THI THỬ IELTS TRÊN MÁY TÍNH HÀNG NGÀY

Đã có 688 người đăng ký mới và 248 lượt làm bài thi trong tháng

TOÀN THỜI GIAN
0
Guest user
9
1
Nguyễn Hoàng Dương
9
2
Smartcom admin
9
3
Lê Thị Khánh Linh
9
4
Lê Quang Huy
9
5
Tô Đức Tiến
9
6
Nguyễn Duy Thái
9
7
Nguyễn Hoàng Thái
9
8
Phạm Tiến Thành
9
9
Phạm Nam Thái
9
TUẦN GẦN NHẤT
0
Vương Minh
7.5
1
Lê Khánh Duy Anh
7
2
Lê Phương Linh
6.5
3
Tô Minh Phương
5.5
4
Đinh Xuân Dũng
3.5
5
Smartcom admin
0
BÀI THI ĐƯỢC THI NHIỀU NHẤT
0
CAMBRIDGE 18 - Test 1
508
1
Actual Test 02
272
2
IELTS CAMBRIDGE 15 - Test 1
205
3
Actual Test 03
182
4
Actual Test 04
167
5
Actual Test 05
119
6
Actual Test 06
97
7
Actual Test 09
93
8
Actual Test 07
90
9
Actual Test 08
89

CẤU TRÚC BÀI THI NÓI IELTS

Phần thi nói đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh nói của thí sinh gồm khả năng đối thoại, khả năng tự trình bày một vấn đề. Toàn bộ bài thi nói của thí sinh đều được ghi âm lại, và được chấm bởi các chuyên gia khảo thí được đào tạo chuyên nghiệp về IELTS.

Để có thể ôn luyện tốt kỹ năng nói trong bài thi IELTS, bạn cần nắm chắc cấu trúc của bài thi như sau:

Thời gian làm bài: Từ 11 đến 15 phút. Khoảng thời gian làm bài dài hay ngắn là do bạn nói được nhiều hay ít.

Bài thi Nói IELTS gồm 3 phần:

  • Phần 1 – giám khảo sẽ hỏi bạn những câu hỏi chung về bản thân và một loạt các chủ đề quen thuộc, chẳng hạn như gia đình, công việc, học tập và sở thích. Phần này kéo dài từ 4 đến 5 phút, với khoảng từ 5 đến 7 câu hỏi.
  • Phần 2 – bạn sẽ nhận được một tấm thẻ yêu cầu bạn nói về một chủ đề cụ thể. Bạn sẽ có một phút để chuẩn bị cho bài nói, và trong quá trình chuẩn bị bạn sẽ vẫn được giữ tấm thẻ câu hỏi. Thí sinh sẽ được cấp giấy, bút chì để có thể ghi chép các ý chính mà thí sinh muốn trình bày. Sau đó bạn được trình bày bài nói của mình tối đa trong vòng 2 phút. Giám khảo sau đó có thể sẽ hỏi thêm một hoặc hai câu hỏi về cùng chủ đề đó.
  • Phần 3 – bạn sẽ được hỏi thêm các câu hỏi có liên quan đến chủ đề trong Phần 2. Những câu hỏi này sẽ là cơ hội để bạn thảo luận về các ý tưởng và các vấn đề trừu tượng, và phức tạp hơn. Phần này của bài kiểm tra kéo dài từ 4 -5 phút, với khoảng 3 đến 5 câu hỏi.

Bảng mô tả phần thi IELTS Speaking

Cấu trúc đề thi Bài thi Nói là một cuộc phỏng vấn trực tiếp giữa người dự thi và giám khảo. Tất cả các bài kiểm tra Nói đều được ghi âm lại.
Thời gian 11–15 phút
Các dạng câu hỏi Có ba phần trong bài kiểm tra với mỗi phần có một chức năng cụ thể về khả năng tương tác, cách thức tiếp nhận câu hỏi và đưa ra câu trả lời của người dự thi.

 

CHI TIẾT ĐỀ THI IELTS SPEAKING

Phần 1: Giới thiệu và phỏng vấn

Các dạng câu hỏi Trong phần 1, giám khảo sẽ giới thiệu bản thân và kiểm tra các thông tin của thí sinh (chứng minh thư/ căn cước công dân/ hộ chiếu). Sau đó, giám khảo sẽ tiến hành hỏi thí sinh những câu hỏi chung về một số chủ đề quen thuộc như nhà cửa, gia đình, công việc, nghiên cứu và sở thích. Để đảm bảo tính nhất quán, các câu hỏi được lấy từ một kịch bản.

Phần 1 kéo dài trong 4–5 phút.

Nhiệm vụ trọng tâm Phần này của bài kiểm tra tập trung vào khả năng truyền đạt ý kiến ​​và thông tin về các chủ đề hàng ngày và kinh nghiệm hoặc tình huống thông thường bằng cách trả lời một loạt các câu hỏi.
Số lượng câu hỏi Có thể thay đổi, và thông thường là từ 5 đến 7 câu hỏi.

Phần 2: Trình bày về một chủ đề

Các dạng câu hỏi Phần 2 thí sinh sẽ trình bày về một chủ đề mà giám khảo đưa ra. Giám khảo đưa cho thí sinh một tờ giấy nhỏ trong đó yêu cầu thí sinh nói về một chủ đề cụ thể, bao gồm các gợi ý cần nêu trong bài nói của họ (khoảng 4 gợi ý) và hướng dẫn thí sinh giải thích một khía cạnh của chủ đề. Thí sinh có 1 phút để chuẩn bị bài nói của mình, và được cung cấp sẵn bút chì và giấy để ghi chú. Sau 1 phút đó, giám khảo yêu cầu thí sinh nói từ 1 đến 2 phút, và giám khảo sẽ ngừng thí sinh lại sau 2 phút và có thể hỏi thêm một hoặc hai câu hỏi.

 

Sử dụng hiệu quả những gợi ý trong tờ giấy được giám khảo đưa ra và ghi chú lại những ý tưởng cho câu trả lời trong thời gian 1 phút sẽ giúp thí sinh tự tin và trình bày bài nói tốt hơn trong 2 phút đó.

 

Phần 2 kéo dài 3–4 phút, bao gồm cả thời gian chuẩn bị.

 

Nhiệm vụ trọng tâm

 

Phần này của bài kiểm tra tập trung vào khả năng nói trong thời gian dài về một chủ đề nhất định (mà không cần giám khảo nhắc thêm), sử dụng ngôn ngữ phù hợp và sắp xếp các ý một cách mạch lạc. Chắc chắn các thí sinh sẽ cần tích lũy nhiều kinh nghiệm cho bản thân để hoàn thành tốt phần thi nói dài này.

 

Số lượng câu hỏi

 

Một câu hỏi chính. Thỉnh thoảng giám khảo có thể hỏi thêm câu hỏi phụ.

 

Phần 3: Thảo luận

Các dạng câu hỏi Trong Phần 3, giám khảo và thí sinh thảo luận các vấn đề liên quan đến chủ đề trong Phần 2 một cách khái quát hơn, trừu tượng hơn và chuyên sâu hơn.

Phần 3 kéo dài 4–5 phút.

Nhiệm vụ trọng tâm

 

Phần này của bài kiểm tra tập trung vào khả năng bày tỏ và biện minh ý kiến ​​và phân tích, thảo luận và suy đoán về các vấn đề.

Số lượng câu hỏi

 

Có thể thay đổi, và thông thường sẽ có từ 3 đến 5 câu hỏi.

 

 

CÁCH CHẤM ĐIỂM BÀI THI KỸ NĂNG NÓI IELTS

Chấm điểm và đánh giá

Phần trình bày bài thi nói được đánh giá bởi các giám khảo IELTS. Tất cả các giám khảo IELTS đều có bằng cấp giảng dạy phù hợp và được các trung tâm khảo thí tuyển dụng làm giám khảo và được Hội đồng Anh hoặc IDP (IELTS Australia) phê duyệt.

Điểm số sẽ được chấm từ 1 đến 9 điểm (có tính đến điểm 0,5). Thí sinh nên tham khảo các bảng mô tả chi tiết trình độ kỹ năng nói bao gồm 9 thang điểm IELTS để hiểu rõ yêu cầu của từng thang điểm để có kế hoạch rèn luyện trước khi thi phù hợp. Bạn cần lưu ý 4 điểm dưới đây để đảm bảo bài thi Nói IELTS của mình đạt điểm tốt:

Lưu loát và mạch lạc

Điều này đề cập đến khả năng nói với tốc độ liên tục, rõ ràng và trôi chảy, kết hợp các ý tưởng và từ ngữ với nhau để tạo thành câu trả lời hoàn chỉnh. Các yếu tố chính hình thành sự trôi chảy và mạch lạc là tốc độ nói và khả năng nói liên tục trong khoảng thời gian dài và trình tự các ý trong câu một cách hợp lý, đúng trọng tâm câu hỏi, có mở rộng và phát triển bằng cách giải thích, hoặc đưa ra ví dụ minh họa tích hợp, giúp người nghe dễ hiểu.

Khả năng sử dụng từ ngữ

Đánh giá khả năng sử dụng vốn từ vựng phong phú và chính xác khi trình bày các chủ đề khác nhau, khả năng giải thích về khái niệm mà bạn không biết chính xác bằng tiếng Anh. Tiêu chí quan trọng là mức độ đa dạng của các từ vựng được sử dụng, và khả năng linh hoạt không bị ngập ngừng khi nói.

Sử dụng cấu trúc đa dạng và chính xác

Đánh giá khả năng sử dụng chính xác và thích hợp các cấu trúc ngữ pháp trong bài thi. Điều quan trọng của độ chính xác về ngữ pháp là thí sinh không nên sử dụng các câu đơn mà nên sử dụng nhiều câu phức, tránh các lỗi về thì và các lỗi ngữ pháp cơ bản.

Phát âm

Đánh giá khả năng phát âm các nguyên âm, phụ âm một cách chính xác, nhấn đúng trọng âm, có ngữ điệu, không nói quá nhanh hay quá chậm và ngắt nghỉ đúng chỗ. Tiêu chí này còn đề cập đến giọng nói của bạn dễ hiểu, giám khảo có thể nghe, hiểu được điều bạn muốn truyền đạt. Hiện nay IELTS không đòi hỏi bạn phải nói đúng giọng Anh Anh hay giọng Mỹ để đạt điểm tối đa trong phần phát âm, mà chỉ cần bạn phát âm rõ ràng, ngữ điệu chuẩn là đạt.

 

09 LỜI KHUYÊN KHI LÀM BÀI THI NÓI IELTS

Mẹo 1: Cam kết việc nói tiếng Anh mỗi ngày

Điều tuyệt vời là bạn không cần phải có bạn đồng hành để luyện nói tiếng Anh cùng và đối với mẹo đầu tiên này, bạn không cần bất kỳ ai khác.

Kỹ thuật luyện tập mà tôi khuyên bạn nên sử dụng sẽ dạy bạn tư duy bằng tiếng Anh. Đây là một trong những kỹ năng quý giá nhất mà bạn có thể phát triển. Đó là một kỹ thuật rất đơn giản, dễ dàng và phù hợp với cuộc sống hàng ngày của bạn.

Học cách suy nghĩ bằng tiếng Anh sẽ giúp bạn nói nhanh hơn, chính xác và trôi chảy hơn. Bạn sẽ nhanh chóng thấy kỹ năng nói của mình được cải thiện đáng kể và ngôn ngữ của bạn sẽ nghe tự nhiên hơn nhiều. Bắt đầu sử dụng nó ngay hôm nay.

Mẹo 2: Thực hành trả lời câu hỏi kiểu IELTS

Lập kế hoạch thời gian biểu với một số bài kiểm tra nói giả định sẵn mỗi tuần. Ví dụ, bạn có thể làm một bài cách ngày hoặc ba ngày mỗi tuần. Chỉ có bạn mới biết được bạn có bao nhiêu thời gian để tập trung cho phần nói của kỳ thi và bạn cần luyện tập thêm bao nhiêu nữa.

Bạn càng luyện tập nhiều theo cách này, bạn càng chuẩn bị tốt hơn cho bài kiểm tra. Nếu bạn bị giới hạn về thời gian, hãy đảm bảo rằng bạn thực hành ít nhất một lần mỗi tuần. Nếu bạn đảm bảo thực hành theo đúng thời gian của bài thi, bạn sẽ chỉ mất không tới 15 phút.

Hãy dành thời gian suy nghĩ nhiều hơn đó chính là bạn đang học cách phát triển câu trả lời cho các phần khác nhau của bài thi nói.

Nếu bạn có bạn đồng hành để hỏi bạn câu hỏi và giới hạn thời gian cho câu trả lời, điều đó thật tuyệt vời, nhưng cũng như mẹo số 1 của IELTS Speaking, nhưng cũng đừng lo lắng nếu bạn không có ai để cùng luyện tập cả.

Nếu bạn đang luyện tập một mình, điều quan trọng là phải nói to câu trả lời giống như bạn sẽ làm trong bài thi. Các chuyên gia khuyên bạn nên tự ghi âm, cho dù bạn luyện tập một mình hay cùng với bạn đồng hành của mình, sau đó bạn có thể nghe lại file ghi âm để kiếm tra lại và chắc chắn bạn sẽ tìm ra những lỗi mà bạn cần cải thiện.

Mẹo 3: Tăng vốn từ vựng

Từ vựng chiếm 25% điểm cho phần Nói và Viết của kỳ thi IELTS. Biết nhiều từ vựng là rất cần thiết để đạt điểm cao trong các bài kiểm tra Nghe và Đọc.

Học từ vựng chủ đề là một trong những khía cạnh quan trọng để tăng sức mạnh từ ngữ của bạn. Sử dụng các trang từ vựng về chủ đề mà tôi vừa đề cập để giúp bạn điều này. Các từ và cụm từ có liên quan đến cả bốn phần của kỳ thi IELTS vì bất kỳ chủ đề nhất định nào cũng có thể xuất hiện trong câu hỏi Nói, Viết, Đọc hoặc Nghe.

Mẹo 4: Hiểu rõ cấu trúc bài thi

Điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ cấu trúc của bài thi Nói. Nếu bạn biết chính xác những gì sẽ diễn ra trong bài thi, bạn sẽ tiến gần hơn một bước để đạt được kết quả mong muốn. Chuẩn bị tốt sẽ giúp bạn tự tin hơn rất nhiều khi bước vào bài thi và bạn sẽ đưa ra được câu trả lời tốt hơn nếu bạn biết điều gì sẽ xảy ra mà không phải đối mặt với những bất ngờ nào khiến bạn bối rối.

Mỗi loại câu hỏi trong bài thi Nói IELTS đều có các cấu trúc, hoặc thậm chí là công thức hay để trả lời. Bạn cần phải học các cấu trúc trả lời tối ưu cho các loại câu hỏi trong từng phần của bài thi Nói, như thế bạn sẽ dễ dàng “khoe” được năng lực ngữ pháp, sự phong phú về cấu trúc câu, và đưa vào câu trả lời được nhiều từ vựng thú vị và sâu sắc hơn. Luyện nhiều các công thức hoặc cấu trúc trả lời cho bài thi Nói IELTS sẽ giúp bạn tăng độ trôi chảy trong bài thi, và hơn nữa sẽ giúp ích rất lớn cho việc giao tiếp trong cuộc sống bằng tiếng Anh.

Mẹo 5: Hiểu những gì sẽ được hỏi trong bài thi

Đây là một trong những mẹo quan trọng nhất trong bài thi IELTS Speaking. Nếu bạn không nắm bắt những gì giám khảo định hỏi, làm sao có thể chắc chắn rằng bạn sẽ đưa ra được câu trả lời chính xác.

Đừng mạo hiểm bị điểm thấp chỉ vì bạn không hiểu bài kiểm tra thực sự là gì.

Bài thi Nói IELTS được thiết kế để đánh giá khả năng:

  • Đưa ra ý kiến ​​và thông tin về các chủ đề hàng ngày và kinh nghiệm chung của bản thân
  • Nói liên tục trong thời gian dài về một chủ đề nhất định
  • Sắp xếp các ý tưởng của bạn một cách mạch lạc
  • Trình bày và biện minh cho ý kiến ​​của bạn
  • Phân tích, thảo luận và suy đoán về các vấn đề

Vì vậy, cụ thể, bạn sẽ được đánh giá trên những tiêu chí sau:

  • Lưu loát và mạch lạc
  • Từ vựng
  • Ngữ pháp
  • Cách phát âm

Mỗi tiêu chí sẽ nắm giữ 25% số điểm.

Điều quan trọng không kém là những gì bạn KHÔNG được đánh giá trong bài thi:

  • Bạn sẽ không được đánh giá về nội dung của những gì bạn nói.
  • Bạn sẽ không được đánh giá về kiến ​​thức hoặc trí thông minh của mình.
  • Bạn không cần là một chuyên gia về các chủ đề mà giám khảo sẽ hỏi bạn.

Giám khảo chỉ muốn nghe ý kiến ​​của bạn và cách bạn truyền đạt chúng.

Mẹo 6: Biết điểm mạnh và điểm yếu của mình

Một trong những thách thức của một người học ngoại ngữ là không phải lúc nào cũng có thể nhận ra lỗi của chính mình. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận thức được mình mạnh ở điểm nào và bạn thực sự cần phải phát huy những khía cạnh nào.

Hãy hoàn toàn trung thực với bản thân. Trong bốn tiêu chí đánh giá – lưu loát và mạch lạc, từ vựng, ngữ pháp và phát âm, bạn đang gặp khó khăn với tiêu chí nào?

Xác định được điểm yếu cần cải thiện nhiều nhất và lên kế hoạch, thời gian biểu luyện tập cho phù hợp. Nếu bạn tập trung vào những kỹ năng đã thành thạo (điểm mạnh) và những kỹ năng bạn đang gặp khó khăn (điểm yếu) như nhau, thì bạn đang lãng phí thời gian luyện tập quý giá của mình.

Bạn phải ghi âm lại bài nói Tiếng Anh trong khi bạn luyện tập, bạn sẽ nhận ra những lỗi cần cải thiện.

Dưới đây là một số lỗi mà bạn có thể nhận ra:

  • Bạn thường xuyên lặp từ và cách diễn đạt giống nhau thay vì linh hoạt vốn từ vựng của mình.
  • Bạn bị ngập ngừng và do dự trong khi nói.
  • Giọng nói của bạn đều đều và chưa thật sự có ngữ điệu cho bài nói.
  • Bạn tập trung quá nhiều vào ngữ pháp nhưng lại làm bài nói mất đi sự trôi chảy.

Đừng lo lắng về những lỗi của mình vì chúng là một phần của quá trình học tập. Nhận ra lỗi sai và dựa vào những lỗi sai đó để cải thiện.

Mẹo 7: Ôn tập cấu trúc ngữ pháp thật rõ ràng

Thực chất thí sinh không rèn luyện tốt phần chiến thuật và các cấu trúc câu trong bài thi Nói IELTS sẽ gặp vấn đề lớn với Ngữ pháp khi thi Nói. Ví dụ như thí sinh sẽ mắc lỗi ở việc sử dụng các Thì ngữ pháp không chính xác rõ ràng, trong khi đây lại là một khía cạnh quan trọng của độ chính xác ngữ pháp.

Các lỗi về Thì xảy ra rất thường xuyên trong bài thi Nói và đó là một trong những lý do chính khiến các thí sinh đạt điểm kém về ngữ pháp. Vì vậy lưu ý số 7 trở thành một trong những chú ý để IELTS Speaking quan trọng nhất.

Một cách đơn giản để tránh các lỗi này. Thí sinh xác định Thì giám khảo sử dụng trong câu hỏi và bạn sẽ sử dụng Thì tương tự trong câu trả lời.

Hãy cùng quan sát giữa một câu trả lời kém và một câu trả lời tốt.

Câu hỏi: Have you ever been abroad?

Subira: I’m going to the USA in September?

Câu hỏi được hỏi ở Thì quá khứ nhưng câu trả lời được đưa ra ở Thì tương lai. Chính vì vậy, Subira đã không đưa ra câu trả lời chính xác.

Đây là một câu trả lời hay hơn.

Subira: No, I’ve never visited a foreign country but I’m going to the USA in September?

Subira không chỉ sử dụng chính xác Thì quá khứ trong phần đầu tiên của câu trả lời mà còn sử dụng mệnh đề thứ hai ở thì tương lai. Điều này sẽ giúp cô ấy có được điểm tốt hơn.

Vì vậy, đây là hai quy tắc để sử dụng Thì đúng cho mệnh đề chính trong câu trả lời của bạn:

  • Trả lời câu hỏi.
  • Câu trả lời sử dụng Thì tương tự như trong câu hỏi.

Để luyện tập, hãy nhờ một người bạn hỏi bạn một số câu hỏi đơn giản sử dụng các Thì quá khứ, hiện tại và tương lai và xem liệu bạn có thể nhanh chóng xác định Thì của động từ trong mỗi câu hỏi hay không.

Dưới đây là ba ví dụ:

  • What did you have for breakfast this morning? (Thì quá khứ)
  • Do you like Sally’s new hair style? (Thì hiện tại)
  • Where do you want to go on holiday next year? (Thì tương lai)

Mẹo 8: Tập trung vào sự trôi chảy

Khả năng trôi chảy kém thường là do sợ mắc lỗi, hoặc không nghĩ ra ý tưởng hoặc từ vựng để trình bày. Điều này dẫn đến việc thí sinh bị nói ngập ngừng nhiều hoặc nói quá chậm vì thí sinh cố gắng tập trung vào ngữ pháp và từ vựng của mình.

Vì sự trôi chảy chiếm 25% số điểm, bạn cần cân bằng giữa sự chính xác của từ ngữ và giọng nói trôi chảy. Cách duy nhất để làm điều này đó là luyện tập. Vì thói quen sử dụng cấu trúc câu đúng, phù hợp với bối cảnh, và đưa các từ vựng có độ khó phù hợp vào câu thường xuyên… khiến bạn sẽ không bị bỡ ngỡ, và dần tiến tới việc không phải suy nghĩ nhiều để tạo ra chuỗi câu nói tiếng Anh như ý.

Phương pháp dưới đây bạn có thể tự luyện tập để tránh mắc phải những sai lầm.

1) Vào cuối ngày, hãy nghĩ về một điều vui vẻ hoặc bạn hài lòng và một điều gì đó bạn mong muốn nó sẽ tốt hơn.

Nói to về điều này trong ít nhất là 2 phút, tập trung vào sự trôi chảy.

Đây cũng sẽ là cách luyện tập tuyệt vời để sử dụng thì quá khứ, cũng như các câu điều kiện và động từ khuyết thiếu (‘If I had…’ ‘I should have…’) là những ngữ pháp nâng cao hơn và sẽ gây ấn tượng với giám khảo nếu bạn sử dụng chúng.

2) Chọn một bức ảnh trên báo hoặc tạp chí và nói to về nó trong ít nhất 2 phút.

Dưới đây là một vài ý tưởng về những gì cần nói:

  • Giới thiệu chủ đề.
  • Mô tả những gì bạn có thể nhìn thấy.
  • Nói về bất kỳ hoạt động nào đang diễn ra trong ảnh. (hiện tại)
  • Đoán những gì có thể đã xảy ra trước khi nó được thực hiện. (quá khứ)
  • Đề xuất những gì có thể xảy ra tiếp theo. (tương lai)

Nếu bạn luôn thay đổi loại chủ đề cho hoạt động này, bạn sẽ thực hành với nhiều chủ điểm từ vựng khác nhau. Ví dụ, chọn một bức tranh về một căn phòng hoặc phong cảnh đẹp cho ngày đầu tiên và một mục tin tức thời sự vào ngày tiếp theo.

Ghi âm và phát lại bài nói của bạn để đánh giá mức độ trôi chảy. Độ trôi chảy sẽ rất nhanh chóng bắt đầu được cải thiện.

Mẹo 9: Phát âm

Phát âm có lẽ nên đứng đầu danh sách các mẹo IELTS Speaking. Tại sao? Bởi vì, nếu bạn phát âm kém và giám khảo không thể hiểu bạn đang nói gì, họ sẽ không thể đánh giá kỹ năng tiếng Anh của bạn.

Bạn sẽ không thể hy vọng mình nói như một người nói tiếng Anh bản ngữ. Thực tế, nhiều quốc gia nói Tiếng Anh và mỗi quốc gia có giọng riêng và ngữ điệu khác nhau. Và bạn cũng không cần có kỹ năng phát âm như người bản ngữ thì mới được điểm tuyệt đối trong phần phát âm, mà bạn cần phát âm rõ ràng, dễ hiểu, rõ âm cuối và nối âm đúng chỗ, đúng trọng âm trong từ và đúng ngữ điệu của cả câu… Những điều bạn sẽ được đánh giá là giám khảo có thể hiểu điều bạn truyền đạt một cách dễ dàng và bạn phát âm Tiếng Anh tốt như thế nào.

 

04 PHƯƠNG PHÁP TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG PHÁT ÂM

Nghe tiếng Anh nói mỗi ngày

Có rất nhiều cách để làm điều này. Podcast và chương trình radio tốt hơn TV và video vì bạn sẽ chỉ nghe ngôn ngữ hơn là bị phân tâm bởi hình ảnh. Bạn sẽ tìm thấy tài liệu nói về hầu hết mọi chủ đề mà bạn có thể tưởng tượng.

Tập trung

Ghi âm lại các đoạn hội thoại ngắn và nghe đi nghe lại nhiều lần để có thể học hỏi và bắt chước theo trọng âm và ngữ điệu của người nói trong bài.

Từ vựng

Khi học từ mới, đảm bảo rằng bạn luôn luôn học và luyện cách phát âm của chúng.

Tất cả các từ điển trực tuyến đều có âm thanh để bạn có thể nghe cách phát âm của từ đó, cũng như phiên âm của từng từ. Khuyến khích sử dụng từ điển Cambridge Online Dictionary.

Xác định các lỗi thường gặp do ảnh hưởng bởi ngôn ngữ thứ nhất

Thực sự hữu ích để xác định các lỗi phát âm phổ biến do ảnh hưởng bởi ngôn ngữ thứ nhất để bạn có thể tập trung vào chúng hoặc ít nhất là nhận thức được những lỗi phát âm thường gặp sẽ nằm ở đâu.

Chỉ cần tra Google cụm từ ‘những lỗi phát âm phổ biến trong tiếng Anh của người Việt Nam’. Bạn sẽ tìm được một số trang web liệt kê các lỗi phổ biến do ảnh hưởng ngôn ngữ thứ nhất của mình.

Đây là một trong những mẹo IELTS Speaking tốt nhất để cải thiện khả năng phát âm của bạn.

 

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính: Smartcom English – Tầng 4 nhà 29T2, đường Hoàng Đạo Thúy, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Website: https://smartcom.vn

Điện thoại: (+84) 024.22427799

Zalo: 0865835099

Email: mail@smartcom.vn

Facebook: https://facebook.com/smartcom.vn

Youtube: https://youtube.com/c/smartcomvn

Smartcom English

Tags:

Kỹ năng Nói trong bài thi IELTS

CẤU TRÚC BÀI THI NÓI IELTS

Phần thi nói đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh nói của thí sinh gồm khả năng đối thoại, khả năng tự trình bày một vấn đề. Toàn bộ bài thi nói của thí sinh đều được ghi âm lại, và được chấm bởi các chuyên gia khảo thí được đào tạo chuyên nghiệp về IELTS. Để có thể ôn luyện tốt kỹ năng nói trong bài thi IELTS, bạn cần nắm chắc cấu trúc của bài thi như sau: Thời gian làm bài: Từ 11 đến 15 phút. Khoảng thời gian làm bài dài hay ngắn là do bạn nói được nhiều hay ít. Bài thi Nói IELTS gồm 3 phần:
  • Phần 1 - giám khảo sẽ hỏi bạn những câu hỏi chung về bản thân và một loạt các chủ đề quen thuộc, chẳng hạn như gia đình, công việc, học tập và sở thích. Phần này kéo dài từ 4 đến 5 phút, với khoảng từ 5 đến 7 câu hỏi.
  • Phần 2 - bạn sẽ nhận được một tấm thẻ yêu cầu bạn nói về một chủ đề cụ thể. Bạn sẽ có một phút để chuẩn bị cho bài nói, và trong quá trình chuẩn bị bạn sẽ vẫn được giữ tấm thẻ câu hỏi. Thí sinh sẽ được cấp giấy, bút chì để có thể ghi chép các ý chính mà thí sinh muốn trình bày. Sau đó bạn được trình bày bài nói của mình tối đa trong vòng 2 phút. Giám khảo sau đó có thể sẽ hỏi thêm một hoặc hai câu hỏi về cùng chủ đề đó.
  • Phần 3 - bạn sẽ được hỏi thêm các câu hỏi có liên quan đến chủ đề trong Phần 2. Những câu hỏi này sẽ là cơ hội để bạn thảo luận về các ý tưởng và các vấn đề trừu tượng, và phức tạp hơn. Phần này của bài kiểm tra kéo dài từ 4 -5 phút, với khoảng 3 đến 5 câu hỏi.

Bảng mô tả phần thi IELTS Speaking

Cấu trúc đề thi Bài thi Nói là một cuộc phỏng vấn trực tiếp giữa người dự thi và giám khảo. Tất cả các bài kiểm tra Nói đều được ghi âm lại.
Thời gian 11–15 phút
Các dạng câu hỏi Có ba phần trong bài kiểm tra với mỗi phần có một chức năng cụ thể về khả năng tương tác, cách thức tiếp nhận câu hỏi và đưa ra câu trả lời của người dự thi.
 

CHI TIẾT ĐỀ THI IELTS SPEAKING

Phần 1: Giới thiệu và phỏng vấn

Các dạng câu hỏi Trong phần 1, giám khảo sẽ giới thiệu bản thân và kiểm tra các thông tin của thí sinh (chứng minh thư/ căn cước công dân/ hộ chiếu). Sau đó, giám khảo sẽ tiến hành hỏi thí sinh những câu hỏi chung về một số chủ đề quen thuộc như nhà cửa, gia đình, công việc, nghiên cứu và sở thích. Để đảm bảo tính nhất quán, các câu hỏi được lấy từ một kịch bản. Phần 1 kéo dài trong 4–5 phút.
Nhiệm vụ trọng tâm Phần này của bài kiểm tra tập trung vào khả năng truyền đạt ý kiến ​​và thông tin về các chủ đề hàng ngày và kinh nghiệm hoặc tình huống thông thường bằng cách trả lời một loạt các câu hỏi.
Số lượng câu hỏi Có thể thay đổi, và thông thường là từ 5 đến 7 câu hỏi.

Phần 2: Trình bày về một chủ đề

Các dạng câu hỏi Phần 2 thí sinh sẽ trình bày về một chủ đề mà giám khảo đưa ra. Giám khảo đưa cho thí sinh một tờ giấy nhỏ trong đó yêu cầu thí sinh nói về một chủ đề cụ thể, bao gồm các gợi ý cần nêu trong bài nói của họ (khoảng 4 gợi ý) và hướng dẫn thí sinh giải thích một khía cạnh của chủ đề. Thí sinh có 1 phút để chuẩn bị bài nói của mình, và được cung cấp sẵn bút chì và giấy để ghi chú. Sau 1 phút đó, giám khảo yêu cầu thí sinh nói từ 1 đến 2 phút, và giám khảo sẽ ngừng thí sinh lại sau 2 phút và có thể hỏi thêm một hoặc hai câu hỏi.   Sử dụng hiệu quả những gợi ý trong tờ giấy được giám khảo đưa ra và ghi chú lại những ý tưởng cho câu trả lời trong thời gian 1 phút sẽ giúp thí sinh tự tin và trình bày bài nói tốt hơn trong 2 phút đó.   Phần 2 kéo dài 3–4 phút, bao gồm cả thời gian chuẩn bị.  

Nhiệm vụ trọng tâm

 
Phần này của bài kiểm tra tập trung vào khả năng nói trong thời gian dài về một chủ đề nhất định (mà không cần giám khảo nhắc thêm), sử dụng ngôn ngữ phù hợp và sắp xếp các ý một cách mạch lạc. Chắc chắn các thí sinh sẽ cần tích lũy nhiều kinh nghiệm cho bản thân để hoàn thành tốt phần thi nói dài này.  

Số lượng câu hỏi

 
Một câu hỏi chính. Thỉnh thoảng giám khảo có thể hỏi thêm câu hỏi phụ.  

Phần 3: Thảo luận

Các dạng câu hỏi Trong Phần 3, giám khảo và thí sinh thảo luận các vấn đề liên quan đến chủ đề trong Phần 2 một cách khái quát hơn, trừu tượng hơn và chuyên sâu hơn. Phần 3 kéo dài 4–5 phút.

Nhiệm vụ trọng tâm

 
Phần này của bài kiểm tra tập trung vào khả năng bày tỏ và biện minh ý kiến ​​và phân tích, thảo luận và suy đoán về các vấn đề.

Số lượng câu hỏi

 
Có thể thay đổi, và thông thường sẽ có từ 3 đến 5 câu hỏi.
   

CÁCH CHẤM ĐIỂM BÀI THI KỸ NĂNG NÓI IELTS

Chấm điểm và đánh giá

Phần trình bày bài thi nói được đánh giá bởi các giám khảo IELTS. Tất cả các giám khảo IELTS đều có bằng cấp giảng dạy phù hợp và được các trung tâm khảo thí tuyển dụng làm giám khảo và được Hội đồng Anh hoặc IDP (IELTS Australia) phê duyệt. Điểm số sẽ được chấm từ 1 đến 9 điểm (có tính đến điểm 0,5). Thí sinh nên tham khảo các bảng mô tả chi tiết trình độ kỹ năng nói bao gồm 9 thang điểm IELTS để hiểu rõ yêu cầu của từng thang điểm để có kế hoạch rèn luyện trước khi thi phù hợp. Bạn cần lưu ý 4 điểm dưới đây để đảm bảo bài thi Nói IELTS của mình đạt điểm tốt: Lưu loát và mạch lạc Điều này đề cập đến khả năng nói với tốc độ liên tục, rõ ràng và trôi chảy, kết hợp các ý tưởng và từ ngữ với nhau để tạo thành câu trả lời hoàn chỉnh. Các yếu tố chính hình thành sự trôi chảy và mạch lạc là tốc độ nói và khả năng nói liên tục trong khoảng thời gian dài và trình tự các ý trong câu một cách hợp lý, đúng trọng tâm câu hỏi, có mở rộng và phát triển bằng cách giải thích, hoặc đưa ra ví dụ minh họa tích hợp, giúp người nghe dễ hiểu. Khả năng sử dụng từ ngữ Đánh giá khả năng sử dụng vốn từ vựng phong phú và chính xác khi trình bày các chủ đề khác nhau, khả năng giải thích về khái niệm mà bạn không biết chính xác bằng tiếng Anh. Tiêu chí quan trọng là mức độ đa dạng của các từ vựng được sử dụng, và khả năng linh hoạt không bị ngập ngừng khi nói. Sử dụng cấu trúc đa dạng và chính xác Đánh giá khả năng sử dụng chính xác và thích hợp các cấu trúc ngữ pháp trong bài thi. Điều quan trọng của độ chính xác về ngữ pháp là thí sinh không nên sử dụng các câu đơn mà nên sử dụng nhiều câu phức, tránh các lỗi về thì và các lỗi ngữ pháp cơ bản. Phát âm Đánh giá khả năng phát âm các nguyên âm, phụ âm một cách chính xác, nhấn đúng trọng âm, có ngữ điệu, không nói quá nhanh hay quá chậm và ngắt nghỉ đúng chỗ. Tiêu chí này còn đề cập đến giọng nói của bạn dễ hiểu, giám khảo có thể nghe, hiểu được điều bạn muốn truyền đạt. Hiện nay IELTS không đòi hỏi bạn phải nói đúng giọng Anh Anh hay giọng Mỹ để đạt điểm tối đa trong phần phát âm, mà chỉ cần bạn phát âm rõ ràng, ngữ điệu chuẩn là đạt.  

09 LỜI KHUYÊN KHI LÀM BÀI THI NÓI IELTS

Mẹo 1: Cam kết việc nói tiếng Anh mỗi ngày

Điều tuyệt vời là bạn không cần phải có bạn đồng hành để luyện nói tiếng Anh cùng và đối với mẹo đầu tiên này, bạn không cần bất kỳ ai khác. Kỹ thuật luyện tập mà tôi khuyên bạn nên sử dụng sẽ dạy bạn tư duy bằng tiếng Anh. Đây là một trong những kỹ năng quý giá nhất mà bạn có thể phát triển. Đó là một kỹ thuật rất đơn giản, dễ dàng và phù hợp với cuộc sống hàng ngày của bạn. Học cách suy nghĩ bằng tiếng Anh sẽ giúp bạn nói nhanh hơn, chính xác và trôi chảy hơn. Bạn sẽ nhanh chóng thấy kỹ năng nói của mình được cải thiện đáng kể và ngôn ngữ của bạn sẽ nghe tự nhiên hơn nhiều. Bắt đầu sử dụng nó ngay hôm nay.

Mẹo 2: Thực hành trả lời câu hỏi kiểu IELTS

Lập kế hoạch thời gian biểu với một số bài kiểm tra nói giả định sẵn mỗi tuần. Ví dụ, bạn có thể làm một bài cách ngày hoặc ba ngày mỗi tuần. Chỉ có bạn mới biết được bạn có bao nhiêu thời gian để tập trung cho phần nói của kỳ thi và bạn cần luyện tập thêm bao nhiêu nữa. Bạn càng luyện tập nhiều theo cách này, bạn càng chuẩn bị tốt hơn cho bài kiểm tra. Nếu bạn bị giới hạn về thời gian, hãy đảm bảo rằng bạn thực hành ít nhất một lần mỗi tuần. Nếu bạn đảm bảo thực hành theo đúng thời gian của bài thi, bạn sẽ chỉ mất không tới 15 phút. Hãy dành thời gian suy nghĩ nhiều hơn đó chính là bạn đang học cách phát triển câu trả lời cho các phần khác nhau của bài thi nói. Nếu bạn có bạn đồng hành để hỏi bạn câu hỏi và giới hạn thời gian cho câu trả lời, điều đó thật tuyệt vời, nhưng cũng như mẹo số 1 của IELTS Speaking, nhưng cũng đừng lo lắng nếu bạn không có ai để cùng luyện tập cả. Nếu bạn đang luyện tập một mình, điều quan trọng là phải nói to câu trả lời giống như bạn sẽ làm trong bài thi. Các chuyên gia khuyên bạn nên tự ghi âm, cho dù bạn luyện tập một mình hay cùng với bạn đồng hành của mình, sau đó bạn có thể nghe lại file ghi âm để kiếm tra lại và chắc chắn bạn sẽ tìm ra những lỗi mà bạn cần cải thiện.

Mẹo 3: Tăng vốn từ vựng

Từ vựng chiếm 25% điểm cho phần Nói và Viết của kỳ thi IELTS. Biết nhiều từ vựng là rất cần thiết để đạt điểm cao trong các bài kiểm tra Nghe và Đọc. Học từ vựng chủ đề là một trong những khía cạnh quan trọng để tăng sức mạnh từ ngữ của bạn. Sử dụng các trang từ vựng về chủ đề mà tôi vừa đề cập để giúp bạn điều này. Các từ và cụm từ có liên quan đến cả bốn phần của kỳ thi IELTS vì bất kỳ chủ đề nhất định nào cũng có thể xuất hiện trong câu hỏi Nói, Viết, Đọc hoặc Nghe.

Mẹo 4: Hiểu rõ cấu trúc bài thi

Điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ cấu trúc của bài thi Nói. Nếu bạn biết chính xác những gì sẽ diễn ra trong bài thi, bạn sẽ tiến gần hơn một bước để đạt được kết quả mong muốn. Chuẩn bị tốt sẽ giúp bạn tự tin hơn rất nhiều khi bước vào bài thi và bạn sẽ đưa ra được câu trả lời tốt hơn nếu bạn biết điều gì sẽ xảy ra mà không phải đối mặt với những bất ngờ nào khiến bạn bối rối. Mỗi loại câu hỏi trong bài thi Nói IELTS đều có các cấu trúc, hoặc thậm chí là công thức hay để trả lời. Bạn cần phải học các cấu trúc trả lời tối ưu cho các loại câu hỏi trong từng phần của bài thi Nói, như thế bạn sẽ dễ dàng “khoe” được năng lực ngữ pháp, sự phong phú về cấu trúc câu, và đưa vào câu trả lời được nhiều từ vựng thú vị và sâu sắc hơn. Luyện nhiều các công thức hoặc cấu trúc trả lời cho bài thi Nói IELTS sẽ giúp bạn tăng độ trôi chảy trong bài thi, và hơn nữa sẽ giúp ích rất lớn cho việc giao tiếp trong cuộc sống bằng tiếng Anh.

Mẹo 5: Hiểu những gì sẽ được hỏi trong bài thi

Đây là một trong những mẹo quan trọng nhất trong bài thi IELTS Speaking. Nếu bạn không nắm bắt những gì giám khảo định hỏi, làm sao có thể chắc chắn rằng bạn sẽ đưa ra được câu trả lời chính xác. Đừng mạo hiểm bị điểm thấp chỉ vì bạn không hiểu bài kiểm tra thực sự là gì. Bài thi Nói IELTS được thiết kế để đánh giá khả năng:
  • Đưa ra ý kiến ​​và thông tin về các chủ đề hàng ngày và kinh nghiệm chung của bản thân
  • Nói liên tục trong thời gian dài về một chủ đề nhất định
  • Sắp xếp các ý tưởng của bạn một cách mạch lạc
  • Trình bày và biện minh cho ý kiến ​​của bạn
  • Phân tích, thảo luận và suy đoán về các vấn đề
Vì vậy, cụ thể, bạn sẽ được đánh giá trên những tiêu chí sau:
  • Lưu loát và mạch lạc
  • Từ vựng
  • Ngữ pháp
  • Cách phát âm
Mỗi tiêu chí sẽ nắm giữ 25% số điểm. Điều quan trọng không kém là những gì bạn KHÔNG được đánh giá trong bài thi:
  • Bạn sẽ không được đánh giá về nội dung của những gì bạn nói.
  • Bạn sẽ không được đánh giá về kiến ​​thức hoặc trí thông minh của mình.
  • Bạn không cần là một chuyên gia về các chủ đề mà giám khảo sẽ hỏi bạn.
Giám khảo chỉ muốn nghe ý kiến ​​của bạn và cách bạn truyền đạt chúng.

Mẹo 6: Biết điểm mạnh và điểm yếu của mình

Một trong những thách thức của một người học ngoại ngữ là không phải lúc nào cũng có thể nhận ra lỗi của chính mình. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận thức được mình mạnh ở điểm nào và bạn thực sự cần phải phát huy những khía cạnh nào. Hãy hoàn toàn trung thực với bản thân. Trong bốn tiêu chí đánh giá - lưu loát và mạch lạc, từ vựng, ngữ pháp và phát âm, bạn đang gặp khó khăn với tiêu chí nào? Xác định được điểm yếu cần cải thiện nhiều nhất và lên kế hoạch, thời gian biểu luyện tập cho phù hợp. Nếu bạn tập trung vào những kỹ năng đã thành thạo (điểm mạnh) và những kỹ năng bạn đang gặp khó khăn (điểm yếu) như nhau, thì bạn đang lãng phí thời gian luyện tập quý giá của mình. Bạn phải ghi âm lại bài nói Tiếng Anh trong khi bạn luyện tập, bạn sẽ nhận ra những lỗi cần cải thiện. Dưới đây là một số lỗi mà bạn có thể nhận ra:
  • Bạn thường xuyên lặp từ và cách diễn đạt giống nhau thay vì linh hoạt vốn từ vựng của mình.
  • Bạn bị ngập ngừng và do dự trong khi nói.
  • Giọng nói của bạn đều đều và chưa thật sự có ngữ điệu cho bài nói.
  • Bạn tập trung quá nhiều vào ngữ pháp nhưng lại làm bài nói mất đi sự trôi chảy.
Đừng lo lắng về những lỗi của mình vì chúng là một phần của quá trình học tập. Nhận ra lỗi sai và dựa vào những lỗi sai đó để cải thiện.

Mẹo 7: Ôn tập cấu trúc ngữ pháp thật rõ ràng

Thực chất thí sinh không rèn luyện tốt phần chiến thuật và các cấu trúc câu trong bài thi Nói IELTS sẽ gặp vấn đề lớn với Ngữ pháp khi thi Nói. Ví dụ như thí sinh sẽ mắc lỗi ở việc sử dụng các Thì ngữ pháp không chính xác rõ ràng, trong khi đây lại là một khía cạnh quan trọng của độ chính xác ngữ pháp. Các lỗi về Thì xảy ra rất thường xuyên trong bài thi Nói và đó là một trong những lý do chính khiến các thí sinh đạt điểm kém về ngữ pháp. Vì vậy lưu ý số 7 trở thành một trong những chú ý để IELTS Speaking quan trọng nhất. Một cách đơn giản để tránh các lỗi này. Thí sinh xác định Thì giám khảo sử dụng trong câu hỏi và bạn sẽ sử dụng Thì tương tự trong câu trả lời. Hãy cùng quan sát giữa một câu trả lời kém và một câu trả lời tốt. Câu hỏi: Have you ever been abroad? Subira: I’m going to the USA in September? Câu hỏi được hỏi ở Thì quá khứ nhưng câu trả lời được đưa ra ở Thì tương lai. Chính vì vậy, Subira đã không đưa ra câu trả lời chính xác. Đây là một câu trả lời hay hơn. Subira: No, I’ve never visited a foreign country but I’m going to the USA in September? Subira không chỉ sử dụng chính xác Thì quá khứ trong phần đầu tiên của câu trả lời mà còn sử dụng mệnh đề thứ hai ở thì tương lai. Điều này sẽ giúp cô ấy có được điểm tốt hơn. Vì vậy, đây là hai quy tắc để sử dụng Thì đúng cho mệnh đề chính trong câu trả lời của bạn:
  • Trả lời câu hỏi.
  • Câu trả lời sử dụng Thì tương tự như trong câu hỏi.
Để luyện tập, hãy nhờ một người bạn hỏi bạn một số câu hỏi đơn giản sử dụng các Thì quá khứ, hiện tại và tương lai và xem liệu bạn có thể nhanh chóng xác định Thì của động từ trong mỗi câu hỏi hay không. Dưới đây là ba ví dụ:
  • What did you have for breakfast this morning? (Thì quá khứ)
  • Do you like Sally’s new hair style? (Thì hiện tại)
  • Where do you want to go on holiday next year? (Thì tương lai)

Mẹo 8: Tập trung vào sự trôi chảy

Khả năng trôi chảy kém thường là do sợ mắc lỗi, hoặc không nghĩ ra ý tưởng hoặc từ vựng để trình bày. Điều này dẫn đến việc thí sinh bị nói ngập ngừng nhiều hoặc nói quá chậm vì thí sinh cố gắng tập trung vào ngữ pháp và từ vựng của mình. Vì sự trôi chảy chiếm 25% số điểm, bạn cần cân bằng giữa sự chính xác của từ ngữ và giọng nói trôi chảy. Cách duy nhất để làm điều này đó là luyện tập. Vì thói quen sử dụng cấu trúc câu đúng, phù hợp với bối cảnh, và đưa các từ vựng có độ khó phù hợp vào câu thường xuyên… khiến bạn sẽ không bị bỡ ngỡ, và dần tiến tới việc không phải suy nghĩ nhiều để tạo ra chuỗi câu nói tiếng Anh như ý. Phương pháp dưới đây bạn có thể tự luyện tập để tránh mắc phải những sai lầm. 1) Vào cuối ngày, hãy nghĩ về một điều vui vẻ hoặc bạn hài lòng và một điều gì đó bạn mong muốn nó sẽ tốt hơn. Nói to về điều này trong ít nhất là 2 phút, tập trung vào sự trôi chảy. Đây cũng sẽ là cách luyện tập tuyệt vời để sử dụng thì quá khứ, cũng như các câu điều kiện và động từ khuyết thiếu (‘If I had…’ ‘I should have…’) là những ngữ pháp nâng cao hơn và sẽ gây ấn tượng với giám khảo nếu bạn sử dụng chúng. 2) Chọn một bức ảnh trên báo hoặc tạp chí và nói to về nó trong ít nhất 2 phút. Dưới đây là một vài ý tưởng về những gì cần nói:
  • Giới thiệu chủ đề.
  • Mô tả những gì bạn có thể nhìn thấy.
  • Nói về bất kỳ hoạt động nào đang diễn ra trong ảnh. (hiện tại)
  • Đoán những gì có thể đã xảy ra trước khi nó được thực hiện. (quá khứ)
  • Đề xuất những gì có thể xảy ra tiếp theo. (tương lai)
Nếu bạn luôn thay đổi loại chủ đề cho hoạt động này, bạn sẽ thực hành với nhiều chủ điểm từ vựng khác nhau. Ví dụ, chọn một bức tranh về một căn phòng hoặc phong cảnh đẹp cho ngày đầu tiên và một mục tin tức thời sự vào ngày tiếp theo. Ghi âm và phát lại bài nói của bạn để đánh giá mức độ trôi chảy. Độ trôi chảy sẽ rất nhanh chóng bắt đầu được cải thiện.

Mẹo 9: Phát âm

Phát âm có lẽ nên đứng đầu danh sách các mẹo IELTS Speaking. Tại sao? Bởi vì, nếu bạn phát âm kém và giám khảo không thể hiểu bạn đang nói gì, họ sẽ không thể đánh giá kỹ năng tiếng Anh của bạn. Bạn sẽ không thể hy vọng mình nói như một người nói tiếng Anh bản ngữ. Thực tế, nhiều quốc gia nói Tiếng Anh và mỗi quốc gia có giọng riêng và ngữ điệu khác nhau. Và bạn cũng không cần có kỹ năng phát âm như người bản ngữ thì mới được điểm tuyệt đối trong phần phát âm, mà bạn cần phát âm rõ ràng, dễ hiểu, rõ âm cuối và nối âm đúng chỗ, đúng trọng âm trong từ và đúng ngữ điệu của cả câu… Những điều bạn sẽ được đánh giá là giám khảo có thể hiểu điều bạn truyền đạt một cách dễ dàng và bạn phát âm Tiếng Anh tốt như thế nào.  

04 PHƯƠNG PHÁP TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG PHÁT ÂM

Nghe tiếng Anh nói mỗi ngày

Có rất nhiều cách để làm điều này. Podcast và chương trình radio tốt hơn TV và video vì bạn sẽ chỉ nghe ngôn ngữ hơn là bị phân tâm bởi hình ảnh. Bạn sẽ tìm thấy tài liệu nói về hầu hết mọi chủ đề mà bạn có thể tưởng tượng.

Tập trung

Ghi âm lại các đoạn hội thoại ngắn và nghe đi nghe lại nhiều lần để có thể học hỏi và bắt chước theo trọng âm và ngữ điệu của người nói trong bài.

Từ vựng

Khi học từ mới, đảm bảo rằng bạn luôn luôn học và luyện cách phát âm của chúng. Tất cả các từ điển trực tuyến đều có âm thanh để bạn có thể nghe cách phát âm của từ đó, cũng như phiên âm của từng từ. Khuyến khích sử dụng từ điển Cambridge Online Dictionary.

Xác định các lỗi thường gặp do ảnh hưởng bởi ngôn ngữ thứ nhất

Thực sự hữu ích để xác định các lỗi phát âm phổ biến do ảnh hưởng bởi ngôn ngữ thứ nhất để bạn có thể tập trung vào chúng hoặc ít nhất là nhận thức được những lỗi phát âm thường gặp sẽ nằm ở đâu. Chỉ cần tra Google cụm từ 'những lỗi phát âm phổ biến trong tiếng Anh của người Việt Nam'. Bạn sẽ tìm được một số trang web liệt kê các lỗi phổ biến do ảnh hưởng ngôn ngữ thứ nhất của mình. Đây là một trong những mẹo IELTS Speaking tốt nhất để cải thiện khả năng phát âm của bạn.  

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính: Smartcom English – Tầng 4 nhà 29T2, đường Hoàng Đạo Thúy, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Website: https://smartcom.vn Điện thoại: (+84) 024.22427799 Zalo: 0865835099 Email: mail@smartcom.vn Facebook: https://facebook.com/smartcom.vn Youtube: https://youtube.com/c/smartcomvn

Smartcom English