Ảnh nền đường dẫn điều hướng của bài viết Tổng hợp cấu trúc Writing Task 2 hay nhất
Home » Tổng hợp cấu trúc Writing Task 2 hay nhất

Tổng hợp cấu trúc Writing Task 2 hay nhất

Ảnh đại diện của tác giả Smartcom English Smartcom English
Audio trong bài
Rate this post

Phần thi Task 2 là phần thi quan trọng chiếm tới 2/3 điểm số của bài thi viết IELTS. Nếu muốn làm tốt phần thi này, người học sẽ phải sử dụng thuần thục kiến thức từ vựng và ngữ pháp. Do đó, trong bài viết này, Smartcom English sẽ gợi ý cho bạn các cấu trúc Writing Task 2 giúp bạn ăn trọn điểm bài thi viết IELTS.

Tổng hợp cấu trúc Writing Task 2 hay nhất

Mô tả chung về phần thi Writing Task 2

IELTS Writing Task 2 là phần thi thứ hai của bài thi viết IELTS. Trong phần này, bạn sẽ phải viết một bài luận (ít nhất là 250 từ) để đáp lại một quan điểm, lập luận hoặc vấn đề được cung cấp trên đề bài. Bạn sẽ phải hoàn thành bài luận trong vòng 40 phút. Nội dung bài luận sẽ thay đổi tùy theo từng dạng bài.

Một số dạng bài thường gặp:

  • Agree or Disagree (Oppinion)
  • Both view (Discussion)
  • Advantages and Disadvantages
  • Problem and Solution
  • Two-part Question

Tiêu chí chấm điểm

Tiêu chí chấm thi IELTS

Điểm bài thi viết IELTS được chấm theo thang điểm 9 và làm tròn đến 0.5. Điểm của bài thi Writing Task 2 sẽ được nhân đôi, cộng với điểm của Task 1 và chia trung bình. Vì vậy, phần thi Task 2 là phần thi chiếm phần lớn điểm số của cả bài thi viết. 

Bài viết Task 2 được đánh giá dựa trên 4 tiêu chí: 

  • Mức độ hoàn thành bài viết và viết đúng trọng tâm (Task achievement): Bài viết phải bảo đảm đủ về số lượng từ, hoàn thiện về bố cục và đáp ứng được yêu cầu đề bài. 
  • Sự mạch lạc và liên kết của bài viết (Coherence and cohesion): Tổng thể bài viết phải có sự rõ ràng và mạch lạc, đảm bảo tính liên kết giữa các thông tin, ý tưởng và ngôn ngữ bài viết. 
  • Vốn từ vựng và cụm từ (Lexical Resource): Từ vựng trong bài đa dạng, phong phú, phù hợp với ngữ cảnh.  
  • Sự phong phú và độ chính xác về ngữ pháp (Grammatical range and accuracy): Phạm vi ngữ pháp phong phú, đa dạng. Thí sinh có sử dụng nhiều kiểu câu từ câu đơn đến câu ghép, hay câu phức và các cấu trúc ngữ pháp chuyên sâu. 

Mỗi tiêu chí sẽ quyết định 25% điểm số của bài viết nên người viết cần đảm bảo đáp ứng được hết các tiêu chí nếu muốn đạt điểm cao.

Cấu trúc Writing Task 2 giúp thí sinh ăn trọn điểm

Cấu trúc ăn điểm trong IELTS Writing Task 2

Như đã đề cập ở trên, việc sử dụng đa dạng  các cấu trúc ngữ pháp là một trong 4 tiêu chí chấm điểm của bài thi viết IELTS. Vì vậy, Smartcom sẽ điểm qua những cấu trúc ăn điểm trong IELTS Writing task 2 mà bạn nên biết. 

Mệnh đề quan hệ (Relative Clause)

Cấu trúc Writing Task 2 đầu tiên mà chúng mình muốn giới thiệu cho bạn là mệnh đề quan hệ. Đây là mệnh đề phụ thường đứng đằng sau các đại từ và danh từ, có nhiệm vụ bổ nghĩa vài giải thích rõ hơn cho các đại từ, danh từ đó. Mệnh đề quan hệ được kết nối với mệnh đề chính thông qua các đại từ quan hệ (which/ who/ whom/ whose/ that/ when/ where/ why).

Cấu trúc tham khảo:

  • S + (Đại từ quan hệ + S + V + O) + V + O
  • S + V + O + (Đại từ quan hệ + S + V + O)

Ví dụ:

According to official reports, 1,000 tons of waste are discharged to the sea monthly. This results in an escalating destruction of marine life.

=>  According to official reports, 1,000 tons of waste are discharged to the sea monthly, which results in an escalating destruction of marine life.

Đảo ngữ (Inversion)

Đảo ngữ là việc các phó từ hoặc các trợ động từ không ở vị trí thông thường của nó mà được đặt ở vị trí đầu câu. Đây là cấu trúc hay cho Writing IELTS Task 2 giúp bạn nhấn mạnh hành động của chủ ngữ. 

Cấu trúc tham khảo:

  • Never/Hardly ever/Seldom/Rarely + trợ động từ + S + V
  • Only when/Only by/…+ danh từ/danh động từ + trợ động từ + S + V
  • Not only + trợ động từ + S1+ V1, but + S2 + also + V2

Ví dụ:

We can solve the electricity shortage problem by switching to a more sustainable form of energy.

=> Only by switching to a more sustainable form of energy can we solve the electricity shortage problem.

Mệnh đề danh từ (Noun Clause)

Mệnh đề danh từ là một mệnh nhưng có chức năng như một danh từ trong câu. Đầu câu mệnh đề thường có các liên từ if, whether hay các từ nghi vấn như là what, when, where, why, how, … hoặc that.

Ví dụ:

Young people need to have a healthier sleep schedule. 

=> What young people need is a healthier sleep schedule.

Phân từ (Participle)

Trong quá trình viết bài, thí sinh có thể áp dụng cấu trúc phân từ. Khi một câu có hai mệnh đề cùng chủ ngữ thì bạn có thể lược bỏ một chủ ngữ của một mệnh đề và chuyển động từ của mệnh đề đó sang V-ing hoặc V3.

Ví dụ

Some people argue that a school dress code is unnecessary as they believe that school uniforms can hinder students’ individuality.

=> Some people argue that a school dress code is unnecessary, believing that school uniforms can hinder students’ individuality.

Chủ ngữ giả (Dummy subjects)

Chủ ngữ giả là các từ có vai trò làm chủ ngữ trong câu nhưng không mang ý nghĩa cụ thể, chỉ mang ý nghĩa ngữ pháp. Itthere là hai chủ ngữ giả thường gặp trong tiếng Anh.

Cấu trúc tham khảo:

  • It + be + N + that + Clause
  • It + be + Adj + that + Clause
  • It + be + Adj + for somebody + to V
  • There + be + N + …

Ví dụ:

The sea level has risen exponentially due to climate change.

=> There has been an exponential rise in sea level due to climate change.

Mệnh đề nhượng bộ (Concession Clause)

Mệnh đề nhượng bộ là một dạng mệnh đề phụ thuộc trong câu phức được sử dụng để diễn tả sự tương phản với mệnh đề chính trong câu. Mệnh đề này thường bắt đầu bằng các liên từ chỉ sự nhượng bộ như Although, though, but, despite, inspite of, … Lưu ý không sử dụng but trong câu có liên từ chỉ sự nhượng bộ.

Ví dụ:

The invention of plastics has made packaging much easier and cheaper, but plastic is also one of the biggest sources of pollution in the world.

=> Although the invention of plastics has made packaging much easier and cheaper, plastic is also one of the biggest sources of pollution in the world.

Câu bị động (Passive Voice)

Cấu trúc ngữ pháp Writing Task 2 cuối cùng mà Smartcom muốn giới thiệu cho bạn là câu bị động. Câu bị động là cấu trúc sử dụng khi người nói hoặc viết muốn nhấn mạnh vào đối tượng nhận hành động hơn là hành động được nói đến trong câu.

Cấu trúc tham khảo:

  • S + be + V3 + O

Ví dụ:

Someone stole my bike last night.

=> My bike was stolen last night.

Câu bị động
Cấu trúc câu bị động là cấu trúc Writing Task 2 được dùng rất phổ biến trong bài viết

Trên đây Smartcom English đã tổng hợp cho bạn một vài cấu trúc Writing Task 2 trong IELTS mà bạn nên biết. Mong là bài viết này sẽ giúp bạn trong quá trình ôn thi IELTS. Chúc các bạn thi tốt!

Thông tin liên hệ:

Smartcom English

Trụ sở chính: Smartcom English – Tầng 4 nhà 29T2, đường Hoàng Đạo Thúy, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Website: https://smartcom.vn

Điện thoại: (+84) 024.22427799

Zalo: 0865835099

Email: mail@smartcom.vn

Facebook: https://facebook.com/smartcom.vn

Youtube: https://youtube.com/c/smartcomvn