Ảnh nền đường dẫn điều hướng của bài viết IELTS Listening part 4 khó vậy làm sao để ẵm trọn điểm?
Home » IELTS Listening part 4 khó vậy làm sao để ẵm trọn điểm?

IELTS Listening part 4 khó vậy làm sao để ẵm trọn điểm?

Ảnh đại diện của tác giả Smartcom English Smartcom English
Audio trong bài
4.4/5 - (21 votes)

Bạn đã ôn luyện thật kỹ IELTS Listening part 1, part 2 và part 3 mà Smartcom đã hướng dẫn trong các bài viết trước chưa? Nếu chưa ôn luyện các phần trước kỹ càng thì bạn sẽ thấy phần 4 trong bài thi nghe này thật khó. Đúng vậy! Được cho là phần khó nhất trong bài thi Nghe IELTS nhưng vẫn có những bí quyết để đạt điểm tối đa. Cùng Smartcom English tìm hiểu qua nội dung dưới đây nhé!

Tổng quan về Part 4 IELTS Listening

Part 4 là phần thi cuối và cũng được cho là phần thi khó nhất trong bài thi IELTS Listening. Đây là một đoạn độc thoại (monologue) của giảng viên thuộc rất nhiều lĩnh vực như Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Nghệ thuật và văn hóa. Phần thi này khó chủ yếu do nói về một lĩnh vực chuyên môn sâu với tốc độ chậm, rõ ràng chứ không có chứa nhiều bẫy đánh đố như các phần trước.

Bố cục trong một bài giảng (Lecture), sẽ luôn luôn có những trường đoạn mà giảng viên (Lecturer) nói thao thao bất tuyệt về một chủ đề, thường là lý thuyết cơ bản, rồi sau đó mới đến phần thảo luận hoặc bài tập. Vì thế bạn chỉ cần người nghe bắt được một số từ keyword sẽ nắm được nội dung cơ bản của cả bài. Ngược lại, chỉ cần bạn mất tập trung một chút là bỏ qua kiến thức cốt lõi của cả bài nói.

ielts-listening-part-4

Các dạng câu hỏi thường gặp:

Table Completion (Điền vào chỗ trống): đề bài sẽ đưa ra một bảng có các ô trống, và bạn cần điền vào những ô trống này thông tin mà bạn nghe được trong bản ghi âm. Thông thường, bảng này chứa các thông tin cụ thể như ngày, thời gian, địa điểm, tên, số liệu,…

Short Answer Question: yêu cầu thí sinh đọc câu hỏi và viết câu trả lời ngắn gọn dựa trên thông tin từ audio. Mục đích của dạng câu hỏi này là kiểm tra khả năng trả lời câu hỏi trong giới hạn từ quy định.

Multiple Choice: thí sinh cần đưa ra nhiều đáp án khác nhau và bạn cần lựa chọn đáp án đúng cho câu hỏi được đề bài đưa ra.

Pick from a list: thí sinh cần phải chọn đáp án từ danh sách các câu trả lời có sẵn. Các câu trả lời này cần phù hợp với nội dung của bài nghe. Tùy theo yêu cầu của đề bài, một câu trả lời có thể xuất hiện trong danh sách nhiều lần.

Hướng dẫn làm bài nghe IELTS Listening Part 4

Bước 1: Đọc đề & Xác định các thông tin chính

Trong giai đoạn này, người nghe cần nắm được các nội dung chính yếu như: Số lượng từ/ con số giới hạn được phép điền, dạng câu hỏi, tiêu đề bài nghe.

Khi làm được những điều này, thí sinh sẽ tránh được những sai sót đang tiếc như viết thừa so với số lượng từ giới hạn. Hãy chú ý khi thấy yêu cầu “WRITE NO MORE THAN … WORDS AND/OR … NUMBER”.

Ngoài ra, nhờ việc nắm trước dạng câu hỏi, thí sinh cũng sẽ có phương án phù hợp để làm bài. Đồng thời, đọc tiêu đề của bài nghe sẽ giúp dự đoán trước nội dung sắp nghe, tránh sự bất ngờ trong quá trình làm bài.

Bước 2: Đọc câu hỏi và tìm từ khóa

Như đã đề cập trước đó, chủ đề của Part 4 rất đa dạng. Chính vì vậy, việc đọc trước câu hỏi, xác định từ khóa sẽ đảm bảo thí sinh có thể hiểu các câu hỏi và đáp án trong bài nghe, đồng thời có định hướng trước về nội dung của bài nghe. Trong bài sẽ xuất hiện 2 dạng từ khóa là những thông tin không thể thay thế như tên riêng, con số hay các thuật ngữ và các thông tin có thể thay thế như danh từ chung, động từ, tính từ.

Bước 3: Dự đoán câu trả lời

Sau khi hiểu được sơ nội dung bài đọc thông qua việc xác định keywords, tiếp tới hãy xác định loại từ mình cần điền vào chỗ trống. Dự đoán cụ thể loại từ đó là gì để lúc nghe có thể lọc được thông tin nhanh chóng và chính xác hơn.

Ví dụ nếu chỗ trống đó là danh từ (noun) thì cụ thể đó là danh từ riêng (tên người, tên tổ chức, tên địa điểm,…) hay chỉ là một danh từ thông thường. Hoặc nếu chỗ cần điền là tính từ thì đó có thể là tính từ mang nghĩa khẳng định hay phủ định (có các tiền tố un-, in-, dis-,…).

Bước 4: Nghe và làm bài

Điểm đặc biệt cần lưu ý trong Part 4 là một cuộc thảo luận nên mỗi người tham gia vào cuộc thảo luận sẽ lần lượt phát biểu ý kiến. Các ý kiến này có thể mang tính tương đồng hoặc trái ngược nhau. Từ đó, thí sinh cần chú ý liệu các đối tượng có đạt được sự tán thành cho mỗi ý kiến được nêu ra hay không. Đồng thời nhận diện các yếu tố gây nhiễu, chẳng hạn như phương án được đưa ra sẽ thực hiện trong tương lai xa thay vì trong hiện tại hoặc phương án được đưa ra nhưng bị bác bỏ sau đó, có thể qua các dấu hiệu sau: but, however, although, yet, actually, rather than, instead, not really, …

Một lưu ý thêm với dạng bài Completion ở phần này, thí sinh cũng nên chú ý các từ nối “and”, “also”, “another” hoặc một số từ nối phổ biến khác khi liệt kê như First/Firstly, Second/ Secondly, Finally …. để dễ dàng theo kịp được người nói đang đề cập đến điểm nào.

Nhưng lưu ý để đạt điểm cao trong phần Listening Part 4

Chuẩn bị kiến thức đa lĩnh vực: vì Part 4 là một bài giảng về kiến thức học thuật ở trình độ cao đẳng đại học với những lý thuyết cơ bản nhất của chủ đề đó nên sẽ không quá nặng tính chuyên môn. Điều này dẫn đến một tình huống đó là khi nội dung của bài nghe rơi vào lĩnh vực bạn yêu thích và đã có kiến thức trước thì thí sinh hoàn toàn có thể dựa vào kiến thức sẵn có để tự suy luận, phán đoán được đáp án và dễ dàng nắm bắt được nội dung bài nghe.

Phân tích ngữ pháp và từ loại: dù những từ cần điền có sẵn trong bài nghe và không cần phải đổi từ loại nhưng để không bị rối, người nghe nên dựa vào vị trí của chỗ trống và kiến thức ngữ pháp của mình để dự đoán từ cần điền là từ loại gì (danh từ, động từ, tính từ hay trạng từ).

Theo dõi tiến trình bài giảng: Để không bỏ sót thông tin quan trọng, thí sinh cần chú ý theo dõi tiến trình bài giảng. Các bài nghe thường được chia thành các phần và mục được in đậm để làm nổi bật. Thí sinh cần nắm vững các dòng tiêu đề của mỗi mục lớn trong bài giảng để có thể theo kịp tiến độ và biết trước câu hỏi và đáp án sắp xuất hiện.

Bài tập vận dụng chiến lược làm bài nghe Part 4

Complete the notes below.

Write ONE WORD ONLY for each answer.

The Tawny Owl

Most 31 ……………………. owl species in UK
Strongly nocturnal

Habitat
Mainly lives in 32 ……………………., but can also be seen in urban areas, e.g. parks.

Adaptations:
Short wings and 33 ……………………., for navigation
Brown and 34 ……………………. feathers, for camouflage
Large eyes (more effective than those of 35…………………….), for good night vision
Very good spatial 36 ……………………. for predicting where prey might be found
Excellent 37 ……………………., for locating prey from a perch
Diet
Main food is small mammals.
Owls in urban areas eat more 38 …………………….

Survival
Two thirds of young owls die within a 39 …………………….
Owls don’t disperse over long distances.
Owls seem to dislike flying over large areas of 40 …………………….

Cách làm:

  • Bước 1: Đọc đề & Xác định các thông tin chính
    • Số lượng từ: 1
      Tiêu đề: Bài nói tập trung miêu tả về một loài cú tên Tawny
      Heading: 4 heading lớn đó là habitat (môi trường sống), adaptation (sự thích nghi), diet (chế độ ăn uống) và survival (sự sống sót)
  • Bước 2: Đọc câu hỏi và tìm từ khóa (các từ được in đạm trong đề)
  • Bước 3: Dự đoán câu trả lời
    • Câu 31: Owl species là danh từ với nghĩa loài cú, và có most đứng trước => từ cần điền là tính từ.
    • Câu 32: Chủ yếu sống ở => danh từ, chỉ nơi chốn.
    • Câu 33: Trước “and” là danh từ “wings” chỉ một bộ phận của con cú => từ cần điền là danh từ, cũng chỉ bộ phận cơ thể của con cú.
    • Câu 34: brown (màu nâu) là tính từ chỉ màu sắc và đứng trước and => từ cần điền là tính từ chỉ màu sắc
    • Câu 35: Mắt to, hiệu quả hơn mắt của => từ cần điền là danh từ, chỉ người hoặc loài vật.
    • Câu 36: Spatial có đuôi al => tính từ và theo sau chỗ trống có for là giới từ chỉ mục đích => từ cần điền là danh từ , chú ý s/es.
    • Câu 37: Excellent là tính từ => từ cần điền là danh từ. Vì vế sau có bổ sung “để tìm ra con mồi từ trên cành cây” => một danh từ chỉ bộ phận cơ thể giúp con cú nhìn hoặc nghe.
    • Câu 38: eat là ngoại động từ => từ cần điền là danh từ, chỉ động vật hoặc thực vật mà cú có thể ăn. Owls là từ chỉ số nhiều -> danh từ cần điền sẽ có s/es
    • Câu 39: Dựa vào từ “a” đứng trước và nghĩa => danh từ số ít chỉ thời gian (tháng, năm, tuần, thập kỉ).
    • Câu 40: Large areas of … (những khu vực … rộng) => từ cần điền là danh từ.
  • Bước 4: Nghe và làm bài: Đáp án và lời thoại
31. common Good evening everyone. You’re all likely to be familiar with pictures of the tawny owl, (Q31) because of all the owl species in the UK it’s actually the most common one. But the chances are that you’re more likely to have heard one than actually seen one, as it’s also strongly nocturnal. This means that it normally ventures out at night.
So what kind of habitat does the tawny owl prefer? (Q32) Well, a survey carried out in the nineteen eighties confirmed that this owl is most likely to be found in woodland. If you look at a map of tawny owl distribution across Britain, you’ll only see gaps in the treeless marshy areas of eastern England, and in some of the more upland parts of north-west Scotland. However, you can sometimes find populations of tawny owls in urban areas too, either in parks or in large gardens.
(Q33) The tawny owl shows some obvious adaptations to its natural habitat. For example, both its wings and its tail are short, which helps it to manoeuvre through the trees. Also the bird’s plumage is a mixture of brown and grey (Q34), and this provides suitable camouflage for when the owl perches up against a tree trunk.
Then, there are its large eyes. (Q35) The tawny owl’s visual capacities are considerably better than those of humans, and although it can’t see in complete darkness, it’s sufficiently well equipped to be able to navigate its way around woodland on all but the most overcast nights.
Another factor that contributes to the tawny owl’s success as a hunter, is its excellent memory (Q36) of the layout of different areas. If you combine this ability with the owl’s strongly territorial and sedentary nature – most populations of tawny owl are ‘sit and wait’ predators – you realise that it has a good opportunity to predict where prey might be found. Finally, as well as having large eyes, the owl’s sense of hearing (Q37) is excellent, and this helps it to locate potential prey as it sits on its perch.
Turning now to the tawny owl’s diet … Woodland tawny owls feed mainly on mammals, especially small ones such as wood mice and bank voles. But they’ll also take things like frogs, or bats or even fish, if they happen to be available. In urbanised landscapes, the owls seem to prey more on birds (Q38). So there are some differences there.
Let’s just look briefly now at survival rates in the tawny owl. Young tawny owls face a difficult time once they leave home, and two out of every three are likely to die within their first year (Q39). So with such high mortality levels it’s a good job that established breeding pairs can produce young over a number of seasons, and maximise their chances of passing their genes on to the next generation of owls.
I’ve already mentioned the sedentary nature of the tawny owl. But it’s not just adult tawny owls that are sedentary in their habits. Young birds, dispersing away from where they were born, rarely move far – the average distance is just four kilometres.
There also appears to be some reluctance to cross large bodies of water (Q40) – the owl is absent from many of the islands around our shores, with only occasional sightings in Ireland and the Isle of Wight off the south coast of England. Right, well, now I’ll show you some photographs that have been taken in …
32. woodland/ woods/ forest(s)
33. tail
34. grey/ gray
35.humans/ people
36. memory
37. hearing
38. birds
39. year
40.water

Nguồn tài liệu miễn phí

Tham khảo trong link tại đây.

Trên đây là những chia sẻ từ Smartcom để giúp bạn ôn tập thật tốt cho phần thi IELTS nói chung và Part 4 nói riêng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy comment góp ý bên dưới để được Smartcom giải đáp bạn nhé!

call-to-action-1