THI THỬ IELTS TRÊN MÁY TÍNH HÀNG NGÀY

Đã có 688 người đăng ký mới và 248 lượt làm bài thi trong tháng

TOÀN THỜI GIAN
0
Guest user
9
1
Nguyễn Hoàng Dương
9
2
Smartcom admin
9
3
Lê Thị Khánh Linh
9
4
Lê Quang Huy
9
5
Tô Đức Tiến
9
6
Nguyễn Duy Thái
9
7
Nguyễn Hoàng Thái
9
8
Phạm Tiến Thành
9
9
Phạm Nam Thái
9
TUẦN GẦN NHẤT
0
Vương Minh
7.5
1
Lê Khánh Duy Anh
7
2
Lê Phương Linh
6.5
3
Tô Minh Phương
5.5
4
Đinh Xuân Dũng
3.5
5
Smartcom admin
0
BÀI THI ĐƯỢC THI NHIỀU NHẤT
0
CAMBRIDGE 18 - Test 1
508
1
Actual Test 02
272
2
IELTS CAMBRIDGE 15 - Test 1
205
3
Actual Test 03
182
4
Actual Test 04
167
5
Actual Test 05
119
6
Actual Test 06
97
7
Actual Test 09
93
8
Actual Test 07
90
9
Actual Test 08
89

Smartcom English và thầy Nguyễn Anh Đức rất vui được chia sẻ một kiến thức cực kỳ quan trọng mà bất cứ học sinh nào, cha mẹ nào, và thầy cô nào cũng cần biết. Đó là bài nghiên cứu về học cách học để trở thành người học giỏi hơn từ Harvard. Dưới đây là toàn bộ bài dịch của Smartcom English từ bài viết mang tên “Learning Is a Learned Behavior. Here’s How to Get Better at It.” được đăng trên Tạp chí Harvard Business Review.

nguyen-anh-duc-2
Chủ tịch Smartcom Nguyễn Anh Đức từng theo học tại Đại học Harvard

Nhiều người lầm tưởng rằng khả năng học hỏi là vấn đề của trí thông minh. Đối với họ, học hỏi là một đặc điểm không thay đổi giống như màu mắt, đơn giản là do may mắn di truyền. Theo cách nghĩ đó, con người sinh ra đã là người học giỏi, hoặc là không. Vậy thì tại sao ta phải bận tâm trở nên giỏi hơn?

Đó là lý do tại sao nhiều người có xu hướng tiếp cận với chủ đề học tập nhưng không cho nó sự quan tâm đúng mức. Họ không suy nghĩ nhiều về cách họ phát triển việc làm chủ vấn đề qua học hành. Họ sử dụng những cụm từ như “thực hành tạo nên sự hoàn hảo” mà không thực sự cân nhắc đến chiến lược học tập đang thực sự diễn ra như thế nào. Rốt cuộc, đó là một cách diễn đạt mơ hồ đối với họ. Thực hành có nghĩa là lặp đi lặp lại cùng một kỹ năng nhiều lần? Bài thực hành có cần phản hồi không? Bài thực hành nên khó hay nên vui?

giao-su

Một bộ lượng ngày càng nhiều các nghiên cứu đang chỉ ra rõ rằng người học giỏi là được tạo ra, chứ không phải do trời sinh. Thông qua việc áp dụng bài tập, bài thực hành có chủ đích và các chiến lược chuyên biệt để cải thiện khả năng học hỏi, tất cả chúng ta đều có thể phát triển khả năng chuyên sâu nhanh hơn và hiệu quả hơn. Nói tóm lại, tất cả chúng ta đều có thể học hỏi tốt hơn để trở nên giỏi hơn.

Dưới đây là một ví dụ về một nghiên cứu cho thấy các chiến lược học tập hiệu quả còn quan trọng hơn trí thông minh bẩm sinh khi nói đến việc đạt được năng lực chuyên sâu. Marcel Veenman phát hiện ra rằng những người được theo sát chặt chẽ quá trình tư duy của mình sẽ đạt điểm cao hơn vượt trội những người có chỉ số IQ cao khi học một cái gì đó mới. Nghiên cứu của ông cho thấy rằng để đạt được sự làm chủ hiểu biết về một vấn đề, việc tập trung vào cách chúng ta hiểu biết và làm chủ thông tin quan trọng hơn khoảng 15% so với ưu thế của trí thông minh bẩm sinh.

Dưới đây là ba cách thực tế để xây dựng kỹ năng học tập của bạn, dựa trên nghiên cứu.

Tổ chức các mục tiêu của bạn

Học tập hiệu quả thường phụ thuộc vào cách “quản lý dự án học tập cụ thể”. Để phát triển chuyên môn trong một lĩnh vực, trước tiên chúng ta phải đặt ra những mục tiêu có thể đạt được về những gì chúng ta muốn học. Sau đó, chúng ta phải phát triển các chiến lược để giúp chúng ta đạt được những mục tiêu đó.

thay-duc_optimized
Một buổi đào tạo khai phóng tiềm năng IELTS GEN 9.0 cho các học viên Smartcom

Một cách tiếp cận học tập có mục tiêu giúp chúng ta đối phó với tất cả những cảm giác phiền toái cản trở hành trình làm chủ kiến thức chuyên môn của ta như: Liệu mình có đủ giỏi không? Liệu mình có thất bại không? Nếu mình sai thì sao? Chẳng phải có việc gì khác mình muốn làm hơn sao?

Trong khi một vài sự tự phê bình là bình thường, nhà tâm lý học Albert Bandura thuộc Đại học Stanford nói rằng những kiểu cảm xúc tiêu cực này có thể nhanh chóng tước đi khả năng học hỏi cái mới của chúng ta. Thêm vào đó, chúng ta sẽ có cam kết mạnh mẽ hơn nếu ta xây dựng được một kế hoạch với các mục tiêu rõ ràng. Nghiên cứu về vấn đề sức mạnh của mục tiêu này rất áp đảo. Các nghiên cứu liên tục cho thấy những người có mục tiêu rõ ràng vượt trội hơn những người có khát vọng mơ hồ như “cố gắng làm tốt phần mình”. Bằng cách đặt mục tiêu, mọi người có thể dễ dàng quản lý cảm xúc của mình hơn và đạt được tiến bộ trong việc học tập.

Suy nghĩ về cách ta suy nghĩ

Siêu nhận thức là yếu tố then chốt của tài năng học tập. Các nhà tâm lý học định nghĩa siêu nhận thức là “suy nghĩ về cách ta suy nghĩ”, và nói một cách rộng rãi, siêu nhận thức là về việc kiểm tra chi tiết hơn về cách bạn biết những gì bạn biết. Đó là vấn đề đặt ra cho bản thân những câu hỏi như: Liệu mình có thực sự hiểu ý tưởng này không? Mình có thể giải thích nó rõ ràng cho một người bạn không? Mục tiêu của mình là gì? Mình có cần thêm kiến ​​thức nền tảng không? Hay mình cần thực hành thêm không?

hoc-vien-sm

Siêu nhận thức đến rất dễ dàng với nhiều chuyên gia được đào tạo. Khi một chuyên gia giải quyết một vấn đề, họ thường suy nghĩ rất nhiều về cách thức mà một vấn đề được đóng khung. Họ thường có cảm nhận tốt về việc liệu câu trả lời của họ có hợp lý hay không.

Hóa ra, điều then chốt là bạn không nên đẩy kiểu “suy nghĩ về cách ta suy nghĩ” này cho các chuyên gia. Khi nói đến việc học hỏi, một trong những vấn đề lớn nhất là hầu hết người học không tham gia đủ vào quá trình siêu nhận thức. Họ không dừng lại để tự hỏi liệu mình có thực sự hiểu một kỹ năng hay khái niệm nào đó hay không.

Như vậy, vấn đề không phải chỉ là kiến thức cứ thế vào tai này ra tai kia. Mà vấn đề là mọi người không thực sự “suy ngẫm về sự suy ngẫm” của chính mình. Họ không ép bản thân thực sự suy nghĩ về cách họ suy nghĩ.

Suy ngẫm về việc học

Có một chút mâu thuẫn trong quá trình học. Hóa ra, chúng ta cần tạm gác lại việc học để có thể hiểu được thực sự những gì mình đã học. Ví dụ, khi bước ra ngoài một vấn đề đang học, thì chúng ta lại có thể học hỏi thêm về chính vấn đề đó. Ví dụ như tạm gác lại việc tranh luận với đồng nghiệp, thì đôi khi những lập luận hay nhất của bạn lại đến khi bạn đang rửa bát sau đó. Đọc sách hướng dẫn sử dụng phần mềm, và một lượng lớn hiểu biết có thể đến với bạn sau khi bạn đã gập sách lại.

Nhìn chung, học tập sẽ hiệu quả hơn nhờ sự tự suy ngẫm. Kiểu suy ngẫm này cần những khoảnh khắc yên tĩnh. Có thể là bạn đang lặng lẽ viết luận văn trong góc phòng, hoặc tự nói chuyện với chính mình khi đang tắm. Nhưng thông thường, để tập trung suy nghĩ thấu đáo, chúng ta cần một khoảng thời gian yên lặng để tự soi xét.

nguyen-anh-duc-5
Chủ tịch Smartcom Nguyễn Anh Đức và những người bạn Đại học Harvard

Giấc ngủ là một ví dụ thú vị cho ý này. Nghiên cứu chỉ ra rằng trong khi chợp mắt hoặc ngủ sâu, chúng ta đang sắp xếp lại những kiến thức đã học. Một nghiên cứu gần đây cho thấy một đêm ngủ ngon có thể giúp giảm 50% thời gian thực hành.

Ý tưởng về sự yên tĩnh về mặt nhận thức cũng giải thích tại sao việc học kỹ năng lại khó khăn đến vậy khi chúng ta đang căng thẳng, tức giận hoặc cô đơn. Khi cảm xúc dâng trào trong não, chúng ta không thể suy nghĩ thấu đáo và tự vấn. Chắc chắn là, trong một số tình huống khẩn cấp hoặc căng thẳng, chúng ta có thể học được những điều cơ bản như nhớ một số điện thoại. Nhưng để có thể thấu hiểu bất cứ điều gì, chúng ta cần phải có một trạng thái tinh thần thoải mái.

Tin tốt lành từ tất cả những điều này – dành cho cả cá nhân học sinh, các nhân viên văn phòng hay các công ty đang tìm cách giúp nhân sự của mình phát huy hết tiềm năng – đó là năng lực học tập là một loại hành vi được rèn luyện. Học nhanh không có nghĩa là bạn thông minh nhất. Mà là bạn đã học được cách học. Bằng cách chủ động tổ chức các mục tiêu học tập, suy nghĩ về cách bạn suy nghĩ và suy ngẫm về việc học của mình vào những thời điểm thích hợp, bạn sẽ có thể trở thành người học giỏi hơn.

Tác giả: Ulrich Boser

Nguồn: https://hbr.org/2018/05/learning-is-a-learned-behavior-heres-how-to-get-better-at-it?

HỌC GIỎI LÀ VIỆC CÓ THỂ HỌC ĐƯỢC. ĐÂY LÀ CÁCH LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC GIỎI HƠN

Smartcom English và thầy Nguyễn Anh Đức rất vui được chia sẻ một kiến thức cực kỳ quan trọng mà bất cứ học sinh nào, cha mẹ nào, và thầy cô nào cũng cần biết. Đó là bài nghiên cứu về học cách học để trở thành người học giỏi hơn từ Harvard. Dưới đây là toàn bộ bài dịch của Smartcom English từ bài viết mang tên “Learning Is a Learned Behavior. Here’s How to Get Better at It.” được đăng trên Tạp chí Harvard Business Review.

[caption id="attachment_9953" align="aligncenter" width="2560"]nguyen-anh-duc-2 Chủ tịch Smartcom Nguyễn Anh Đức từng theo học tại Đại học Harvard[/caption]

Nhiều người lầm tưởng rằng khả năng học hỏi là vấn đề của trí thông minh. Đối với họ, học hỏi là một đặc điểm không thay đổi giống như màu mắt, đơn giản là do may mắn di truyền. Theo cách nghĩ đó, con người sinh ra đã là người học giỏi, hoặc là không. Vậy thì tại sao ta phải bận tâm trở nên giỏi hơn?

Đó là lý do tại sao nhiều người có xu hướng tiếp cận với chủ đề học tập nhưng không cho nó sự quan tâm đúng mức. Họ không suy nghĩ nhiều về cách họ phát triển việc làm chủ vấn đề qua học hành. Họ sử dụng những cụm từ như "thực hành tạo nên sự hoàn hảo" mà không thực sự cân nhắc đến chiến lược học tập đang thực sự diễn ra như thế nào. Rốt cuộc, đó là một cách diễn đạt mơ hồ đối với họ. Thực hành có nghĩa là lặp đi lặp lại cùng một kỹ năng nhiều lần? Bài thực hành có cần phản hồi không? Bài thực hành nên khó hay nên vui?

giao-su

Một bộ lượng ngày càng nhiều các nghiên cứu đang chỉ ra rõ rằng người học giỏi là được tạo ra, chứ không phải do trời sinh. Thông qua việc áp dụng bài tập, bài thực hành có chủ đích và các chiến lược chuyên biệt để cải thiện khả năng học hỏi, tất cả chúng ta đều có thể phát triển khả năng chuyên sâu nhanh hơn và hiệu quả hơn. Nói tóm lại, tất cả chúng ta đều có thể học hỏi tốt hơn để trở nên giỏi hơn.

Dưới đây là một ví dụ về một nghiên cứu cho thấy các chiến lược học tập hiệu quả còn quan trọng hơn trí thông minh bẩm sinh khi nói đến việc đạt được năng lực chuyên sâu. Marcel Veenman phát hiện ra rằng những người được theo sát chặt chẽ quá trình tư duy của mình sẽ đạt điểm cao hơn vượt trội những người có chỉ số IQ cao khi học một cái gì đó mới. Nghiên cứu của ông cho thấy rằng để đạt được sự làm chủ hiểu biết về một vấn đề, việc tập trung vào cách chúng ta hiểu biết và làm chủ thông tin quan trọng hơn khoảng 15% so với ưu thế của trí thông minh bẩm sinh.

Dưới đây là ba cách thực tế để xây dựng kỹ năng học tập của bạn, dựa trên nghiên cứu.

Tổ chức các mục tiêu của bạn

Học tập hiệu quả thường phụ thuộc vào cách “quản lý dự án học tập cụ thể”. Để phát triển chuyên môn trong một lĩnh vực, trước tiên chúng ta phải đặt ra những mục tiêu có thể đạt được về những gì chúng ta muốn học. Sau đó, chúng ta phải phát triển các chiến lược để giúp chúng ta đạt được những mục tiêu đó.

[caption id="attachment_5825" align="aligncenter" width="1920"]thay-duc_optimized Một buổi đào tạo khai phóng tiềm năng IELTS GEN 9.0 cho các học viên Smartcom[/caption]

Một cách tiếp cận học tập có mục tiêu giúp chúng ta đối phó với tất cả những cảm giác phiền toái cản trở hành trình làm chủ kiến thức chuyên môn của ta như: Liệu mình có đủ giỏi không? Liệu mình có thất bại không? Nếu mình sai thì sao? Chẳng phải có việc gì khác mình muốn làm hơn sao?

Trong khi một vài sự tự phê bình là bình thường, nhà tâm lý học Albert Bandura thuộc Đại học Stanford nói rằng những kiểu cảm xúc tiêu cực này có thể nhanh chóng tước đi khả năng học hỏi cái mới của chúng ta. Thêm vào đó, chúng ta sẽ có cam kết mạnh mẽ hơn nếu ta xây dựng được một kế hoạch với các mục tiêu rõ ràng. Nghiên cứu về vấn đề sức mạnh của mục tiêu này rất áp đảo. Các nghiên cứu liên tục cho thấy những người có mục tiêu rõ ràng vượt trội hơn những người có khát vọng mơ hồ như "cố gắng làm tốt phần mình". Bằng cách đặt mục tiêu, mọi người có thể dễ dàng quản lý cảm xúc của mình hơn và đạt được tiến bộ trong việc học tập.

Suy nghĩ về cách ta suy nghĩ

Siêu nhận thức là yếu tố then chốt của tài năng học tập. Các nhà tâm lý học định nghĩa siêu nhận thức là "suy nghĩ về cách ta suy nghĩ", và nói một cách rộng rãi, siêu nhận thức là về việc kiểm tra chi tiết hơn về cách bạn biết những gì bạn biết. Đó là vấn đề đặt ra cho bản thân những câu hỏi như: Liệu mình có thực sự hiểu ý tưởng này không? Mình có thể giải thích nó rõ ràng cho một người bạn không? Mục tiêu của mình là gì? Mình có cần thêm kiến ​​thức nền tảng không? Hay mình cần thực hành thêm không?

hoc-vien-sm

Siêu nhận thức đến rất dễ dàng với nhiều chuyên gia được đào tạo. Khi một chuyên gia giải quyết một vấn đề, họ thường suy nghĩ rất nhiều về cách thức mà một vấn đề được đóng khung. Họ thường có cảm nhận tốt về việc liệu câu trả lời của họ có hợp lý hay không.

Hóa ra, điều then chốt là bạn không nên đẩy kiểu "suy nghĩ về cách ta suy nghĩ" này cho các chuyên gia. Khi nói đến việc học hỏi, một trong những vấn đề lớn nhất là hầu hết người học không tham gia đủ vào quá trình siêu nhận thức. Họ không dừng lại để tự hỏi liệu mình có thực sự hiểu một kỹ năng hay khái niệm nào đó hay không.

Như vậy, vấn đề không phải chỉ là kiến thức cứ thế vào tai này ra tai kia. Mà vấn đề là mọi người không thực sự "suy ngẫm về sự suy ngẫm" của chính mình. Họ không ép bản thân thực sự suy nghĩ về cách họ suy nghĩ.

Suy ngẫm về việc học

Có một chút mâu thuẫn trong quá trình học. Hóa ra, chúng ta cần tạm gác lại việc học để có thể hiểu được thực sự những gì mình đã học. Ví dụ, khi bước ra ngoài một vấn đề đang học, thì chúng ta lại có thể học hỏi thêm về chính vấn đề đó. Ví dụ như tạm gác lại việc tranh luận với đồng nghiệp, thì đôi khi những lập luận hay nhất của bạn lại đến khi bạn đang rửa bát sau đó. Đọc sách hướng dẫn sử dụng phần mềm, và một lượng lớn hiểu biết có thể đến với bạn sau khi bạn đã gập sách lại.

Nhìn chung, học tập sẽ hiệu quả hơn nhờ sự tự suy ngẫm. Kiểu suy ngẫm này cần những khoảnh khắc yên tĩnh. Có thể là bạn đang lặng lẽ viết luận văn trong góc phòng, hoặc tự nói chuyện với chính mình khi đang tắm. Nhưng thông thường, để tập trung suy nghĩ thấu đáo, chúng ta cần một khoảng thời gian yên lặng để tự soi xét.

[caption id="attachment_9961" align="aligncenter" width="1024"]nguyen-anh-duc-5 Chủ tịch Smartcom Nguyễn Anh Đức và những người bạn Đại học Harvard[/caption]

Giấc ngủ là một ví dụ thú vị cho ý này. Nghiên cứu chỉ ra rằng trong khi chợp mắt hoặc ngủ sâu, chúng ta đang sắp xếp lại những kiến thức đã học. Một nghiên cứu gần đây cho thấy một đêm ngủ ngon có thể giúp giảm 50% thời gian thực hành.

Ý tưởng về sự yên tĩnh về mặt nhận thức cũng giải thích tại sao việc học kỹ năng lại khó khăn đến vậy khi chúng ta đang căng thẳng, tức giận hoặc cô đơn. Khi cảm xúc dâng trào trong não, chúng ta không thể suy nghĩ thấu đáo và tự vấn. Chắc chắn là, trong một số tình huống khẩn cấp hoặc căng thẳng, chúng ta có thể học được những điều cơ bản như nhớ một số điện thoại. Nhưng để có thể thấu hiểu bất cứ điều gì, chúng ta cần phải có một trạng thái tinh thần thoải mái.

Tin tốt lành từ tất cả những điều này - dành cho cả cá nhân học sinh, các nhân viên văn phòng hay các công ty đang tìm cách giúp nhân sự của mình phát huy hết tiềm năng - đó là năng lực học tập là một loại hành vi được rèn luyện. Học nhanh không có nghĩa là bạn thông minh nhất. Mà là bạn đã học được cách học. Bằng cách chủ động tổ chức các mục tiêu học tập, suy nghĩ về cách bạn suy nghĩ và suy ngẫm về việc học của mình vào những thời điểm thích hợp, bạn sẽ có thể trở thành người học giỏi hơn.

Tác giả: Ulrich Boser

Nguồn: https://hbr.org/2018/05/learning-is-a-learned-behavior-heres-how-to-get-better-at-it?