THI THỬ IELTS TRÊN MÁY TÍNH HÀNG NGÀY

Đã có 83 người đăng ký mới và 854 lượt làm bài thi trong tháng

TOÀN THỜI GIAN
0
Guest user
9
1
Nguyễn Hoàng Dương
9
2
Smartcom admin
9
3
Lê Thị Khánh Linh
9
4
Lê Quang Huy
9
5
Tô Đức Tiến
9
6
Nguyễn Duy Thái
9
7
Nguyễn Hoàng Thái
9
8
Phạm Tiến Thành
9
9
Phạm Nam Thái
9
TUẦN GẦN NHẤT
0
NGUYỄN VIỆT HOÀNG
7.5
1
NGUYỄN SINH HÙNG
7
2
BÙI NGỌC THẠCH
7
3
VŨ THÙY DƯƠNG
6.5
4
Phạm Thị Cẩm Tú
6.5
5
ĐỖ VIẾT NHẬT
6
6
Hoàng Ngọc Nam
5.5
7
Lê Minh Đức
3.5
8
Nguyễn Thị Tuệ Minh
3
9
VĂN MINH CHÂU
3
BÀI THI ĐƯỢC THI NHIỀU NHẤT
0
CAMBRIDGE 18 - Test 1
1374
1
Actual Test 02
975
2
IELTS CAMBRIDGE 15 - Test 1
528
3
Actual Test 03
400
4
Actual Test 04
292
5
Actual Test 05
211
6
Actual Test 07
190
7
Actual Test 08
177
8
Actual Test 06
156
9
Actual Test 21
150

Khi bắt đầu hành trình học IELTS, không ít người cảm thấy hoang mang với một “rừng” tài liệu, thuật ngữ như band score, academic, general, task 1, task 2… Thậm chí, nhiều người chưa kịp bắt đầu đã bị “dội” bởi những chia sẻ như “thi khó lắm”, “phải học 1-2 năm mới thi được”.

Vậy thi IELTS có khó không? Câu trả lời phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trình độ hiện tại, mục tiêu điểm số, khả năng tự học, tài liệu sử dụng, và đặc biệt là phương pháp học phù hợp. Một người mất gốc học khác hoàn toàn với người đã đạt 5.5, và lộ trình để đạt 6.5 – 7.0 không giống nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ mức độ khó của kỳ thi IELTS, những yếu tố khiến bài thi trở nên thách thức và gợi ý chiến lược học hiệu quả để bạn tự tin chinh phục mục tiêu của mình.

Thi IELTS có khó không

Mọi thứ bạn cần biết về kỳ thi IELTS

Trước khi trả lời câu hỏi “Học IELTS có khó không?”, bạn cần thực sự hiểu bản chất của kỳ thi này. IELTS (International English Language Testing System) là bài kiểm tra tiếng Anh toàn diện nhất hiện nay, được công nhận rộng rãi tại hơn 140 quốc gia và trên 11.000 tổ chức toàn cầu, từ các trường đại học danh tiếng đến những tập đoàn quốc tế hàng đầu.

Bài thi được thiết kế để đo lường khả năng sử dụng tiếng Anh trong môi trường học thuật và đời sống thực tế bao gồm 4 kỹ năng:

  • Listening (Nghe): 4 phần với 40 câu hỏi, kéo dài khoảng 30 phút, kiểm tra khả năng nghe hiểu từ hội thoại đời thường đến bài giảng học thuật.
  • Reading (Đọc): 3 bài đọc dài với tổng cộng 40 câu hỏi trong 60 phút, yêu cầu kỹ năng tìm ý chính, suy luận và hiểu sâu các thông tin học thuật.
  • Writing (Viết): 2 bài viết trong 60 phút – viết báo cáo phân tích dữ liệu (Task 1) và bài luận tranh luận (Task 2).
  • Speaking (Nói): Phỏng vấn trực tiếp cùng giám khảo trong 11-14 phút, kiểm tra khả năng phản xạ và tư duy tiếng Anh tự nhiên.

Các hình thức thi IELTS

  • IELTS Academic: Dành cho những ai có mục tiêu du học, nghiên cứu chuyên sâu hoặc làm việc trong môi trường học thuật quốc tế.
  • IELTS General Training: Phù hợp với các mục tiêu di trú, xin việc, hoặc tham gia các chương trình đào tạo nghề.

Lưu ý: Tại Việt Nam, hình thức thi IELTS hiện nay chỉ còn là trên máy tính (Computer-delivered IELTS). Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ làm 3 kỹ năng Listening – Reading – Writing trên máy tính tại trung tâm khảo thí chính thức, và vẫn phỏng vấn Speaking trực tiếp với giám khảo. Hình thức thi giấy (Paper-based) đã chính thức ngừng triển khai từ ngày 29/03/2025.

Mọi thứ bạn cần biết về kỳ thi IELTS

IELTS So Với Các Kỳ Thi Tiếng Anh Khác

Trong “làng thi cử tiếng Anh”, IELTS không phải là lựa chọn duy nhất, nhưng là lựa chọn được đánh giá cao nhất về tính toàn diện và thực tiễn.

Tiêu chí

IELTS TOEFL TOEFL
Kỹ năng kiểm tra

 

Nghe – Nói – Đọc – Viết Nghe – Nói – Đọc – Viết Nghe – Đọc (viết, nói tùy chọn)
Hình thức Speaking Phỏng vấn trực tiếp với giám khảo Ghi âm trả lời trên máy Không bắt buộc Speaking
Tính học thuật Cao, sát thực tế học tập Rất cao, thiên về học thuật chuyên sâu Trung bình, hướng đến môi trường công sở
Ứng dụng Du học, định cư, làm việc toàn cầu Du học, học thuật chuyên sâu Làm việc tại doanh nghiệp

Thi IELTS có khó không?

Với nhiều người học, thi IELTS là một thử thách lớn, bởi kỳ thi này không đơn thuần kiểm tra kiến thức ngôn ngữ, mà còn đánh giá khả năng ứng dụng tiếng Anh một cách linh hoạt, học thuật và phản xạ. Độ khó của IELTS phần lớn đến từ sự đa dạng trong đề thi và mức độ đòi hỏi cao ở từng kỹ năng.

Cấu Trúc Đề Thi Rộng, Dạng Bài Đa Dạng

Kỳ thi IELTS bao gồm bốn kỹ năng: Listening, Reading, Writing và Speaking. Mỗi phần lại có cấu trúc riêng biệt với yêu cầu cụ thể, đòi hỏi người học cần hiểu rõ từng dạng bài để có thể làm bài hiệu quả.

Ví dụ:

  • Listening có 4 phần với tốc độ nói và giọng đọc khác nhau, bao gồm cả tiếng Anh – Anh, Úc và Mỹ.
  • Reading có các đoạn văn dài, học thuật, với lượng từ vựng khó, yêu cầu tìm chi tiết chính xác trong thời gian ngắn.
  • Writing Task 2 đòi hỏi không chỉ viết đúng ngữ pháp mà còn phải biết lập luận, đưa ví dụ và phát triển ý mạch lạc.

Chính sự phức tạp này khiến nhiều người cảm thấy “choáng ngợp” khi tiếp cận đề thi lần đầu.

IELTS Đòi Hỏi Kỹ Năng Tư Duy Và Phản Xạ Ngôn Ngữ

Không giống như những kỳ thi trắc nghiệm đơn thuần, IELTS kiểm tra khả năng sử dụng tiếng Anh trong bối cảnh thực tế và học thuật. Thí sinh không chỉ cần hiểu câu hỏi, mà còn phải phản xạ nhanh, diễn đạt rõ ràng và triển khai ý tưởng có logic.

Trong phần Speaking, nhiều thí sinh dù có khả năng giao tiếp cơ bản vẫn cảm thấy khó khăn khi phải trả lời các câu hỏi mang tính cá nhân, phân tích hoặc nêu quan điểm.

Còn trong Writing, áp lực không chỉ đến từ thời gian mà còn từ việc phải dùng được từ vựng học thuật và ngữ pháp đa dạng – những điều không thể đạt được chỉ sau vài tuần học cấp tốc.

Áp Lực Thời Gian Căng Thẳng

Thời lượng giới hạn trong từng phần thi là một yếu tố khiến IELTS trở nên khó hơn. Thí sinh phải làm bài Reading trong 60 phút với 3 đoạn văn dài và 40 câu hỏi; viết 2 bài Writing với tổng cộng ít nhất 400 từ trong 60 phút; và phản ứng nhanh trong Speaking mà không có thời gian suy nghĩ lâu.

Chính yếu tố thời gian đã khiến nhiều người dù có nền tảng tiếng Anh khá vẫn không đạt được band điểm mong muốn do chưa quen với việc xử lý nhanh và chính xác trong điều kiện thi thật.

Tiêu Chí Chấm Điểm Nghiêm Ngặt

Nhiều thí sinh không đạt điểm cao không phải vì làm bài quá tệ, mà vì chưa hiểu rõ cách chấm điểm của IELTS. Trong phần Writing và Speaking, bài thi được chấm dựa trên các tiêu chí rõ ràng như:

  • Đáp ứng đúng yêu cầu đề bài
  • Tính mạch lạc, liên kết logic giữa các ý
  • Từ vựng đa dạng và phù hợp
  • Ngữ pháp chính xác và phong phú

Chỉ cần yếu một tiêu chí, tổng điểm có thể bị kéo xuống đáng kể. Điều này khiến nhiều người “ngỡ ngàng” khi kết quả không như mong đợi, dù bản thân cảm thấy bài làm ổn.

Thi IELTS có thực sự khó không

Cách để vượt qua kỳ thi IELTS

Nếu bạn đang cảm thấy bối rối, lo lắng không biết bắt đầu từ đâu hoặc ôn luyện thế nào để vượt qua kỳ thi IELTS với mức điểm mong muốn (6.0, 6.5, 7.0+), thì phần dưới đây chính là kim chỉ nam để bạn định hướng rõ ràng hơn.

Xác định mục tiêu

Mọi hành trình đều bắt đầu bằng một điểm đến. IELTS cũng vậy. Bạn cần xác định rõ:

  • “Mình học để làm gì?”
  • “Mình cần band mấy – và trong bao lâu?”

Một người thi để định cư sẽ có chiến lược học khác với người thi để săn học bổng du học. Một bạn cần 5.5 để ra trường không thể học giống người đang nhắm đến 7.5 để vào thạc sĩ nước ngoài.

Khi mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ không bị cuốn theo hàng trăm tài liệu, video và phương pháp ngoài kia. Bạn sẽ biết chọn lọc và tập trung đúng trọng tâm.

Hiểu rõ mình đang ở đâu 

Rất nhiều người học IELTS như nhắm mắt… chạy marathon. Đọc bài mẫu Writing band 8, nghe bản tin BBC mỗi tối – nhưng không hề biết: trình độ hiện tại của mình đang ở đâu.

Việc đánh giá đúng xuất phát điểm cực kỳ quan trọng. Một người chưa biết gì về IELTS không nên bắt đầu bằng việc luyện đề. Ngược lại, nếu bạn đã có nền tảng tiếng Anh tốt, thì đừng mất thời gian học lại những thứ quá cơ bản.

Hãy kiểm tra kỹ năng thật sự của mình – không phải để so sánh, mà để thiết kế con đường học riêng phù hợp nhất.

Học có chiến lược

IELTS không phải là bài thi chỉ cần “học nhiều là được”. Đây là cuộc chơi của chiến thuật và kỹ năng. Để vượt qua, bạn cần:

  • Hiểu rõ cấu trúc đề: Biết trong 60 phút Reading có gì, Writing có những dạng bài nào.
  • Học theo dạng bài – chứ không học lan man: Bạn cần biết cách paraphrase cho Task 1, cách nối ý cho Task 2, hay xử lý Multiple Choice trong Listening như thế nào.
  • Rèn phản xạ theo thời gian thực: Đừng để kỹ năng tốt nhưng thua vì không kịp giờ

Luyện thi không phải là mò mẫm một mình

Có thể bạn đang tự học – điều đó rất tốt. Nhưng đừng nghĩ rằng “mình phải đi một mình mới là giỏi”. Hành trình IELTS sẽ dễ thở hơn rất nhiều nếu bạn có:

  • Người chỉ đường đúng hướng
  • Người nhắc bạn khi lạc nhịp
  • Người đồng hành để cùng tiến bộ

Dù là học với giáo viên, bạn học cùng nhóm hay học online với mentor – đừng bỏ qua sức mạnh của sự hỗ trợ. Một lời nhắc đúng lúc có thể giúp bạn tiết kiệm cả tháng học sai.

Một số câu hỏi liên quan

Thi IELTS 4.0 có khó không?

Đạt IELTS 4.0 không quá khó, nhưng vẫn đòi hỏi người học phải có nền tảng tiếng Anh cơ bản, bao gồm:

  • Listening: 10–12/40 câu đúng. 
  • Reading: 11–13/40 câu đúng.
  • Writing: Bài viết cần có cấu trúc đoạn văn cơ bản, sử dụng từ vựng đơn giản, ngữ pháp còn lỗi.
  • Speaking: Có thể trả lời các câu hỏi đơn giản, nhưng nói còn ngập ngừng, phát âm chưa rõ.

Với người mới bắt đầu hoặc mất gốc, cần ít nhất 1–2 tháng học tập trung để đạt mức 4.0, nếu có kế hoạch rõ ràng. Tuy nhiên, mức điểm này chủ yếu chỉ đáp ứng nhu cầu đánh giá năng lực tiếng Anh ban đầu, chưa đủ để dùng cho học tập hay định cư quốc tế.

Thi IELTS 5.0 có khó không?

IELTS 5.0 là ngưỡng trung cấp thấp (low-intermediate) – thường là mục tiêu khả thi cho người học tiếng Anh phổ thông muốn bắt đầu làm quen với IELTS.

Để đạt được 5.0, bạn cần:

  • Listening: 16–18/40 câu đúng
  • Reading: 15–18/40 câu đúng.
  • Writing: Viết đúng bố cục Task 1 và Task 2, có thể phát triển 1–2 ý chính, còn lỗi từ vựng và ngữ pháp.
  • Speaking: Giao tiếp được ở Part 1, Part 2 còn thiếu tự nhiên, phát triển ý còn hạn chế.

Đây là mốc phù hợp với sinh viên đang ôn tốt nghiệp, hoặc học sinh cần làm quen IELTS trước khi nâng band. Nhưng nếu bạn đang hướng tới du học hoặc nghề nghiệp quốc tế, thì 5.0 chưa đủ.

Thi IELTS 5.5 có khó không?

IELTS 5.5 được xem là ngưỡng “giữa chừng” – không còn là sơ cấp, nhưng cũng chưa chạm ngưỡng học thuật cao.

Tuy nhiên, đây là mốc điểm được nhiều trường đại học quốc tế, chương trình du học liên kết chấp nhận. Để đạt được 5.5, bạn cần:

  • Listening: 20–22/40 câu đúng.
  • Reading: 19–22/40 câu đúng.
  • Writing: Bài viết có bố cục rõ, luận điểm phát triển tốt, có ví dụ. Từ vựng và cấu trúc câu bắt đầu đa dạng.
  • Speaking: Biết mở rộng câu trả lời ở Part 2 và 3, phát âm rõ, đôi khi diễn đạt còn vòng vo.

Mốc điểm này không khó nếu bạn có kiến thức nền và học nghiêm túc từ 3–4 tháng. Tuy nhiên, nếu học sai phương pháp hoặc thiếu định hướng, bạn dễ “mắc kẹt” ở 5.0 – 5.5 khá lâu.

Thi IELTS 6.5 có khó không?

IELTS 6.5 là mốc tiêu chuẩn cho mục tiêu du học, định cư và xin việc tại môi trường quốc tế. Ở mức này, bạn cần:

  • Listening: 26–29/40 câu đúng.
  • Reading: 27–29 câu đúng. 
  • Writing: Bài viết phải rõ ràng, lập luận chặt chẽ, sử dụng được từ nối, từ vựng học thuật và cấu trúc câu linh hoạt.
  • Speaking: Trình bày ý tưởng mạch lạc, biết so sánh, nêu quan điểm rõ ràng, sử dụng collocations và phát âm tốt.

IELTS 6.5 là yêu cầu đầu vào phổ biến của:

  • Các chương trình đại học và sau đại học quốc tế
  • Học bổng toàn phần/từng phần
  • Hồ sơ định cư tay nghề (skilled migration) tại Úc, Canada, v.v.

Vì thế, đây là mốc điểm “vàng” mà rất nhiều bạn đặt làm mục tiêu – và có thể đạt được sau 4–6 tháng học tập bài bản nếu bạn đã có nền tảng từ band 5.0–5.5. 

Học IELTS Có Khó Không

Khi bắt đầu hành trình học IELTS, không ít người cảm thấy hoang mang với một "rừng" tài liệu, thuật ngữ như band score, academic, general, task 1, task 2… Thậm chí, nhiều người chưa kịp bắt đầu đã bị “dội” bởi những chia sẻ như “thi khó lắm”, “phải học 1-2 năm mới thi được”.

Vậy thi IELTS có khó không? Câu trả lời phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trình độ hiện tại, mục tiêu điểm số, khả năng tự học, tài liệu sử dụng, và đặc biệt là phương pháp học phù hợp. Một người mất gốc học khác hoàn toàn với người đã đạt 5.5, và lộ trình để đạt 6.5 - 7.0 không giống nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ mức độ khó của kỳ thi IELTS, những yếu tố khiến bài thi trở nên thách thức và gợi ý chiến lược học hiệu quả để bạn tự tin chinh phục mục tiêu của mình.

Thi IELTS có khó không

Mọi thứ bạn cần biết về kỳ thi IELTS

Trước khi trả lời câu hỏi "Học IELTS có khó không?", bạn cần thực sự hiểu bản chất của kỳ thi này. IELTS (International English Language Testing System) là bài kiểm tra tiếng Anh toàn diện nhất hiện nay, được công nhận rộng rãi tại hơn 140 quốc gia và trên 11.000 tổ chức toàn cầu, từ các trường đại học danh tiếng đến những tập đoàn quốc tế hàng đầu.

Bài thi được thiết kế để đo lường khả năng sử dụng tiếng Anh trong môi trường học thuật và đời sống thực tế bao gồm 4 kỹ năng:

  • Listening (Nghe): 4 phần với 40 câu hỏi, kéo dài khoảng 30 phút, kiểm tra khả năng nghe hiểu từ hội thoại đời thường đến bài giảng học thuật.
  • Reading (Đọc): 3 bài đọc dài với tổng cộng 40 câu hỏi trong 60 phút, yêu cầu kỹ năng tìm ý chính, suy luận và hiểu sâu các thông tin học thuật.
  • Writing (Viết): 2 bài viết trong 60 phút – viết báo cáo phân tích dữ liệu (Task 1) và bài luận tranh luận (Task 2).
  • Speaking (Nói): Phỏng vấn trực tiếp cùng giám khảo trong 11-14 phút, kiểm tra khả năng phản xạ và tư duy tiếng Anh tự nhiên.

Các hình thức thi IELTS

  • IELTS Academic: Dành cho những ai có mục tiêu du học, nghiên cứu chuyên sâu hoặc làm việc trong môi trường học thuật quốc tế.
  • IELTS General Training: Phù hợp với các mục tiêu di trú, xin việc, hoặc tham gia các chương trình đào tạo nghề.

Lưu ý: Tại Việt Nam, hình thức thi IELTS hiện nay chỉ còn là trên máy tính (Computer-delivered IELTS). Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ làm 3 kỹ năng Listening – Reading – Writing trên máy tính tại trung tâm khảo thí chính thức, và vẫn phỏng vấn Speaking trực tiếp với giám khảo. Hình thức thi giấy (Paper-based) đã chính thức ngừng triển khai từ ngày 29/03/2025.

Mọi thứ bạn cần biết về kỳ thi IELTS IELTS So Với Các Kỳ Thi Tiếng Anh Khác Trong "làng thi cử tiếng Anh", IELTS không phải là lựa chọn duy nhất, nhưng là lựa chọn được đánh giá cao nhất về tính toàn diện và thực tiễn.

Tiêu chí

IELTS TOEFL TOEFL
Kỹ năng kiểm tra   Nghe – Nói – Đọc – Viết Nghe – Nói – Đọc – Viết Nghe – Đọc (viết, nói tùy chọn)
Hình thức Speaking Phỏng vấn trực tiếp với giám khảo Ghi âm trả lời trên máy Không bắt buộc Speaking
Tính học thuật Cao, sát thực tế học tập Rất cao, thiên về học thuật chuyên sâu Trung bình, hướng đến môi trường công sở
Ứng dụng Du học, định cư, làm việc toàn cầu Du học, học thuật chuyên sâu Làm việc tại doanh nghiệp

Thi IELTS có khó không?

Với nhiều người học, thi IELTS là một thử thách lớn, bởi kỳ thi này không đơn thuần kiểm tra kiến thức ngôn ngữ, mà còn đánh giá khả năng ứng dụng tiếng Anh một cách linh hoạt, học thuật và phản xạ. Độ khó của IELTS phần lớn đến từ sự đa dạng trong đề thi và mức độ đòi hỏi cao ở từng kỹ năng.

Cấu Trúc Đề Thi Rộng, Dạng Bài Đa Dạng

Kỳ thi IELTS bao gồm bốn kỹ năng: Listening, Reading, Writing và Speaking. Mỗi phần lại có cấu trúc riêng biệt với yêu cầu cụ thể, đòi hỏi người học cần hiểu rõ từng dạng bài để có thể làm bài hiệu quả.

Ví dụ:

  • Listening có 4 phần với tốc độ nói và giọng đọc khác nhau, bao gồm cả tiếng Anh – Anh, Úc và Mỹ.
  • Reading có các đoạn văn dài, học thuật, với lượng từ vựng khó, yêu cầu tìm chi tiết chính xác trong thời gian ngắn.
  • Writing Task 2 đòi hỏi không chỉ viết đúng ngữ pháp mà còn phải biết lập luận, đưa ví dụ và phát triển ý mạch lạc.

Chính sự phức tạp này khiến nhiều người cảm thấy "choáng ngợp" khi tiếp cận đề thi lần đầu.

IELTS Đòi Hỏi Kỹ Năng Tư Duy Và Phản Xạ Ngôn Ngữ

Không giống như những kỳ thi trắc nghiệm đơn thuần, IELTS kiểm tra khả năng sử dụng tiếng Anh trong bối cảnh thực tế và học thuật. Thí sinh không chỉ cần hiểu câu hỏi, mà còn phải phản xạ nhanh, diễn đạt rõ ràng và triển khai ý tưởng có logic.

Trong phần Speaking, nhiều thí sinh dù có khả năng giao tiếp cơ bản vẫn cảm thấy khó khăn khi phải trả lời các câu hỏi mang tính cá nhân, phân tích hoặc nêu quan điểm.

Còn trong Writing, áp lực không chỉ đến từ thời gian mà còn từ việc phải dùng được từ vựng học thuật và ngữ pháp đa dạng – những điều không thể đạt được chỉ sau vài tuần học cấp tốc.

Áp Lực Thời Gian Căng Thẳng

Thời lượng giới hạn trong từng phần thi là một yếu tố khiến IELTS trở nên khó hơn. Thí sinh phải làm bài Reading trong 60 phút với 3 đoạn văn dài và 40 câu hỏi; viết 2 bài Writing với tổng cộng ít nhất 400 từ trong 60 phút; và phản ứng nhanh trong Speaking mà không có thời gian suy nghĩ lâu.

Chính yếu tố thời gian đã khiến nhiều người dù có nền tảng tiếng Anh khá vẫn không đạt được band điểm mong muốn do chưa quen với việc xử lý nhanh và chính xác trong điều kiện thi thật.

Tiêu Chí Chấm Điểm Nghiêm Ngặt

Nhiều thí sinh không đạt điểm cao không phải vì làm bài quá tệ, mà vì chưa hiểu rõ cách chấm điểm của IELTS. Trong phần Writing và Speaking, bài thi được chấm dựa trên các tiêu chí rõ ràng như:

  • Đáp ứng đúng yêu cầu đề bài
  • Tính mạch lạc, liên kết logic giữa các ý
  • Từ vựng đa dạng và phù hợp
  • Ngữ pháp chính xác và phong phú

Chỉ cần yếu một tiêu chí, tổng điểm có thể bị kéo xuống đáng kể. Điều này khiến nhiều người “ngỡ ngàng” khi kết quả không như mong đợi, dù bản thân cảm thấy bài làm ổn.

Thi IELTS có thực sự khó không

Cách để vượt qua kỳ thi IELTS

Nếu bạn đang cảm thấy bối rối, lo lắng không biết bắt đầu từ đâu hoặc ôn luyện thế nào để vượt qua kỳ thi IELTS với mức điểm mong muốn (6.0, 6.5, 7.0+), thì phần dưới đây chính là kim chỉ nam để bạn định hướng rõ ràng hơn.

Xác định mục tiêu

Mọi hành trình đều bắt đầu bằng một điểm đến. IELTS cũng vậy. Bạn cần xác định rõ:
  • “Mình học để làm gì?”
  • “Mình cần band mấy – và trong bao lâu?”
Một người thi để định cư sẽ có chiến lược học khác với người thi để săn học bổng du học. Một bạn cần 5.5 để ra trường không thể học giống người đang nhắm đến 7.5 để vào thạc sĩ nước ngoài. Khi mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ không bị cuốn theo hàng trăm tài liệu, video và phương pháp ngoài kia. Bạn sẽ biết chọn lọc và tập trung đúng trọng tâm.

Hiểu rõ mình đang ở đâu 

Rất nhiều người học IELTS như nhắm mắt… chạy marathon. Đọc bài mẫu Writing band 8, nghe bản tin BBC mỗi tối – nhưng không hề biết: trình độ hiện tại của mình đang ở đâu.

Việc đánh giá đúng xuất phát điểm cực kỳ quan trọng. Một người chưa biết gì về IELTS không nên bắt đầu bằng việc luyện đề. Ngược lại, nếu bạn đã có nền tảng tiếng Anh tốt, thì đừng mất thời gian học lại những thứ quá cơ bản.

Hãy kiểm tra kỹ năng thật sự của mình – không phải để so sánh, mà để thiết kế con đường học riêng phù hợp nhất.

Học có chiến lược

IELTS không phải là bài thi chỉ cần “học nhiều là được”. Đây là cuộc chơi của chiến thuật và kỹ năng. Để vượt qua, bạn cần:

  • Hiểu rõ cấu trúc đề: Biết trong 60 phút Reading có gì, Writing có những dạng bài nào.
  • Học theo dạng bài – chứ không học lan man: Bạn cần biết cách paraphrase cho Task 1, cách nối ý cho Task 2, hay xử lý Multiple Choice trong Listening như thế nào.
  • Rèn phản xạ theo thời gian thực: Đừng để kỹ năng tốt nhưng thua vì không kịp giờ

Luyện thi không phải là mò mẫm một mình

Có thể bạn đang tự học – điều đó rất tốt. Nhưng đừng nghĩ rằng “mình phải đi một mình mới là giỏi”. Hành trình IELTS sẽ dễ thở hơn rất nhiều nếu bạn có:
  • Người chỉ đường đúng hướng
  • Người nhắc bạn khi lạc nhịp
  • Người đồng hành để cùng tiến bộ
Dù là học với giáo viên, bạn học cùng nhóm hay học online với mentor – đừng bỏ qua sức mạnh của sự hỗ trợ. Một lời nhắc đúng lúc có thể giúp bạn tiết kiệm cả tháng học sai.

Một số câu hỏi liên quan

Thi IELTS 4.0 có khó không?

Đạt IELTS 4.0 không quá khó, nhưng vẫn đòi hỏi người học phải có nền tảng tiếng Anh cơ bản, bao gồm:

  • Listening: 10–12/40 câu đúng. 
  • Reading: 11–13/40 câu đúng.
  • Writing: Bài viết cần có cấu trúc đoạn văn cơ bản, sử dụng từ vựng đơn giản, ngữ pháp còn lỗi.
  • Speaking: Có thể trả lời các câu hỏi đơn giản, nhưng nói còn ngập ngừng, phát âm chưa rõ.

Với người mới bắt đầu hoặc mất gốc, cần ít nhất 1–2 tháng học tập trung để đạt mức 4.0, nếu có kế hoạch rõ ràng. Tuy nhiên, mức điểm này chủ yếu chỉ đáp ứng nhu cầu đánh giá năng lực tiếng Anh ban đầu, chưa đủ để dùng cho học tập hay định cư quốc tế.

Thi IELTS 5.0 có khó không?

IELTS 5.0 là ngưỡng trung cấp thấp (low-intermediate) – thường là mục tiêu khả thi cho người học tiếng Anh phổ thông muốn bắt đầu làm quen với IELTS. Để đạt được 5.0, bạn cần:
  • Listening: 16–18/40 câu đúng
  • Reading: 15–18/40 câu đúng.
  • Writing: Viết đúng bố cục Task 1 và Task 2, có thể phát triển 1–2 ý chính, còn lỗi từ vựng và ngữ pháp.
  • Speaking: Giao tiếp được ở Part 1, Part 2 còn thiếu tự nhiên, phát triển ý còn hạn chế.
Đây là mốc phù hợp với sinh viên đang ôn tốt nghiệp, hoặc học sinh cần làm quen IELTS trước khi nâng band. Nhưng nếu bạn đang hướng tới du học hoặc nghề nghiệp quốc tế, thì 5.0 chưa đủ.

Thi IELTS 5.5 có khó không?

IELTS 5.5 được xem là ngưỡng “giữa chừng” – không còn là sơ cấp, nhưng cũng chưa chạm ngưỡng học thuật cao. Tuy nhiên, đây là mốc điểm được nhiều trường đại học quốc tế, chương trình du học liên kết chấp nhận. Để đạt được 5.5, bạn cần:
  • Listening: 20–22/40 câu đúng.
  • Reading: 19–22/40 câu đúng.
  • Writing: Bài viết có bố cục rõ, luận điểm phát triển tốt, có ví dụ. Từ vựng và cấu trúc câu bắt đầu đa dạng.
  • Speaking: Biết mở rộng câu trả lời ở Part 2 và 3, phát âm rõ, đôi khi diễn đạt còn vòng vo.
Mốc điểm này không khó nếu bạn có kiến thức nền và học nghiêm túc từ 3–4 tháng. Tuy nhiên, nếu học sai phương pháp hoặc thiếu định hướng, bạn dễ “mắc kẹt” ở 5.0 – 5.5 khá lâu.

Thi IELTS 6.5 có khó không?

IELTS 6.5 là mốc tiêu chuẩn cho mục tiêu du học, định cư và xin việc tại môi trường quốc tế. Ở mức này, bạn cần:
  • Listening: 26–29/40 câu đúng.
  • Reading: 27–29 câu đúng. 
  • Writing: Bài viết phải rõ ràng, lập luận chặt chẽ, sử dụng được từ nối, từ vựng học thuật và cấu trúc câu linh hoạt.
  • Speaking: Trình bày ý tưởng mạch lạc, biết so sánh, nêu quan điểm rõ ràng, sử dụng collocations và phát âm tốt.
IELTS 6.5 là yêu cầu đầu vào phổ biến của:
  • Các chương trình đại học và sau đại học quốc tế
  • Học bổng toàn phần/từng phần
  • Hồ sơ định cư tay nghề (skilled migration) tại Úc, Canada, v.v.
Vì thế, đây là mốc điểm “vàng” mà rất nhiều bạn đặt làm mục tiêu – và có thể đạt được sau 4–6 tháng học tập bài bản nếu bạn đã có nền tảng từ band 5.0–5.5.