Phương pháp TPRS là phương pháp giảng dạy ngôn ngữ nổi tiếng và được áp dụng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt ở những khu vực có nhu cầu học ngoại ngữ cao và mang lại nhiều lợi ích thiết thực dành cho người có nhu cầu học ngoại ngữ trên toàn cầu. Vậy, phương pháp này có những lợi ích gì đối với việc học ngôn ngữ? Hãy cùng Smartcom English tìm hiểu chi tiết nhé!
Phương pháp TPRS là gì?
TPRS (Teaching Proficiency through Reading and Storytelling) là một phương pháp giảng dạy ngôn ngữ dựa trên lý thuyết về đầu vào dễ hiểu (comprehensible input), là phương pháp dạy học kết hợp với ngôn ngữ hình thể, tập trung vào việc học viên hiểu và ghi nhớ ngôn ngữ thông qua: ngữ cảnh thực tế, sự lặp lại có chủ đích, sự tương tác.
Đối tượng áp dụng
Đối tượng của phương pháp này rất đa dạng, có thể ứng dụng cho nhiều độ tuổi khác nhau, miễn là người học cảm thấy thoải mái và thích thú với cách học này. TPRS được đánh giá cao vì tính linh hoạt và khả năng tạo động lực học ngôn ngữ cho mọi lứa tuổi.
- Học viên mới bắt đầu hoặc trình độ sơ cấp: TPRS rất hiệu quả với người học ngôn ngữ ở giai đoạn đầu, giúp họ tiếp cận ngôn ngữ qua các tình huống thực tế, dễ hiểu và thú vị.
- Trẻ em: Phương pháp này phù hợp với trẻ em nhờ sử dụng câu chuyện đơn giản, hình ảnh sinh động và hoạt động tương tác, giúp trẻ học mà không cảm thấy nhàm chán.
- Học viên cần cải thiện kỹ năng giao tiếp: TPRS đặc biệt hiệu quả trong việc phát triển kỹ năng nói và nghe, thích hợp cho những người muốn giao tiếp tự tin và lưu loát trong ngôn ngữ mục tiêu.
- Học viên yêu thích phương pháp học trực quan và tương tác: Phương pháp này phù hợp với những ai học tốt qua việc nghe, nhìn và tham gia vào các hoạt động tương tác.
- Lớp học nhỏ hoặc nhóm học viên ít người: TPRS phát huy hiệu quả tốt nhất trong các lớp học có số lượng học viên vừa phải, nơi giáo viên có thể dành thời gian tương tác trực tiếp với từng học viên.
Cấu trúc của một bài TPRS
- Giới thiệu từ và cụm từ vựng: Nên chọn những từ, cụm từ quan trọng, có sử dụng hình ảnh minh họa, cử chỉ hoặc ngôn ngữ mẹ đẻ để học viên hiểu rõ nghĩa và cách sử dụng.
- Kể chuyện và đặt câu hỏi: Chọn những câu chuyện đơn giản, có sử dụng những từ vựng vừa học. Trong khi kể, giáo viên đặt các câu hỏi để học viên tham gia, củng cố và làm rõ nghĩa của từ vựng, cấu trúc ngữ pháp trong ngữ cảnh thực tế.
- Đọc và tái hiện câu chuyện: Học viên đọc lại hoặc thuật lại câu chuyện theo cách riêng, có thể mở rộng hoặc thay đổi để luyện tập và sử dụng ngôn ngữ mới.
Lợi ích
Phương pháp TPRS hiện đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia, đặc biệt ở Mỹ, Canada và các nước châu Âu, nơi nó đã chứng minh hiệu quả trong các lớp học ngôn ngữ thứ hai. Sự thành công này đã dẫn đến việc phương pháp cũng được phổ biến tại các quốc gia châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, nơi nhu cầu học các ngôn ngữ toàn cầu như tiếng Anh ngày càng tăng.
Tại Việt Nam, TPRS cũng bắt đầu được áp dụng tại các trung tâm ngoại ngữ và trường quốc tế, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy tiếng Anh và các ngôn ngữ khác nhờ tính tương tác và sinh động mà phương pháp này mang lại. Dưới đây là 5 lợi ích chính phương pháp mang lại:
- Tiếp thu ngôn ngữ tự nhiên
- Giúp ghi nhớ từ vựng lâu
- Tăng sự tự tin và sáng tạo
- Phát triển toàn diện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết
- Môi trường học tập vui nhộn và hứng thú
Những mặt hạn chế
Bên cạnh những lợi ích trong việc giảng dạy ngôn ngữ mà phương pháp TPRS mang lại thì cũng có những mặt hạn chế trong quá trình ứng dụng phương pháp này:
- Giáo viên cần có trình độ cao
- Dành nhiều thời gian chuẩn bị
- Không phù hợp với tất cả trình độ
- Tài liệu học còn hạn chế
- Tính lặp lại có thể gây nhàm chán
Các bước thực hiện
Cách thực hiện phương pháp TPRS gồm 5 bước:
Bước 1: Giới thiệu từ vựng và cụm từ mới
Giáo viên cần chọn những từ vựng và cụm từ quan trọng, sử dụng hình ảnh minh họa, cử chỉ hoặc ngôn ngữ mẹ đẻ để học viên hiểu rõ nghĩa và cách sử dụng các từ mới.
Bước 2: Kể chuyện và đặt câu hỏi
Cần chọn những câu chuyện đơn giản, có sử dụng các từ đã học. Trong khi kể chuyện, giáo viên nên đặt những câu hỏi để học viên tham gia, giúp củng cố và làm rõ nghĩa của từ vựng. Đồng thời, làm rõ cấu trúc ngữ pháp trong ngữ cảnh thực tế.
Bước 3: Lặp lại và mở rộng câu chuyện
Câu chuyện nên được lặp lại nhiều lần với các biến thể nhỏ, giúp học viên tiếp cận trong nhiều tình huống khác nhau. Bên cạnh đó, học viên cũng được khuyến khích mở rộng câu chuyện theo cách riêng.
Bước 4: Đọc và tái hiện câu chuyện
Học viên sẽ đọc lại hoặc thuật lại câu chuyện theo cách riêng của mình. Việc này giúp luyện tập từ vựng, cấu trúc và cải thiện kỹ năng đọc, nói.
Bước 5: Phản hồi và sửa lỗi
Giáo viên phản hồi tích cực và sửa lỗi có chọn lọc, giúp học viên hiểu rõ hơn về cách sử dụng ngôn ngữ và tạo sự tự tin khi giao tiếp.
Nguyên tắc thực hiện
Để phương pháp TPRS phát huy tính hiệu quả, giáo viên cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản. Những nguyên tắc này giúp tối ưu hóa quá trình học ,tạo môi trường phù hợp cho học viên tiếp thu ngôn ngữ. Dưới đây là các nguyên tắc quan trọng khi áp dụng phương pháp này cho trẻ phụ huynh và giáo viên nên biết:
- Cung cấp đầu vào dễ hiểu
- Tập trung vào sự lặp lại
- Khuyến khích tương tác
- Tạo môi trường học thoải mái
- Sử dụng câu chuyện hấp dẫn
- Ưu tiên hiểu trước nói
- Sửa lỗi có chọn lọc
Lưu ý
Sau khi tìm hiểu về các lợi ích, bước thực hiện, nguyên tắc thực hiện phương pháp TPRS, chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng những ưu điểm của phương pháp TPRS mang lại trong việc học ngoại ngữ. Phương pháp này không chỉ giúp học viên tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên mà còn phát triển các kỹ năng toàn diện từ nghe, nói, đọc, viết.
Tuy nhiên, để phương pháp này phát huy hết tác dụng, cần lưu ý những điều sau:
- Lựa chọn từ vựng phù hợp
- Tạo câu chuyện hấp dẫn
- Đảm bảo tính tương tác
- Sử dụng lặp lại hợp lý
- Tạo môi trường học thoải mái
- Điều chỉnh theo nhu cầu học viên
- Phản hồi tích cực
- Chuẩn bị kỹ lưỡng
TPRS ứng dụng trong việc học tiếng Anh
Phương pháp này cũng được áp dụng trong việc học tiếng Anh, giúp người học có khả năng sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp tăng sự hứng thú và hiệu quả trong học tập.
- Học từ vựng và ngữ pháp qua ngữ cảnh: Giáo viên nên chọn những từ vựng phù hợp với trình độ của người học và giới thiệu chúng qua những câu chuyện đơn giản thay vì học thuộc lòng. Bên cạnh đó, ngữ pháp cũng được tích hợp vào câu chuyện một cách tự nhiên, giúp người học hiểu cách sử dụng mà không cần ghi nhớ những quy tắc phức tạp.
- Phát triển kỹ năng nghe: Giáo viên kể những câu chuyện bằng giọng chậm rãi, rõ ràng, sử dụng cử chỉ, hình ảnh hoặc biểu cảm để minh họa nôi dung. Cần lặp lại các câu chuyện giúp học viên cải thiện khả năng nhận diện âm thanh, từ vựng và cấu trúc.
- Luyện kỹ năng nói: Giáo viên nên khuyến khích học viên kể lại câu chuyện bằng từ ngữ của mình hoặc sáng tạo một câu chuyện mới dựa trên những gì đã hoc nhằm giúp cải thiện khả năng diễn đạt và phát triển ý tưởng.
- Rèn luyện kỹ năng đọc: Giáo viên cung cấp phiên bản viết của câu chuyện để người học và hiểu. Từ vựng và cấu trúc trong câu chuyện giúp người học quen thuộc với cách viết tự nhiên.
- Cải thiện kỹ năng viết: Sau khi nghe và kể lại câu chuyện, người học được yêu cầu viết lại nội dung theo cách hiểu của mình. Dần dần, giáo viên sẽ hướng dẫn học viên sáng tạo ra những câu chuyện mới nhằm phát triển kỹ năng viết từ cơ bản đến nâng cao.
- Học tiếng Anh qua câu hỏi tương tác: Giáo viên sử dụng câu hỏi lặp đi lặp lại với các mức độ khó tăng dần để kiểm tra sự hiểu biết và phản xạ ngôn ngữ của người học.
Hoạt động mẫu ứng dụng TPRS:
Chủ đề: Một ngày đi học của Anna
Nghe:
Giáo viên kể câu chuyện: “Anna wakes up at 7 AM. She eats breakfast and goes to school by bike. At school, she learns math and plays with her friends.”
Nói:
Học viên kể lại: “Anna wakes up early. She rides her bike to school. She likes playing with her friends.”
Đọc:
Giáo viên cung cấp bản viết của câu chuyện.
Viết:
Học viên viết một câu chuyện tương tự về bản thân.
TPRS có điểm gì giống và khác so với TPR?
Phương pháp TPRS | Phương pháp TPR | |
Giống nhau |
|
|
Khác nhau |
|
|
Phương pháp TPRS và TPR đều là phương pháp hữu hiệu trong việc dạy ngôn ngữ, đặc biệt phù hợp với những người bắt đầu. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm riêng. Với TPR, phương pháp tập trung vào việc kết hợp ngôn ngữ với hành động để học viên hiểu và phản ứng ngay lập tức, còn TPRS mở rộng hơn khi giúp học viên phát triển toàn diện các kỹ năng ngôn ngữ qua việc kể chuyện và đọc hiểu.
Tuy nhiên, phương pháp TPRS có thể linh hoạt hơn và phù hợp với nhiều đối tượng học viên hơn, đặc biệt là những người muốn nâng cao khả năng giao tiếp và sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ. Việc lựa chọn phương pháp nào phụ thuộc vào mục tiêu học tập và nhu cầu cụ thể của người học.
Phương pháp TPRS là gì? Ứng dụng TPRS trong việc học tiếng Anh
Phương pháp TPRS là phương pháp giảng dạy ngôn ngữ nổi tiếng và được áp dụng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt ở những khu vực có nhu cầu học ngoại ngữ cao và mang lại nhiều lợi ích thiết thực dành cho người có nhu cầu học ngoại ngữ trên toàn cầu. Vậy, phương pháp này có những lợi ích gì đối với việc học ngôn ngữ? Hãy cùng Smartcom English tìm hiểu chi tiết nhé!
Phương pháp TPRS là gì?
TPRS (Teaching Proficiency through Reading and Storytelling) là một phương pháp giảng dạy ngôn ngữ dựa trên lý thuyết về đầu vào dễ hiểu (comprehensible input), là phương pháp dạy học kết hợp với ngôn ngữ hình thể, tập trung vào việc học viên hiểu và ghi nhớ ngôn ngữ thông qua: ngữ cảnh thực tế, sự lặp lại có chủ đích, sự tương tác.
Đối tượng áp dụng
Đối tượng của phương pháp này rất đa dạng, có thể ứng dụng cho nhiều độ tuổi khác nhau, miễn là người học cảm thấy thoải mái và thích thú với cách học này. TPRS được đánh giá cao vì tính linh hoạt và khả năng tạo động lực học ngôn ngữ cho mọi lứa tuổi.
- Học viên mới bắt đầu hoặc trình độ sơ cấp: TPRS rất hiệu quả với người học ngôn ngữ ở giai đoạn đầu, giúp họ tiếp cận ngôn ngữ qua các tình huống thực tế, dễ hiểu và thú vị.
- Trẻ em: Phương pháp này phù hợp với trẻ em nhờ sử dụng câu chuyện đơn giản, hình ảnh sinh động và hoạt động tương tác, giúp trẻ học mà không cảm thấy nhàm chán.
- Học viên cần cải thiện kỹ năng giao tiếp: TPRS đặc biệt hiệu quả trong việc phát triển kỹ năng nói và nghe, thích hợp cho những người muốn giao tiếp tự tin và lưu loát trong ngôn ngữ mục tiêu.
- Học viên yêu thích phương pháp học trực quan và tương tác: Phương pháp này phù hợp với những ai học tốt qua việc nghe, nhìn và tham gia vào các hoạt động tương tác.
- Lớp học nhỏ hoặc nhóm học viên ít người: TPRS phát huy hiệu quả tốt nhất trong các lớp học có số lượng học viên vừa phải, nơi giáo viên có thể dành thời gian tương tác trực tiếp với từng học viên.
Cấu trúc của một bài TPRS
- Giới thiệu từ và cụm từ vựng: Nên chọn những từ, cụm từ quan trọng, có sử dụng hình ảnh minh họa, cử chỉ hoặc ngôn ngữ mẹ đẻ để học viên hiểu rõ nghĩa và cách sử dụng.
- Kể chuyện và đặt câu hỏi: Chọn những câu chuyện đơn giản, có sử dụng những từ vựng vừa học. Trong khi kể, giáo viên đặt các câu hỏi để học viên tham gia, củng cố và làm rõ nghĩa của từ vựng, cấu trúc ngữ pháp trong ngữ cảnh thực tế.
- Đọc và tái hiện câu chuyện: Học viên đọc lại hoặc thuật lại câu chuyện theo cách riêng, có thể mở rộng hoặc thay đổi để luyện tập và sử dụng ngôn ngữ mới.
Lợi ích
Phương pháp TPRS hiện đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia, đặc biệt ở Mỹ, Canada và các nước châu Âu, nơi nó đã chứng minh hiệu quả trong các lớp học ngôn ngữ thứ hai. Sự thành công này đã dẫn đến việc phương pháp cũng được phổ biến tại các quốc gia châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, nơi nhu cầu học các ngôn ngữ toàn cầu như tiếng Anh ngày càng tăng.
Tại Việt Nam, TPRS cũng bắt đầu được áp dụng tại các trung tâm ngoại ngữ và trường quốc tế, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy tiếng Anh và các ngôn ngữ khác nhờ tính tương tác và sinh động mà phương pháp này mang lại. Dưới đây là 5 lợi ích chính phương pháp mang lại:
- Tiếp thu ngôn ngữ tự nhiên
- Giúp ghi nhớ từ vựng lâu
- Tăng sự tự tin và sáng tạo
- Phát triển toàn diện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết
- Môi trường học tập vui nhộn và hứng thú
Những mặt hạn chế
Bên cạnh những lợi ích trong việc giảng dạy ngôn ngữ mà phương pháp TPRS mang lại thì cũng có những mặt hạn chế trong quá trình ứng dụng phương pháp này:
- Giáo viên cần có trình độ cao
- Dành nhiều thời gian chuẩn bị
- Không phù hợp với tất cả trình độ
- Tài liệu học còn hạn chế
- Tính lặp lại có thể gây nhàm chán
Các bước thực hiện
Cách thực hiện phương pháp TPRS gồm 5 bước:Bước 1: Giới thiệu từ vựng và cụm từ mới
Giáo viên cần chọn những từ vựng và cụm từ quan trọng, sử dụng hình ảnh minh họa, cử chỉ hoặc ngôn ngữ mẹ đẻ để học viên hiểu rõ nghĩa và cách sử dụng các từ mới.
Bước 2: Kể chuyện và đặt câu hỏi
Cần chọn những câu chuyện đơn giản, có sử dụng các từ đã học. Trong khi kể chuyện, giáo viên nên đặt những câu hỏi để học viên tham gia, giúp củng cố và làm rõ nghĩa của từ vựng. Đồng thời, làm rõ cấu trúc ngữ pháp trong ngữ cảnh thực tế.
Bước 3: Lặp lại và mở rộng câu chuyện
Câu chuyện nên được lặp lại nhiều lần với các biến thể nhỏ, giúp học viên tiếp cận trong nhiều tình huống khác nhau. Bên cạnh đó, học viên cũng được khuyến khích mở rộng câu chuyện theo cách riêng.
Bước 4: Đọc và tái hiện câu chuyện
Học viên sẽ đọc lại hoặc thuật lại câu chuyện theo cách riêng của mình. Việc này giúp luyện tập từ vựng, cấu trúc và cải thiện kỹ năng đọc, nói.
Bước 5: Phản hồi và sửa lỗi
Giáo viên phản hồi tích cực và sửa lỗi có chọn lọc, giúp học viên hiểu rõ hơn về cách sử dụng ngôn ngữ và tạo sự tự tin khi giao tiếp.
Nguyên tắc thực hiện
Để phương pháp TPRS phát huy tính hiệu quả, giáo viên cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản. Những nguyên tắc này giúp tối ưu hóa quá trình học ,tạo môi trường phù hợp cho học viên tiếp thu ngôn ngữ. Dưới đây là các nguyên tắc quan trọng khi áp dụng phương pháp này cho trẻ phụ huynh và giáo viên nên biết:
- Cung cấp đầu vào dễ hiểu
- Tập trung vào sự lặp lại
- Khuyến khích tương tác
- Tạo môi trường học thoải mái
- Sử dụng câu chuyện hấp dẫn
- Ưu tiên hiểu trước nói
- Sửa lỗi có chọn lọc
Lưu ý
Sau khi tìm hiểu về các lợi ích, bước thực hiện, nguyên tắc thực hiện phương pháp TPRS, chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng những ưu điểm của phương pháp TPRS mang lại trong việc học ngoại ngữ. Phương pháp này không chỉ giúp học viên tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên mà còn phát triển các kỹ năng toàn diện từ nghe, nói, đọc, viết.
Tuy nhiên, để phương pháp này phát huy hết tác dụng, cần lưu ý những điều sau:
- Lựa chọn từ vựng phù hợp
- Tạo câu chuyện hấp dẫn
- Đảm bảo tính tương tác
- Sử dụng lặp lại hợp lý
- Tạo môi trường học thoải mái
- Điều chỉnh theo nhu cầu học viên
- Phản hồi tích cực
- Chuẩn bị kỹ lưỡng
TPRS ứng dụng trong việc học tiếng Anh
Phương pháp này cũng được áp dụng trong việc học tiếng Anh, giúp người học có khả năng sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp tăng sự hứng thú và hiệu quả trong học tập.
- Học từ vựng và ngữ pháp qua ngữ cảnh: Giáo viên nên chọn những từ vựng phù hợp với trình độ của người học và giới thiệu chúng qua những câu chuyện đơn giản thay vì học thuộc lòng. Bên cạnh đó, ngữ pháp cũng được tích hợp vào câu chuyện một cách tự nhiên, giúp người học hiểu cách sử dụng mà không cần ghi nhớ những quy tắc phức tạp.
- Phát triển kỹ năng nghe: Giáo viên kể những câu chuyện bằng giọng chậm rãi, rõ ràng, sử dụng cử chỉ, hình ảnh hoặc biểu cảm để minh họa nôi dung. Cần lặp lại các câu chuyện giúp học viên cải thiện khả năng nhận diện âm thanh, từ vựng và cấu trúc.
- Luyện kỹ năng nói: Giáo viên nên khuyến khích học viên kể lại câu chuyện bằng từ ngữ của mình hoặc sáng tạo một câu chuyện mới dựa trên những gì đã hoc nhằm giúp cải thiện khả năng diễn đạt và phát triển ý tưởng.
- Rèn luyện kỹ năng đọc: Giáo viên cung cấp phiên bản viết của câu chuyện để người học và hiểu. Từ vựng và cấu trúc trong câu chuyện giúp người học quen thuộc với cách viết tự nhiên.
- Cải thiện kỹ năng viết: Sau khi nghe và kể lại câu chuyện, người học được yêu cầu viết lại nội dung theo cách hiểu của mình. Dần dần, giáo viên sẽ hướng dẫn học viên sáng tạo ra những câu chuyện mới nhằm phát triển kỹ năng viết từ cơ bản đến nâng cao.
- Học tiếng Anh qua câu hỏi tương tác: Giáo viên sử dụng câu hỏi lặp đi lặp lại với các mức độ khó tăng dần để kiểm tra sự hiểu biết và phản xạ ngôn ngữ của người học.
Hoạt động mẫu ứng dụng TPRS:
Chủ đề: Một ngày đi học của Anna
Nghe:
Giáo viên kể câu chuyện: "Anna wakes up at 7 AM. She eats breakfast and goes to school by bike. At school, she learns math and plays with her friends."
Nói:
Học viên kể lại: "Anna wakes up early. She rides her bike to school. She likes playing with her friends."
Đọc:
Giáo viên cung cấp bản viết của câu chuyện.
Viết:
Học viên viết một câu chuyện tương tự về bản thân.
TPRS có điểm gì giống và khác so với TPR?
Phương pháp TPRS | Phương pháp TPR | |
Giống nhau |
|
|
Khác nhau |
|
|
Phương pháp TPRS và TPR đều là phương pháp hữu hiệu trong việc dạy ngôn ngữ, đặc biệt phù hợp với những người bắt đầu. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm riêng. Với TPR, phương pháp tập trung vào việc kết hợp ngôn ngữ với hành động để học viên hiểu và phản ứng ngay lập tức, còn TPRS mở rộng hơn khi giúp học viên phát triển toàn diện các kỹ năng ngôn ngữ qua việc kể chuyện và đọc hiểu.
Tuy nhiên, phương pháp TPRS có thể linh hoạt hơn và phù hợp với nhiều đối tượng học viên hơn, đặc biệt là những người muốn nâng cao khả năng giao tiếp và sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ. Việc lựa chọn phương pháp nào phụ thuộc vào mục tiêu học tập và nhu cầu cụ thể của người học.