THI THỬ IELTS TRÊN MÁY TÍNH HÀNG NGÀY

Đã có 688 người đăng ký mới và 240 lượt làm bài thi trong tháng

TOÀN THỜI GIAN
0
Guest user
9
1
Nguyễn Hoàng Dương
9
2
Smartcom admin
9
3
Lê Thị Khánh Linh
9
4
Lê Quang Huy
9
5
Tô Đức Tiến
9
6
Nguyễn Duy Thái
9
7
Nguyễn Hoàng Thái
9
8
Phạm Tiến Thành
9
9
Phạm Nam Thái
9
TUẦN GẦN NHẤT
0
Vương Minh
7.5
1
Lê Khánh Duy Anh
7
2
Lê Phương Linh
6.5
3
Tô Minh Phương
5.5
4
Đinh Xuân Dũng
3.5
5
Smartcom admin
0
BÀI THI ĐƯỢC THI NHIỀU NHẤT
0
CAMBRIDGE 18 - Test 1
508
1
Actual Test 02
272
2
IELTS CAMBRIDGE 15 - Test 1
205
3
Actual Test 03
182
4
Actual Test 04
167
5
Actual Test 05
119
6
Actual Test 06
97
7
Actual Test 09
93
8
Actual Test 07
90
9
Actual Test 08
89

1. Câu chuyện của Johnson

Tôi tình cờ quen một anh bạn Mỹ, người Mỹ chính cống, mắt xanh mũi lõ, tên Johnson William, quê ở bang Ohio, nhưng Johnson đã gần 20 năm sinh sống ở Việt Nam, nghiên cứu về dân tộc học Ðông Nam Á, nói tiếng Việt thông thạo, phát âm theo giọng Hà Nội khá rõ, hắn học tiếng ở Ðại học Ngoại ngữ Hà Nội rồi làm Master of Art (thạc sĩ văn chương) về văn hóa xã hội Việt Nam ở trường đại học Khoa học Xã hội Nhân Văn, rành lịch sử Việt Nam, thuộc nhiều câu thơ lục bát trong truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của cụ Ðồ Chiểu. Johnson ăn mặc xuyền xoàng, cái đầu rối bù, chân mang một đôi giày bata cũ mèm, lưng quảy một ba lô lếch thếch, sẵn sàng ăn uống nhồm nhoàm ngoài vỉa hè.

Johnson có thể quanh năm suốt tháng ăn cơm với chuối thay cho bánh mì và phomát, xịt nước tương vào bát rồi cứ thế mà khua đũa lùa cơm vào miệng. Ðối với Johnson, thịt rùa, rắn, ếch, nhái, chuột đồng,… hắn xơi ngon lành. Bún riêu là món khoái khẩu của Johnson. Hắn còn biết thèm trứng vịt lộn ăn với rau răm chấm muối tiêu chanh.

Ai có mời đi chén thịt cầy với mắm tôm, Johnson chẳng ngần ngại mà còn biết vỗ đùi đánh cái đét khen rượu cuốc lủi mà nhắm với thịt chó thì ngon “thần sầu quỉ khóc”!!! Chẳng biết Johnson khéo tán tỉnh thế nào (hoặc bị tán) mà vớ được một cô bé Hà Thành tóc tém, sinh viên ngành văn chương hẳn hoi. Ngày cưới, Johnson vận áo dài khăn đống, dâng trầu cau và quì lạy bàn thờ tổ tiên nhà gái thành thạo làm đám thanh niên, thiếu nữ, cả lũ con nít và mấy ông cụ ông, cụ bà trong làng suýt xoa, kinh ngạc, xúm đen xúm đỏ coi muốn sập nhà.

Chúng tôi gặp nhau trên chuyến xe lửa từ Nha Trang ra Huế. Tôi về thăm quê, còn Johnson thì sau mấy tháng nghiên cứu phong tục Tây Nguyên xuống Nha Trang rồi tiếp đi dự festival Huế. Ðường dài, tàu chạy xóc, chung quanh ồn ào, lao nhao chẳng ai ngủ được. Johnson rủ tôi xuống toa ăn uống, gọi mỗi người một ly cà phê đen, một bình trà nóng rồi trao đổi đủ thứ chuyện trên đời. Tôi cũng khá thán phục sự hiểu biết và thành thạo văn hóa Việt Nam của Johnson khi nghe hắn thỉnh thoảng chêm vào câu chuyện mấy câu ca dao, thành ngữ tiếng Việt. Thật thú vị khi nói chuyện với một người Mỹ bằng tiếng Việt về đề tài ngôn ngữ Việt Nam (dễ chịu hơn nhiều khi nói chuyện với một người Mỹ bằng… tiếng Anh).

2. Tại sao có tiêu đề “Tiếng anh khó, tiếng Việt còn khó hơn!”

Vậy mà Johnson vẫn lắc đầu than:

– Tiếng Việt của mấy ông rắc rối quá! Tôi học gần 20 năm mà vẫn còn lúng túng, nhiều lúc viết sai, nói sai lung tung cả lên. Này nhé, từ xưng hô, ăn uống, giao tiếp… thật lắm từ khác nhau chẳng đơn giản như tiếng Mỹ của tớ, chỉ một từ you là để nói với tất cả người đối thoại, tiếng Việt thì phân biệt ông, bà, anh, chị, em, con, cháu, ngài, mày, thầy, thằng,… rành mạch. Tiếng Mỹ thì dùng một chữ black để chỉ tất cả những vật gì, con gì có màu đen trong khi đó tiếng Việt thì khác, ngựa đen thì gọi là ngựa ô, chó đen thì kêu là chó mực, mèo đen thì gọi là mèo mun, gà đen thì là gà quạ, tóc đen thì hóa thành tóc nhung hoặc tóc huyền…

Tôi cười cười:

– Thì tiếng Mỹ của ông nhiều lúc cũng rắc rối kia mà. Này nhé, người Việt nói: “Hôm qua, tôi đi mua sắm” thì người Mỹ lại nói “Yesterday, I went shopping”. Tiếng Anh, đi là go, nhưng đã đi (quá khứ) thì phải viết là went. Bản thân chữ hôm qua (yesterday) đã là quá khứ rồi thì ai cũng biết mà gì cần phải đổi go thành went chi cho rối mấy người học tiếng Anh? Nội chuyện học thuộc lòng mấy trăm động từ bất qui tắt của mấy ông cũng đủ làm nhiều người trên thế giới phải thi rớt lên rớt xuống. Người Việt nói hai con chó mà chẳng cần thêm s hoặc es thành hai con chó “sờ” (two dogs) như tiếng Mỹ. Một đứa con nít thì nói là one child là được rồi, vậy mà thêm một đứa nữa thì bắt đầu rối, chẳng phải là two childs mà thành two children. Một con ngỗng là one goose, hai con ngỗng thì thành two geese. Vậy mà viết một con cừu là one sheep nhưng hai con cừu thì cũng là two sheep, chẳng chịu đổi gì cả ?!.

Johnson không chịu thua:

– Văn phạm của tiếng Việt các ông cũng rắc rối bỏ xừ! Xem nè, thắng và thua là hai chữ trái nghĩa chứ gì? Thua và bại là hai chữ đồng nghĩa, đúng không? Vậy mà, hai câu nói: “Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán” đồng nghĩa với câu “Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán”? Không thể viết là “Ngô Quyền đánh thua quân Nam Hán …!!!” Phải không nào? Rồi còn, “áo ấm” tương đương với “áo rét”, “nín thinh” giống như “làm thinh” trong khi ấm và lạnh trái nghĩa nhau, nín và làm cũng là những động từ đối nhau. Còn nữa, mấy ông dùng tiếng Hán như Quốc gia rồi đổi thành tiếng Nôm ra Nhà nước, Trực thăng (có thể không cần chữ máy bay phía trước) thành Máy bay Lên thẳng (phải có chữ máy bay phía trước), Thủy quân lục chiến thì đổi là Lính thủy đánh bộ, sao không gọi luôn là lính nước đánh đất? Lễ động thổ thì không thể sửa lại là Lễ động đất mặc dầu là thổ là đất?

Tôi tiếp tục “ăn miếng trả miếng”:

– Tiếng Mỹ cũng đâu có tránh khỏi. See và look cũng đều là động từ để cùng chỉ hành động xem, nhìn, ngắm, dòm nhưng oversee (quan sát, trông nom) lại ngược nghĩa overlook (bỏ sót, không nhìn thấy). Wise man là người thông thái, uyên bác, vậy mà thay chữ man (đàn ông) thành woman (đàn bà) thì chữ wise woman thành bà phù thủy, bà đỡ, bà lang, bà thầy bói, bà đồng bóng! Rồi chữ man và guy (anh chàng, gã) gần gần như nhau thì chữ wise guy thành một kẻ hợm hĩnh, khoác lác. Sao lại “park on driveways” (đậu xe trên đường nội bộ) nhưng “drive on parkways” (lái xe trên xa lộ)?

Johnson ôm bụng cười:

– Tên món ăn Việt Nam cũng lạ, miền Nam có bánh da lợn, tưởng làm bằng thịt lợn nhưng thực chất là bằng bột, có lẽ giống như các lớp da lợn, nhưng sao không gọi là bánh da heo theo từ miền Nam mà gọi theo chữ lợn miền Bắc? Bánh bò cũng chẳng có miếng thịt bò nào. Bánh tiêu thì không rắc tiêu mà lại rắc mè. Gọi rau má mà chẳng liên quan đến má hay mẹ gì cả. Bánh tét mà gói thật chặt, chẳng thể nào tét được. Bánh dày thì lại mỏng hơn bánh chưng. Bánh chưng thì phải nấu thật lâu mới chín chứ không phải dùng cách chưng hơi hay chưng hấp. Nước lèo trong nồi hủ tiếu thì chẳng phải theo kiểu nước Lào (hay Lèo). Quả sầu riêng thì ăn vào chẳng thấy sầu riêng hay sầu chung chi cả. Bưởi Năm roi rất tuyệt nhưng sao đúng là năm roi? Quả vú sữa, cây dái ngựa thì thật là tượng hình. Hi hi… Ngôn từ bây giờ cũng thế, cò đất, cò nhà… thì chẳng dính dáng gì đến “con cò, cò bay lả, lả bay la…” cả.

Tôi cũng chẳng vừa:

– Thế cái món hot dog của mấy ông có liên quan gì đến con chó không? Món bánh mì kẹp thịt bò băm Hamburger của Mc Donald thì đâu có thịt heo (ham). Quả dứa “pineapple” thì chẳng có gì liên quan đến pine (cây thông) và apple (trái táo) cả? Vào phòng thí nghiệm sinh học, ông giáo sư bảo bắt một con “Guinea pig”, nghe qua tưởng đâu là con heo xứ Guinea (ở Tây Phi Châu, giáp với Senegal, Mali, Liberia, Sierra Leone và biển Bắc Ðại Tây dương) nhưng ngờ đâu là một giống chuột tên là Guinea (ở Guinea không có giống chuột này!).

Ðáng lý chữ football (bóng đá) thì phải viết là legball chứ, bởi vì người ta đá banh bằng cả cái chân (leg) chứ đâu chỉ cái ống chân foot từ dưới đầu gối đến trên bàn chân? Mới đây, khi dân Pháp không chịu ủng hộ Mỹ thế là mấy dân biểu Mỹ giận đòi đổi tên món khoai tây chiên French fries bằng chữ American fries thì mấy ông Tây lại ôm bụng cười chế giễu rằng món French fries không phải xuất xứ từ Pháp mà từ… Mỹ và là món ăn của dân Mỹ. Có lẽ mấy ông Mỹ tiền bối xưa, khi làm món này đặt tên là khoai tây Pháp cho nó có vẻ… ngoại cho sang, giống như bây giờ một số quán ăn Việt Nam có thực đơn lẩu Thái, bún Singapore, bánh bao Mã lai, cá chiên viên Singapore, hủ tiếu Nam Vang,… mặc dầu nguyên liệu và cách nấu gần như 100% của Việt Nam???

Johnson gật gù:

– Ừ, cũng đúng. Nhưng lúc đầu học tiếng Việt, tôi thấy khó quá, đã lấy 24 chữ cái A, B, C của vần La tinh rồi mà bày ra thêm a, â, ă, u, ư, ơ, d, đ, … nữa. Lại thêm kèm 5 dấu sắc (‘), huyền (`), hỏi (?), ngã (~), nặng (.) và không dấu ( ) nữa là sáu thanh điệu tất cả. Như le, lé, lè, lẹ, lẻ, lẽ, mỗi chữ mang một nghĩa khác nhau. Rồi phải học cách bỏ dấu ở đâu trong từ cho chính xác nữa chứ. Hòa hay là hoà (để dấu huyền trên chữ cái nào?). Li hay là ly? Có câu thơ về dấu này cũng hay:

“Chị Huyền mang nặng ngã đau,

Sao không sắc thuốc, hỏi sao cho lành ?!”

Trong ngôn ngữ Việt Nam, tôi thấy nhiều chữ ghép với chữ ăn mặc dầu nó chẳng ăn nhập đến chuyện bỏ thực phẩm vào miệng, nhai và nuốt xuống gì cả. Nói ăn nhậu, ăn tiệc, ăn mùng, ăn cưới, ăn giỗ,… thì có lý nhưng sao lại ăn nằm, ăn tiền, ăn lương, ăn cắp, ăn mày, ăn chặn, ăn quỵt, ăn diện, ăn đòn, ăn năn, ăn hiếp, ăn khách, ăn ảnh,…

Tôi bật cười chặn ngang khi Johnson tiếp tục ghép chữ với từ ăn:

– Thì như tiếng Mỹ của ông vậy thôi. Chữ to get thật khó dịch gì ra hồn cả. Tôi cũng có nghĩ là khi mình chưa tìm ra động từ nào thích hợp thì dùng tạm luôn chữ to get! Trong phim khi cảnh sát bắt được tên tội phạm thì tuyên bố “We got him!”, sao không dùng động từ to catch, to caught, to force, to find, to capture, to pick up, …cho rõ nghĩa? Rồi động từ to get đi kèm các giới từ in, into, on, out, up, at… thành một loạt động từ mới. Các động từ to take, to put, to be… cũng vậy.

Johnson chuyển qua phần khác:

– Chuyện mạo từ tiếng Việt cũng làm rắc rối người nước ngoài. Người Việt nói cái bàn, cái nhà, cái gường, cái nón… nhưng không thể nói cái chó, cái mèo mà phải là con chó, con mèo, con người… Ðồ vật là cái, động vật là con. Bây giờ nhiều cô cậu thanh niên Hà Nội thay vì nói cái xe Honda Dream thì lại dùng từ con Ðờ-rim, rồi tiếp là con Su (Suzuki), con a còng (@), con Mẹc (Mercedes)…

Mà này nhé, hôm vợ chồng tôi ra Hồ Gươm dạo chơi, tôi khen: “Con hồ này đẹp quá!”. Vợ tôi “chỉnh” liền: “Không, anh phải nói là cái hồ này đẹp quá!”. Vậy mà đi ngang sông Tô Lịch thấy nước đen ngòm, tôi nói: “Cái sông này bẩn quá!” thì vợ tôi “sửa” ngay: “Bậy, anh phải nói là con sông này bẩn quá chứ không nói là cái sông!”. Tôi la lên: “Ồ, sao lại thế, khi là cái, khi là con, làm sao phân biệt?”. Vợ tôi ôn tồn giải thích: “Cái gì động dậy, nhúc nhích thì gọi là con, như con sông có nước chảy, còn cái gì nằm im như cái hồ nuớc tĩnh mịch thì phải là cái hồ. Con chó, con mèo nó chạy được nên phải là con. Cái nhà, cái bàn, cái cột đèn đâu có di chuyển được nên phải là cái. Rõ chửa?”. Tôi thắc mắc luôn là con dao có động đậy đâu?

Cuối cùng Johnson kết luận: thực ra tiếng Việt của anh còn khó hơn tiếng Anh của tôi rất nhiều. Tôi xin quay lại câu chuyện về màu sắc ban đầu: Ðã là màu đen rồi mà người Việt còn nhấn mạnh thêm mức độ đen như đen thủi, đen thui, rồi đen tuyền, đen thắm, tím đen, đen ngắt, đen bóng, đen sì, đen đủi, đen óng, đen thùi lùi, đen kịt, đen thui thủi…

Còn để chỉ màu ít đen hơn thì người Việt dùng chữ đen hai lần: đen đen. Mà nói thật với ông, tôi ở Việt Nam lâu như thế nhưng cũng không thể hiểu hết tiếng Việt các ông và người các ông nói gì. Ví dụ các ông đố nhau: “vừa bằng cổ tay, nằm ngay giữa háng, đủ ngày đủ tháng, nó mọc lông ra” làm cho tôi đỏ cả mặt, ai dè đó là nói về cái bắp ngô. Rồi còn một đống các từ láy nữa, và chưa kể các ông các bà nhấn vào từ này thì nghĩa thế này, nhấn thế khác thì nghĩa thế khác, chưa kể một số người còn nói ngược từ lại theo kiểu: “một đống chuột chù hỏi có bao nhiêu con?” nữa.

Lúc này tôi bỗng ngẩn người ra. Ừ nhỉ, tiếng Việt của mình khó thật, khó hơn tiếng Anh nhiều lần, vì từ vựng của mình quá nhiều, còn chưa kể thái độ của người nói với từ vựng đó nữa…

 

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính: Smartcom English – Tầng 4 nhà 29T2, đường Hoàng Đạo Thúy, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Trung tâm Anh ngữ Smartcom: Tòa nhà Smartcom, số 117, phố Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội.

Website: https://smartcom.vn

Điện thoại: (+84) 024.22427799

Zalo: 0865835099

Email: mail@smartcom.vn

Facebook: https://facebook.com/smartcom.vn

Youtube: https://youtube.com/c/smartcomvn

Smartcom English

(sưu tầm)      

Tags:

Tiếng Anh khó, tiếng Việt còn khó hơn!

1. Câu chuyện của Johnson

Tôi tình cờ quen một anh bạn Mỹ, người Mỹ chính cống, mắt xanh mũi lõ, tên Johnson William, quê ở bang Ohio, nhưng Johnson đã gần 20 năm sinh sống ở Việt Nam, nghiên cứu về dân tộc học Ðông Nam Á, nói tiếng Việt thông thạo, phát âm theo giọng Hà Nội khá rõ, hắn học tiếng ở Ðại học Ngoại ngữ Hà Nội rồi làm Master of Art (thạc sĩ văn chương) về văn hóa xã hội Việt Nam ở trường đại học Khoa học Xã hội Nhân Văn, rành lịch sử Việt Nam, thuộc nhiều câu thơ lục bát trong truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của cụ Ðồ Chiểu. Johnson ăn mặc xuyền xoàng, cái đầu rối bù, chân mang một đôi giày bata cũ mèm, lưng quảy một ba lô lếch thếch, sẵn sàng ăn uống nhồm nhoàm ngoài vỉa hè. Johnson có thể quanh năm suốt tháng ăn cơm với chuối thay cho bánh mì và phomát, xịt nước tương vào bát rồi cứ thế mà khua đũa lùa cơm vào miệng. Ðối với Johnson, thịt rùa, rắn, ếch, nhái, chuột đồng,... hắn xơi ngon lành. Bún riêu là món khoái khẩu của Johnson. Hắn còn biết thèm trứng vịt lộn ăn với rau răm chấm muối tiêu chanh. Ai có mời đi chén thịt cầy với mắm tôm, Johnson chẳng ngần ngại mà còn biết vỗ đùi đánh cái đét khen rượu cuốc lủi mà nhắm với thịt chó thì ngon "thần sầu quỉ khóc"!!! Chẳng biết Johnson khéo tán tỉnh thế nào (hoặc bị tán) mà vớ được một cô bé Hà Thành tóc tém, sinh viên ngành văn chương hẳn hoi. Ngày cưới, Johnson vận áo dài khăn đống, dâng trầu cau và quì lạy bàn thờ tổ tiên nhà gái thành thạo làm đám thanh niên, thiếu nữ, cả lũ con nít và mấy ông cụ ông, cụ bà trong làng suýt xoa, kinh ngạc, xúm đen xúm đỏ coi muốn sập nhà. Chúng tôi gặp nhau trên chuyến xe lửa từ Nha Trang ra Huế. Tôi về thăm quê, còn Johnson thì sau mấy tháng nghiên cứu phong tục Tây Nguyên xuống Nha Trang rồi tiếp đi dự festival Huế. Ðường dài, tàu chạy xóc, chung quanh ồn ào, lao nhao chẳng ai ngủ được. Johnson rủ tôi xuống toa ăn uống, gọi mỗi người một ly cà phê đen, một bình trà nóng rồi trao đổi đủ thứ chuyện trên đời. Tôi cũng khá thán phục sự hiểu biết và thành thạo văn hóa Việt Nam của Johnson khi nghe hắn thỉnh thoảng chêm vào câu chuyện mấy câu ca dao, thành ngữ tiếng Việt. Thật thú vị khi nói chuyện với một người Mỹ bằng tiếng Việt về đề tài ngôn ngữ Việt Nam (dễ chịu hơn nhiều khi nói chuyện với một người Mỹ bằng... tiếng Anh).

2. Tại sao có tiêu đề "Tiếng anh khó, tiếng Việt còn khó hơn!"

Vậy mà Johnson vẫn lắc đầu than: - Tiếng Việt của mấy ông rắc rối quá! Tôi học gần 20 năm mà vẫn còn lúng túng, nhiều lúc viết sai, nói sai lung tung cả lên. Này nhé, từ xưng hô, ăn uống, giao tiếp... thật lắm từ khác nhau chẳng đơn giản như tiếng Mỹ của tớ, chỉ một từ you là để nói với tất cả người đối thoại, tiếng Việt thì phân biệt ông, bà, anh, chị, em, con, cháu, ngài, mày, thầy, thằng,... rành mạch. Tiếng Mỹ thì dùng một chữ black để chỉ tất cả những vật gì, con gì có màu đen trong khi đó tiếng Việt thì khác, ngựa đen thì gọi là ngựa ô, chó đen thì kêu là chó mực, mèo đen thì gọi là mèo mun, gà đen thì là gà quạ, tóc đen thì hóa thành tóc nhung hoặc tóc huyền… Tôi cười cười: - Thì tiếng Mỹ của ông nhiều lúc cũng rắc rối kia mà. Này nhé, người Việt nói: "Hôm qua, tôi đi mua sắm" thì người Mỹ lại nói "Yesterday, I went shopping". Tiếng Anh, đi là go, nhưng đã đi (quá khứ) thì phải viết là went. Bản thân chữ hôm qua (yesterday) đã là quá khứ rồi thì ai cũng biết mà gì cần phải đổi go thành went chi cho rối mấy người học tiếng Anh? Nội chuyện học thuộc lòng mấy trăm động từ bất qui tắt của mấy ông cũng đủ làm nhiều người trên thế giới phải thi rớt lên rớt xuống. Người Việt nói hai con chó mà chẳng cần thêm s hoặc es thành hai con chó "sờ" (two dogs) như tiếng Mỹ. Một đứa con nít thì nói là one child là được rồi, vậy mà thêm một đứa nữa thì bắt đầu rối, chẳng phải là two childs mà thành two children. Một con ngỗng là one goose, hai con ngỗng thì thành two geese. Vậy mà viết một con cừu là one sheep nhưng hai con cừu thì cũng là two sheep, chẳng chịu đổi gì cả ?!. Johnson không chịu thua: - Văn phạm của tiếng Việt các ông cũng rắc rối bỏ xừ! Xem nè, thắng và thua là hai chữ trái nghĩa chứ gì? Thua và bại là hai chữ đồng nghĩa, đúng không? Vậy mà, hai câu nói: "Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán" đồng nghĩa với câu "Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán"? Không thể viết là "Ngô Quyền đánh thua quân Nam Hán …!!!" Phải không nào? Rồi còn, "áo ấm" tương đương với "áo rét", "nín thinh" giống như "làm thinh" trong khi ấm và lạnh trái nghĩa nhau, nín và làm cũng là những động từ đối nhau. Còn nữa, mấy ông dùng tiếng Hán như Quốc gia rồi đổi thành tiếng Nôm ra Nhà nước, Trực thăng (có thể không cần chữ máy bay phía trước) thành Máy bay Lên thẳng (phải có chữ máy bay phía trước), Thủy quân lục chiến thì đổi là Lính thủy đánh bộ, sao không gọi luôn là lính nước đánh đất? Lễ động thổ thì không thể sửa lại là Lễ động đất mặc dầu là thổ là đất? Tôi tiếp tục "ăn miếng trả miếng": - Tiếng Mỹ cũng đâu có tránh khỏi. See và look cũng đều là động từ để cùng chỉ hành động xem, nhìn, ngắm, dòm nhưng oversee (quan sát, trông nom) lại ngược nghĩa overlook (bỏ sót, không nhìn thấy). Wise man là người thông thái, uyên bác, vậy mà thay chữ man (đàn ông) thành woman (đàn bà) thì chữ wise woman thành bà phù thủy, bà đỡ, bà lang, bà thầy bói, bà đồng bóng! Rồi chữ man và guy (anh chàng, gã) gần gần như nhau thì chữ wise guy thành một kẻ hợm hĩnh, khoác lác. Sao lại "park on driveways" (đậu xe trên đường nội bộ) nhưng "drive on parkways" (lái xe trên xa lộ)? Johnson ôm bụng cười: - Tên món ăn Việt Nam cũng lạ, miền Nam có bánh da lợn, tưởng làm bằng thịt lợn nhưng thực chất là bằng bột, có lẽ giống như các lớp da lợn, nhưng sao không gọi là bánh da heo theo từ miền Nam mà gọi theo chữ lợn miền Bắc? Bánh bò cũng chẳng có miếng thịt bò nào. Bánh tiêu thì không rắc tiêu mà lại rắc mè. Gọi rau má mà chẳng liên quan đến má hay mẹ gì cả. Bánh tét mà gói thật chặt, chẳng thể nào tét được. Bánh dày thì lại mỏng hơn bánh chưng. Bánh chưng thì phải nấu thật lâu mới chín chứ không phải dùng cách chưng hơi hay chưng hấp. Nước lèo trong nồi hủ tiếu thì chẳng phải theo kiểu nước Lào (hay Lèo). Quả sầu riêng thì ăn vào chẳng thấy sầu riêng hay sầu chung chi cả. Bưởi Năm roi rất tuyệt nhưng sao đúng là năm roi? Quả vú sữa, cây dái ngựa thì thật là tượng hình. Hi hi... Ngôn từ bây giờ cũng thế, cò đất, cò nhà... thì chẳng dính dáng gì đến "con cò, cò bay lả, lả bay la..." cả. Tôi cũng chẳng vừa: - Thế cái món hot dog của mấy ông có liên quan gì đến con chó không? Món bánh mì kẹp thịt bò băm Hamburger của Mc Donald thì đâu có thịt heo (ham). Quả dứa "pineapple" thì chẳng có gì liên quan đến pine (cây thông) và apple (trái táo) cả? Vào phòng thí nghiệm sinh học, ông giáo sư bảo bắt một con "Guinea pig", nghe qua tưởng đâu là con heo xứ Guinea (ở Tây Phi Châu, giáp với Senegal, Mali, Liberia, Sierra Leone và biển Bắc Ðại Tây dương) nhưng ngờ đâu là một giống chuột tên là Guinea (ở Guinea không có giống chuột này!). Ðáng lý chữ football (bóng đá) thì phải viết là legball chứ, bởi vì người ta đá banh bằng cả cái chân (leg) chứ đâu chỉ cái ống chân foot từ dưới đầu gối đến trên bàn chân? Mới đây, khi dân Pháp không chịu ủng hộ Mỹ thế là mấy dân biểu Mỹ giận đòi đổi tên món khoai tây chiên French fries bằng chữ American fries thì mấy ông Tây lại ôm bụng cười chế giễu rằng món French fries không phải xuất xứ từ Pháp mà từ... Mỹ và là món ăn của dân Mỹ. Có lẽ mấy ông Mỹ tiền bối xưa, khi làm món này đặt tên là khoai tây Pháp cho nó có vẻ... ngoại cho sang, giống như bây giờ một số quán ăn Việt Nam có thực đơn lẩu Thái, bún Singapore, bánh bao Mã lai, cá chiên viên Singapore, hủ tiếu Nam Vang,... mặc dầu nguyên liệu và cách nấu gần như 100% của Việt Nam??? Johnson gật gù: - Ừ, cũng đúng. Nhưng lúc đầu học tiếng Việt, tôi thấy khó quá, đã lấy 24 chữ cái A, B, C của vần La tinh rồi mà bày ra thêm a, â, ă, u, ư, ơ, d, đ, ... nữa. Lại thêm kèm 5 dấu sắc ('), huyền (`), hỏi (?), ngã (~), nặng (.) và không dấu ( ) nữa là sáu thanh điệu tất cả. Như le, lé, lè, lẹ, lẻ, lẽ, mỗi chữ mang một nghĩa khác nhau. Rồi phải học cách bỏ dấu ở đâu trong từ cho chính xác nữa chứ. Hòa hay là hoà (để dấu huyền trên chữ cái nào?). Li hay là ly? Có câu thơ về dấu này cũng hay: “Chị Huyền mang nặng ngã đau, Sao không sắc thuốc, hỏi sao cho lành ?!” Trong ngôn ngữ Việt Nam, tôi thấy nhiều chữ ghép với chữ ăn mặc dầu nó chẳng ăn nhập đến chuyện bỏ thực phẩm vào miệng, nhai và nuốt xuống gì cả. Nói ăn nhậu, ăn tiệc, ăn mùng, ăn cưới, ăn giỗ,... thì có lý nhưng sao lại ăn nằm, ăn tiền, ăn lương, ăn cắp, ăn mày, ăn chặn, ăn quỵt, ăn diện, ăn đòn, ăn năn, ăn hiếp, ăn khách, ăn ảnh,... Tôi bật cười chặn ngang khi Johnson tiếp tục ghép chữ với từ ăn: - Thì như tiếng Mỹ của ông vậy thôi. Chữ to get thật khó dịch gì ra hồn cả. Tôi cũng có nghĩ là khi mình chưa tìm ra động từ nào thích hợp thì dùng tạm luôn chữ to get! Trong phim khi cảnh sát bắt được tên tội phạm thì tuyên bố "We got him!", sao không dùng động từ to catch, to caught, to force, to find, to capture, to pick up, ...cho rõ nghĩa? Rồi động từ to get đi kèm các giới từ in, into, on, out, up, at... thành một loạt động từ mới. Các động từ to take, to put, to be... cũng vậy. Johnson chuyển qua phần khác: - Chuyện mạo từ tiếng Việt cũng làm rắc rối người nước ngoài. Người Việt nói cái bàn, cái nhà, cái gường, cái nón... nhưng không thể nói cái chó, cái mèo mà phải là con chó, con mèo, con người... Ðồ vật là cái, động vật là con. Bây giờ nhiều cô cậu thanh niên Hà Nội thay vì nói cái xe Honda Dream thì lại dùng từ con Ðờ-rim, rồi tiếp là con Su (Suzuki), con a còng (@), con Mẹc (Mercedes)... Mà này nhé, hôm vợ chồng tôi ra Hồ Gươm dạo chơi, tôi khen: "Con hồ này đẹp quá!". Vợ tôi "chỉnh" liền: "Không, anh phải nói là cái hồ này đẹp quá!". Vậy mà đi ngang sông Tô Lịch thấy nước đen ngòm, tôi nói: "Cái sông này bẩn quá!" thì vợ tôi "sửa" ngay: "Bậy, anh phải nói là con sông này bẩn quá chứ không nói là cái sông!". Tôi la lên: "Ồ, sao lại thế, khi là cái, khi là con, làm sao phân biệt?". Vợ tôi ôn tồn giải thích: "Cái gì động dậy, nhúc nhích thì gọi là con, như con sông có nước chảy, còn cái gì nằm im như cái hồ nuớc tĩnh mịch thì phải là cái hồ. Con chó, con mèo nó chạy được nên phải là con. Cái nhà, cái bàn, cái cột đèn đâu có di chuyển được nên phải là cái. Rõ chửa?". Tôi thắc mắc luôn là con dao có động đậy đâu? Cuối cùng Johnson kết luận: thực ra tiếng Việt của anh còn khó hơn tiếng Anh của tôi rất nhiều. Tôi xin quay lại câu chuyện về màu sắc ban đầu: Ðã là màu đen rồi mà người Việt còn nhấn mạnh thêm mức độ đen như đen thủi, đen thui, rồi đen tuyền, đen thắm, tím đen, đen ngắt, đen bóng, đen sì, đen đủi, đen óng, đen thùi lùi, đen kịt, đen thui thủi... Còn để chỉ màu ít đen hơn thì người Việt dùng chữ đen hai lần: đen đen. Mà nói thật với ông, tôi ở Việt Nam lâu như thế nhưng cũng không thể hiểu hết tiếng Việt các ông và người các ông nói gì. Ví dụ các ông đố nhau: “vừa bằng cổ tay, nằm ngay giữa háng, đủ ngày đủ tháng, nó mọc lông ra” làm cho tôi đỏ cả mặt, ai dè đó là nói về cái bắp ngô. Rồi còn một đống các từ láy nữa, và chưa kể các ông các bà nhấn vào từ này thì nghĩa thế này, nhấn thế khác thì nghĩa thế khác, chưa kể một số người còn nói ngược từ lại theo kiểu: “một đống chuột chù hỏi có bao nhiêu con?” nữa. Lúc này tôi bỗng ngẩn người ra. Ừ nhỉ, tiếng Việt của mình khó thật, khó hơn tiếng Anh nhiều lần, vì từ vựng của mình quá nhiều, còn chưa kể thái độ của người nói với từ vựng đó nữa…  

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính: Smartcom English – Tầng 4 nhà 29T2, đường Hoàng Đạo Thúy, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Trung tâm Anh ngữ Smartcom: Tòa nhà Smartcom, số 117, phố Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội. Website: https://smartcom.vn Điện thoại: (+84) 024.22427799 Zalo: 0865835099 Email: mail@smartcom.vn Facebook: https://facebook.com/smartcom.vn Youtube: https://youtube.com/c/smartcomvn

Smartcom English

(sưu tầm)