THI THỬ IELTS TRÊN MÁY TÍNH HÀNG NGÀY

Đã có 688 người đăng ký mới và 244 lượt làm bài thi trong tháng

TOÀN THỜI GIAN
0
Guest user
9
1
Nguyễn Hoàng Dương
9
2
Smartcom admin
9
3
Lê Thị Khánh Linh
9
4
Lê Quang Huy
9
5
Tô Đức Tiến
9
6
Nguyễn Duy Thái
9
7
Nguyễn Hoàng Thái
9
8
Phạm Tiến Thành
9
9
Phạm Nam Thái
9
TUẦN GẦN NHẤT
0
Vương Minh
7.5
1
Lê Khánh Duy Anh
7
2
Lê Phương Linh
6.5
3
VŨ HUY PHÚ
6.5
4
Tô Minh Phương
5.5
5
Đinh Xuân Dũng
3.5
6
Smartcom admin
0
BÀI THI ĐƯỢC THI NHIỀU NHẤT
0
CAMBRIDGE 18 - Test 1
508
1
Actual Test 02
276
2
IELTS CAMBRIDGE 15 - Test 1
205
3
Actual Test 03
182
4
Actual Test 04
167
5
Actual Test 05
119
6
Actual Test 06
97
7
Actual Test 09
93
8
Actual Test 07
90
9
Actual Test 08
89

Bài viết này tổng hợp những nghiên cứu từ trường Cao học Giáo dục Harvard và những thực tiễn mà học sinh Việt Nam đang mắc phải ngày nay.

Một hiện thực rất phổ biến ngày nay

Cách đây khoảng 1 năm, một vợ chồng người bạn gặp tôi để tìm giải pháp cho vấn đề mà anh ấy rất bức xúc đó là cả hai đứa con của họ bỗng dưng lười học và không hề tỏ ra có động lực hay mục tiêu gì cho cuộc sống của chúng, dù cả hai không còn trẻ con nữa vì đã vào cấp 3 rồi. Sau một hồi hỏi han về thói quen sinh hoạt, các thiết bị mà các con dùng hàng ngày… tôi nhận ra ngay nguyên nhân đầu tiên và lớn nhất chính là việc các con của họ đã bị chiếc điện thoại thông minh chi phối.

Dĩ nhiên chiếc điện thoại không phải là nguyên nhân duy nhất, nhưng việc các con ôm chiếc điện thoại suốt ngày chắc chắn là nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu nhất. Nên tôi khuyên vợ chồng bạn tôi thay chiếc điện thoại thông minh của các con bằng chiếc điện thoại thế hệ cũ, chỉ có chức năng nghe gọi và nhắn tin thông thường thôi. Đồng thời tôi gợi ý một số giải pháp để giúp các con vận động cơ thể nhiều hơn, trải nghiệm cuộc sống thực tế nhiều hơn, và suy nghĩ về tương lai nhiều hơn…

Kết quả là sau 1 năm, vợ chồng bạn tôi gặp lại tôi với một tâm trạng phấn khởi khác hẳn khi chia sẻ về hai đứa con. Thay vì trạng thái lúc nào cũng lơ mơ như thiếu ngủ, giao tiếp cục cằn gắt gỏng với bố mẹ và mọi người xung quanh, học hành sút kém… thì cả hai đứa đã thay đổi toàn diện. Các con sống tích cực hơn, vui vẻ hơn, hòa đồng hơn, và đặc biệt là các con trở nên tỉnh táo, thông minh hơn và học giỏi hơn hẳn. Cậu con lớn thậm chí là đã đỗ vào trường đại học tốt như mong muốn.

Sau hai năm đại dịch, học sinh phải học trực tuyến nhiều nên việc bị nhốt ở nhà với chiếc điện thoại thông minh hay máy tính bảng đã khiến các em bị nghiện các thiết bị này lúc nào không hay biết. Và không chỉ học sinh, mà rất nhiều người lớn cũng bị chiếc điện thoại thông minh chi phối khi nhiều suốt ngày dán mắt vào chiếc điện thoại và chìm đắm trong những thông tin ít giá trị trong smartphones mà quên đi cuộc sống thực hàng ngày. Nó kéo theo nhiều hệ lụy không mong muốn, khiến chất lượng cuộc sống sụt giảm nghiêm trọng, và năng lực của mỗi cá nhân đều bị kéo tụt xuống tới mức không ngờ. Tôi đã chứng kiến nhiều học sinh của mình đã học tập sa sút, năng lượng gần như suy kiệt trong mỗi buổi lên lớp, nên thấy nhất thiết phải chia sẻ những thông tin về tác hại của chiếc điện thoại thông minh này tới các phụ huynh và học sinh.

Video: Sự TIẾN BỘ và TÀI NĂNG của bạn có thể bị kìm hãm bởi chiếc điện thoại đấy

Nghiên cứu về tác hại của điện thoại thông minh với học sinh từ Đại học Harvard

Đồng ý rằng điện thoại thông minh là một phát minh quan trọng của nhân loại, nó có vai trò rất lớn với cuộc sống của chúng ta ngày nay khi không chỉ là công cụ để trao đổi thông tin mà nó còn thay nhiệm vụ của một chiếc vi máy tính. Tuy nhiên những nghiên cứu từ đại học Harvard cho thấy dùng điện thoại không đúng cách sẽ mang lại nhiều tác hại mà các phụ huynh không thể không cân nhắc.

Tiến sĩ Dylan Lukes Nguồn ảnh: Website Cao học Giáo dục Harvard https://www.gse.harvard.edu
Tiến sĩ Dylan Lukes
Nguồn ảnh: Website Cao học Giáo dục Harvard
https://www.gse.harvard.edu/

Theo nghiên cứu của tiến sĩ Dylan Lukes của Đại học Harvard, tuy việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại thông minh trong trường học còn gây nhiều tranh cãi trong các trường phổ thông ở nước Mỹ, chủ yếu là về quyền tự do của học sinh, nhưng cũng đã có một số trường học cấm học sinh sử dụng điện thoại thông minh trong trường vì những hậu quả rõ ràng của nó là học sinh.

Cụ thể là khi đánh giá về điểm số học tập, thời gian phản ứng với bài học, và khả năng tập trung của học sinh, thì các nhà khoa học từ Đại học Harvard nhận thấy rằng: “Các nghiên cứu hiện tại của chúng tôi cung cấp bằng chứng rõ ràng cho thấy việc cho phép sử dụng điện thoại trong lớp học có tác động tiêu cực đến điểm kiểm tra và khả năng duy trì việc học tập lâu dài của học sinh. Có nhiều bằng chứng còn cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa việc sử dụng thiết bị ngoài giờ học cũng ảnh hưởng tới thành tích học tập của các em. Hơn nữa, trong tâm lý học, nghiên cứu về đa nhiệm thường phát hiện ra những tác động tiêu cực đến việc học và hoàn thành nhiệm vụ, và nói chung, nghiên cứu đã chỉ ra rằng điện thoại di động làm mất tập trung và tác động tiêu cực đến thời gian phản ứng với bài giảng và câu hỏi, hiệu suất học tập trên lớp và cả ở nhà, sự thích thú với các nhiệm vụ trọng tâm của bài học và cả khả năng nhận thức.”

Không chỉ mất tập trung, suy giảm trí nhớ, sút kém về điểm số, mà các nghiên cứu cũng chỉ ra những hậu quả về mặt quan hệ xã hội cũng rất đáng quan ngại. Cụ thể là học sinh thường xuyên tập trung vào chiếc điện thoại hơn là mối quan hệ và giao tiếp với thầy cô và bạn bè thực tế xung quanh mình. Điều này không chỉ gây nên sự khó chịu khi những người xung quanh cảm thấy bạn mình không coi trọng mình bằng chiếc điện thoại, khiến cho sự tôn trọng lẫn nhau bị ảnh hưởng xấu. Nó cũng làm cho quan hệ giữa bạn bè và thầy cô trở nên lỏng lẻo hơn, sự quan tâm tới nhau giảm sút nghiêm trọng, và dễ phát sinh mâu thuẫn hơn do thiếu sự chia sẻ và cảm thông giữa con người với nhau.

Hơn thế nữa, việc tập trung quá nhiều vào thế giới trực tuyến trên chiếc điện thoại còn tạo điều kiện phát triển việc bị bắt nạt trên mạng, hay ít nhất thì cũng là những lo lắng hoặc những ảnh hưởng tâm lý không tốt từ việc dễ dàng bị ghi hình, chụp ảnh và phát tán trên mạng (dù đó có thể chỉ là những hình ảnh thông thường), quấy rối hay bình phẩm không hay về nhau qua smart phone. Nhưng tốc độ chia sẻ và sự lan truyền của cả những bình luận vô trách nhiệm đã khiến cho nhiều học sinh bị trầm cảm nặng nề, kéo theo nhiều hậu quả tiêu cực ngoài kiểm soát của thầy cô, nhà trường và gia đình. Ngoài ra dùng smart phone còn có những tác hại về sức khỏe thể chất khác mà trường Đại học Y Harvard cũng chỉ ra, nhưng điều này đã được báo chí đăng tải khá nhiều rồi nên bài viết này chỉ tập trung vào hệ lụy trong học tập với học sinh mà điện thoại thông minh có thể gây ra.

Sự cải thiện kết quả trong các lớp học của tôi

Tôi cùng Smartcom English đang triển khai các lớp đào tạo IELTS tại trung tâm và tại các trường THPT tại Hà Nội. Vì vậy tôi đã có cơ hội quan sát học sinh ở cả hai môi trường học toàn thời gian ở trường học chính quy và học bán thời gian ở trung tâm ngoại ngữ thì thấy việc sử dụng nhiều điện thoại thông minh cả trong và ngoài giờ học thực sự có tác động rất tiêu cực tới học sinh. Vốn dĩ học IELTS đòi hỏi sự tập trung và nỗ lực rất cao, vì IELTS là một bài thi tiếng Anh học thuật khó, và kết quả IELTS sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới con đường vào đại học của các em. Vì vậy những yếu tố gây mất tập trung hoặc giảm sự nỗ lực của học sinh trong quá trình luyện IELTS là điều mà chúng tôi rất cảnh giác và sẽ kiên quyết loại bỏ.

Trong học kỳ đầu tiên, khi học trò được vô tư sử dụng điện thoại trong lớp và lại càng không bị kiểm soát ngoài giờ học, thì chỉ sau một vài tháng các thầy cô đều chứng kiến những hiện tượng tiêu cực gia tăng mạnh một cách bất bình thường như học sinh đi học muộn, học không tập trung, ngủ gật thường xuyên trên lớp, dễ mâu thuẫn, dễ nổi cáu, không hoàn thành bài tập, không hợp tác với bạn học trong các dự án, gian lận trong việc làm bài tập, hay thậm chí là khả năng diễn đạt cũng kém đi rõ rệt… Đấy là chưa kể đến các vấn đề nhạy cảm hơn như nghiện games, lan truyền loại phim không phù hợp với độ tuổi, hay những điều tồi tệ khác mà các em học sinh đang ở độ tuổi ham vui và tò mò này rất khó có thể kiểm soát được chính bản thân mình trước chúng. Và đáng ngại hơn cả là học sinh rơi vào tình trạng mất động lực học tập, và mất hẳn mục tiêu phấn đấu.

(Hình ảnh: Lớp học IELTS đầy năng lượng, không điện thoại thông minh)

Trước thực trạng đó, sau khi nhận được sự đồng thuận của phụ huynh, chúng tôi đã quyết định cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học và hướng dẫn học sinh về việc hạn chế sử dụng smart phone sau giờ học. Cách thực hiện rất đơn giản. Đó là khi vào lớp, học sinh sẽ để điện thoại của mình vào ngăn tủ cá nhân và khóa lại, hoặc cất vào một chiếc hộp của cô giáo đến hết giờ mới lấy lại. Và chỉ một tháng sau, kết quả học tập của cả lớp được cải thiện rõ rệt. Không chỉ có thế, những hiện tượng tiêu cực như đi học muộn, ngủ gật trên lớp, sự căng thẳng, thờ ơ, hay hầu hết những biểu hiện tâm lý bất ổn của học trò đều dần biến mất.

Như quan sát của tôi thì chỉ cần 1 tháng kiên quyết nói không với điện thoại thông minh trong lớp học, kết quả học IELTS và cả các môn học khác của học sinh đã tích cực trở lại. Vượt ra cả ngoài lớp học, sự tích cực của học sinh ở nhà hay với các công việc sau giờ học cũng đều tốt lên một cách đáng ngạc nhiên.

Nếu con hoặc người thân của các anh chị và các bạn cũng gặp tình trạng mất tập trung, giảm động lực hoặc các vấn đề tương tự như nêu trên, chúng ta hãy thử loại bỏ điện thoại thông minh ra khỏi cuộc sống của con, thay bằng chiếc điện thoại cổ điển chỉ có chức năng nghe gọi cơ bản. Tôi tin chỉ cần 1 tháng kiên quyết thực hiện, ta sẽ thấy kết quả rất rõ ràng và tích cực.

Tags:

TÀI NĂNG CỦA BẠN CÓ THỂ BỊ KÌM HÃM BỞI CHIẾC ĐIỆN THOẠI

Bài viết này tổng hợp những nghiên cứu từ trường Cao học Giáo dục Harvard và những thực tiễn mà học sinh Việt Nam đang mắc phải ngày nay.

Một hiện thực rất phổ biến ngày nay

Cách đây khoảng 1 năm, một vợ chồng người bạn gặp tôi để tìm giải pháp cho vấn đề mà anh ấy rất bức xúc đó là cả hai đứa con của họ bỗng dưng lười học và không hề tỏ ra có động lực hay mục tiêu gì cho cuộc sống của chúng, dù cả hai không còn trẻ con nữa vì đã vào cấp 3 rồi. Sau một hồi hỏi han về thói quen sinh hoạt, các thiết bị mà các con dùng hàng ngày… tôi nhận ra ngay nguyên nhân đầu tiên và lớn nhất chính là việc các con của họ đã bị chiếc điện thoại thông minh chi phối. Dĩ nhiên chiếc điện thoại không phải là nguyên nhân duy nhất, nhưng việc các con ôm chiếc điện thoại suốt ngày chắc chắn là nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu nhất. Nên tôi khuyên vợ chồng bạn tôi thay chiếc điện thoại thông minh của các con bằng chiếc điện thoại thế hệ cũ, chỉ có chức năng nghe gọi và nhắn tin thông thường thôi. Đồng thời tôi gợi ý một số giải pháp để giúp các con vận động cơ thể nhiều hơn, trải nghiệm cuộc sống thực tế nhiều hơn, và suy nghĩ về tương lai nhiều hơn… Kết quả là sau 1 năm, vợ chồng bạn tôi gặp lại tôi với một tâm trạng phấn khởi khác hẳn khi chia sẻ về hai đứa con. Thay vì trạng thái lúc nào cũng lơ mơ như thiếu ngủ, giao tiếp cục cằn gắt gỏng với bố mẹ và mọi người xung quanh, học hành sút kém… thì cả hai đứa đã thay đổi toàn diện. Các con sống tích cực hơn, vui vẻ hơn, hòa đồng hơn, và đặc biệt là các con trở nên tỉnh táo, thông minh hơn và học giỏi hơn hẳn. Cậu con lớn thậm chí là đã đỗ vào trường đại học tốt như mong muốn. Sau hai năm đại dịch, học sinh phải học trực tuyến nhiều nên việc bị nhốt ở nhà với chiếc điện thoại thông minh hay máy tính bảng đã khiến các em bị nghiện các thiết bị này lúc nào không hay biết. Và không chỉ học sinh, mà rất nhiều người lớn cũng bị chiếc điện thoại thông minh chi phối khi nhiều suốt ngày dán mắt vào chiếc điện thoại và chìm đắm trong những thông tin ít giá trị trong smartphones mà quên đi cuộc sống thực hàng ngày. Nó kéo theo nhiều hệ lụy không mong muốn, khiến chất lượng cuộc sống sụt giảm nghiêm trọng, và năng lực của mỗi cá nhân đều bị kéo tụt xuống tới mức không ngờ. Tôi đã chứng kiến nhiều học sinh của mình đã học tập sa sút, năng lượng gần như suy kiệt trong mỗi buổi lên lớp, nên thấy nhất thiết phải chia sẻ những thông tin về tác hại của chiếc điện thoại thông minh này tới các phụ huynh và học sinh.

Video: Sự TIẾN BỘ và TÀI NĂNG của bạn có thể bị kìm hãm bởi chiếc điện thoại đấy

Nghiên cứu về tác hại của điện thoại thông minh với học sinh từ Đại học Harvard

Đồng ý rằng điện thoại thông minh là một phát minh quan trọng của nhân loại, nó có vai trò rất lớn với cuộc sống của chúng ta ngày nay khi không chỉ là công cụ để trao đổi thông tin mà nó còn thay nhiệm vụ của một chiếc vi máy tính. Tuy nhiên những nghiên cứu từ đại học Harvard cho thấy dùng điện thoại không đúng cách sẽ mang lại nhiều tác hại mà các phụ huynh không thể không cân nhắc. [caption id="attachment_3775" align="alignleft" width="400"]Tiến sĩ Dylan Lukes Nguồn ảnh: Website Cao học Giáo dục Harvard https://www.gse.harvard.edu Tiến sĩ Dylan Lukes
Nguồn ảnh: Website Cao học Giáo dục Harvard
https://www.gse.harvard.edu/[/caption] Theo nghiên cứu của tiến sĩ Dylan Lukes của Đại học Harvard, tuy việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại thông minh trong trường học còn gây nhiều tranh cãi trong các trường phổ thông ở nước Mỹ, chủ yếu là về quyền tự do của học sinh, nhưng cũng đã có một số trường học cấm học sinh sử dụng điện thoại thông minh trong trường vì những hậu quả rõ ràng của nó là học sinh. Cụ thể là khi đánh giá về điểm số học tập, thời gian phản ứng với bài học, và khả năng tập trung của học sinh, thì các nhà khoa học từ Đại học Harvard nhận thấy rằng: “Các nghiên cứu hiện tại của chúng tôi cung cấp bằng chứng rõ ràng cho thấy việc cho phép sử dụng điện thoại trong lớp học có tác động tiêu cực đến điểm kiểm tra và khả năng duy trì việc học tập lâu dài của học sinh. Có nhiều bằng chứng còn cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa việc sử dụng thiết bị ngoài giờ học cũng ảnh hưởng tới thành tích học tập của các em. Hơn nữa, trong tâm lý học, nghiên cứu về đa nhiệm thường phát hiện ra những tác động tiêu cực đến việc học và hoàn thành nhiệm vụ, và nói chung, nghiên cứu đã chỉ ra rằng điện thoại di động làm mất tập trung và tác động tiêu cực đến thời gian phản ứng với bài giảng và câu hỏi, hiệu suất học tập trên lớp và cả ở nhà, sự thích thú với các nhiệm vụ trọng tâm của bài học và cả khả năng nhận thức.” Không chỉ mất tập trung, suy giảm trí nhớ, sút kém về điểm số, mà các nghiên cứu cũng chỉ ra những hậu quả về mặt quan hệ xã hội cũng rất đáng quan ngại. Cụ thể là học sinh thường xuyên tập trung vào chiếc điện thoại hơn là mối quan hệ và giao tiếp với thầy cô và bạn bè thực tế xung quanh mình. Điều này không chỉ gây nên sự khó chịu khi những người xung quanh cảm thấy bạn mình không coi trọng mình bằng chiếc điện thoại, khiến cho sự tôn trọng lẫn nhau bị ảnh hưởng xấu. Nó cũng làm cho quan hệ giữa bạn bè và thầy cô trở nên lỏng lẻo hơn, sự quan tâm tới nhau giảm sút nghiêm trọng, và dễ phát sinh mâu thuẫn hơn do thiếu sự chia sẻ và cảm thông giữa con người với nhau. Hơn thế nữa, việc tập trung quá nhiều vào thế giới trực tuyến trên chiếc điện thoại còn tạo điều kiện phát triển việc bị bắt nạt trên mạng, hay ít nhất thì cũng là những lo lắng hoặc những ảnh hưởng tâm lý không tốt từ việc dễ dàng bị ghi hình, chụp ảnh và phát tán trên mạng (dù đó có thể chỉ là những hình ảnh thông thường), quấy rối hay bình phẩm không hay về nhau qua smart phone. Nhưng tốc độ chia sẻ và sự lan truyền của cả những bình luận vô trách nhiệm đã khiến cho nhiều học sinh bị trầm cảm nặng nề, kéo theo nhiều hậu quả tiêu cực ngoài kiểm soát của thầy cô, nhà trường và gia đình. Ngoài ra dùng smart phone còn có những tác hại về sức khỏe thể chất khác mà trường Đại học Y Harvard cũng chỉ ra, nhưng điều này đã được báo chí đăng tải khá nhiều rồi nên bài viết này chỉ tập trung vào hệ lụy trong học tập với học sinh mà điện thoại thông minh có thể gây ra.

Sự cải thiện kết quả trong các lớp học của tôi

Tôi cùng Smartcom English đang triển khai các lớp đào tạo IELTS tại trung tâm và tại các trường THPT tại Hà Nội. Vì vậy tôi đã có cơ hội quan sát học sinh ở cả hai môi trường học toàn thời gian ở trường học chính quy và học bán thời gian ở trung tâm ngoại ngữ thì thấy việc sử dụng nhiều điện thoại thông minh cả trong và ngoài giờ học thực sự có tác động rất tiêu cực tới học sinh. Vốn dĩ học IELTS đòi hỏi sự tập trung và nỗ lực rất cao, vì IELTS là một bài thi tiếng Anh học thuật khó, và kết quả IELTS sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới con đường vào đại học của các em. Vì vậy những yếu tố gây mất tập trung hoặc giảm sự nỗ lực của học sinh trong quá trình luyện IELTS là điều mà chúng tôi rất cảnh giác và sẽ kiên quyết loại bỏ. Trong học kỳ đầu tiên, khi học trò được vô tư sử dụng điện thoại trong lớp và lại càng không bị kiểm soát ngoài giờ học, thì chỉ sau một vài tháng các thầy cô đều chứng kiến những hiện tượng tiêu cực gia tăng mạnh một cách bất bình thường như học sinh đi học muộn, học không tập trung, ngủ gật thường xuyên trên lớp, dễ mâu thuẫn, dễ nổi cáu, không hoàn thành bài tập, không hợp tác với bạn học trong các dự án, gian lận trong việc làm bài tập, hay thậm chí là khả năng diễn đạt cũng kém đi rõ rệt… Đấy là chưa kể đến các vấn đề nhạy cảm hơn như nghiện games, lan truyền loại phim không phù hợp với độ tuổi, hay những điều tồi tệ khác mà các em học sinh đang ở độ tuổi ham vui và tò mò này rất khó có thể kiểm soát được chính bản thân mình trước chúng. Và đáng ngại hơn cả là học sinh rơi vào tình trạng mất động lực học tập, và mất hẳn mục tiêu phấn đấu.

(Hình ảnh: Lớp học IELTS đầy năng lượng, không điện thoại thông minh)

Trước thực trạng đó, sau khi nhận được sự đồng thuận của phụ huynh, chúng tôi đã quyết định cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học và hướng dẫn học sinh về việc hạn chế sử dụng smart phone sau giờ học. Cách thực hiện rất đơn giản. Đó là khi vào lớp, học sinh sẽ để điện thoại của mình vào ngăn tủ cá nhân và khóa lại, hoặc cất vào một chiếc hộp của cô giáo đến hết giờ mới lấy lại. Và chỉ một tháng sau, kết quả học tập của cả lớp được cải thiện rõ rệt. Không chỉ có thế, những hiện tượng tiêu cực như đi học muộn, ngủ gật trên lớp, sự căng thẳng, thờ ơ, hay hầu hết những biểu hiện tâm lý bất ổn của học trò đều dần biến mất. Như quan sát của tôi thì chỉ cần 1 tháng kiên quyết nói không với điện thoại thông minh trong lớp học, kết quả học IELTS và cả các môn học khác của học sinh đã tích cực trở lại. Vượt ra cả ngoài lớp học, sự tích cực của học sinh ở nhà hay với các công việc sau giờ học cũng đều tốt lên một cách đáng ngạc nhiên. Nếu con hoặc người thân của các anh chị và các bạn cũng gặp tình trạng mất tập trung, giảm động lực hoặc các vấn đề tương tự như nêu trên, chúng ta hãy thử loại bỏ điện thoại thông minh ra khỏi cuộc sống của con, thay bằng chiếc điện thoại cổ điển chỉ có chức năng nghe gọi cơ bản. Tôi tin chỉ cần 1 tháng kiên quyết thực hiện, ta sẽ thấy kết quả rất rõ ràng và tích cực.