THI THỬ IELTS TRÊN MÁY TÍNH HÀNG NGÀY

Đã có 680 người đăng ký mới và 202 lượt làm bài thi trong tháng

TOÀN THỜI GIAN
0
Guest user
9
1
Nguyễn Hoàng Dương
9
2
Smartcom admin
9
3
Lê Thị Khánh Linh
9
4
Lê Quang Huy
9
5
Tô Đức Tiến
9
6
Nguyễn Duy Thái
9
7
Nguyễn Hoàng Thái
9
8
Phạm Tiến Thành
9
9
Phạm Nam Thái
9
TUẦN GẦN NHẤT
0
VŨ HUY PHÚ
9
1
Hoàng Nhật Linh
6.5
2
Lê Nhật Hiển
6.5
3
Vương Minh
4
4
TRẦN THU HIỀN
3
5
Đặng Lâm Anh
3
BÀI THI ĐƯỢC THI NHIỀU NHẤT
0
CAMBRIDGE 18 - Test 1
491
1
Actual Test 02
259
2
IELTS CAMBRIDGE 15 - Test 1
178
3
Actual Test 03
163
4
Actual Test 04
150
5
Actual Test 05
112
6
Actual Test 09
91
7
Actual Test 07
88
8
Actual Test 06
88
9
Actual Test 08
87

Phương pháp Reggio Emilia là một phương pháp giáo dục sớm tập trung vào độ tuổi mầm non và tiểu học, phương pháp này chú trọng về việc học thông qua những trải nghiệm, khám phá và được sử dụng trong các môi trường giáo dục tiên tiến, được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Vậy phương pháp này có gì thú vị? Hãy cùng Smartcom English tìm hiểu nhé!

Khái niệm phương pháp Reggio Emilia 

Phương pháp Reggio Emilia được coi như triết lý giáo dục mầm non, lấy trọng tâm là trẻ em, khuyến khích trẻ học hỏi thông qua  trải nghiệm thực tế, khuyến khích chủ động học hỏi, tự khám phá, sáng tạo. Môi trường học tập linh hoạt và thú vị, trẻ em có thể sử dụng sự “đa dạng” của ngôn ngữ như hội họa, điêu khắc, kịch,…để thể hiện ý tưởng của mình. Với phương pháp này, giáo viên đóng vai trò là người đồng hành, hỗ trợ quá trình học tập, phụ huynh cùng cộng đồng cùng đồng hành cùng các bé.

phuong-phap-giao-duc-reggio-emilia

Lịch sử hình thành và phát triển

Bối cảnh hình thành

Sau thế chiến thứ II, nước Ý bắt tay vào phục hồi xây dựng lại đất nước sau chiến tranh. Những bậc phụ huynh và giáo viên ở Reggio Emilia có mong muốn tạo ra một mô hình giáo dục mới cho con em của mình nhằm khắc phục những thiếu sót trong hệ thống giáo dục truyền thống.

Nhà giáo dục người Ý, Loris Malaguzzi, người đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển phương pháp này. Vào cuối năm 1940 đầu 1950, ông bắt đầu triển khai phương pháp này bằng cách hợp tác cùng với các phụ huynh và cộng đồng tại Reggio Emilia. Malaguzzi có niềm tin rằng trẻ em không chỉ là người nhận kiến thức mà còn là những người học chủ động, có khả năng khám phá và sáng tạo. Ông đã xây dựng một mô hình giáo dục lấy trọng tâm là việc tôn trọng trẻ em, khuyến khích sự sáng tạo và thúc đẩy hợp tác trong quá trình học hỏi.

Loris-Malaguzzi

Sự phát triển và lan rộng

  • 1960s-1970s: Phương pháp Reggio Emilia bắt đầu được phổ biến, áp dụng rộng rãi tại các trường mầm non ở thành phố Reggio Emilia và các khu vực xung quanh.
  • 1980s: Các bài viết nghiên cứu về Reggio Emilia đã được công bố, thu út sự quan tâm đến từ các nhà giáo dục quốc tế, giáo viên, và phương pháp này bắt đầu được áp dụng tại các trường đại học ngoài nước Ý.

Phương pháp được công nhận quốc tế

1990s: Phương pháp Reggio Emilia đã được công nhận rộng rãi và bắt đầu được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm Mỹ, Canada, các nước Châu Âu và Châu Á. Các nhà giáo dục quốc tế đã đến Reggio Emilia để nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm.

Tầm ảnh hưởng ngày nay

Cho đến nay, phương pháp Reggio Emilia đã trở thành triết lý giáo dục mầm non nổi tiếng và được áp dụng rộng rãi tại nhiều trường học, đặc biệt là các trường mầm non quốc tế, trường tư thục và bắt đầu lan rộng đến nhiều lĩnh vực giáo dục khác.

Nguyên tắc cốt lõi của phương pháp Reggio Emilia

Trẻ em là người học chủ động

Trẻ em là những người học chủ động, được khuyến khích khả năng tự khám phá, phát triển ý tưởng thông qua các hoạt động và trải nghiệm thực tế. Phương pháp học tập này giúp trẻ em tự tìm tòi kiến thức thông qua các trải nghiệm thực tế.

“Một trăm ngôn ngữ” của trẻ

Trẻ em có nhiều phương thức “ngôn ngữ” để biểu đạt ý tưởng và cảm xúc, ví dụ như thông qua các hoạt động như vẽ, hát, diễn kịch,…Đây là phương pháp kích thích trẻ khám phá thế giới xung quanh theo cách riêng của mình, và sử dụng linh hoạt, đa sắc thái của các “ngôn ngữ” .

Những ưu điểm và nhược điểm 

Ưu điểm

  • Khuyến khích sáng tạo và tư duy độc lập
  • Tôn trọng và coi trọng trẻ em
  • Học tập qua trải nghiệm thực tế
  • Môi trường học tập linh hoạt và sáng tạo
  • Sự tham gia của cộng đồng và phụ huynh

Nhược điểm

  • Chi phí cao
  • Yêu cầu giáo viên có kỹ năng cao
  • Khó áp dụng trong hệ thống giáo dục truyền thống
  • Tính khả thi trong bối cảnh văn hóa và xã hội khác nhau
  • Khó khăn trong việc đánh giá kết quả học tập

Lợi ích của phương pháp Reggio Emilia

– Khuyến khích sự sáng tạo và khám phá: Phương pháp reggio Emilia tạo cơ hội cho trẻ được tự do khám phá và thể hiện bản thân thông qua các hoạt động, dự án như khoa học, sáng tạo, dự án. Kích thích trẻ sử dụng “một trăm ngôn ngữ” như hội họa, điêu khắc, múa,…

– Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề: Khuyến khích trẻ tham gia vào các dự án mà trẻ phải tự mình tìm ra cách giải quyết vấn đề của chính mình. Điều này sẽ giúp trẻ xây dựng cho mình các kỹ năng về phân tích, tư duy độc lập và sáng tạo trong thực tế thay vì thông qua sách vở

giao-duc-som-la-gi

– Tăng cường khả năng giao tiếp và tương tác: Phương pháp này đặt trọng tâm là trẻ em. Dạy trẻ cách diễn đạt ý tưởng của mình,  lắng nghe, thảo luận với bạn bè và giáo viên nhằm mục đích hỗ trợ trẻ phát triển về kỹ năng về ngôn ngữ, thuyết trình và làm việc nhóm.

– Mối quan hệ gắn kết với cộng đồng:  Điểm sáng của phương pháp Reggio Emilia chính là sự tham gia của phụ huynh và cộng đồng trong quá trình học tập của trẻ. Phụ huynh chính là người giám sát, đối tác trong quá trình học hỏi của con em, đóng góp vào các dự án và hoạt động tập thể. Điều này sẽ giúp trẻ cảm nhận được tình yêu thưng và sự hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng, tạo ra môi trường học tập gắn kết và hứng thú

– Phát triển kỹ năng tự học: Phương pháp này hỗ trợ trẻ chủ động học hỏi, đặt vấn đề, tìm kiếm thông tin và tìm ra giải pháp. Điều này giúp trẻ hình thành được kỹ năng tự học trong suốt quá trình sống và làm việc sau này – một yếu tố quan trọng trong thế giới hiện đại

– Môi trường học tập tích cực và hỗ trợ cảm xúc: Môi trường học tập ấm cúng, thân thiện và an toàn là một trong những điểm sáng của phương pháp Reggio emilia, giúp trẻ cảm thấy tự tin và thoải mái khi tham gia học tập. Việc này giúp trẻ phát triển cảm xúc ổn định, thoải mái khi tham gia học tập, tạo nền tảng vững trắc cho sự phát triển trí tuệ và xã hội

Sự khác biệt giữa phương pháp Reggio Emilia, Montessori, Waldorf

Các tiêu chí  Reggio Emilia Montessori Waldorf
 

Tầm nhìn về trẻ 

 

 

Trẻ chủ động, sáng tạo.

 

Trẻ tự học, độc lập.

 

Trẻ phát triển qua giai đoạn

 

Phương pháp học

 

 

Học qua khám phá, dự án.

 

Học qua công cụ học tập

 

Học qua nghệ thuật, thủ công.

 

Vai trò giáo viên

 

 

Quan sát, hỗ trợ.

 

Hướng dẫn, tạo môi trường.

 

Hướng dẫn, truyền cảm hứng.

 

Chương trình học

 

 

Linh hoạt, tùy thuộc trẻ

 

Công cụ học chuẩn bị sẵn

 

Theo giai đoạn phát triển.

 

Đánh giá học sinh

 

 

Tài liệu hóa quá trình học.

 

Tiến bộ qua công cụ học

 

Tập trung cảm xúc, xã hội.

 

Môi trường học tập

 

 

Mở, sáng tạo.

 

Công cụ học cụ thể.

 

Nghệ thuật, thủ công.

Thắc mắc thường gặp về phương pháp





Phương pháp Reggio Emilia: Ưu & nhược điểm ba mẹ nên biết

Phương pháp Reggio Emilia là một phương pháp giáo dục sớm tập trung vào độ tuổi mầm non và tiểu học, phương pháp này chú trọng về việc học thông qua những trải nghiệm, khám phá và được sử dụng trong các môi trường giáo dục tiên tiến, được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Vậy phương pháp này có gì thú vị? Hãy cùng Smartcom English tìm hiểu nhé!

Khái niệm phương pháp Reggio Emilia 

Phương pháp Reggio Emilia được coi như triết lý giáo dục mầm non, lấy trọng tâm là trẻ em, khuyến khích trẻ học hỏi thông qua  trải nghiệm thực tế, khuyến khích chủ động học hỏi, tự khám phá, sáng tạo. Môi trường học tập linh hoạt và thú vị, trẻ em có thể sử dụng sự "đa dạng" của ngôn ngữ như hội họa, điêu khắc, kịch,...để thể hiện ý tưởng của mình. Với phương pháp này, giáo viên đóng vai trò là người đồng hành, hỗ trợ quá trình học tập, phụ huynh cùng cộng đồng cùng đồng hành cùng các bé.

phuong-phap-giao-duc-reggio-emilia

Lịch sử hình thành và phát triển

Bối cảnh hình thành

Sau thế chiến thứ II, nước Ý bắt tay vào phục hồi xây dựng lại đất nước sau chiến tranh. Những bậc phụ huynh và giáo viên ở Reggio Emilia có mong muốn tạo ra một mô hình giáo dục mới cho con em của mình nhằm khắc phục những thiếu sót trong hệ thống giáo dục truyền thống.

Nhà giáo dục người Ý, Loris Malaguzzi, người đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển phương pháp này. Vào cuối năm 1940 đầu 1950, ông bắt đầu triển khai phương pháp này bằng cách hợp tác cùng với các phụ huynh và cộng đồng tại Reggio Emilia. Malaguzzi có niềm tin rằng trẻ em không chỉ là người nhận kiến thức mà còn là những người học chủ động, có khả năng khám phá và sáng tạo. Ông đã xây dựng một mô hình giáo dục lấy trọng tâm là việc tôn trọng trẻ em, khuyến khích sự sáng tạo và thúc đẩy hợp tác trong quá trình học hỏi.

Loris-Malaguzzi Sự phát triển và lan rộng
  • 1960s-1970s: Phương pháp Reggio Emilia bắt đầu được phổ biến, áp dụng rộng rãi tại các trường mầm non ở thành phố Reggio Emilia và các khu vực xung quanh.
  • 1980s: Các bài viết nghiên cứu về Reggio Emilia đã được công bố, thu út sự quan tâm đến từ các nhà giáo dục quốc tế, giáo viên, và phương pháp này bắt đầu được áp dụng tại các trường đại học ngoài nước Ý.

Phương pháp được công nhận quốc tế

1990s: Phương pháp Reggio Emilia đã được công nhận rộng rãi và bắt đầu được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm Mỹ, Canada, các nước Châu Âu và Châu Á. Các nhà giáo dục quốc tế đã đến Reggio Emilia để nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm.

Tầm ảnh hưởng ngày nay

Cho đến nay, phương pháp Reggio Emilia đã trở thành triết lý giáo dục mầm non nổi tiếng và được áp dụng rộng rãi tại nhiều trường học, đặc biệt là các trường mầm non quốc tế, trường tư thục và bắt đầu lan rộng đến nhiều lĩnh vực giáo dục khác.

Nguyên tắc cốt lõi của phương pháp Reggio Emilia

Trẻ em là người học chủ động

Trẻ em là những người học chủ động, được khuyến khích khả năng tự khám phá, phát triển ý tưởng thông qua các hoạt động và trải nghiệm thực tế. Phương pháp học tập này giúp trẻ em tự tìm tòi kiến thức thông qua các trải nghiệm thực tế.

"Một trăm ngôn ngữ" của trẻ

Trẻ em có nhiều phương thức "ngôn ngữ" để biểu đạt ý tưởng và cảm xúc, ví dụ như thông qua các hoạt động như vẽ, hát, diễn kịch,...Đây là phương pháp kích thích trẻ khám phá thế giới xung quanh theo cách riêng của mình, và sử dụng linh hoạt, đa sắc thái của các "ngôn ngữ" .

Những ưu điểm và nhược điểm 

Ưu điểm
  • Khuyến khích sáng tạo và tư duy độc lập
  • Tôn trọng và coi trọng trẻ em
  • Học tập qua trải nghiệm thực tế
  • Môi trường học tập linh hoạt và sáng tạo
  • Sự tham gia của cộng đồng và phụ huynh
Nhược điểm
  • Chi phí cao
  • Yêu cầu giáo viên có kỹ năng cao
  • Khó áp dụng trong hệ thống giáo dục truyền thống
  • Tính khả thi trong bối cảnh văn hóa và xã hội khác nhau
  • Khó khăn trong việc đánh giá kết quả học tập

Lợi ích của phương pháp Reggio Emilia

- Khuyến khích sự sáng tạo và khám phá: Phương pháp reggio Emilia tạo cơ hội cho trẻ được tự do khám phá và thể hiện bản thân thông qua các hoạt động, dự án như khoa học, sáng tạo, dự án. Kích thích trẻ sử dụng "một trăm ngôn ngữ" như hội họa, điêu khắc, múa,... - Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề: Khuyến khích trẻ tham gia vào các dự án mà trẻ phải tự mình tìm ra cách giải quyết vấn đề của chính mình. Điều này sẽ giúp trẻ xây dựng cho mình các kỹ năng về phân tích, tư duy độc lập và sáng tạo trong thực tế thay vì thông qua sách vở giao-duc-som-la-gi - Tăng cường khả năng giao tiếp và tương tác: Phương pháp này đặt trọng tâm là trẻ em. Dạy trẻ cách diễn đạt ý tưởng của mình,  lắng nghe, thảo luận với bạn bè và giáo viên nhằm mục đích hỗ trợ trẻ phát triển về kỹ năng về ngôn ngữ, thuyết trình và làm việc nhóm. - Mối quan hệ gắn kết với cộng đồng:  Điểm sáng của phương pháp Reggio Emilia chính là sự tham gia của phụ huynh và cộng đồng trong quá trình học tập của trẻ. Phụ huynh chính là người giám sát, đối tác trong quá trình học hỏi của con em, đóng góp vào các dự án và hoạt động tập thể. Điều này sẽ giúp trẻ cảm nhận được tình yêu thưng và sự hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng, tạo ra môi trường học tập gắn kết và hứng thú - Phát triển kỹ năng tự học: Phương pháp này hỗ trợ trẻ chủ động học hỏi, đặt vấn đề, tìm kiếm thông tin và tìm ra giải pháp. Điều này giúp trẻ hình thành được kỹ năng tự học trong suốt quá trình sống và làm việc sau này - một yếu tố quan trọng trong thế giới hiện đại

- Môi trường học tập tích cực và hỗ trợ cảm xúc: Môi trường học tập ấm cúng, thân thiện và an toàn là một trong những điểm sáng của phương pháp Reggio emilia, giúp trẻ cảm thấy tự tin và thoải mái khi tham gia học tập. Việc này giúp trẻ phát triển cảm xúc ổn định, thoải mái khi tham gia học tập, tạo nền tảng vững trắc cho sự phát triển trí tuệ và xã hội

Sự khác biệt giữa phương pháp Reggio Emilia, Montessori, Waldorf

Các tiêu chí  Reggio Emilia Montessori Waldorf
  Tầm nhìn về trẻ      Trẻ chủ động, sáng tạo.   Trẻ tự học, độc lập.   Trẻ phát triển qua giai đoạn
  Phương pháp học     Học qua khám phá, dự án.   Học qua công cụ học tập   Học qua nghệ thuật, thủ công.
  Vai trò giáo viên     Quan sát, hỗ trợ.   Hướng dẫn, tạo môi trường.   Hướng dẫn, truyền cảm hứng.
  Chương trình học     Linh hoạt, tùy thuộc trẻ   Công cụ học chuẩn bị sẵn   Theo giai đoạn phát triển.
  Đánh giá học sinh     Tài liệu hóa quá trình học.   Tiến bộ qua công cụ học   Tập trung cảm xúc, xã hội.
  Môi trường học tập     Mở, sáng tạo.   Công cụ học cụ thể.   Nghệ thuật, thủ công.

Thắc mắc thường gặp về phương pháp

[accordion] [accordion_item title="1. Cốt lõi của hướng tiếp cận Reggio Emilia là gì?"]

Cốt lõi của Reggio Emilia là tôn trọng trẻ em như những cá nhân độc lập, khuyến khích sự sáng tạo và học tập qua tương tác với môi trường, con người và các dự án thực tế. Phương pháp này thúc đẩy khả năng tự học, hợp tác và phát triển toàn diện của trẻ trong một cộng đồng học tập đầy cảm hứng.

[/accordion_item] [accordion_item title="2. Hướng tiếp cận Reggio Emilia có nội dung giáo dục gì?"]

Nội dung giáo dục trong Reggio Emilia được xây dựng linh hoạt, dựa trên sự tò mò của trẻ và kết hợp các lĩnh vực học tập. Phương pháp này không chỉ phát triển khả năng sáng tạo, tư duy phản biện, và kỹ năng hợp tác, mà còn hình thành trách nhiệm xã hội và tình yêu với môi trường, giúp trẻ phát triển toàn diện.

[/accordion_item] [accordion_item title="3. Điểm chung của các mô hình giáo dục hiện đại như Montessori Reggio Emilia High Scope Steam là gì?"] Các mô hình giáo dục hiện đại như Montessori, Reggio Emilia, High Scope và STEAM đều lấy trẻ em làm trung tâm, nhấn mạnh vào việc phát triển toàn diện thông qua học tập chủ động, khám phá và sáng tạo. Điểm chung nổi bật là khuyến khích trẻ tự do bày tỏ ý tưởng, học qua trải nghiệm thực tế, và phát triển tư duy phản biện. Các mô hình này coi môi trường học tập là yếu tố quan trọng, tạo không gian linh hoạt, giàu cảm hứng để trẻ khám phá. Đồng thời, chúng đề cao vai trò của giáo viên như người đồng hành và hướng dẫn, thay vì chỉ truyền đạt kiến thức. Hơn nữa, sự tích hợp đa ngành, đặc biệt trong STEAM, cũng giúp trẻ tiếp cận kiến thức liên môn, chuẩn bị cho các kỹ năng cần thiết trong thế kỷ 21.

[/accordion_item] [/accordion]