THI THỬ IELTS TRÊN MÁY TÍNH HÀNG NGÀY

Đã có 73 người đăng ký mới và 329 lượt làm bài thi trong tháng

TOÀN THỜI GIAN
0
Guest user
9
1
Nguyễn Hoàng Dương
9
2
Smartcom admin
9
3
Lê Thị Khánh Linh
9
4
Lê Quang Huy
9
5
Tô Đức Tiến
9
6
Nguyễn Duy Thái
9
7
Nguyễn Hoàng Thái
9
8
Phạm Tiến Thành
9
9
Phạm Nam Thái
9
TUẦN GẦN NHẤT
0
HD Bank
6.5
1
Lê Ngọc Minh Khuê
6
2
VŨ HUY PHÚ
6
3
Vương Minh
5
4
Jim dev test
0
BÀI THI ĐƯỢC THI NHIỀU NHẤT
0
CAMBRIDGE 18 - Test 1
578
1
Actual Test 02
280
2
IELTS CAMBRIDGE 15 - Test 1
230
3
Actual Test 03
188
4
Actual Test 04
180
5
Actual Test 21
144
6
Actual Test 05
128
7
Actual Test 06
97
8
Actual Test 07
93
9
Actual Test 09
93

Giải đáp câu hỏi

Đánh đòn được phát hiện có tác động đến phản ứng của não bộ của trẻ em, dẫn đến hậu quả lâu dài

Nghiên cứu từ lâu đã nhấn mạnh những tác động tiêu cực của việc đánh đòn lên sự phát triển tình cảm – xã hội, sự tự kỷ luật, và phát triển nhận thức của trẻ em, nhưng nghiên cứu mới được công bố vào tháng 4 năm 2021 cho thấy đánh đòn có thể làm thay đổi phản ứng não của trẻ em theo những cách tương tự như ngược đãi nghiêm trọng và làm tăng nhận thức về các mối đe dọa.

não bộ trẻ em

Nhà nghiên cứu Jorge Cuartas, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại trường Cao học Giáo dục Harvard cho biết: “Những phát hiện này là một trong những bằng chứng cuối cùng có ý nghĩa đối với nghiên cứu trong 50 năm qua về đánh đòn. Ông cũng là người đồng tác giả nghiên cứu với Katie McLaughlin, giáo sư tại Khoa Tâm lý học tại Đại học Harvard. “Chúng tôi biết rằng đánh đòn không hiệu quả và có thể gây hại cho sự phát triển của trẻ em và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Với những phát hiện mới này, chúng tôi cũng biết rằng nó có thể có tác động tiềm tàng đến sự phát triển của não bộ, thay đổi sinh học và dẫn đến những hậu quả lâu dài”.

Nghiên cứu mang tên “Trừng phạt thân thể và phản ứng thần kinh tăng cao đối với mối đe dọa ở trẻ em”, được xuất bản trên tạp chí Child Development, đã phân tích hoạt động não của trẻ em bị đánh đòn khi phản ứng trước các mối đe dọa từ môi trường so với trẻ em không bị đánh đòn. Phát hiện của họ cho thấy rằng những đứa trẻ bị đánh đòn có phản ứng não lớn hơn, cho thấy rằng việc đánh đòn có thể làm thay đổi chức năng não của trẻ theo những cách tương tự như những hình thức ngược đãi nghiêm trọng.

Nghiên cứu đã xem xét 147 trẻ em, bao gồm cả một số trẻ bị đánh đòn và một số trẻ không bị đánh đòn trong những năm đầu đời, để thấy những khác biệt tiềm ẩn đối với não bộ. Bằng cách sử dụng đánh giá MRI, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy những thay đổi trong phản ứng của não trong khi bọn trẻ xem một loạt hình ảnh có các biểu hiện trên khuôn mặt biểu thị phản ứng cảm xúc, chẳng hạn như cau mày và nụ cười. Họ phát hiện ra rằng những đứa trẻ bị đánh đòn có phản ứng hoạt động cao hơn ở các vùng não điều chỉnh các phản ứng cảm xúc này và phát hiện các mối đe dọa – ngay cả với những biểu hiện trên khuôn mặt mà hầu hết đều coi là không có tính đe dọa.

Nhà nghiên cứu Cuartas cho rằng có lẽ rất đáng ngạc nhiên là đánh đòn gây ra phản ứng tương tự trong não trẻ em trước những trải nghiệm đe dọa mang tính nghiêm trọng như lạm dụng tình dục. Cuartas giải thích thêm “Bạn thấy những phản ứng tương tự trong não, những hậu quả đó có thể ảnh hưởng đến não ở những khu vực thường tham gia vào việc điều chỉnh cảm xúc và phát hiện mối đe dọa, để trẻ em có thể phản ứng nhanh chóng với các mối đe dọa trong môi trường.”

“Trẻ em ở các độ tuổi mẫu giáo và đi học – và thậm chí cả người lớn – những người đã bị đánh đòn – có nhiều khả năng phát triển các rối loạn lo âu và trầm cảm hoặc gặp nhiều khó khăn hơn khi tham gia tích cực vào trường học và các kỹ năng điều tiết, mà chúng tôi biết là rất cần thiết để học sinh có thể thành công trong môi trường giáo dục.”

Mặc dù chúng ta có xu hướng coi việc đánh đòn là một phương thức “lỗi thời”, nhưng đây vẫn là một hình thức kỷ luật cực kỳ phổ biến được sử dụng giữa các bậc phụ huynh và ngay cả trong trường học – mặc dù nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ rõ ràng của việc đánh đòn này với các hệ quả tiêu cực. Cuartas chỉ ra chỉ có 62 quốc gia – không bao gồm Hoa Kỳ – có lệnh cấm đánh đòn. Ngoài ra, gần một phần ba các bậc cha mẹ ở Hoa Kỳ cho biết họ đánh đòn con cái của họ hàng tuần, chỉ thường gây ra những tác động và hệ lụy bất lợi.

Nhà nghiên cứu Cuartas nhấn mạnh: “Trẻ em ở các độ tuổi mẫu giáo và đi học – và thậm chí cả người lớn – những người đã bị đánh đòn – có nhiều khả năng phát triển các rối loạn lo âu và trầm cảm hoặc gặp nhiều khó khăn hơn khi tham gia tích cực vào trường học và các kỹ năng điều tiết, mà chúng tôi biết là rất cần thiết để học sinh có thể thành công trong môi trường giáo dục.”

Cuartas đưa ra ba bước mà các nhà giáo dục, phụ huynh và người chăm sóc trẻ có thể thực hiện để xóa bỏ việc đánh đòn trong trường học và gia đình:

  1. Nhận thức rằng đánh đòn không phải là một công cụ kỷ luật hiệu quả trong lớp học hay ở nhà. Khi cha mẹ hoặc giáo viên sử dụng biện pháp đánh đòn, điều đó không dẫn đến kết quả mong muốn về kỷ luật hoặc dạy trẻ cách điều tiết cảm xúc của mình. “Chúng tôi biết có những kỹ thuật tốt hơn, như kỷ luật tích cực, hiệu quả hơn,” Cuartas nói. “Công cụ quan trọng nhất hiện có là giải thích cho trẻ một số hành vi sai trái và loại hành vi nào cần tìm kiếm sự giải thích để điều chỉnh thông qua ví dụ”.
  2. Làm việc để xóa bỏ các hình thức bạo lực trong môi trường gia đình và trường học bằng cách thúc đẩy các chính sách có thể khiến việc trừng phạt thân thể trở nên bất hợp pháp trên thế giới. Như Cuartas lưu ý, vấn đề trừng phạt thân thể vẫn được chấp nhận rộng rãi trên thế giới và ngay cả ở Hoa Kỳ.
  3. Cung cấp giải pháp hỗ trợ tốt hơn cho các phụ huynh. Nghiên cứu cho thấy rằng không phải lúc nào cũng đổ lỗi cho cha mẹ về việc dùng đòn roi. Cuartas chỉ ra nhiều lý do khác nhau khiến cha mẹ chọn hình thức đánh đòn, bao gồm các trải nghiệm những gì họ học được khi lớn lên, các yếu tố cảm xúc như căng thẳng và các hoàn cảnh gia đình khác nhau. Ông lưu ý rằng điều quan trọng là phải chăm sóc những chăm nuôi trẻ và cung cấp các công cụ sẽ giúp gia đình và người chăm nuôi trẻ tìm ra các cách kỷ luật khác.

 

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính: Smartcom English – Tầng 4 nhà 29T2, đường Hoàng Đạo Thúy, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Website: https://smartcom.vn

Điện thoại: (+84) 024.22427799

Zalo: 0865835099

Email: mail@smartcom.vn

Facebook: https://facebook.com/smartcom.vn

Youtube: https://youtube.com/c/smartcomvn

Smartcom English (dịch)

Tags: ,

Đòn roi có ảnh hưởng tiêu cực tới não của trẻ không?

Giải đáp câu hỏi

Đánh đòn được phát hiện có tác động đến phản ứng của não bộ của trẻ em, dẫn đến hậu quả lâu dài

Nghiên cứu từ lâu đã nhấn mạnh những tác động tiêu cực của việc đánh đòn lên sự phát triển tình cảm - xã hội, sự tự kỷ luật, và phát triển nhận thức của trẻ em, nhưng nghiên cứu mới được công bố vào tháng 4 năm 2021 cho thấy đánh đòn có thể làm thay đổi phản ứng não của trẻ em theo những cách tương tự như ngược đãi nghiêm trọng và làm tăng nhận thức về các mối đe dọa. não bộ trẻ em Nhà nghiên cứu Jorge Cuartas, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại trường Cao học Giáo dục Harvard cho biết: “Những phát hiện này là một trong những bằng chứng cuối cùng có ý nghĩa đối với nghiên cứu trong 50 năm qua về đánh đòn. Ông cũng là người đồng tác giả nghiên cứu với Katie McLaughlin, giáo sư tại Khoa Tâm lý học tại Đại học Harvard. “Chúng tôi biết rằng đánh đòn không hiệu quả và có thể gây hại cho sự phát triển của trẻ em và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Với những phát hiện mới này, chúng tôi cũng biết rằng nó có thể có tác động tiềm tàng đến sự phát triển của não bộ, thay đổi sinh học và dẫn đến những hậu quả lâu dài”. Nghiên cứu mang tên “Trừng phạt thân thể và phản ứng thần kinh tăng cao đối với mối đe dọa ở trẻ em”, được xuất bản trên tạp chí Child Development, đã phân tích hoạt động não của trẻ em bị đánh đòn khi phản ứng trước các mối đe dọa từ môi trường so với trẻ em không bị đánh đòn. Phát hiện của họ cho thấy rằng những đứa trẻ bị đánh đòn có phản ứng não lớn hơn, cho thấy rằng việc đánh đòn có thể làm thay đổi chức năng não của trẻ theo những cách tương tự như những hình thức ngược đãi nghiêm trọng. Nghiên cứu đã xem xét 147 trẻ em, bao gồm cả một số trẻ bị đánh đòn và một số trẻ không bị đánh đòn trong những năm đầu đời, để thấy những khác biệt tiềm ẩn đối với não bộ. Bằng cách sử dụng đánh giá MRI, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy những thay đổi trong phản ứng của não trong khi bọn trẻ xem một loạt hình ảnh có các biểu hiện trên khuôn mặt biểu thị phản ứng cảm xúc, chẳng hạn như cau mày và nụ cười. Họ phát hiện ra rằng những đứa trẻ bị đánh đòn có phản ứng hoạt động cao hơn ở các vùng não điều chỉnh các phản ứng cảm xúc này và phát hiện các mối đe dọa - ngay cả với những biểu hiện trên khuôn mặt mà hầu hết đều coi là không có tính đe dọa. Nhà nghiên cứu Cuartas cho rằng có lẽ rất đáng ngạc nhiên là đánh đòn gây ra phản ứng tương tự trong não trẻ em trước những trải nghiệm đe dọa mang tính nghiêm trọng như lạm dụng tình dục. Cuartas giải thích thêm “Bạn thấy những phản ứng tương tự trong não, những hậu quả đó có thể ảnh hưởng đến não ở những khu vực thường tham gia vào việc điều chỉnh cảm xúc và phát hiện mối đe dọa, để trẻ em có thể phản ứng nhanh chóng với các mối đe dọa trong môi trường.” “Trẻ em ở các độ tuổi mẫu giáo và đi học - và thậm chí cả người lớn - những người đã bị đánh đòn - có nhiều khả năng phát triển các rối loạn lo âu và trầm cảm hoặc gặp nhiều khó khăn hơn khi tham gia tích cực vào trường học và các kỹ năng điều tiết, mà chúng tôi biết là rất cần thiết để học sinh có thể thành công trong môi trường giáo dục." Mặc dù chúng ta có xu hướng coi việc đánh đòn là một phương thức “lỗi thời”, nhưng đây vẫn là một hình thức kỷ luật cực kỳ phổ biến được sử dụng giữa các bậc phụ huynh và ngay cả trong trường học - mặc dù nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ rõ ràng của việc đánh đòn này với các hệ quả tiêu cực. Cuartas chỉ ra chỉ có 62 quốc gia - không bao gồm Hoa Kỳ - có lệnh cấm đánh đòn. Ngoài ra, gần một phần ba các bậc cha mẹ ở Hoa Kỳ cho biết họ đánh đòn con cái của họ hàng tuần, chỉ thường gây ra những tác động và hệ lụy bất lợi. Nhà nghiên cứu Cuartas nhấn mạnh: “Trẻ em ở các độ tuổi mẫu giáo và đi học - và thậm chí cả người lớn - những người đã bị đánh đòn - có nhiều khả năng phát triển các rối loạn lo âu và trầm cảm hoặc gặp nhiều khó khăn hơn khi tham gia tích cực vào trường học và các kỹ năng điều tiết, mà chúng tôi biết là rất cần thiết để học sinh có thể thành công trong môi trường giáo dục." Cuartas đưa ra ba bước mà các nhà giáo dục, phụ huynh và người chăm sóc trẻ có thể thực hiện để xóa bỏ việc đánh đòn trong trường học và gia đình:
  1. Nhận thức rằng đánh đòn không phải là một công cụ kỷ luật hiệu quả trong lớp học hay ở nhà. Khi cha mẹ hoặc giáo viên sử dụng biện pháp đánh đòn, điều đó không dẫn đến kết quả mong muốn về kỷ luật hoặc dạy trẻ cách điều tiết cảm xúc của mình. “Chúng tôi biết có những kỹ thuật tốt hơn, như kỷ luật tích cực, hiệu quả hơn,” Cuartas nói. “Công cụ quan trọng nhất hiện có là giải thích cho trẻ một số hành vi sai trái và loại hành vi nào cần tìm kiếm sự giải thích để điều chỉnh thông qua ví dụ”.
  2. Làm việc để xóa bỏ các hình thức bạo lực trong môi trường gia đình và trường học bằng cách thúc đẩy các chính sách có thể khiến việc trừng phạt thân thể trở nên bất hợp pháp trên thế giới. Như Cuartas lưu ý, vấn đề trừng phạt thân thể vẫn được chấp nhận rộng rãi trên thế giới và ngay cả ở Hoa Kỳ.
  3. Cung cấp giải pháp hỗ trợ tốt hơn cho các phụ huynh. Nghiên cứu cho thấy rằng không phải lúc nào cũng đổ lỗi cho cha mẹ về việc dùng đòn roi. Cuartas chỉ ra nhiều lý do khác nhau khiến cha mẹ chọn hình thức đánh đòn, bao gồm các trải nghiệm những gì họ học được khi lớn lên, các yếu tố cảm xúc như căng thẳng và các hoàn cảnh gia đình khác nhau. Ông lưu ý rằng điều quan trọng là phải chăm sóc những chăm nuôi trẻ và cung cấp các công cụ sẽ giúp gia đình và người chăm nuôi trẻ tìm ra các cách kỷ luật khác.
 

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính: Smartcom English – Tầng 4 nhà 29T2, đường Hoàng Đạo Thúy, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Website: https://smartcom.vn Điện thoại: (+84) 024.22427799 Zalo: 0865835099 Email: mail@smartcom.vn Facebook: https://facebook.com/smartcom.vn Youtube: https://youtube.com/c/smartcomvn

Smartcom English (dịch)