Ảnh nền đường dẫn điều hướng của bài viết IELTS Writing task 1: Cách làm dạng bài Mixed chart
Home » IELTS Writing task 1: Cách làm dạng bài Mixed chart

IELTS Writing task 1: Cách làm dạng bài Mixed chart

Hướng dẫn cách làm dạng bài Mixed chart thường gặp trong IELTS Writing task 1, khám phá các cấu trúc câu "ăn điểm" cùng Smartcom ngay!

Ảnh đại diện của tác giả Smartcom IELTS GEN 9.0 Smartcom IELTS GEN 9.0
5/5 - (2 votes)

Mặc dù Task 1 chỉ chiếm ⅓ tổng số điểm của phần Writing trong bài thi IELTS, thí sinh không nên xem nhẹ phần này. Dạng bài Mixed Chart là một thử thách lớn, đòi hỏi kỹ năng phân tích và so sánh số liệu một cách chính xác. Việc nắm vững chiến lược và luyện tập cẩn thận là yếu tố quan trọng để đạt được điểm cao trong phần thi này. Trong bài viết này, Smartcom English sẽ cung cấp tất tần tật thông tin về dạng bài Mixed Charts IELTS, các bước làm bài, cấu trúc ngữ pháp, từ vựng ghi điểm cũng như bài làm mẫu giúp bạn làm quen với cấu trúc bài thi.

Tổng quan về dạng bài Mixed Chart

Trong phần thi IELTS Writing Task 1, dạng bài Mixed Chart (hay Multiple Charts/Graph) là một trong những dạng bài khó, yêu cầu thí sinh phân tích và so sánh hai biểu đồ cung cấp các thông tin khác nhau, có thể giống hoặc khác nhau, từ đó rút ra kết luận. Để làm tốt dạng bài này, bạn cần nhận biết được các điểm tương đồng và khác biệt giữa các số liệu được cung cấp.

ielts-writing-task-1-mixed-chart

Các dạng Mixed Charts thường gặp

  • Table (bảng biểu) với pie chart (biểu đồ tròn)
  • Table (bảng biểu) với line chart (biểu đồ đường)
  • Table (bảng biểu) với bar chart (biểu đồ cột)
  • Pie chart (biểu đồ tròn) với line chart (biểu đồ đường)
  • Pie chart (biểu đồ tròn) với bar chart (biểu đồ cột)
  • Line chart (biểu đồ đường) với bar chart (biểu đồ cột)

Hướng dẫn chi tiết cách làm bài

Dạng bài Mixed Chart trong IELTS Writing Task 1 yêu cầu bạn mô tả và so sánh thông tin từ hai hoặc nhiều loại biểu đồ khác nhau. Để làm bài hiệu quả, bạn cần tuân theo cấu trúc cơ bản gồm ba phần: Introduction (Giới thiệu), Overview (Tổng quan), và Body Paragraphs (Thân bài). Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cho từng phần.

Phần 1: Introduction (Giới thiệu)

Mục tiêu: Tóm tắt và paraphrase lại đề bài trong 1-2 câu.

  • Loại biểu đồ: Xác định loại biểu đồ mà đề bài yêu cầu (ví dụ: bar chart, line chart, pie chart, table).
  • Khoảng thời gian: Đề cập đến khoảng thời gian mà các biểu đồ mô tả (nếu có).
  • Nội dung chính: Mô tả ngắn gọn về những gì từng biểu đồ thể hiện.

Mẹo:

  • Sử dụng từ vựng linh hoạt để paraphrase, tránh lặp lại nguyên văn câu từ đề bài.
  • Cố gắng nắm bắt chính xác nội dung của từng biểu đồ để phần paraphrase được chính xác.

Phần 2: Overview (Tổng quan)

Mục tiêu: Chọn lọc những thông tin và số liệu nổi bật nhất từ các biểu đồ.

  • Xu hướng chung: Mô tả xu hướng tổng thể của các số liệu (tăng, giảm, ổn định, hay dao động) qua thời gian (nếu có).
  • Số liệu cao/thấp nhất: Xác định và nêu ra số liệu cao nhất và thấp nhất từ mỗi biểu đồ.
  • Sự chênh lệch: Nhấn mạnh sự chênh lệch giữa các số liệu nổi bật từ các biểu đồ.

Mẹo:

  • Tránh liệt kê tất cả các số liệu hoặc các khía cạnh thông tin của cả hai biểu đồ vì thời gian và số lượng từ có hạn (khoảng 150 từ trong 20 phút).
  • Tìm kiếm sự tương quan hoặc mối liên hệ giữa các biểu đồ nếu có.

Câu hỏi để xác định thông tin quan trọng:

  • Mỗi biểu đồ nêu ra thông tin gì cho người đọc?
  • Khoảng thời gian của biểu đồ là gì?
  • Đặc điểm nổi bật nhất trong mỗi loại biểu đồ?
  • Có điểm nào chung trong hai biểu đồ không?
  • Mối quan hệ giữa hai biểu đồ là gì?

Phần 3: Body Paragraphs (Thân bài)

Mục tiêu: Phân tích và so sánh các số liệu chi tiết từ các biểu đồ.

  • Chia đoạn hợp lý: Mỗi đoạn có thể tập trung vào một biểu đồ hoặc so sánh các yếu tố chính giữa các biểu đồ.
  • So sánh và đối chiếu: Sử dụng các cấu trúc ngữ pháp và từ vựng phù hợp để so sánh sự khác biệt và tương đồng giữa các biểu đồ.
  • Sử dụng số liệu: Cung cấp các số liệu cụ thể từ biểu đồ để minh họa cho phân tích của bạn.

Ví dụ cấu trúc thân bài:

  • Đoạn 1: Mô tả chi tiết biểu đồ đầu tiên, nhấn mạnh xu hướng chính và các số liệu nổi bật.
  • Đoạn 2: Mô tả chi tiết biểu đồ thứ hai, sau đó so sánh với biểu đồ đầu tiên, nhấn mạnh mối quan hệ hoặc sự tương phản giữa chúng.

Mẹo:

  • Sử dụng các từ nối để liên kết các ý trong bài, làm cho bài viết mạch lạc hơn.
  • Chú ý phân tích số liệu một cách rõ ràng, tránh việc chỉ liệt kê.

Một số lỗi sai thường gặp

  1. Mô tả quá chi tiết hoặc quá chung chung: Mô tả quá nhiều chi tiết nhỏ nhặt hoặc quá chung chung, không làm rõ được các xu hướng chính.
  2. Thiếu Overview: Thiếu phần tổng quan hoặc overview không rõ ràng khiến bài viết thiếu mạch lạc.
  3. Không có sự so sánh: Chỉ mô tả từng biểu đồ mà không có sự so sánh giữa chúng.
  4. Ngữ pháp và từ vựng không chính xác: Sử dụng sai thì, cấu trúc câu hoặc từ vựng khi mô tả biểu đồ.
  5. Thiếu liên kết giữa các đoạn: Bài viết thiếu các từ nối hoặc các cấu trúc liên kết, khiến bài trở nên rời rạc.

Cấu trúc ăn điểm cho dạng bài Mixed Chart 

Vì một số lỗi sai trên mà ngoài việc xây dựng dàn bài chặt chẽ và sử dụng cấu trúc ngữ pháp chuẩn xác, việc sở hữu vốn từ vựng phong phú là yếu tố quan trọng giúp bài viết của bạn nổi bật và ghi điểm trong mắt giám khảo. Smartcom gợi ý cho bạn một số cấu trúc hữu ích sau đây:

Sử dụng Cấu Trúc Ngữ Pháp Chính Xác

  • Introduction:

Khi giới thiệu về biểu đồ, hãy sử dụng cấu trúc:

Tên biểu đồ + illustrates/gives information in relation to/provides data about/compares/describes + nội dung chính của biểu đồ.

Khi có hai biểu đồ, bạn có thể sử dụng cấu trúc so sánh:

While/Whereas S + V, S + V.

Ví dụ: The line chart illustrates the trends in sales of different products over a decade, while the pie chart provides a breakdown of customer demographics in the same period.

  • Overview:

Khi viết phần Overview, hãy sử dụng cấu trúc mở đầu như:

It can be seen that/It is clear that/Overall, + xu hướng chung hoặc các đặc điểm nổi bật nhất từ các biểu đồ.

Ví dụ: Overall, there was a significant increase in sales for electronic products, while the majority of customers belonged to the younger age groups.

  • Body Paragraphs:

Khi bắt đầu phân tích số liệu trong các đoạn thân bài, sử dụng cấu trúc:

Regarding/With regard to/Concerning/As can be seen from/According to + tên biểu đồ, + phân tích số liệu cụ thể.

Ví dụ: With regard to the line chart, sales of smartphones experienced a sharp increase, reaching a peak in 2020.

Sử Dụng Từ Vựng Đa Dạng và Chính Xác

Trong dạng bài Mixed Chart, từ vựng đóng vai trò quan trọng để mô tả xu hướng, sự biến đổi của số liệu, và so sánh các dữ liệu giữa các biểu đồ.

Xu hướng tăng: Động từ: increase, rise, climb
Danh từ: an increase, a rise, a climb
Xu hướng tăng mạnh: Động từ: rocket, jump, leap
Xu hướng giảm: Động từ: decrease, fall, go down, reduce, decline
Danh từ: a decrease, a fall, a decline
Xu hướng giảm mạnh: Động từ: plunge, slump, plummet
Xu hướng dao động: Động từ: fluctuate, oscillate
Xu hướng ổn định: Động từ: remain/stay stable, stabilize
Danh từ: stability
Cách diễn đạt mức cao nhất/thấp nhất: reach a peak, reach/hit the highest point, reach a bottom, falls further to its lowest point.
Cách diễn đạt phần trăm (%): 5%: a small fraction, 10%: a tenth, 25%: a quarter, 50%: a half, 75%: three quarters.

Sử Dụng Cấu Trúc So Sánh và Đối Chiếu Hiệu Quả

Khi so sánh các dữ liệu giữa các biểu đồ, bạn nên:

  • Sử dụng cấu trúc so sánh: Compared to, Similarly, In contrast, However, Whereas.
  • So sánh giữa các số liệu cao/thấp nhất: While the bar chart shows a steady increase in sales, the pie chart indicates that the customer base remained predominantly young.

Trình Bày Mạch Lạc và Mạch Văn Rõ Ràng

Đảm bảo bài viết của bạn được tổ chức mạch lạc:

  • Introduction: Giới thiệu nội dung biểu đồ.
  • Overview: Tổng quan xu hướng chính.
  • Body Paragraphs: Phân tích chi tiết và so sánh các số liệu.
  • Liên kết các đoạn: Sử dụng từ nối và cấu trúc liên kết để bài viết trôi chảy và dễ hiểu.

Chính Xác về Ngữ Pháp và Cấu Trúc Câu

Sử dụng các thì phù hợp, thường là thì hiện tại đơn cho mô tả biểu đồ, nhưng nếu có sự thay đổi qua thời gian thì cần linh hoạt sử dụng thì quá khứ hoặc hiện tại hoàn thành.

Sử dụng cấu trúc câu phức, từ nối và câu ghép để bài viết phong phú hơn.

Bài viết mẫu dạng Mixed chart 

The bar chart illustrates the distribution of films released in Australia and the UK in 2001 by four categories: US films, UK films, Australian films, and others. The line graph shows the number of cinema admissions in these two countries from 1976 to 2006. Overall, US films dominated the film industry in both countries, while the attendance in the UK were consistently higher than in Australia across the three decades.

In 2001, US films dominated the film markets in both Australia and the UK. Approximately 77% of films shown in the UK were from the US, while the figure in Australia was slightly lower at around 68%. UK films made up 21% of the market in the UK, which was significantly higher than the 5% share they held in Australia. Australian films were not favored in both the Australian and British markets, accounting for only about 2% and 1% respectively. Meanwhile, Other types accounted for 19% of the films in Australia, whereas in the UK, this category represented just 1%.

Shifting attention to the line graph, cinema attendance in the UK was consistently higher than in Australia throughout the 30-year period. In 1976, the UK had around 100 million admissions, compared to Australia’s 30 million. UK admissions fluctuated between 1980 and 1985, dropped off about 50 million before climbing steadily to a peak of 170 million in 2002. In contrast, Australian cinema admissions remained relatively stable until the mid-1980s, after which they experienced a gradual increase, reaching just over 90 million by 2005.

Illustrates /ˈɪl.ə.streɪts/ (verb) – minh họa

Distribution /ˌdɪs.trɪˈbjuː.ʃən/ (noun) – sự phân bố

Categories /ˈkæt.ə.ɡər.iz/ (noun) – danh mục, loại

Cinema admissions /ˈsɪn.ə.mə ədˈmɪʃ.ənz/ (noun phrase) – số lượt vé vào rạp chiếu phim

Consistently /kənˈsɪs.tənt.li/ (adverb) – một cách nhất quán, liên tục

Dominated /ˈdɒm.ɪ.neɪ.tɪd/ (verb) – chiếm ưu thế, thống trị

Market share /ˈmɑː.kɪt ʃeər/ (noun phrase) – thị phần

Favored /ˈfeɪ.vərd/ (verb) – được ưa chuộng

Accounted for /əˈkaʊn.tɪd fɔːr/ (phrasal verb) – chiếm (một phần nào đó)

Shifting attention to /ˈʃɪf.tɪŋ əˈten.ʃən tə/ (phrasal verb) – chuyển sự chú ý sang

Fluctuated /ˈflʌk.tʃu.eɪ.tɪd/ (verb) – dao động

Steadily /ˈsted.ɪ.li/ (adverb) – đều đặn, liên tục

Relatively stable /ˈrel.ə.tɪv.li ˈsteɪ.bəl/ (adjective phrase) – tương đối ổn định

Gradual increase /ˈɡrædʒ.u.əl ɪnˈkriːs/ (noun phrase) – tăng dần

 

Trên đây là hướng dẫn cách làm bài chi tiết về dạng bài Mixed chart trong IELTS Writing task 1, hy vọng bạn có thêm thông tin, kiến thức trong quá trình ôn luyện của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc hãy đặt ra câu hỏi tại nhóm hỗ trợ IELTS của Smartcom: Tại đây