan sát chính xác và lắng nghe kỹ: Để trả lời đúng, thí sinh phải tập trung lắng nghe các chi tiết nhỏ, như số lượng, ngày tháng, tên riêng,
Đặc điểm của ngôn ngữ: Câu trả lời thường cần sử dụng dạng viết tắt hoặc dạng số khi có yêu cầu như vậy từ bài nghe.
Kỹ năng này thường được huấn luyện qua việc làm các bài tập mẫu và lắng nghe các bài thi tử để thí sinh làm quen với cách thức và yêu cầu của dạng câu hỏi này trong bài thi IELTS Listening. Các bạn có thể làm bài thi thử trên trang web của Smartcom để thuần thục cách làm bài nhé!
Trong bài thi IELTS Listening, dạng bài Short Answer Question yêu cầu bạn nghe một đoạn hội thoại hoặc đoạn độc thoại và trả lời các câu hỏi ngắn dựa trên thông tin nghe được. Các câu trả lời thường ngắn gọn, có thể là một từ, một cụm từ hoặc một câu ngắn, và không nên vượt quá số từ giới hạn được đưa ra trong đề bài (không quá ba từ, hai từ hoặc chỉ một từ duy nhất).
Một bài mẫu Short Answer Question
Mẹo làm dạng bài Short Answer
Đọc kỹ câu hỏi trước khi nghe:
Trước khi đoạn ghi âm bắt đầu, hãy tận dụng thời gian để đọc kĩ tất cả các câu hỏi.
Tìm hiểu yêu cầu của câu hỏi và số từ tối đa cho mỗi câu trả lời.
Xác định từ khóa:
Gạch chân hoặc đánh dấu các từ khóa quan trọng trong mỗi câu hỏi. Những từ này sẽ giúp bạn nhận biết thông tin cần tìm khi nghe.
Từ khóa có thể là tên riêng, số, địa điểm, thời gian, hoặc các từ đặc biệt liên quan đến chủ đề.
Dự đoán nội dung nghe:
Dựa trên các câu hỏi và từ khóa, cố gắng dự đoán nội dung mà bạn sắp nghe. Điều này giúp bạn chuẩn bị tâm lý và tập trung vào thông tin cần thiết.
Nghe và ghi chú:
Tập trung nghe kỹ đoạn hội thoại hoặc độc thoại.
Ghi chú nhanh những thông tin quan trọng, đặc biệt là những từ bạn nghe thấy mà liên quan đến từ khóa trong câu hỏi.
Trả lời câu hỏi:
Dựa trên ghi chú và trí nhớ, trả lời các câu hỏi ngắn gọn và chính xác.
Đảm bảo rằng câu trả lời của bạn không vượt quá số từ giới hạn.
Kiểm tra lại câu trả lời:
Sau khi nghe xong và trả lời, hãy kiểm tra lại các câu trả lời của mình.
Đảm bảo rằng các câu trả lời của bạn đúng ngữ pháp và chính tả.
Bài tập mẫu
Đáp án bài tập mẫu:
Question 31
Đáp án: practical
Giải thích đáp án:
Từ khóa
Người nghe cần chú ý đến từ khóa “Stoicism” (chủ nghĩa khắc kỷ) và danh từ “appeal” (sự hấp dẫn)
Giải thích
Đáp án cần điền là tính từ mô tả sự hấp dẫn của “Stoicism”.
Bài nghe đưa thông tin rằng chủ nghĩa khắc kỷ là “practical” (thiết thực) trong các triết lý và do đó nó hấp dẫn nhất.
Question 32
Đáp án: publication
Giải thích đáp án:
Question 33
Đáp án: choices
Giải thích đáp án:
Từ khóa
Từ khóa “Epictetus” giúp người nghe xác định vị trí của câu hỏi trong bài nghe.
CỤm từ “in response” trong câu hỏi được đổi thành “with regard to” trong bài nghe.
Giải thích
Đáp án cần điền là danh từ thể hiện con người có thể kiểm soát.
Bài nghe nhắc lại những lời Epictetus nói rằng ta không thể kiểm soát những sự việc bên ngoài nhưng “choices” (sự lựa chọn) liên quan có thể được kiểm soát.
Question 34
Đáp án: negative
Giải thích đáp án:
Từ khóa
Từ khóa “a stoic” (người theo chủ nghĩa khắc kỷ) giúp người nghe xác định vị trí câu hỏi. Từ “view” được đổi thành “perspective” (quan điểm) trong bài nghe. Động từ “consider” được đổi thành “see” (xem như là) trong bài nghe.
Giải thích
Đáp án cần điền là tính từ thể hiện cách người theo chủ nghĩa khắc kỷ nhìn nhận vấn đề.
Bài nghe nói rằng người theo chủ nghĩa khắc kỷ có quan điểm khác về những trải nghiệm mà hầu hết chúng ta xem là “negative” (tiêu cực).
Question 35
Đáp án: play
Giải thích đáp án:
Từ khóa
Tên riêng “George Washington” và “Cato” là từ khóa giúp người nghe xác định vị trí câu hỏi trong bài nghe. Động từ “organise” được đổi thành “put on” (tổ chức) trong bài nghe.
Động từ “motivate” được đổi thành “inspire” (tạo động lực) trong bài nghe.
Giải thích
Đáp án cần điền là danh từ mà Washington đã tổ chức theo Cato để tạo động lực cho người của ông. Bài nghe nói rằng sau khi Washington được giới thiệu về chủ nghĩa khắc kỷ vào năm 17 tuổi, sau này ông đã tổ chức “play” (buổi kịch) dựa vào cuộc đời của Cato để tạo động lực cho người của ông.
Question 36
Đáp án: capitalism
Giải thích đáp án:
Từ khóa
Tên riêng “Adam Smith” là từ khóa giúp người nghe xác định vị trí câu hỏi trong bài.
Danh từ “ideas” được đổi thành “theories” (lý thuyết, ý tưởng) trong bài nghe.
Giải thích
Đáp án cần điền là danh từ thể hiện quan điểm của Adam Smith được ảnh hưởng bởi chủ nghĩa khắc kỷ. Bài nghe nói rằng thuyết về “capitalism” (tư bản) của nhà kinh tế học Adam Smith được ảnh hưởng lớn bởi chủ nghĩa khắc kỷ.
Question 37
Đáp án: depression
Giải thích đáp án:
Từ khóa
Cụm từ “Cognitive Behaviour Therapy” là cụm tên riêng giúp xác định vị trí câu hỏi trong bài nghe. Danh từ “treatment” (sự điều trị) trong câu hỏi được đổi thành động từ “treat” (điều trị) trong bài nghe.
Giải thích
Đáp án cần điền là danh từ chỉ căn bệnh mà có phương pháp điều trị dựa vào ý tưởng từ chủ nghĩa khắc kỷ.
Bài nghe nói rằng Chủ nghĩa khắc kỷ có ảnh hưởng sâu sắc đến Albert Ellis, người đã phát minh ra “Cognitive Behaviour Therapy”, được sử dụng để giúp mọi người quản lý vấn đề của họ bằng cách thay đổi cách họ suy nghĩ và hành xử. Nó được sử dụng phổ biến nhất để điều trị “depression” (trầm cảm).
Question 38
Đáp án: logic
Giải thích đáp án:
Từ khóa
Từ khóa trong câu hỏi là “base their thinking on” (đặt suy nghĩ vào)
Giải thích
Đáp án cần điền là danh từ mà con người học cách đặt suy nghĩ vào.
Bài nghe nói rằng ý tưởng chúng ta có thể kiểm soát cuộc sống bằng cách thách thức những niềm tin phi lý vốn tạo ra trong suy nghĩ, và hành vi sai lầm của chúng ta bằng cách sử dụng “logic”.
Question 39
Đáp án: opportunity
Giải thích đáp án:
Từ khóa
Từ “business” là từ khóa giúp xác định vị trí câu hỏi trong bài nghe.
Cụm động từ “identify … as” được đổi thành “turn into …” (biến thành) trong bài nghe.
Giải thích
Đáp án cần điền là danh từ mà người theo chủ nghĩa khắc kỷ nhìn nhận về “obstacles” (sự khó khăn). Bài nghe nói rằng chủ nghĩa khắc kỷ cũng đã trở nên phổ biến trong thế giới kinh doanh, các nguyên tắc khắc kỷ có thể xây dựng khả năng phục hồi và trạng thái tinh thần cần thiết để vượt qua những thất bại bởi vì Chủ nghĩa khắc kỷ dạy biến trở ngại thành “opportunity” (cơ hội).
Question 40
Đáp án: practice/ practise
Giải thích đáp án:
Từ khóa
Cụm từ “a lot of” được đổi thành “considerable” (đáng kể) trong bài nghe.
Giải thích
Đáp án cần điền là danh từ mà chủ nghĩa khắc kỷ yêu cầu để giúp mọi người có cuộc sống tốt.
Bài nghe nói rằng ở tận gốc rễ của suy nghĩ, có một cách sống rất đơn giản – kiểm soát những gì bạn có thể và chấp nhận những gì bạn không thể. Điều này không dễ dàng như nó nghe và sẽ đòi hỏi sự “practice” (luyện tập) đáng kể.
Từ khóa
Từ “surprisingly” được đổi thành “amazingly” (ngạc nhiên) trong bài nghe, và từ “well-known” (nổi tiếng) ở câu hỏi được đổi thành “famous” trong bài nghe.
Giải thích
Đáp án cần nghe là một danh từ thể hiện việc mà chủ nghĩa khắc kỷ chưa có ý định làm.
Bài nghe nói rằng chủ nghĩa khắc kỷ dù nổi tiếng nhưng chưa bao giờ có bất kỳ “publication” (ấn phẩm) nào.
IELTS có thể là một kỳ thi khó khăn, nhưng nếu ôn tập và làm quen với các dạng đề, thí sinh sẽ có cơ hội đạt mục tiêu. Sĩ tử nên tìm đọc các bài viết giới thiệu format và cách làm bài để chuẩn bị kỹ lưỡng nhé. Hy vọng từ bài viết này, Smartcom giúp người học hiểu rõ hơn về IELTS Listening Short Answer Questions và trang bị thêm kiến thức để chinh phục kỳ thi IELTS.
Dạng bài Completion là một dạng khá hay gặp ở cả 4 part của phần thi Nghe. Tuy nhiên, mỗi dạng bài lại có những yêu cầu và lưu ý khác nhau vì thế hãy cùng Smartcom English khám phá chi tiết dạng bài Completion trong IELTS Listening qua bài viết dưới đây.
Tổng quan dạng bài Completion trong IELTS Listening
Dạng bài Completion trong IELTS Listening yêu cầu thí sinh điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống trong một bản ghi chú, bảng, biểu đồ, tóm tắt, hoặc mẫu đơn dựa trên những gì họ nghe được trong đoạn ghi âm. Các từ điền vào phải chính xác và phù hợp với ngữ cảnh của đoạn nghe, tuân thủ số lượng từ giới hạn được đề bài quy định (thường là “NO MORE THAN THREE WORDS AND/OR A NUMBER”).
Các biến thể của dạng bài Completion
Form Completion: Với dạng bài này thí sinh được yêu cầu điền thông tin còn thiếu dưới dạng chữ hoặc số để hoàn thành bảng tóm tắt cho trước (thường là mẫu đơn xin việc, đơn đặt hàng hoặc báo giá sản phẩm). Dạng bài này thường gặp trong IELTS Listening part 1 & part 2.
Note Completion: Đây là dạng bài thường xuất hiện trong IELTS Listening part 3 & part 4 với yêu cầu điền thông tin còn thiếu vào đoạn văn cho trước (thường là những bài giảng của chuyên gia) về các chủ đề học thuật.
Table Completion: Thí sinh sẽ được yêu cầu điền vào chỗ trống để hoàn thành thông tin cho sẵn và thường xuất hiện trong part 1 & part 2.
Flowchart Completion: Thường xuất hiện trong IELTS Listening part 3, dạng bài này yêu cầu thí sinh điền thông tin chính xác nghe được từ trong đoạn hội thoại (chủ đề học thuật) để hoàn thành sơ đồ cho trước bị khuyến thông tin.
Summary Completion: Dạng bài này thường xuất hiện ở part 4 trong bài thi Nghe với yêu cầu thí sinh điền vào chỗ trống để hoàn thành câu hoặc đoạn tóm tắt cho trước.
Sentence Completion: Dạng bài này yêu cầu hoàn thành câu riêng lẻ hoặc một đoạn văn cho trước sau khi nghe nội dung đoạn hội thoại trò chuyện hàng ngày hoặc chủ đề học thuật và thường xuất hiện ở Part 1 & Part 3.
Chiến lược làm dạng bài Completion IELTS Listening
Bước 1: Đọc trước câu hỏi
Trước khi đoạn ghi âm bắt đầu, hãy đọc kỹ câu hỏi và các chỗ trống cần điền. Chú ý đến các từ xung quanh chỗ trống để đoán loại từ cần điền (danh từ, động từ, tính từ, số, v.v.).
Bước 2: Gạch chân từ khóa
Gạch chân hoặc đánh dấu các từ khóa quan trọng trong câu hỏi. Điều này giúp bạn tập trung vào những thông tin chính khi nghe đoạn ghi âm.
Bước 3: Đoán trước nội dung
Dựa trên ngữ cảnh và từ khóa, thử đoán trước nội dung có thể xuất hiện trong đoạn ghi âm. Điều này giúp bạn chuẩn bị tốt hơn và dễ dàng nhận diện thông tin khi nghe.
Bước 4: Lắng nghe và ghi chú
Khi đoạn ghi âm bắt đầu, lắng nghe cẩn thận và ghi chú nhanh các từ hoặc cụm từ quan trọng. Đảm bảo rằng bạn không bỏ lỡ thông tin quan trọng.
Bước 5: Điền từ vào chỗ trống
Dựa trên ghi chú của bạn và thông tin nghe được, điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống. Hãy chắc chắn rằng từ điền vào phù hợp với ngữ cảnh và tuân thủ số lượng từ quy định.
Bước 6: Kiểm tra lại đáp án
Sau khi hoàn thành, kiểm tra lại đáp án để đảm bảo tính chính xác. Đảm bảo rằng từ điền vào đúng ngữ pháp và chính tả.
Kinh nghiệm xử lý các biến thể dạng bài Completion
Dạng bài Note Completion
Chú ý đến cấu trúc câu: Thường thì các câu ghi chú sẽ là các mệnh đề ngắn, do đó hãy chú ý đến loại từ cần điền (danh từ, động từ, tính từ).
Tìm từ khóa: Tìm các từ khóa trong các ghi chú để dễ dàng theo dõi khi nghe.
Chú ý đến thứ tự thông tin: Thông tin trong đoạn ghi âm thường theo thứ tự như trong câu hỏi, điều này giúp bạn dễ dàng dự đoán và nhận diện các từ cần điền.
Dạng bài Form Completion
Hiểu ngữ cảnh: Đọc qua toàn bộ form để hiểu rõ ngữ cảnh trước khi nghe.
Chú ý đến danh mục thông tin: Các form thường yêu cầu điền các thông tin cụ thể như tên, địa chỉ, số điện thoại, ngày tháng, vì vậy hãy chú ý đến các danh mục này khi nghe.
Nghe kỹ các số liệu: Hãy cẩn thận khi nghe các số liệu, đặc biệt là số điện thoại, ngày tháng, và số nhà.
Dạng bài Table Completion
Xác định cấu trúc bảng: Hiểu rõ cấu trúc của bảng và các mục cần điền.
Chú ý đến các tiêu đề cột và hàng: Điều này sẽ giúp bạn biết thông tin nào cần được điền vào đâu.
Theo dõi thứ tự thông tin: Thông tin trong đoạn ghi âm thường theo thứ tự từ trên xuống dưới và từ trái sang phải của bảng.
Dạng bài Flowchart Completion
Chú ý số lượng từ cho phép: Đọc kỹ yêu cầu đề bài trước khi nghe, gạch chân hoặc tô đậm số lượng từ cho phép điền vào mỗi chỗ trống để dễ dàng theo dõi.
Tập trung nghe hiểu mạch nội dung hội thoại: Nghe kỹ các từ ngữ diễn tả trình tự để xác định người nói đang trình bày phần nào trong quy trình.
Dạng bài Summary Completion
Chú ý đến ngữ pháp: Đảm bảo rằng từ hoặc cụm từ bạn điền vào phù hợp với cấu trúc ngữ pháp của câu.
Dự đoán từ loại: Dựa vào ngữ cảnh và cấu trúc câu để dự đoán từ loại cần điền (danh từ, động từ, tính từ, trạng từ).
Cẩn thận với paraphrasing: Thông tin trong đoạn ghi âm có thể được diễn đạt lại bằng cách sử dụng từ đồng nghĩa hoặc cấu trúc câu khác.
Dạng bài Sentence Completion
Chú ý đến cấu trúc câu: Đảm bảo rằng từ hoặc cụm từ điền vào phù hợp với cấu trúc ngữ pháp của câu.
Dự đoán từ loại: Dựa vào ngữ cảnh và cấu trúc câu để dự đoán từ loại cần điền.
Cẩn thận với distractors: Đoạn ghi âm có thể chứa thông tin gây nhiễu, hãy tập trung vào từ khóa và ngữ cảnh.
Bạn dễ bị đánh lừa bởi vì
Paraphrasing (Diễn đạt lại): Các thông tin trong đoạn ghi âm thường được diễn đạt lại bằng cách sử dụng từ đồng nghĩa hoặc cấu trúc câu khác. Thí sinh cần chú ý nhận diện các dạng diễn đạt khác nhau của cùng một ý tưởng.
Distractors (Thông tin gây nhiễu): Đoạn ghi âm có thể chứa thông tin gây nhiễu, làm cho thí sinh dễ bị nhầm lẫn. Hãy tập trung vào các từ khóa và ngữ cảnh để tránh bị lạc hướng.
Một số mẹo hay
Luyện tập từ vựng: Tăng cường vốn từ vựng về các chủ đề thường gặp trong IELTS Listening như giáo dục, sức khỏe, công việc, du lịch, v.v.
Luyện nghe thường xuyên: Nghe các đoạn hội thoại, bài giảng, hoặc tin tức tiếng Anh hàng ngày để cải thiện kỹ năng nghe và nhận diện từ vựng.
Chú ý đến số lượng từ: Đảm bảo rằng bạn không điền quá số lượng từ được quy định trong đề bài.
Quản lý thời gian: Đọc trước câu hỏi và các chỗ trống trong khoảng thời gian được cho phép trước khi đoạn ghi âm bắt đầu.
Giải pháp khắc phục các bẫy
Sử dụng từ đồng nghĩa: Khi gặp từ không biết, hãy sử dụng từ đồng nghĩa hoặc cụm từ có nghĩa tương đương để điền vào chỗ trống.
Tập trung vào ngữ cảnh: Dựa vào ngữ cảnh của câu và đoạn ghi âm để xác định từ phù hợp nhất để điền vào chỗ trống.
Luyện tập với đề thi mẫu: Sử dụng các đề thi mẫu và tài liệu luyện thi IELTS để làm quen với dạng bài Completion và cải thiện kỹ năng làm bài.
Bài luyện tập
Question 1 – 10
Complete the sentences below.
Write NO MORE THAN TWO WORDS for each answer.
Job satisfaction study
Đáp án bài tập:
1 call center
2 inconclusive
3 methodology/methods
4 unequal
5 female
6 response
7 control
8 sample/group
9 other colleagues/colleagues
10 confidential
Transcript:
Good morning everyone. For my presentation today I’m going to report on an assignment that I did recently. My brief was to analyse the methods used in a small study about job satisfaction, and then to make recommendations for future studies of a similar kind.
The study that I looked at had investigated the relationship between differences in gender and differences in working hours, and levels of job satisfaction amongst workers. For this purpose, employees at a call centre had been asked to complete a questionnaire about their work.
I’ll summarise the findings of that study briefly now. First of all, female full-time workers reported slightly higher levels of job satisfaction than male full-time workers. Secondly, female part-time workers reported slightly higher levels of satisfaction than female fulltimeones did.
On the other hand, male part-time workers experienced slightly less job satisfaction than male full-time workers. But although these results seemed interesting, and capable of being explained, perhaps the most important thing to mention here is that in statistical terms they were inconclusive.
Personally, I was surprised that the findings hadn’t been more definite, because I would have expected to find that men and women as well as full and part-time workers would experience different levels of satisfaction. So I then looked more carefully at the methodology employed by the researchers, to see where there may have been problems. This is what I found.
First of all, the size of the sample was probably too small. The overall total of workers who took part in the survey was two hundred twenty-three, which sounds quite a lot, but they had to be divided up into sub-groups. Also the numbers in the different sub-groups were unequal. For example, there were one hundred fifty-four workers in the full-time group, but only sixty-nine in the part-time group. And amongst this part-time group, only ten were male, compared to fifty-nine who were female.
Secondly, although quite a large number of people had been asked to take part in the survey, the response was disappointingly low – a lot of them just ignored the invitation. And workers who did respond may have differed in important respects from those who didn’t.
Thirdly, as the questionnaires had been posted to the call centre for distribution, the researchers had had very limited control over the conditions in which participants completed them. For instance, their responses to questions may have been influenced by the views of their colleagues. All these problems may have biased the results.
In the last part of my assignment I made recommendations for a similar study, attempting to remove the problems that I’ve just mentioned. Firstly, a much larger sample should be targeted, and care should be taken to ensure that equal numbers of both genders, and both full and part-time workers, are surveyed. Secondly, the researchers should ensure that they are present to administer the questionnaires to the workers themselves. And they should require the workers to complete the questionnaire under supervised conditions, so that the possibility of influence from other colleagues is eliminated.
Finally, as workers may be unwilling to provide details of their job satisfaction when they are on work premises, it’s important that the researchers reassure them that their responses will remain confidential, and also that they have the right to withdraw from the study at any time if they want to. By taking measures like these, the reliability of the responses to the questionnaires is likely to be increased, and any comparisons that are made are likely to be more valid.
So that was a summary of my assignment. Does anyone have any questions?
Trên đây là một số biến thể của dạng bài Completion trong bài thi IELTS Listening cũng như những lưu ý và các bước làm dạng bài này. Để được ôn luyện nội dung chuyên sâu hơn hãy đăng ký tham gia khóa học của Smartcom English các bạn nhé!
Nhà xuất bản Cambridge vừa cho ra mắt bộ đề thi IELTS năm 2024 mới nhất qua cuốn sách IELTS CAMBRIDGE 19 với nội dung được cho là bám sát đề thi thật nhất có thể để giúp các sĩ tử có nguồn tài liệu chất lượng để tham khảo. Bạn đã có cho mình tài liệu này chưa? Cùng Smartcom English khám phá tài liệu và tải về để ôn luyện ngay nhé!
Sách IELTS Cambridge 19 thuộc bộ sách Cambridge IELTS do nhà xuất bản Cambridge thực hiện nhằm cung cấp các bài kiểm tra toàn diện giúp các thí sinh làm quen với cấu trúc và nội dung của kỳ thi IELTS chính thức. Đến nay, Cambridge đã xuất bản 18 cuốn Cam từ Cambridge IELTS 1 đến Cambridge IELTS 18 và trong năm 2024 này, cuốn sách được mong chờ nhất mang tên Cambridge IELTS 19 đã trình làng.
Nhà xuất bản
Cambridge University Press
Năm xuất bản
16/5/2024
Số trang
138
Đối tượng phù hợp
Người đang luyện thi IELTS
Nội dung sách IELTS Cambridge 19
Các thành phần chính
Nội dung
Introduction
– Thông tin cơ bản về sách IELTS Cambridge 19
– Giới thiệu format của IELTS Academic và IELTS General Training
Practice Test
Bao gồm 4 đề thi thử IELTS cho 4 kỹ năng (Listening, Reading, Writing, Speaking)
Audioscripts
Transcript của bài Listening
Listening and Reading Answer Key
Đưa ra đáp án của bài Listening và Reading
Sample Writing Answer
Đưa ra các đáp án mẫu cho bài Writing
Mỗi cuốn IELTS Cambridge từ 1 – 19 đều được thiết kế như một bài thi thử bám sát với đề thi của mỗi năm mà sách ra mắt. Chính vì thế đây là một trong những tài liệu chính thức được khuyến nghị bởi các trung tâm luyện thi IELTS trên toàn thế giới.
Để sử dụng bộ sách IELTS Cambridge hiệu quả nhất, bạn nên:
In ra giấy 4 đề thi thử có trong sách IELTS Cambridge 19
Thiết lập thời gian theo đúng format đề thi thật
Chuẩn bị không gian yên tĩnh giống như khi ở phòng thi thật với sự tập trung cao độ
Sau mỗi lần làm bài thi thử như vậy hãy ghi chép lại những lỗi sai của bạn để cải thiện trong những lần làm đề thi thử tiếp theo
Trên đây là thông tin cơ bản về cuốn sách IELTS Cambridge 19. Để tham khảo hướng dẫn giải đề thi mới nhất hãy tham gia nhóm hỗ trợ thi IELTS của Smartcom English: tại đây
Như vậy chúng ta đã khám pha 2 trong 5 dạng bài thường gặp trong phần thi IELTS Listening (Multiple Choice & Matching Information). Bài viết hôm nay hay cùng Smartcom English tìm hiểu về cách làm dạng bài Labeling a Map/ Diagram trong phần thi Nghe ngay nhé.
Tổng quan dạng bài Labeling a Map/Diagram
Dạng bài Labeling a Map/Diagram trong IELTS Listening yêu cầu thí sinh nghe một đoạn hội thoại hoặc một bài nói chuyện mô tả các vị trí trên một bản đồ hoặc sơ đồ, sau đó điền thông tin vào các vị trí được chỉ định. Thí sinh cần phải nghe cẩn thận để xác định chính xác các địa điểm, đối tượng hoặc khu vực được mô tả.
Format dạng bài
Dạng bài này thường xuất hiện ở phần 2 của bài thi IELTS Listening và có thể bao gồm các loại bản đồ, sơ đồ của các địa điểm như công viên, tòa nhà, khuôn viên trường học, hoặc các kế hoạch xây dựng. Thí sinh sẽ được cung cấp một bản đồ hoặc sơ đồ và một danh sách các mục cần điền.
Các hình thức của dạng bài Labeling a Map/Diagram
Bản đồ (Map):
Thường là một khu vực lớn hơn như công viên, khu du lịch, hoặc khu vực thành phố.
Được sử dụng để mô tả các vị trí và mối quan hệ giữa các điểm khác nhau trong một khu vực rộng lớn.
Trong dạng ‘Map’ (Bản đồ) lại có 2 dạng thông dụng:
Dạng 1: Điền vào bản đồ/ sơ đồ với một chữ cái thích hợp
Thí sinh được yêu cầu nghe và điền một chữ cái vào các vị trí trên bản đồ hoặc sơ đồ theo chỉ dẫn trong đoạn nghe.
Đây là dạng thông dụng nhất và thường gặp trong các bài thi IELTS Listening.
Dạng 2: Viết trực tiếp tên địa điểm hoặc lựa chọn tên của các địa điểm trong một khung danh sách
Thí sinh phải nghe và viết trực tiếp tên địa điểm vào các vị trí được chỉ định hoặc lựa chọn từ một danh sách tên đã cho sẵn.
QUESTION 1-5
Label the map below
Write NO MORE THAN THREE WORDS AND/OR A NUMBER for each answer.
Languages of the different regions of Spain
Map Labelling
Sơ đồ (Plan):
Thường là một khu vực nhỏ hơn hoặc cụ thể hơn như một tòa nhà, một tầng trong một tòa nhà, hoặc một khu vực cụ thể trong một khuôn viên.
Được sử dụng để mô tả các vị trí và chi tiết bên trong một khu vực cụ thể, như phòng học, văn phòng, hoặc các khu vực chức năng khác.
Chiến lược làm bài Labeling a Map/Diagram IELTS Listening
Phân tích ví dụ mẫu
Ví dụ: Bạn nghe một đoạn mô tả về một công viên và cần điền vào các vị trí như sân chơi, khu vực picnic, nhà vệ sinh, và bãi đỗ xe.
Đưa ra các bước làm bài
Đọc kỹ bản đồ/sơ đồ và các câu hỏi trước khi nghe
Xác định các vị trí cần điền và các chỉ dẫn trên bản đồ/sơ đồ.
Tìm hiểu trước các từ khóa liên quan đến vị trí, phương hướng và mô tả địa điểm.
Nghe cẩn thận đoạn hội thoại hoặc bài nói chuyện
Chú ý đến các từ khóa và cụm từ chỉ hướng (north, south, east, west, left, right, next to, opposite, etc.).
Ghi chú nhanh các thông tin quan trọng khi nghe.
Điền thông tin vào bản đồ/sơ đồ
Dựa vào các thông tin đã ghi chú và đoạn hội thoại, điền thông tin vào các vị trí trên bản đồ/sơ đồ.
Kiểm tra lại các vị trí đã điền để đảm bảo tính chính xác.
Các từ vựng & cụm từ hay dùng cần nhớ
Từ vựng chỉ đường/ phương hướng
Để nghe tốt dạng bài tập này, chúng ta cần chuẩn bị sẵn một số từ vựng miêu tả phương hướng và bản đồ:
give directions: chỉ đường
leave the main building: rời khỏi tòa nhà chính
path: con đường
take the right-hand path: rẽ vào đường bên phải
on the left / on the right: bên trái / bên phải
opposite… / face…: đối diện…
go past / walk past…: đi ngang qua…
at the crossroads: tại ngã tư
turn left / turn right: rẽ trái / rẽ phải
take the first left / take the first right: rẽ trái tại ngã rẽ thứ nhất / rẽ phải tại ngã rẽ thứ nhất
take the second left / take the second right: rẽ trái tại ngã rẽ thứ hai / rẽ phải tại ngã rẽ thứ hai
on the corner: trong góc
next to: kế bên
go straight: đi thẳng
entrance: lối ra vào
traffic lights: đèn giao thông
east / west / south / north: đông / tây / nam / bắc
roundabout: vùng binh, vòng xoay
cross the bridge / go over the bridge: băng qua cầu
go towards…: đi hướng về phía nào
bend (v): uốn vòng, uốn cong
walk / go along…: đi dọc theo…
at the top of… / at the bottom of…: phía trên… / dưới phía…
in front of…: phía trước…
behind / at the back of…: phía sau…
before you get to… / before you come to…: trước khi bạn đi tới…
in the middle of… / in the centre of…: ở giữa… / ở trung tâm…
to be surrounded by…: được bao quanh bởi…
at the end of the path: phía cuối con đường
the main road: tuyến đường bộ chính
the railway line: tuyến đường xe lửa
run through…: chạy xuyên qua
walk through…: đi xuyên qua
go upstairs / go downstairs: đi lên lầu / đi xuống lầu
Từ vựng chỉ địa điểm
Một số địa điểm thường xuất hiện trong bài IELTS Listening Map labelling:
theatre: rạp hát
car park: chỗ để xe
national park: công viên quốc gia
(flower / rose) garden: vườn (hoa / hoa hồng)
circular area: khu vực hình tròn
picnic area: khu vực dã ngoại
wildlife area: khu vực động vật hoang dã
bird hide: khu vực ngắm các loài chim
information office: văn phòng thông tin
corridor: hành lang
foyer: tiền sảnh
ground floor: tầng trệt
basement: tầng hầm
auditorium: phòng của khán giả, thính phòng
stage: sân khấu
maze: mê cung
tower: tòa tháp
post office: bưu điện
swimming pool: bể bơi
gymnasium: phòng tập thể dục
cafeteria: căng tin
medical center: trung tâm y tế
conference room: phòng hội nghị
staff room: phòng nhân viên
lecture hall: giảng đường
main hall: sảnh chính
reception: quầy lễ tân
science lab: phòng thí nghiệm khoa học
art studio: phòng nghệ thuật
Khó khăn thường gặp trong khi thi
Nghe không rõ thông tin mô tả
Khắc phục: Luyện tập kỹ năng nghe thường xuyên với các đoạn hội thoại mô tả để cải thiện khả năng nhận diện từ khóa và thông tin quan trọng.
Không hiểu từ vựng chỉ phương hướng và địa điểm
Khắc phục: Học thuộc và thực hành sử dụng các từ vựng và cụm từ chỉ phương hướng và địa điểm trong các bài tập luyện nghe.
Không chú ý đến chi tiết nhỏ trong đoạn nghe
Khắc phục: Lắng nghe cẩn thận và ghi chú nhanh các chi tiết quan trọng. Chú ý đến những từ chỉ dẫn và mô tả chi tiết.
Bối rối khi gặp các thông tin gây nhiễu
Khắc phục: Tập trung vào các từ khóa và cụm từ quan trọng. Loại bỏ các thông tin không cần thiết và tập trung vào nội dung chính.
Quản lý thời gian không tốt
Khắc phục: Luyện tập quản lý thời gian khi làm bài nghe. Đảm bảo dành đủ thời gian để đọc câu hỏi, nghe và điền thông tin một cách cẩn thận.
Bằng cách hiểu rõ định nghĩa, format, các bước làm bài, và các lỗi thường gặp, bạn sẽ tự tin hơn khi đối mặt với dạng bài Labeling a Map/Diagram trong IELTS Listening.
Bài luyện tập
QUESTIONS 5-7
Label the plan below.
Write NO MORE THAN TWO WORDS AND/OR A NUMBER for each answer.
Đáp án:
5. Training
6. Philosophy
7. TV room
Transcript
A: I can’t give you a tour now, I’m afraid. I have to stay here at the Help Desk but I can show you places on this map of the library.
B: That would be helpful, thanks.
A: OK, so we’re here at the Help Desk, next to the Service Desk, where you go to borrow and return books. The maximum number of books you can borrow at any one time is ten.
B: Yes, I see.
A: Opposite the Service Desk is the Training Room, which is used by library staff to give demonstrations of the computer systems to staff and students. But the entrance is round the other side.
B: Is the Training Room beside the Quiet Room?
A: Yes, that’s right, with the entrance round the front too. It’s important to remember that all mobile phones must be switched off in this room.
B: Of course. And what about books – where can I find the books for my course?
A: Good question. You’re studying Geography so, if you walk past the Service Desk, turn right, no sorry turn left, and continue on past the Philosophy section. You’ll find the Geography section. The copying facilities are on the left. Now one more important thing is the Group Study Room and the booking system. If you’re working on a project with other students and you want to discuss things with each other, you can go to the room in the corner at the opposite end of the library from the copiers. That’s the Group Study Room. It’s between the Sociology section and the TV room. The Group Study Room must be booked forty-eight hours in advance.
B: Right, thanks. Can I keep this map?
A: Actually, this is the last one I have, but I can make a copy for you.
B: That would be great, thanks.
A: Oh, I should also explain how you book the Group Study Room.
B: Oh, yes, so how do I do that?
A: You can only book this room using the online reservation system. The same one you use to reserve books that are currently on loan.
B: I thought it was called the online catalogue system.
A: No, that’s for searching for things in the library; the reservation system is what you use to make a room booking.
B: And can I access that from outside the library?
A: Yes, via the library website. You will need to enter the name and student number of each student in the group too, so make sure you have these to hand when you make the booking. But all this is explained on the home page of the website. Once you’ve made your reservation request, you’ll receive a confirmation email from the library to sav whether your booking has been successful or not. If not, you can try to arrange another time.
B: Well that sounds fairly easy.
A: Yes, you’ll be fine. It’s all quite straightforward really.
B: Thanks.
Trên đây là những kiến thức hữu ích về dạng bài Labeling a Map/Diagram trong IELTS Listening. Hy vọng giúp ích được bạn trong quá trình ôn luyện.
Trong trong bài trước chúng ta đã khám phá dạng bài Multiple Choice rất hay gặp và cách xử lý để tránh mất điểm. Bài viết hôm nay, Smartcom English sẽ giới thiệu tới bạn đọc dạng bài cũng rất hay gặp đó là Matching Information trong IELTS Listening.
Tổng quan dạng bài Matching IELTS Listening
Dạng bài Matching Information trong IELTS Listening yêu cầu thí sinh phải ghép nối các thông tin từ hai danh sách khác nhau. Các danh sách này thường bao gồm các tiêu đề, tên người, địa điểm hoặc các thông tin khác liên quan đến đoạn hội thoại hoặc bài phát biểu. Thí sinh cần phải lắng nghe cẩn thận và xác định mối quan hệ giữa các thông tin để ghép nối chính xác.
Format dạng bài
Dạng bài Matching có thể xuất hiện ở phần 2 và phần 3 của bài thi IELTS Listening. Dưới đây là chi tiết về format của từng phần:
Matching Information IELTS Listening Part 2
Phần này thường bao gồm một đoạn hội thoại giữa hai hoặc nhiều người, thường là về một chủ đề quen thuộc như dịch vụ công cộng, hướng dẫn sử dụng, hoặc hoạt động giải trí.
Nhiệm vụ: Thí sinh phải ghép nối các thông tin từ một danh sách (ví dụ: tên người, dịch vụ) với một danh sách khác (ví dụ: ý kiến, hoạt động, hoặc đặc điểm).
Matching Information IELTS Listening Part 3
Phần này thường bao gồm một đoạn hội thoại hoặc một cuộc thảo luận giữa một nhóm người, thường là về các chủ đề học thuật hoặc nghiên cứu.
Nhiệm vụ: Thí sinh phải ghép nối các thông tin từ một danh sách (ví dụ: ý kiến của từng người, các khía cạnh của một chủ đề) với một danh sách khác (ví dụ: luận điểm, bằng chứng, hoặc ví dụ cụ thể).
Các bước xử lý dạng bài Matching Information IELTS Listening
Đọc kỹ yêu cầu đề bài và danh sách các mục cần ghép nối
Đọc kỹ các mục trong cả hai danh sách. Xác định các từ khóa và ý chính của từng mục.
Lắng nghe toàn bộ đoạn hội thoại hoặc bài phát biểu một cách tổng quan
Nghe qua toàn bộ đoạn nghe một lần để nắm bắt được nội dung chính và bối cảnh.
Chú ý đến từ khóa và thông tin chi tiết
Trong lần nghe tiếp theo, tập trung vào các từ khóa và thông tin chi tiết liên quan đến các mục trong danh sách. Ghi chú lại các thông tin quan trọng.
Ghép nối thông tin
Dựa trên các ghi chú và thông tin đã nghe được, ghép nối các mục trong danh sách một cách hợp lý. Đảm bảo rằng các mục đã ghép nối có ý nghĩa và khớp với nội dung đoạn nghe.
Kiểm tra lại đáp án
Sau khi hoàn thành việc ghép nối, kiểm tra lại các đáp án để đảm bảo tính chính xác. Điều này đặc biệt quan trọng vì một sai sót nhỏ có thể dẫn đến việc mất điểm.
Lưu ý & mẹo và kinh nghiệm làm dạng bài này
Đọc trước các câu hỏi và dự đoán nội dung
Trước khi bắt đầu nghe, đọc kỹ các câu hỏi và danh sách các mục cần ghép nối để dự đoán nội dung sẽ nghe được. Điều này giúp bạn định hướng tốt hơn khi nghe.
Lắng nghe các từ chỉ dẫn và tín hiệu
Chú ý đến các từ chỉ dẫn (signpost words) như “firstly,” “secondly,” “finally,” “on the other hand,” và các tín hiệu khác trong đoạn hội thoại. Những từ này giúp bạn theo dõi mạch ý của đoạn nghe.
Ghi chú một cách hiệu quả
Ghi chú nhanh chóng và ngắn gọn các từ khóa và thông tin quan trọng. Điều này giúp bạn dễ dàng đối chiếu và ghép nối thông tin sau khi đoạn nghe kết thúc.
Chú ý đến các thông tin đối lập và loại trừ
Đôi khi các lựa chọn đáp án có thể loại trừ lẫn nhau dựa trên thông tin đối lập. Hãy chú ý đến những chi tiết này để loại bỏ các đáp án sai và chọn đáp án đúng.
Luyện tập thường xuyên với các đề thi mẫu
Thực hành với các đề thi mẫu giúp bạn làm quen với dạng bài và cải thiện kỹ năng nghe cũng như khả năng ghép nối thông tin.
Bài tập mẫu
Questions 12-15
What is the responsibility of each of the following restaurant staff?
Choose FOUR answers from the box and write the correct letter, A-F, next to Questions 12-15.
List of Findings
A training courses
B food stocks
C first aid
D breakages
E staff discounts
F timetables
12. Joy Parkins ………………………
13. David Field ………………………
14. Dexter Wills ………………………
15. Mike Smith ………………………
Đáp án bài tập
12. F
13. C
14. D
15. B
Transcript
Now let me tell you about some of the people you need to know. So as I said. I’m Joy Parkins and I decide who does what during the day and how long they work for. I’ll be trying to get you to work with as many different people in the kitchen as possible, so that you learn while you’re on the job. One person whose name you must remember is David Field. If you injure yourself at all. even if it’s really minor, you must report to him and he’ll make sure the incident is recorded and you get the appropriate treatment. He’s trained to give basic treatment to staff himself, or he’ll send you off somewhere else if necessary. Then there’s Dexter Wills – he’s the person you need to see if you smash a plate or something like that. Don’t just leave it and hope no one will notice – it’s really important to get things noted and replaced or there could be problems later. And finally, there’s Mike Smith. He’s the member of staff who takes care of all the stores of perishables, so if you notice we’re getting low in flour or sugar or something make sure you let him know so he can put in an order.
OK, now the next thing …
Như vậy bạn đã vừa khám phá cách làm dạng bài Matching Information trong đề thi IELTS Listening. Hy vọng giúp ích được bạn trong quá trình ôn luyện. Chúc bạn thành công!
Dạng bài Multiple Choice là dạng bài rất hay gặp trong bài thi IELTS bởi nó xuất hiện trong cả IELTS Listening và IELTS Reading. Làm sao để nắm vững dạng bài này để tự tin “ẵm trọn” điểm khi gặp trong bài thi? Cùng Smartcom English khám phá ngay trong bài viết dưới đây.
Tổng quan dạng bài Multiple Choice IELTS Listening
Multiple Choice là một dạng câu hỏi khá phổ biến trong bài thi IELTS Listening. Trong dạng bài này, thí sinh sẽ được cung cấp một câu hỏi kèm theo các lựa chọn. Thí sinh sẽ lắng nghe bài nghe để chọn lựa đáp án mà họ cho là đúng nhất. Để nắm vững cách làm dạng bài Multiple Choice trong IELTS Listening, chúng ta cần tìm hiểu hai dạng câu hỏi chính của Multiple Choice:
Dạng 1: Câu hỏi chỉ có một lựa chọn đúng: Ở dạng này, thí sinh phải chọn một đáp án chính xác nhất trong ba đáp án được cung cấp.
Dạng 2: Câu hỏi có nhiều lựa chọn đúng: Đối với dạng này, thí sinh phải chọn đủ số lượng đáp án đúng theo yêu cầu của đề bài để đạt điểm. Nếu chọn sai một trong các đáp án, câu hỏi đó sẽ không được tính điểm.
Chiến thuật làm dạng bài Multiple Choice IELTS Listening
– Bước 1: Đánh dấu trực tiếp bên cạnh đáp án
Thứ tự các đáp án có thể không theo thứ tự được nhắc đến trong bài nghe. Do đó, khi nghe được bất kỳ thông tin nào liên quan, hãy nhanh chóng đánh dấu đáp án đó.
– Bước 2: Đọc trước câu hỏi và các lựa chọn
Trước khi bắt đầu nghe, hãy dành thời gian để đọc qua các câu hỏi và lựa chọn đáp án. Việc này giúp bạn biết trước những thông tin cần chú ý và dễ dàng nhận diện khi chúng xuất hiện trong bài nghe.
– Bước 3: Phân tích câu hỏi và các đáp án khi nghe
Xem xét tại sao đáp án đó đúng và tại sao các lựa chọn còn lại sai. Hãy tự hỏi liệu các đáp án đó có được người nói đề cập hay không.
*Lưu ý: Đôi khi tất cả các đáp án đều được nhắc đến nhằm gây nhiễu và đánh lạc hướng thí sinh. Do đó, ngoài việc dựa vào từ khóa, thí sinh cần tập trung nghe theo câu và đoạn để tránh nhầm lẫn.
– Bước 4: Ghi chú các từ khóa
Trong quá trình nghe, hãy ghi lại các từ khóa hoặc cụm từ quan trọng liên quan đến câu hỏi. Điều này giúp bạn dễ dàng theo dõi và so sánh với các đáp án khi cần.
– Bước 5: Kiểm tra lại tất cả đáp án
Đối với bài thi trên giấy, sau khi kết thúc phần nghe, thí sinh có 10 phút để chuyển đáp án vào phiếu trả lời. Hãy tận dụng 10 phút này để đối chiếu đáp án với ghi chú để kiểm tra độ chính xác.
*Lưu ý:Luôn kiểm tra đáp án và không bao giờ để trống bất kỳ câu nào trong bài thi IELTS. Bạn có thể thử vận may của mình và tránh việc chọn nhầm do bỏ trống một hàng đáp án.
– Bước 6: Luyện tập thường xuyên
Thường xuyên luyện tập với các bài nghe Multiple Choice để cải thiện kỹ năng nghe và khả năng nhận diện thông tin quan trọng. Điều này giúp bạn làm quen với cấu trúc câu hỏi và phát triển kỹ năng làm bài.
– Bước 7: Quản lý thời gian hiệu quả
Hãy đảm bảo rằng bạn phân bổ thời gian hợp lý cho mỗi câu hỏi và không dành quá nhiều thời gian cho một câu duy nhất. Nếu bạn không chắc chắn, hãy chọn một đáp án và tiếp tục, sau đó quay lại kiểm tra nếu còn thời gian.
Việc áp dụng những chiến thuật này sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng làm bài Multiple Choice trong phần thi IELTS Listening và đạt được kết quả tốt hơn.
Các lỗi thường gặp
Tuy nhiên, trong quá trình làm bài Multiple Choice trong IELTS Listening, nhiều thí sinh thường gặp phải một số lỗi phổ biến. Dưới đây là những lỗi thường gặp và cách khắc phục:
Không đọc kỹ câu hỏi và các lựa chọn đáp án trước khi nghe
Lí do: Thí sinh không dành đủ thời gian để đọc kỹ câu hỏi và các lựa chọn đáp án trước khi bắt đầu phần nghe, dẫn đến việc không biết cần tìm kiếm thông tin gì.
Cách khắc phục: Dành thời gian để đọc trước câu hỏi và các lựa chọn đáp án. Tìm kiếm từ khóa quan trọng trong câu hỏi để biết mình cần chú ý đến những thông tin nào trong bài nghe.
Bị phân tâm bởi các thông tin nhiễu
Lí do: Bài nghe thường chứa các thông tin gây nhiễu, có thể làm thí sinh bối rối và chọn sai đáp án.
Cách khắc phục: Tập trung vào các từ khóa và ý chính của câu hỏi. Luyện tập kỹ năng nghe để phân biệt thông tin quan trọng và thông tin gây nhiễu.
Chọn đáp án quá sớm
Lí do: Thí sinh vội vàng chọn đáp án ngay khi nghe thấy một từ hoặc cụm từ tương tự trong bài nghe mà không chờ nghe hết toàn bộ thông tin.
Cách khắc phục: Nghe toàn bộ thông tin trước khi quyết định chọn đáp án. Nếu cần, ghi chú lại các thông tin quan trọng và kiểm tra lại sau khi bài nghe kết thúc.
Không kiểm tra lại đáp án sau khi nghe xong
Lí do: Thí sinh thường không dành thời gian để kiểm tra lại đáp án sau khi bài nghe kết thúc, dẫn đến việc bỏ sót các lỗi sai.
Cách khắc phục: Dành thời gian kiểm tra lại tất cả các đáp án đã chọn sau khi phần nghe kết thúc. Sử dụng 10 phút cuối để chuyển đáp án vào phiếu trả lời và kiểm tra kỹ càng.
Không nhận ra các bẫy trong đáp án
Lí do: Một số đáp án được thiết kế để đánh lạc hướng thí sinh, có vẻ đúng nhưng thực chất lại sai.
Cách khắc phục: Phân tích kỹ các lựa chọn đáp án và suy nghĩ xem chúng có thực sự khớp với thông tin trong bài nghe hay không. Thực hành nhiều bài nghe để nhận diện các bẫy thường gặp.
Không theo kịp tốc độ bài nghe
Lí do: Bài nghe IELTS thường được đọc với tốc độ khá nhanh, khiến thí sinh không theo kịp và bỏ lỡ thông tin quan trọng.
Cách khắc phục: Luyện tập kỹ năng nghe hàng ngày với các tài liệu có tốc độ tương tự để cải thiện khả năng theo kịp bài nghe. Hãy chú ý lắng nghe và ghi chú lại những từ khóa chính ngay khi nghe được.
Quên chuyển đáp án vào phiếu trả lời
Lí do: Một số thí sinh tập trung quá nhiều vào việc nghe mà quên mất thời gian chuyển đáp án vào phiếu trả lời.
Cách khắc phục: Để ý thời gian và đảm bảo dành ít nhất 10 phút cuối để chuyển đáp án vào phiếu trả lời và kiểm tra kỹ các câu đã chọn.
Lưu ý và mẹo làm bài Multiple Choice IELTS Listening
Dưới đây là một số lưu ý và mẹo hữu ích giúp bạn làm tốt dạng bài Multiple Choice trong IELTS Listening:
Làm quen với các giọng đọc khác nhau
Lưu ý: Bài thi IELTS sử dụng nhiều giọng đọc khác nhau (Anh-Anh, Anh-Mỹ, Úc, v.v.). Việc làm quen với các giọng đọc này giúp bạn dễ dàng hơn trong việc nhận diện từ ngữ và hiểu nội dung bài nghe.
Mẹo: Luyện nghe các tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như BBC, CNN, ABC, và các kênh podcast.
Chú ý đến từ khóa và từ đồng nghĩa
Lưu ý: Các câu hỏi và đáp án trong bài thi IELTS thường sử dụng từ đồng nghĩa hoặc cách diễn đạt khác nhau để kiểm tra khả năng hiểu của bạn.
Mẹo: Ghi chú các từ khóa chính trong câu hỏi và chú ý đến các từ đồng nghĩa trong bài nghe.
Dự đoán nội dung bài nghe
Lưu ý: Dự đoán nội dung bài nghe dựa trên câu hỏi và các lựa chọn đáp án giúp bạn chuẩn bị tâm lý và dễ dàng hơn trong việc nhận diện thông tin.
Mẹo: Trước khi nghe, hãy dành vài giây để tưởng tượng về ngữ cảnh hoặc tình huống mà bài nghe có thể đề cập.
Tập trung vào các từ chỉ dẫn (signpost words)
Lưu ý: Các từ chỉ dẫn như “firstly,” “however,” “on the other hand,” “finally” giúp bạn theo dõi mạch nội dung của bài nghe.
Mẹo: Lắng nghe cẩn thận các từ chỉ dẫn này để biết khi nào chuyển sang một ý mới hoặc khi có sự đối lập trong thông tin.
Ghi chú nhanh và ngắn gọn
Lưu ý: Ghi chú quá nhiều có thể làm bạn bỏ lỡ thông tin quan trọng tiếp theo.
Mẹo: Ghi lại các từ khóa và cụm từ quan trọng một cách nhanh gọn, đủ để bạn nhớ và so sánh sau khi bài nghe kết thúc.
Đừng hoảng sợ nếu bỏ lỡ một thông tin
Lưu ý: Hoảng sợ có thể làm bạn mất tập trung và bỏ lỡ nhiều thông tin hơn.
Mẹo: Nếu bỏ lỡ một thông tin, hãy nhanh chóng tập trung lại và tiếp tục nghe. Bạn vẫn có thể tìm ra đáp án đúng với những thông tin còn lại.
Luyện tập kỹ năng multitasking
Lưu ý: Khả năng vừa nghe, vừa ghi chú và vừa chọn đáp án là rất quan trọng.
Mẹo: Thực hành kỹ năng multitasking bằng cách làm nhiều bài tập luyện nghe khác nhau và dần dần tăng độ khó.
Sử dụng kỹ năng loại trừ
Lưu ý: Đôi khi không cần biết đáp án đúng ngay lập tức, bạn có thể loại trừ các đáp án sai.
Mẹo: Nếu không chắc chắn, hãy loại bỏ những đáp án rõ ràng là sai và chọn từ các lựa chọn còn lại.
Quản lý thời gian hiệu quả
Lưu ý: Phần nghe thường diễn ra nhanh và bạn cần phải quản lý thời gian hiệu quả để không bỏ lỡ thông tin.
Mẹo: Hãy chú ý đến thời gian và đảm bảo rằng bạn có đủ thời gian để nghe, ghi chú và kiểm tra lại đáp án.
Luyện tập với các đề thi mẫu
Lưu ý: Làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng câu hỏi sẽ giúp bạn tự tin hơn khi làm bài thi thật.
Mẹo: Sử dụng các tài liệu luyện thi IELTS chính thức và làm các đề thi mẫu để rèn luyện kỹ năng và tăng cường sự tự tin.
Bằng cách áp dụng những lưu ý và mẹo này cũng như luyện tập kỹ theo chiến thuật ở trên bạn sẽ nâng cao khả năng làm bài Multiple Choice trong phần thi IELTS Listening và đạt được kết quả tốt hơn. Chúc bạn thành công!
Sentence Completion có thể coi là dạng bài dễ ăn điểm nhất trong IELTS Reading. Dễ ăn điểm nhưng nếu bạn chủ quan không chuẩn bị kỹ càng thì thật đáng tiếc. Bài viết hôm nay hãy cùng Smartcom English tìm hiểu chi tiết dạng bài và chiến lược làm dạng bài này nhé!
Tổng quan dạng bài Sentence Completion
Sentence Completion (Hoàn thành câu) trong IELTS Reading là một loại bài kiểm tra mà bạn sẽ được cung cấp một đoạn văn bản, hiệm vụ của bạn là hoàn thành những câu chưa hoàn chỉnh bằng cách điền vào chỗ trống (thường có từ 3 đến 6 câu hỏi). Đây là một trong những dạng bài thi Reading nhằm đánh giá khả năng đọc, hiểu và phân tích thông tin trong đoạn văn của bạn.
Thông thường trong câu hỏi sẽ có một số chỗ trống và tùy vào câu hỏi mà bạn sẽ được yêu cầu chọn từ hoặc cụm từ thích hợp để điền vào những chỗ trống đó. Điều quan trọng là thí sinh phải đọc và hiểu kỹ nội dung đoạn văn để chọn từ/cụm từ phù hợp với ngữ cảnh và ý nghĩa của câu.
Các bước làm dạng bài Sentence Completion
Bước 1: Đọc hướng dẫn thi: Hãy đọc kỹ số lượng từ được phép điền. Để ý xem câu hỏi có yêu cầu bạn điền đúng các từ lấy từ bài đọc hay không.
Bước 2: Đọc câu hỏi và dự đoán loại từ cần điền vào chỗ trống.
Bước 3: Gạch chân từ khóa: Một mẹo mách nhỏ là từ khóa thường sẽ là người, vật hoặc nơi chốn được đề cập trong câu cần điền. Bên cạnh đó, bạn cũng nên gạch chân các từ “xung quanh” chỗ trống đó, vì có khả năng cao những từ này sẽ được viết theo cách khác bằng các từ đồng nghĩa trong bài Reading.
Bước 4: Tìm đoạn văn bạn cần đọc nhanh nhất có thể dựa trên từ khóa. Lúc này kỹ thuật scanning được sử dụng, bạn hãy bình tĩnh đọc hiểu đoạn văn chứa thông tin đó và xác định các từ được diễn giải.
Bước 5: Điền những từ ĐÚNG vào chỗ trống, nhớ kiểm tra chính tả thật kỹ. Nếu bạn sai một từ, điều đó có nghĩa là bạn sẽ không nhận được điểm cho toàn bộ câu hỏi. Vì vậy, hãy làm bài thật cẩn thận nhé!
Lưu ý & các mẹo làm dạng bài này
Để làm điều này, bạn cần chú ý đến những lời khuyên sau:
Học kỹ năng Paraphrasing và tìm từ đồng nghĩa. Diễn giải là kỹ năng viết lại câu bằng cách sử dụng các từ/cụm từ đồng nghĩa. Kỹ năng này quan trọng cho tất cả các phần của IELTS.
Đọc kỹ hướng dẫn để biết số từ cần điền và phân loại từ. Nếu yêu cầu là “NO MORE THAN TWO WORDS”, bạn chỉ được phép viết 1 hoặc 2 từ. Hãy nhớ rằng, viết số cũng phải chính xác nhé!
Đọc câu hỏi trước để tìm từ khóa, dự đoán từ đồng nghĩa từ đó để đọc bài. Khi đọc bài viết nên gạch chân các từ khóa, từ đồng nghĩa để hiểu rõ hơn thông tin cần điền
Đôi khi câu hỏi sẽ có nội dung: ‘sử dụng các từ trong văn bản’ hoặc ‘từ văn bản’. Trong trường hợp này, bạn phải sử dụng đúng dạng từ trong bài đọc. Nếu tiêu đề không có thì có nghĩa là bạn được phép thay đổi dạng của từ.
Hãy nhớ rằng câu trả lời của bạn cần phải viết đúng chính tả, vì vậy hãy kiểm tra loại từ ví dụ động từ, danh từ… để đảm bảo câu trả lời chính xác hơn.
Bài tập mẫu Sentence Completion IELTS Reading
THE HISTORY OF TEA
The story of tea begins in China. According to legend, in 2737 BC, the Chinese emperor Shen Nung was sitting beneath a tree while his servant boiled drinking water, when some leaves from the tree blew into the water. Shen Nung, a renowned herbalist, decided to try the infusion that his servant had accidentally created. The tree was a Camellia sinensis, and the resulting drink was what we now call tea. It is impossible to know whether there is any truth in this story. But tea drinking certainly became established in China many centuries before it had even been heard of in the West. Containers for tea have been found in tombs dating from the Han Dynasty (206 BC— 220 AD) but it was under the Tang Dynasty (618—906 AD), that tea became firmly established as the national drink of China.
It became such a favourite that during the late eighth century a writer called Lu Yu wrote the first book entirely about tea, the Ch’a Ching, or Tea Classic. It was shordy after this that tea was first introduced to Japan, by Japanese Buddhist monks who had travelled to China to study. Tea received almost instant imperial sponsorship and spread rapidly from the royal court and monasteries to the other sections of Japanese society.
So at this stage in the history of tea, Europe was rather lagging behind. In the latter half of the sixteenth century there are the first brief mentions of tea as a drink among Europeans. These are mosdy from Portuguese who were living in the East as traders and missionaries. But although some of these individuals may have brought back samples of tea to their native country, it was not the Portuguese who were the first to ship back tea as a commercial import. This was done by the Dutch, who in the last years of the sixteenth century began to encroach on Portuguese trading routes in the East. By the turn of the century they had established a trading post on the island of Java, and it was via Java that in 1606 the first consignment of tea was shipped from China to Holland. Tea soon became a fashionable drink among the Dutch, and from there spread to other countries in continental western Europe, but because of its high price it remained a drink for the wealthy.
Britain, always a little suspicious of continental trends, had yet to become the nation of tea drinkers that it is today. Starting in 1600, the British East India Company had a monopoly on importing goods from outside Europe, and it is likely that sailors on these ships brought tea home as gifts. The first coffee house had been established in London in 1652, and tea was still somewhat unfamiliar to most readers, so it is fair to assume that the drink was still something of a curiosity. Gradually, it became a popular drink in coffee houses, which were as much locations for the transaction of business as they were for relaxation or pleasure. They were though the preserve of middle- and upper- class men; women drank tea in their own homes, and as yet tea was still too expensive to be widespread among the working classes. In part, its high price was due to a punitive system of taxation.
One unforeseen consequence of the taxation of tea was the growth of methods to avoid taxation—smuggling and adulteration. By the eighteenth century many Britons wanted to drink tea but could not afford the high prices, and their enthusiasm for the drink was matched by the enthusiasm of criminal gangs to smuggle it in. What began as a small time illegal trade, selling a few pounds of tea to personal contacts, developed by die late eighteenth century into an astonishing organised crime network, perhaps importing as much as 7 million lbs annually, compared to a legal import of 5 million lbs! Worse for die drinkers was that taxation also encouraged the adulteration of tea, particularly of smuggled tea which was not quality controlled through customs and excise. Leaves from other plants, or leaves which had already been brewed and then dried, were added to tea leaves. By 1784, the government realised that enough was enough, and that heavy taxation was creating more problems than it was wordi. The new Prime Minister, William Pitt the Younger, slashed the tax from 119 per cent to 12.5 per cent. Suddenly legal tea was affordable, and smuggling stopped virtually overnight.
Another great impetus to tea drinking resulted from the end of the East India Company’s monopoly on trade with China, in 1834. Before that date, China was the country of origin of the vast majority of the tea imported to Britain, but the end of its monopoly stimulated the East India Company to consider growing tea outside China. India had always been the centre of the Company’s operations, which led to the increased cultivation of tea in India, beginning in Assam. There were a few false starts, including the destruction by cattle of one of the earliest tea nurseries, but by 1888 British tea imports from India were for the first time greater than those from China.
The end of the East India Company’s monopoly on trade with China also had another result, which was more dramatic though less important in the long term: it ushered in the era of the tea clippers. While the Company had had the monopoly on trade, there was no rush to bring the tea from China to Britain, but after 1834 the tea trade became a virtual free for all. Individual merchants and sea captains with their own ships raced to bring home the tea and make the most money, using fast new clippers which had sleek lines, tall masts and huge sails. In particular there was competition between British and American merchants, leading to the famous clipper races of the 1860s. But these races soon came to an end with the opening of the Suez canal, which made the trade routes to China viable for steamships for the first time.
Questions 1 – 7
Complete the sentences below with words taken from Reading Passage. Use ONE WORD for each answer.
Write your answers in boxes 1-7 on your answer sheet.
1. Researchers believed the tea containers detected in ……………….. from the Han Dynasty was the first evidence of the use of tea.
2. Lu Yu wrote a………………..about tea before anyone else in the eighth century.
3. It was………………..from Japan who brought tea to their native country from China.
4. Tea was carried from China to Europe actually by the…………………
5. The British government had to cut down the taxation on tea due to the serious crime of…………………
6. Tea was planted in………………..besides China in the 19th century.
7. In order to compete in shipping speed, traders used………………..for the race.
Đáp án và giải thích
1. Đáp án: tombs
Từ cần điền tìm được ở câu văn cuối của đoạn văn đầu tiên “Containers for tea have been found in tombs dating from the Han Dynasty …”
2. Đáp án: book
Từ cần điền tìm được ở câu đầu tiên của đoạn văn thứ 2 “It became such a favourite that during the late eighth century a writer called Lu Yu wrote the first book entirely about tea …”
3. Đáp án: monks
Từ cần điền tìm được ở câu thứ hai của đoạn văn trên “It was shordy after this that tea was first introduced to Japan, by Japanese Buddhist monks who had travelled to China …”
4. Đáp án: Dutch
Từ cần điền tìm được ở đoạn giữa của đoạn văn thứ 3 “This was done by the Dutch, who in the last years of the sixteenth century began to encroach on Portuguese trading routes …”
5. Đáp án: smuggling
Từ cần điền tìm được ở câu đầu tiên của đoạn văn thứ 5 “One unforeseen consequence of the taxation of tea was the growth of methods to avoid taxation—smuggling and adulteration”.
6. Đáp án: India
Từ cần điền tìm được ở đoạn văn thứ 6 “India had always been the centre of the Company’s operations, which led to the increased cultivation of tea in India, beginning in Assam”.
7. Đáp án: clippers
Từ cần điền tìm được ở đoạn văn thứ 7 “Individual merchants and sea captains with their own ships raced to bring home the tea and make the most money, using fast new clippers …”
Như vậy bạn đã vừa khám phá chi tiết dạng bài Sentence Completion với chiến lược và các bước làm chi tiết để đạt điểm tối đa khi gặp dạng bài này trong phòng thi. Nếu bạn đang chưa biết nên bắt đầu từ đâu khi ôn luyện thi IELTS đừng ngại liên hệ với Smartcom English để được giải đáp chi tiết nhé!
Diagram Labelling Completion là một dạng bài khó trong bài thi IELTS Reading vì gây nhiều khó khăn cho các thí sinh. Vậy cụ thể những khó khăn đó là gì? Chiến lược làm dạng bài này như thế nào? Cùng Smartcom English tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Tổng quan dạng bài Diagram Labelling
Trong dạng bài Diagram Label Completion thí sinh sẽ được cung cấp một biểu đồ, hình ảnh hoặc sơ đồ với các ô trống. Thí sinh sẽ điền từ, cụm từ hoặc số còn thiếu vào các ô trống này dựa trên thông tin trong đoạn đọc. Đây là bài tập yêu cầu thí sinh có khả năng đọc, hiểu thông tin chi tiết, từ đó lựa chọn được đáp án phù hợp.
4 thách thức ở dạng bài Diagram Labelling
Không hiểu rõ chủ đề và hình ảnh: Để hoàn thành biểu đồ, thí sinh phải hiểu rõ chủ đề và hình ảnh trong đề bài. Điều này đòi hỏi khả năng đọc và hiểu thông tin chi tiết trong đoạn văn một cách chính xác.
Không biết rõ số lượng từ được phép: Có thể có nhiều từ hoặc cụm từ trả lời có thể dùng để điền vào các ô trống. Điều này có thể gây khó khăn cho thí sinh trong việc lựa chọn từ phù hợp nhất.
Không hiểu biểu đồ: Một số biểu đồ có thể phức tạp với nhiều thông tin chi tiết. Thí sinh cần phải giải quyết các biểu đồ phức tạp này một cách cẩn thận để tránh sai sót khi điền câu trả lời.
Thời gian có hạn: IELTS Reading có thời gian giới hạn nên thí sinh cần làm bài thi nhanh chóng và hiệu quả. Quản lý thời gian hợp lý là điều quan trọng để hoàn thành kỳ thi thành công.
Để khắc phục những khó khăn này, thí sinh cần rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, tập trung tìm từ khóa và luyện tập với các bài tập tương tự trước khi làm bài thi IELTS. Thông qua luyện tập, thí sinh sẽ nâng cao khả năng làm bài Diagram Label Completion và đạt kết quả cao trong kỳ thi IELTS Reading.
Chiến lược làm bài hiệu quả
Dạng bài Diagram Label Completion trong IELTS Reading thường xuất hiện ở dạng điền từ vào các sơ đồ hoặc biểu đồ để hoàn thành thông tin còn thiếu. Để làm bài này hiệu quả, thí sinh nên tuân thủ các bước sau:
Bước 1: Đọc kĩ phần chỉ dẫn để xác định số từ cần điền. Cũng giống như các dạng bài điền từ khác, thí sinh chỉ được điền số lượng từ quy định. Nếu như điền nhiều hơn, đáp án sẽ không được chấm đúng dù có hợp lí.
Bước 2: Đọc đề bài và sơ đồ hoặc biểu đồ liên quan kỹ lưỡng. Bạn cần hiểu rõ các thông tin trong bài Reading trước khi điền từ vào ô trống.
Bước 3: Xác định loại từ hoặc thông tin cần điền vào mỗi ô trống. Điều này giúp bạn tìm kiếm từ hoặc câu thích hợp trong văn bản. Dự đoán càng chi tiết càng giúp bạn dễ dàng tìm ra đáp án nhanh chóng hơn.
Bước 4: Tìm kiếm các từ quan trọng, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa hoặc các gợi ý trong văn bản. Bạn hãy chú ý đến các từ nối như “however”, “moreover” hoặc “on the other hand” vì những từ này thường giúp liên kết ý và thông tin, giúp cho bạn đọc hiểu thông tin hiệu quả, tránh nhầm lẫn.
Bước 5: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào ô trống. Hãy đảm bảo rằng từ bạn chọn phù hợp về ngữ nghĩa và ngữ pháp, đồng thời không làm thay đổi ý nghĩa ban đầu của câu.
Bước 6: Đọc lại toàn bộ bài đọc để kiểm tra xem từ điền vào ô trống có tạo nên một bài đọc mạch lạc logic hay không. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc điền từ, hãy bỏ qua câu hỏi đó. Không nên dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi đơn lẻ. Đánh dấu lại câu chưa trả lời được để quay lại hoàn thành sau.
Bước 7: Kiểm tra lại câu trả lời để chắc chắn rằng chúng không vi phạm ngữ pháp, chính tả hoặc đánh máy sai sót.
Hãy nhớ luyện tập thường xuyên với các bài tập dạng Diagram Label Completion để trau dồi kỹ năng đọc và hiểu. Bạn cần tăng khả năng tóm tắt thông tin từ các biểu đồ, sơ đồ, bảng số liệu để chuẩn bị tốt hơn cho phần thi IELTS Reading.
Một số tips & mẹo làm bài
Mẹo 1: Câu trả lời không luôn luôn xếp theo thứ tự như các đoạn văn. Trong trường hợp này, bạn cần luyện tập kỹ năng scanning để quét theo từ khóa toàn đoạn. Quét những câu hỏi đầu bạn đã có thể nhận ra vị trí của đáp án được sắp xếp ở đâu. Dù không theo thứ tự thì thường các đáp án vẫn được sắp xếp gần nhau đấy!
Mẹo 2: Làm những câu hỏi đơn giản nhất trước. Bạn có nhiều khả năng để có được những câu trả lời chính xác. Nếu bạn không thể tìm thấy câu trả lời cho một câu hỏi khó, chuyển qua câu khác và quay lại sau. Với mẹo này, sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian làm bài và không bỏ lỡ điểm cho các câu hỏi đơn giản.
Mẹo 3: Cố gắng để dự đoán câu trả lời trước khi bạn đọc các văn bản. Điều này sẽ giúp bạn trong việc tìm câu trả lời chính xác. Việc dự đoán câu trả lời trước khi đọc sẽ giúp kích thích tư duy của bạn, giúp nhớ câu hỏi nhanh hơn và tìm ra thông tin chính xác hơn.
Bài tập mẫu
Introducing dung beetles into a pasture is a simple process: approximately 1,500 beetles are released, a handful at a time, into fresh cow pats in the cow pasture. The beetles immediately disappear beneath the pats digging and tunnelling and, if they successfully adapt to their new environment, soon become a permanent, self-sustaining part of the local ecology. In time they multiply and within three or four years the benefits to the pasture are obvious.
Dung beetles work from the inside of the pat so they are sheltered from predators such as birds and foxes. Most species burrow into the soil and bury dung in tunnels directly underneath the pats, which are hollowed out from within. Some large species originating from France excavate tunnels to a depth of approximately 30 cm below the dung pat. These beetles make sausage-shaped brood chambers along the tunnels. The shallowest tunnels belong to a much smaller Spanish species that buries dung in chambers that hang like fruit from the branches of a pear tree. South African beetles dig narrow tunnels of approximately 20 cm below the surface of the pat. Some surface-dwelling beetles, including a South African species, cut perfectly-shaped balls from the pat, which are rolled away and attached to the bases of plants.
For maximum dung burial in spring, summer and autumn, farmers require a variety of species with overlapping periods of activity. In the cooler environments of the state of Victoria, the large French species (2.5 cms long), is matched with smaller (half this size), temperate-climate Spanish species. The former are slow to recover from the winter cold and produce only one or two generations of offspring from late spring until autumn. The latter, which multiply rapidly in early spring, produce two to five generations annually. The South African ball-rolling species, being a sub-tropical beetle, prefers the climate of northern and coastal New South Wales where it commonly works with the South African tunneling species. In warmer climates, many species are active for longer periods of the year.
Đáp án bài tập:
Ta cần xem xét các thông tin có trên sơ đồ để hiểu mục đích và ý chính của sơ đồ.
Có 3 đường hầm (tunnel) 6, 7, 8.
Mỗi ô trống sẽ là một loại bọ hung (dung beatle) đã có ở danh sách từ cho sẵn.
Mỗi đường hầm có độ sâu khác nhau, thể hiện độ sâu mà từng loại bọ hung đào hầm. Mức độ sâu nằm ở thang số đo bên cạnh sơ đồ (từ 0 đến 30).
Vì vậy, chúng ta sẽ phải đọc và xem xét từng loại bọ hung sẽ đào hầm sâu với mức độ như thế nào để tìm ra đáp án.
6. South African
Giải thích: South African beetles dig narrow tunnels of approximately 20 cm below the surface of the pat.
7. French
Giải thích: Some large species originating from France excavate tunnels to a depth of approximately 30 cm below the dung pat. These beetles make sausage-shaped brood chambers along the tunnels.
8. Spanish
Giải thích: The shallowest tunnels belong to a much smaller Spanish species that buries dung in chambers that hang like fruit from the branches of a pear tree.
Trên đây là một số lưu ý, mẹo cũng như chiến lược làm dạng bài Diagram Label Completion trong bài thi IELTS Reading. Hy vọng giúp ich được bạn trong quá trình ôn tập luyện thi IELTS!