Có lẽ gần đây truyền thông đưa tin về điểm IELTS trung bình của người Việt Nam bị thấp đi, và xếp hạng IELTS của Việt Nam bị tụt hạng 6 bậc so với năm trước làm cho nhiều người lo lắng. Cụ thể là theo thống kê tháng 9 hàng năm được công bố chính thức trên trang chủ IELTS thì điểm trung bình IELTS học thuật (IELTS Academic) của người Việt Nam bị tụt từ 6.3 (năm 2022 – 2023) xuống 6.2 (năm 2023 – 2024), và xếp hạng của Việt Nam tụt xuống hạng 29 so với hạng 23 của năm 2022 – 2023. Nếu chỉ nhìn vào tỉ lệ phần trăm về điểm số và xếp hạng như thế này sẽ khiến nhiều người thất vọng, nhưng nếu nhìn toàn diện hơn vấn đề này thì chúng ta có quyền lạc quan nhiều hơn lo lắng.
Nguyên nhân lớn nhất: Số lượng thí sinh tăng đột biến thì điểm thi trung bình sẽ giảm
Nguyên nhân chủ yếu của việc tụt hạng điểm IELTS lại đáng vui chứ không đáng buồn. Số lượng thí sinh thi IELTS năm 2023 – 2024 của Việt Nam đã tăng thêm ít nhất là 35% so với năm trước. Tuy cả IDP và Hội đồng Anh, những đơn vị tổ chức thi IELTS chính thức, không chính thức công bố số liệu, nhưng bằng các biện pháp thống kê đã cho thấy số lượt thí sinh dự thi IELTS đã tăng đột biến, với tỉ lệ tăng tối thiểu là 35%. Chúng ta phải luôn nhớ rằng IELTS học thuật là một bài thi tiếng Anh khó. Và đạt được điểm IELTS từ 6.0 trở lên, tức là ở giữa bậc 4 trong thang 6 bậc về năng lực ngôn ngữ (hay B2 theo CEFR) là một thành tích đáng tự hào. Điểm 6.0 IELTS có thể được hiểu là trình độ Cao trung cấp, tức là có khả năng giao tiếp tiếng Anh học thuật tương đối thành thạo. Với một bài thi khó, cộng với số lượng thí sinh tăng đột biến sau 1 năm, thì việc giảm điểm trung bình là điều hoàn toàn có tính quy luật. Nó gần giống như thành tích trung bình của các vận động viên sẽ bị giảm mạnh khi mà cho cả thí sinh chuyên nghiệp và thí sinh bán chuyên cùng tham gia một cuộc thi vậy.
Điều đáng chú ý là ở một bài thi khó như IELTS, số lượt người thi tăng đột biến, mà điểm trung bình chỉ giảm đi 0.1 điểm, điều này thể hiện mức độ thành thạo tiếng Anh của một số lượng lớn người Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Đây chắc chắn là thông tin vui đối với những nhà quản lý và cả những nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam.
Nguyên nhân thứ hai: do sự điều chỉnh trong cách ra đề, và đây cũng là nguyên nhân làm điểm kỹ năng Nói bị giảm
Đây cũng là một nguyên nhân đáng kể góp phần làm giảm điểm trung bình IELTS của người Việt Nam. Những năm gần đây người luyện thi IELTS có xu hướng học theo các bộ đề dự báo, tức là thí sinh sẽ cố gắng học thuộc nhiều nhất có thể những câu trả lời theo bộ đề có sẵn, mà chính xác là các đề thi được dự báo là sẽ sử dụng để hỏi thi. Tôi nghe nhiều giám khảo IELTS phàn nàn về việc ngày càng thấy nhiều thí sinh nói bài nói như một diễn viên học thuộc lòng lời thoại mà không thực sự hiểu hết ý nghĩa của từ vựng mà mình đang nói, hoặc câu trả lời không hề tự nhiên, thậm chí còn lạc đề so với câu hỏi. Vì thực tế này mà giám khảo có xu hướng điều chỉnh câu hỏi khác đi một chút so với những câu hỏi thông thường. Vì số lượng chủ đề trong cuộc sống là hữu hạn, nên việc câu hỏi năm sau lặp lại chủ đề của câu hỏi năm trước là khó tránh khỏi, nhưng giám khảo sẽ hỏi xoáy sâu hơn vào trải nghiệm cá nhân hoặc đi sâu hơn vào tình huống. Ví dụ như thay vì hỏi câu hỏi cũ là “Bạn hãy miêu tả một người mà bạn quý mến”, thì người ta hỏi thành: “Bạn hãy miêu tả một người hay giúp đỡ người khác” hoặc “Hãy miêu tả một lần mà bạn nhận được sự trợ giúp của ai đó” chẳng hạn. Rõ ràng việc thay đổi cách hỏi thiên về trải nghiệm cá nhân này đã gây bất ngờ cho những ai học tủ, hoặc chỉ học theo các bộ câu hỏi cũ. Và thực tế là nhiều học trò của tôi đi thi IELTS về cũng phản ánh là giám khảo đã trở nên nghiêm khắc hơn, chấm điểm chặt chẽ hơn đối với những bài nói không tự nhiên, có dấu hiệu học thuộc.
Kỹ năng nói tiếng Anh tốt là điều đầu tiên gây ấn tượng với người đối thoại về mức độ thành thạo tiếng Anh của bạn, nên việc thí sinh IELTS học tủ theo các bộ đề dự báo là một cách học sai lầm. Tôi khuyên các bạn hãy nói tiếng Anh mỗi ngày, dù chỉ cần 15 phút giao tiếp thôi nhưng nó sẽ tạo ra phản xạ nói tự nhiên cho các bạn. Hiện nay AI đã rất phát triển rồi, bạn có thể download các ứng dụng AI miễn phí để nói tiếng Anh giống hệt như giao tiếp với một gia sư tiếng Anh bản địa tận tình, sẵn lòng nói với bạn bất cứ vấn đề gì, trong bao lâu cũng được, và luôn sẵn sàng chữa lỗi phát âm, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp cho bạn. Hoặc nếu có thể, bạn hãy tìm những thầy dạy IELTS kích thích năng lực giao tiếp tự nhiên cho bạn, thay vì hướng dẫn bạn học mẹo, học tủ.
Nguyên nhân thứ ba: có sự chủ quan nhất định từ phía thí sinh
Tuy điểm trung bình IELTS bị giảm chút ít, nhưng số thí sinh đạt điểm IELTS cao cũng tăng lên rất nhiều. Chúng ta thấy điểm IELTS 7.5 hay 8.0 đã trở nên khá phổ biến đối với thí sinh Việt Nam. Nhiều bạn sẽ chỉ ra rằng chẳng phải chúng ta mới chỉ có 5% điểm từ 8.0 trở lên thôi đấy sao. Nhưng bạn quên mất rằng 5% này là tỉ lệ trên một tổng lượng lớn hơn, tức là số lượng người đạt 8.0 trở lên tăng nhiều hơn đáng kể so với các năm trước rồi. Chính sự phổ biến của điểm IELTS cao này đã khiến cho người học tiếng Anh và luyện thi IELTS trở nên chủ quan, cho rằng thi IELTS là điều dễ dàng.
Vì thế mà việc đầu tư vào học tiếng Anh và luyện thi IELTS trở nên kém quyết liệt hơn, và tâm lý làm bài thi cũng chủ quan hơn. Kinh nghiệm dạy IELTS thực tế cho thấy, nhóm học sinh có trình độ tiếng Anh trung bình khá là nhóm dễ bị tâm lý này nhất. Như thống kê đã cho thấy điểm 5.5 và 6.0 mới có tỉ lệ cao nhất. Nếu các thí sinh bớt chủ quan đi, học tập trung ngay từ đầu thay vì nước đến chân mới nhảy, và học thực chất để phát triển năng lực sử dụng tiếng Anh thay vì học chỉ để đi thi, thì chắc chắn mặt bằng điểm số IELTS của chúng ta sẽ nâng cao lên rất nhiều. Vì khoảng cách từ 5.5 lên thành 6.5 (cùng nằm ở trình độ B2, tức là bậc 4/6) chỉ nằm ở mức độ nghiêm túc và một chút nỗ lực thêm của thí sinh là đạt. Các bạn cần biết một thực tế như ở Singapore hay các nước tiên tiến mà sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai đều cho thấy những người có trình độ tiếng Anh trung bình hầu hết chỉ làm những việc phổ thông, thu nhập trung bình như bán hàng, trực quầy, lễ tân khách sạn… Những người có trình độ tiếng Anh cao cấp sẽ làm những công việc cao cấp và lương cao hơn như luật sư, giảng viên, nhà quản trị…
Quan điểm về so sánh thứ hạng IELTS của Việt Nam với các nước Đông Nam Á
Theo tôi, so sánh thứ hạng IELTS với các nước không mang nhiều giá trị. Ví dụ như điểm IELTS trung bình của Myanmar là 6,6, tức là cao hơn đáng kể so với Việt Nam (6,2) và Thái Lan (6,1). Nhưng rõ ràng là Myanmar lạc hậu hơn rất nhiều so với Việt Nam và Thái Lan, kinh tế nghèo hơn, và nền giáo dục của họ cũng kém hơn chúng ta. Philipines có điểm trung bình IELTS là 6,8, trước đây vốn giàu có hơn ta, nhưng năm đến 2023 quy mô nền kinh tế đã dần bị Việt Nam bắt kịp khi GDP của hai nước gần như bằng nhau. Tôi thấy giá trị thực chất của điểm IELTS là phản ánh mức độ thành thạo tiếng Anh của người dân, hay nói đúng hơn là mức độ sẵn sàng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của lực lượng lao động của mỗi quốc gia nhờ khả năng giao tiếp tiếng Anh thành thạo. Nếu xét ở góc độ này thì Việt Nam nên tự hào vì điểm IELTS đã đạt đến mức giao tiếp thành thạo của mình với số lượng người thành thạo trở nên ngày càng lớn. Những năm gần đây đã chứng minh chính sách sử dụng điểm IELTS để xét tuyển vào đại học đã khiến cho số người học IELTS tăng lên rất mạnh hàng năm, khiến cho số lượng người học và thi IELTS ở Việt Nam đang dẫn đầu Đông Nam Á. Điều này có nghĩa là trong tương lai rất gần, năng lực cạnh tranh quốc tế của lực lượng lao động Việt Nam chúng ta sẽ tăng lên ngày một cao, sẵn sàng tham gia vào vị trí cao hơn, giá trị hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chính vì thế, thay vì lo lắng về thứ hạng IELTS của người Việt Nam có tăng hay giảm chút ít, chúng ta cần tiếp tục hiện thực hóa mạnh mẽ hơn nữa chính sách biến tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Để biến số lượng người có thể sử dụng hiệu quả tiếng Anh trong học tập và làm việc ngày càng lớn, chiếm tỉ trọng cao trong tổng lực lượng lao động. Quy mô này sẽ tạo ra sức hút đầu tư cho toàn bộ nền kinh tế, mở ra triển vọng giáo dục tốt hơn cho từng cá nhân, và góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam không chỉ trong khu vực mà trên trường quốc tế.
Tác giả: Thầy Nguyễn Anh Đức – Chủ tịch chuỗi trung tâm Smartcom English, chuyên gia đào tạo IELTS.
Báo chí đưa tin về bài viết của thầy Nguyễn Anh Đức:
Điểm IELTS Việt Nam tụt hạng nhưng không có gì phải lo lắng
Có lẽ gần đây truyền thông đưa tin về điểm IELTS trung bình của người Việt Nam bị thấp đi, và xếp hạng IELTS của Việt Nam bị tụt hạng 6 bậc so với năm trước làm cho nhiều người lo lắng. Cụ thể là theo thống kê tháng 9 hàng năm được công bố chính thức trên trang chủ IELTS thì điểm trung bình IELTS học thuật (IELTS Academic) của người Việt Nam bị tụt từ 6.3 (năm 2022 – 2023) xuống 6.2 (năm 2023 – 2024), và xếp hạng của Việt Nam tụt xuống hạng 29 so với hạng 23 của năm 2022 – 2023. Nếu chỉ nhìn vào tỉ lệ phần trăm về điểm số và xếp hạng như thế này sẽ khiến nhiều người thất vọng, nhưng nếu nhìn toàn diện hơn vấn đề này thì chúng ta có quyền lạc quan nhiều hơn lo lắng.
[caption id="attachment_10759" align="aligncenter" width="2000"] Thầy Nguyễn Anh Đức trong buổi đào tạo Khai phóng tiềm năng IELTS GEN 9.0 [/caption]Nguyên nhân lớn nhất: Số lượng thí sinh tăng đột biến thì điểm thi trung bình sẽ giảm
Nguyên nhân chủ yếu của việc tụt hạng điểm IELTS lại đáng vui chứ không đáng buồn. Số lượng thí sinh thi IELTS năm 2023 – 2024 của Việt Nam đã tăng thêm ít nhất là 35% so với năm trước. Tuy cả IDP và Hội đồng Anh, những đơn vị tổ chức thi IELTS chính thức, không chính thức công bố số liệu, nhưng bằng các biện pháp thống kê đã cho thấy số lượt thí sinh dự thi IELTS đã tăng đột biến, với tỉ lệ tăng tối thiểu là 35%. Chúng ta phải luôn nhớ rằng IELTS học thuật là một bài thi tiếng Anh khó. Và đạt được điểm IELTS từ 6.0 trở lên, tức là ở giữa bậc 4 trong thang 6 bậc về năng lực ngôn ngữ (hay B2 theo CEFR) là một thành tích đáng tự hào. Điểm 6.0 IELTS có thể được hiểu là trình độ Cao trung cấp, tức là có khả năng giao tiếp tiếng Anh học thuật tương đối thành thạo. Với một bài thi khó, cộng với số lượng thí sinh tăng đột biến sau 1 năm, thì việc giảm điểm trung bình là điều hoàn toàn có tính quy luật. Nó gần giống như thành tích trung bình của các vận động viên sẽ bị giảm mạnh khi mà cho cả thí sinh chuyên nghiệp và thí sinh bán chuyên cùng tham gia một cuộc thi vậy.
Điều đáng chú ý là ở một bài thi khó như IELTS, số lượt người thi tăng đột biến, mà điểm trung bình chỉ giảm đi 0.1 điểm, điều này thể hiện mức độ thành thạo tiếng Anh của một số lượng lớn người Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Đây chắc chắn là thông tin vui đối với những nhà quản lý và cả những nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam.
Nguyên nhân thứ hai: do sự điều chỉnh trong cách ra đề, và đây cũng là nguyên nhân làm điểm kỹ năng Nói bị giảm
Đây cũng là một nguyên nhân đáng kể góp phần làm giảm điểm trung bình IELTS của người Việt Nam. Những năm gần đây người luyện thi IELTS có xu hướng học theo các bộ đề dự báo, tức là thí sinh sẽ cố gắng học thuộc nhiều nhất có thể những câu trả lời theo bộ đề có sẵn, mà chính xác là các đề thi được dự báo là sẽ sử dụng để hỏi thi. Tôi nghe nhiều giám khảo IELTS phàn nàn về việc ngày càng thấy nhiều thí sinh nói bài nói như một diễn viên học thuộc lòng lời thoại mà không thực sự hiểu hết ý nghĩa của từ vựng mà mình đang nói, hoặc câu trả lời không hề tự nhiên, thậm chí còn lạc đề so với câu hỏi. Vì thực tế này mà giám khảo có xu hướng điều chỉnh câu hỏi khác đi một chút so với những câu hỏi thông thường. Vì số lượng chủ đề trong cuộc sống là hữu hạn, nên việc câu hỏi năm sau lặp lại chủ đề của câu hỏi năm trước là khó tránh khỏi, nhưng giám khảo sẽ hỏi xoáy sâu hơn vào trải nghiệm cá nhân hoặc đi sâu hơn vào tình huống. Ví dụ như thay vì hỏi câu hỏi cũ là “Bạn hãy miêu tả một người mà bạn quý mến”, thì người ta hỏi thành: “Bạn hãy miêu tả một người hay giúp đỡ người khác” hoặc “Hãy miêu tả một lần mà bạn nhận được sự trợ giúp của ai đó” chẳng hạn. Rõ ràng việc thay đổi cách hỏi thiên về trải nghiệm cá nhân này đã gây bất ngờ cho những ai học tủ, hoặc chỉ học theo các bộ câu hỏi cũ. Và thực tế là nhiều học trò của tôi đi thi IELTS về cũng phản ánh là giám khảo đã trở nên nghiêm khắc hơn, chấm điểm chặt chẽ hơn đối với những bài nói không tự nhiên, có dấu hiệu học thuộc.
Kỹ năng nói tiếng Anh tốt là điều đầu tiên gây ấn tượng với người đối thoại về mức độ thành thạo tiếng Anh của bạn, nên việc thí sinh IELTS học tủ theo các bộ đề dự báo là một cách học sai lầm. Tôi khuyên các bạn hãy nói tiếng Anh mỗi ngày, dù chỉ cần 15 phút giao tiếp thôi nhưng nó sẽ tạo ra phản xạ nói tự nhiên cho các bạn. Hiện nay AI đã rất phát triển rồi, bạn có thể download các ứng dụng AI miễn phí để nói tiếng Anh giống hệt như giao tiếp với một gia sư tiếng Anh bản địa tận tình, sẵn lòng nói với bạn bất cứ vấn đề gì, trong bao lâu cũng được, và luôn sẵn sàng chữa lỗi phát âm, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp cho bạn. Hoặc nếu có thể, bạn hãy tìm những thầy dạy IELTS kích thích năng lực giao tiếp tự nhiên cho bạn, thay vì hướng dẫn bạn học mẹo, học tủ.
Nguyên nhân thứ ba: có sự chủ quan nhất định từ phía thí sinh
Tuy điểm trung bình IELTS bị giảm chút ít, nhưng số thí sinh đạt điểm IELTS cao cũng tăng lên rất nhiều. Chúng ta thấy điểm IELTS 7.5 hay 8.0 đã trở nên khá phổ biến đối với thí sinh Việt Nam. Nhiều bạn sẽ chỉ ra rằng chẳng phải chúng ta mới chỉ có 5% điểm từ 8.0 trở lên thôi đấy sao. Nhưng bạn quên mất rằng 5% này là tỉ lệ trên một tổng lượng lớn hơn, tức là số lượng người đạt 8.0 trở lên tăng nhiều hơn đáng kể so với các năm trước rồi. Chính sự phổ biến của điểm IELTS cao này đã khiến cho người học tiếng Anh và luyện thi IELTS trở nên chủ quan, cho rằng thi IELTS là điều dễ dàng.
Vì thế mà việc đầu tư vào học tiếng Anh và luyện thi IELTS trở nên kém quyết liệt hơn, và tâm lý làm bài thi cũng chủ quan hơn. Kinh nghiệm dạy IELTS thực tế cho thấy, nhóm học sinh có trình độ tiếng Anh trung bình khá là nhóm dễ bị tâm lý này nhất. Như thống kê đã cho thấy điểm 5.5 và 6.0 mới có tỉ lệ cao nhất. Nếu các thí sinh bớt chủ quan đi, học tập trung ngay từ đầu thay vì nước đến chân mới nhảy, và học thực chất để phát triển năng lực sử dụng tiếng Anh thay vì học chỉ để đi thi, thì chắc chắn mặt bằng điểm số IELTS của chúng ta sẽ nâng cao lên rất nhiều. Vì khoảng cách từ 5.5 lên thành 6.5 (cùng nằm ở trình độ B2, tức là bậc 4/6) chỉ nằm ở mức độ nghiêm túc và một chút nỗ lực thêm của thí sinh là đạt. Các bạn cần biết một thực tế như ở Singapore hay các nước tiên tiến mà sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai đều cho thấy những người có trình độ tiếng Anh trung bình hầu hết chỉ làm những việc phổ thông, thu nhập trung bình như bán hàng, trực quầy, lễ tân khách sạn… Những người có trình độ tiếng Anh cao cấp sẽ làm những công việc cao cấp và lương cao hơn như luật sư, giảng viên, nhà quản trị…
Quan điểm về so sánh thứ hạng IELTS của Việt Nam với các nước Đông Nam Á
Theo tôi, so sánh thứ hạng IELTS với các nước không mang nhiều giá trị. Ví dụ như điểm IELTS trung bình của Myanmar là 6,6, tức là cao hơn đáng kể so với Việt Nam (6,2) và Thái Lan (6,1). Nhưng rõ ràng là Myanmar lạc hậu hơn rất nhiều so với Việt Nam và Thái Lan, kinh tế nghèo hơn, và nền giáo dục của họ cũng kém hơn chúng ta. Philipines có điểm trung bình IELTS là 6,8, trước đây vốn giàu có hơn ta, nhưng năm đến 2023 quy mô nền kinh tế đã dần bị Việt Nam bắt kịp khi GDP của hai nước gần như bằng nhau. Tôi thấy giá trị thực chất của điểm IELTS là phản ánh mức độ thành thạo tiếng Anh của người dân, hay nói đúng hơn là mức độ sẵn sàng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của lực lượng lao động của mỗi quốc gia nhờ khả năng giao tiếp tiếng Anh thành thạo. Nếu xét ở góc độ này thì Việt Nam nên tự hào vì điểm IELTS đã đạt đến mức giao tiếp thành thạo của mình với số lượng người thành thạo trở nên ngày càng lớn. Những năm gần đây đã chứng minh chính sách sử dụng điểm IELTS để xét tuyển vào đại học đã khiến cho số người học IELTS tăng lên rất mạnh hàng năm, khiến cho số lượng người học và thi IELTS ở Việt Nam đang dẫn đầu Đông Nam Á. Điều này có nghĩa là trong tương lai rất gần, năng lực cạnh tranh quốc tế của lực lượng lao động Việt Nam chúng ta sẽ tăng lên ngày một cao, sẵn sàng tham gia vào vị trí cao hơn, giá trị hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chính vì thế, thay vì lo lắng về thứ hạng IELTS của người Việt Nam có tăng hay giảm chút ít, chúng ta cần tiếp tục hiện thực hóa mạnh mẽ hơn nữa chính sách biến tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Để biến số lượng người có thể sử dụng hiệu quả tiếng Anh trong học tập và làm việc ngày càng lớn, chiếm tỉ trọng cao trong tổng lực lượng lao động. Quy mô này sẽ tạo ra sức hút đầu tư cho toàn bộ nền kinh tế, mở ra triển vọng giáo dục tốt hơn cho từng cá nhân, và góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam không chỉ trong khu vực mà trên trường quốc tế.
Tác giả: Thầy Nguyễn Anh Đức – Chủ tịch chuỗi trung tâm Smartcom English, chuyên gia đào tạo IELTS.