Tranh biện là một kỹ năng quan trọng, nó không chỉ giúp con người hoàn thiện bản thân mà còn đóng góp nhiều giá trị cho tổ chức, công ty, xã hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng thật sự hiểu “Tranh biện là gì?”, vậy nên hãy cùng Smartcom English tìm hiểu về kỹ năng tranh biện thông qua bài viết này nhé.
>> Xem thêm: Tư duy phản biện là gì?
Tranh biện là gì?
Tranh biện là một cuộc tranh luận giữa hai nhóm. Hai bên luân phiên phát biểu ý kiến để ủng hộ hay chống lại một tranh chấp cụ thể thường dựa trên một chủ đề xác định. Người tham gia phải tranh luận như một phần của nhóm, không gây mâu thuẫn với những thông tin mà đồng đội đã trình bày.
Mục đích của tranh biện là để thuyết phục phe đối lập rằng bạn đúng. Khi 2 bên đồng ý về chủ đề hoặc khi lập luận của một bên thuyết phục hơn bên kia thì đó là lúc cuộc tranh biện đi đến hồi kết. Trong một cuộc tranh biện chính thức, một người hòa giải (không ủng hộ, cũng không phản đối) sẽ quyết định ai là người chiến thắng.
Các hình thức tranh biện
Tranh biện dạng nhóm
Người hòa giải sẽ đưa ra rõ ràng vấn đề cần tranh biện và sau đó cho hai nhóm thảo luận trong nội bộ. Mỗi nhóm có một người đại diện và người này sẽ đứng lên phát biểu trước trong thời gian không quá một phút.
Sau đó, khi chuẩn bị kết thúc bài phát biểu của người đầu tiên hoặc tối thiểu là những giây cuối cùng trước khi thời gian cho phép kết thúc, cả nhóm phải chọn một thành viên khác để bắt đầu tranh biện tiếp. Thành viên nào trong nhóm có tinh thần muốn phát biểu có thể giơ tay để được lựa chọn.
Tất cả các thành viên của một nhóm đều phải được lần lượt phát biểu ít nhất một lần trước khi có thành viên nào được đứng lên phát biểu lần thứ hai. Sau khi tất cả các đội đã trình bày, mọi người sẽ bình chọn đội nào lập luận tốt nhất theo biểu quyết số đông.
Tranh biện dạng Lincoln-Douglas rút gọn
Tranh biện dạng Lincoln-Douglas là dạng dành riêng cho những câu hỏi nguyên bản có tính chất đạo đức hoặc triết học sâu sắc.
Hình thức tranh biện là một đối một. Hình thức tranh biện này cho phép người tham gia thắng hoặc thua chỉ dựa trên lập luận cá nhân hơn là dựa vào đối tác hoặc nhóm.
Phiên bản rút gọn của cuộc tranh biện Lincoln-Douglas sẽ kéo dài khoảng 15 phút bao gồm thời gian chuyển tiếp và các tuyên bố sẽ được thực hiện theo các giai đoạn:
- Phe ủng hộ: 2 phút giới thiệu chủ đề cần tranh biện
- Phe phản đối: 2 phút phản lại quan điểm đối phương
- Phe ủng hộ phản biện lại: 2 phút để phản đối
- Phe phản đối đưa ra bằng chứng xác thực: 2 phút giải thích lý do phản đối (đưa ra bằng chứng)
- Giải lao: 2 phút giải lao
- Bên phải đối đưa ra kết luận: 2 phút tổng hợp thông tin để phản đối
- Bên ủng hộ đưa ra kết luận: 2 phút tổng hợp thông tin ủng hộ
Tranh biện dạng nhập vai
Trong hình thức tranh biện nhập vai, người tham gia sẽ xem xét các quan điểm khác nhau của một vấn đề bằng cách đóng vai. Ví dụ như một cuộc tranh biện về câu hỏi “Tiếng Anh có nên là một môn học bắt buộc?” có thể mang lại nhiều ý kiến khác nhau.
Đối với hình thức tranh biện này, người tham gia có thể đóng các vai khác nhau như phụ huynh, hiệu trưởng trường học, giáo sư đại học, giáo viên, đại diện xuất bản và phân phối sách giáo khoa hoặc tác giả của cuốn sách.
Mỗi ý kiến sẽ có ba thẻ chỉ mục, mỗi thẻ chỉ mục đại diện cho một nhân vật cần nhập vai. Người tham gia sẽ chọn một thẻ chỉ mục một cách ngẫu nhiên. Sau khi xác định được nhân vật của mình, những người có thân phận nhân vật liên quan đến nhau sẽ tập hợp thành các nhóm. Mỗi nhóm sẽ hình thành các lập luận cho ý kiến mà mình bảo vệ.
Trong quá trình tranh biện, mỗi bên sẽ trình bày quan điểm của riêng mình. Và cuối cùng, người tham gia sẽ bình chọn cho bên nào đưa ra lập luận mạnh mẽ nhất theo biểu quyết số đông.
Tranh biện dạng trong-ngoài
Trong cuộc tranh biện vòng trong – vòng ngoài, người hòa giải sẽ sắp xếp người tham gia thành hai nhóm bằng nhau để chia hai phe ủng hộ và đối lập. Mỗi nhóm có cơ hội lắng nghe nhóm khác thảo luận về một vấn đề và đưa ra kết luận, cũng như thảo luận và đưa ra kết luận của riêng mình.
Nhóm 1 sẽ ngồi trên ghế vòng tròn quay mặt ra ngoài khỏi tâm, còn nhóm 2 ngồi trên ghế vòng tròn xung quanh nhóm 1, quay mặt vào tâm vòng tròn ngược lại so với nhóm 1. Khi đã ổn định chỗ ngồi, vấn đề thảo luận sẽ được công bố.
Nhóm 1 có 10-15 phút để thảo luận về chủ đề. Trong thời gian đó, tất cả mọi người tập trung vào thành viên của nhóm 1 và không được phép phát biểu.
Khi nhóm 2 quan sát và lắng nghe cuộc thảo luận của nhóm 1, các thành viên của nhóm 2 ghi một danh sách các lập luận của mỗi thành viên của nhóm 1 trong khi đồng thời chuẩn bị các lập luận của riêng mình cho chủ đề chung.
Sau 10-15 phút, các nhóm chuyển đổi vai trò và quá trình này được lặp lại. Sau vòng thứ hai, tất cả mọi người sẽ quan sát vòng ngoài. Các ghi chú từ cả hai vòng có thể được sử dụng như một biên bản lưu trữ ý kiến tiền lệ để mọi người tiếp tục bày tỏ quan điểm của họ về vấn đề đang được bàn luận.
Tại sao phải có kỹ năng tranh biện
Đối với học sinh, sinh viên, người nghiên cứu hay những người đang đi làm nói chung, có kỹ năng tranh biện tốt đồng nghĩa với phát triển tốt tư duy logic và tư duy phản biện.
Kỹ năng tranh biện giúp trau dồi kỹ năng nghiên cứu, sắp xếp thông tin
Tranh biện giúp chúng ta thấy được sức mạnh của việc triển khai các lập luận hợp lý, bằng chứng thuyết phục. Người tranh biện sẽ làm sáng tỏ quan điểm của mình thông qua việc sử dụng kiến thức, lý lẽ. Tranh biện dạy mỗi người các kỹ năng nghiên cứu, sắp xếp và trình bày thông tin một cách hấp dẫn, khuyến khích tinh thần đồng đội.
Các cuộc tranh biện đòi hỏi rất nhiều sự chuẩn bị. Muốn mọi người đồng thuận với mình, người tranh biện cần đưa ra những lập luận mạch lạc. Để làm được điều đó, trước tiên cần phải hiểu càng nhiều càng tốt về chủ đề đó, cũng như các chủ đề liên quan. Người tranh biện cần tìm hiểu kho thông tin rộng lớn có sẵn trên sách, các bài báo, internet,… rồi sắp xếp các ý một cách logic.
Một người tranh biện tốt sẽ là một người có khả năng làm việc với một khối lượng thông tin lớn và từ những thông tin đó có thể chọn lựa ra những thông tin có ích nhất cho công việc của mình.
Kỹ năng tranh biện giúp đem lại khả năng nắm bắt các ý tưởng tốt và sự tự tin
Trong một cuộc tranh biện, người tranh biện sẽ nghe rất nhiều từ ngữ cũng như nhiều ý tưởng từ đối phương. Trong cùng một đội cũng sẽ có nhiều ý tưởng tương đương, do vậy, chỉ có nắm bắt các ý tưởng rồi chọn lọc ra những ý quan trọng nhất thì bạn mới có thể làm tốt trong một buổi tranh biện.
Bên cạnh đó, kỹ năng tranh biện cũng giúp cho người học rèn luyện sự tự tin khi phát biểu trước đám đông (public speaking), sự sáng tạo trong lập luận (creativity), kỹ năng giao tiếp (communication skills) và kỹ năng làm việc nhóm (teamwork). Những kỹ năng này đặc biệt quan trọng trong việc phát triển bản thân (personal development) một cách toàn diện.
Hướng dẫn cách tranh biện tốt
Cấu trúc một cuộc tranh biện
Luật tranh biện
Các cuộc tranh biện điển hình thường được tiến hành dựa trên nguyên tắc sau:
- Chủ đề: Có thể là một ý tưởng, một tuyên bố, một chính sách bất kỳ.
- Người tham gia: Có thể là 2 người hoặc 2 nhóm người, chia thành 2 phía ủng hộ (Affirmative team) và không ủng hộ (Negative team).
- Cách thực hiện: Mỗi bên sẽ thay nhau đưa ra luận điểm, luận cứ, luận chứng để chứng minh quan điểm của mình là đúng và phản biện lại ý kiến của đối phương.
- Thời gian: 2 bên tự quy định thời gian để mỗi bên trình bày quan điểm của mình.
Vai trò người tranh biện
Trong một cuộc tranh biện với hai đội (Affirmative và Negative), mỗi đội có 3 thành viên thì vai trò tranh biện của mỗi thành viên như sau:
- 1st Affirmative: Nêu rõ chủ đề mà cá nhân và cả nhóm ủng hộ cũng như những định nghĩa liên quan đến chủ đề. Đưa ra 2-3 luận điểm đồng ý với chủ đề đang tranh biện.
- 1st Negative: Nhắc lại chủ đề và nêu rõ quan điểm không đồng ý của cá nhân và cả nhóm cũng như định nghĩa lại những khái niệm chưa hợp lý/thuyết phục từ thành viên 1st Affirmative. Đưa ra 2-3 luận điểm không đồng ý với chủ đề đang tranh biện.
- 2nd Affirmative: Phản bác lại luận điểm của 1st Negative. Đưa ra thêm 2-3 luận điểm ủng hộ chủ đề.
- 2nd Negative: Phản bác lại luận điểm của 2nd Affirmative. Đưa ra thêm 2-3 luận điểm không ủng hộ chủ đề.
- 3rd Affirmative: Phản bác lại luận điểm của 2nd Negative. Bảo vệ những luận điểm quan trọng mà trước đó đã bị phản bác. Đưa ra kết luận cuối về chủ đề và tóm tắt lại những ý chính.
- 3rd Negative: Phản bác lại luận điểm của 3rd Affirmative. Bảo vệ những luận điểm quan trọng mà trước đó đã bị phản bác. Đưa ra kết luận cuối về chủ đề và tóm tắt lại những ý chính.
Cấu trúc lập luận cơ bản
Cấu trúc lập luận cơ bản cho một ý tưởng bao gồm 3 thành phần:
- Claim (Luận điểm): Trình bày rõ ràng một lý do/luận điểm chính vì sao ủng hộ hoặc phản đối vấn đề được đặt ra.
- Evidence (Dẫn chứng): Đưa ra luận cứ chứng minh và hỗ trợ luận điểm trước đó, bao gồm số liệu thống kê, trích dẫn, tài liệu tham khảo, các phép suy luận,…
- Impact (Tầm quan trọng): Giải thích tầm quan trọng của các luận cứ trong việc chứng minh luận điểm.
Ví dụ một cuộc tranh biện
Ví dụ chủ đề tranh biện: Technology weakens human communication.
Affirmative | Negative |
1st Affirmative:
|
1st Negative:
|
2nd Affirmative:
|
2nd Negative:
|
3rd Affirmative:
|
3rd Negative:
|
Tranh biện & tranh cãi và hùng biện khác nhau như thế nào?
Tranh biện | Tranh cãi | Hùng biện | |
Hình thức | Dùng lý lẽ phân tích 2 mặt của một vấn đề. | Dùng lý luận để bảo vệ cái tôi của bản thân. | Dùng năng lực diễn thuyết để nói về một vấn đề nào đó trước mọi người (công chúng). |
Mục đích | Tìm ra kết luận chung: mặt tốt, mặt chưa tốt, giải pháp cho vấn đề,… | Chứng minh mình là người đúng, đối phương là người sai. | Thu hút, thuyết phục được người nghe tin vào chủ đề mình nói. |
Tập trung | Tập trung vào kiến thức, lợi ích chung; không quan trọng về thắng thua. | Tập trung vào cảm xúc, không quan tâm đến giá trị kiến thức có thể nhận được. | Tập trung vào việc thu hút người nghe, truyền tải được thông điệp của vấn đề. |
Khi tranh biện chúng ta cần lưu ý những gì?
Chuẩn bị kỹ càng
Tranh biện cần rất nhiều sự chuẩn bị. Những gì diễn ra ở trong buổi tranh biện đó chỉ là kết quả của quá trình tìm kiếm, lên ý tưởng và tìm tòi những dẫn chứng cụ thể của các thành viên của các đội mà thôi.
Để có thể tranh biện tốt hơn, một đội cần chuẩn bị thật kĩ càng, làm việc nhóm tốt để có thể phân chia hợp lý các vai trò của từng thành viên. Thêm vào đó, cũng cần tìm ra các phương án để đối phó với các phần phản biện mà các đội khác có thể đưa ra.
Quản lý thời gian
Thông thường trong một cuộc tranh biện ở một cuộc thi có quy mô thì mỗi người nói sẽ có thời gian nhất định để trình bày các ý tưởng của mình. Việc phân bổ thời gian và chia ra để trình bày các luận điểm hợp lý cũng rất quan trọng.
Tự tin
Có một câu nói phổ biến trong tranh biện là “Hãy hành động như thể bạn đang chiến thắng, ngay cả khi không phải như vậy” – sự tự tin với lập luận mà bạn đưa ra có thể đủ để thuyết phục ban giám khảo, ngay cả khi luận điểm của nhóm bạn thực sự yếu hơn.
Trong một cuộc tranh luận, đội nào có lý lẽ thuyết phục nhất thường thắng. Nếu cả hai đội đều thể hiện tốt, đội có kỹ năng thuyết trình tốt hơn sẽ giành giải.
Bí quyết tranh biện hiệu quả
Không tranh biện lạc chủ đề
Mỗi cuộc tranh biện đều đưa ra vấn đề cần giải quyết. Do đó, mọi người tham gia tranh biện phải đưa ra những ý kiến, bàn cãi đi đúng hướng, đúng mục tiêu ban đầu. Không để tình trạng cuộc tranh biện đi sang một chủ đề khác, khiến vừa mất thời gian, làm tăng mâu thuẫn mà không giải quyết được vấn đề.
Để làm được việc này, khi tham gia tranh biện cần xác định rõ các khía cạnh của vấn đề, đưa ra ý kiến và dẫn chứng chứng minh khoa học, logic. Nếu nhận thấy cuộc tranh biện lạc chủ đề, hãy thừa nhận và nhanh chóng đưa ý kiến trở lại đúng hướng.
Sử dụng ghi chú và giao tiếp bằng mắt
Ghi chú là điều cần thiết, nhưng chúng phải ngắn gọn và được sắp xếp tốt để mang lại hiệu quả. Việc ghi chú không được phép trở thành rào cản giữa người tranh biện với khán giả, và cũng không nên đọc nguyên văn chúng. Hầu hết mọi người phác thảo các tiêu đề chính của bài phát biểu, với các ghi chú ngắn gọn dưới mỗi tiêu đề.
Giao tiếp bằng mắt với khán giả là một yếu tố quan trọng, hãy liên tục chuyển hướng nhìn của bạn để có thể giao tiếp với toàn bộ khán giả. Không ai thích bị nhìn chằm chằm.
Tôn trọng người khác
Cuộc tranh biện sẽ có nhiều ý kiến khác nhau được đưa ra, mọi người nên tôn trọng những ý tưởng, quan điểm của người khác.
Nếu thấy chưa đúng, bạn nên phản biện bằng những số liệu, dẫn chứng chứng minh thuyết phục. Nếu như ý kiến của người khác là đúng, hãy thừa nhận là mình sai và thực lòng công nhận.
Lợi ích của việc học tiếng Anh bằng tranh biện
Học tiếng Anh bằng tranh biện giúp bạn có cơ hội tiếp xúc và sử dụng tiếng Anh thường xuyên. Học được cách sử dụng các từ vựng và cấu trúc ngữ pháp đa dạng để diễn đạt ý tưởng của mình một cách rõ ràng và mạch lạc. Hơn nữa, tham gia tranh biện giúp bạn rèn luyện kỹ năng phát âm và ngữ điệu.
Bên cạnh đó, trong quá trình tranh biện bằng tiếng Anh, học sinh cần tìm hiểu kiến thức, phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ toàn diện trên cả bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Quá trình tìm tòi thông tin đòi hỏi học sinh lựa chọn những từ ngữ có tính biểu cảm cao. Điều này giúp học sinh tiếp thu tiếng Anh một cách chủ động hơn, hiệu quả hơn.
Nhận thấy lợi ích tuyệt vời từ kỹ năng tranh biện mang lại cho mỗi học sinh nói chung và độ hiệu quả trong việc học tiếng Anh nói riêng, Smartcom English đã lồng ghép việc đào tạo kỹ năng tranh biện trong khóa trại hè Khai phóng IELTS GEN 9.0 để giúp học viên học IELTS một cách hiệu quả và thú vị hơn.
Tìm hiểu thêm về khóa học >> Trại hè tiếng Anh <<
Trên đây là một số thông tin hữu ích về kỹ năng tranh biện, lợi ích và hướng dẫn cách cải thiện kỹ năng này, Smartcom English hy vọng có thể giúp bạn có thêm hiểu biết và cách để cải thiện tốt hơn kỹ năng tranh biện nhé!
Tranh biện là gì? Tại sao phải học kỹ năng tranh biện?
Tranh biện là một kỹ năng quan trọng, nó không chỉ giúp con người hoàn thiện bản thân mà còn đóng góp nhiều giá trị cho tổ chức, công ty, xã hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng thật sự hiểu “Tranh biện là gì?”, vậy nên hãy cùng Smartcom English tìm hiểu về kỹ năng tranh biện thông qua bài viết này nhé.
>> Xem thêm: Tư duy phản biện là gì?Tranh biện là gì?
Tranh biện là một cuộc tranh luận giữa hai nhóm. Hai bên luân phiên phát biểu ý kiến để ủng hộ hay chống lại một tranh chấp cụ thể thường dựa trên một chủ đề xác định. Người tham gia phải tranh luận như một phần của nhóm, không gây mâu thuẫn với những thông tin mà đồng đội đã trình bày.
Mục đích của tranh biện là để thuyết phục phe đối lập rằng bạn đúng. Khi 2 bên đồng ý về chủ đề hoặc khi lập luận của một bên thuyết phục hơn bên kia thì đó là lúc cuộc tranh biện đi đến hồi kết. Trong một cuộc tranh biện chính thức, một người hòa giải (không ủng hộ, cũng không phản đối) sẽ quyết định ai là người chiến thắng.
Các hình thức tranh biện
Tranh biện dạng nhóm
Người hòa giải sẽ đưa ra rõ ràng vấn đề cần tranh biện và sau đó cho hai nhóm thảo luận trong nội bộ. Mỗi nhóm có một người đại diện và người này sẽ đứng lên phát biểu trước trong thời gian không quá một phút.
Sau đó, khi chuẩn bị kết thúc bài phát biểu của người đầu tiên hoặc tối thiểu là những giây cuối cùng trước khi thời gian cho phép kết thúc, cả nhóm phải chọn một thành viên khác để bắt đầu tranh biện tiếp. Thành viên nào trong nhóm có tinh thần muốn phát biểu có thể giơ tay để được lựa chọn.
Tất cả các thành viên của một nhóm đều phải được lần lượt phát biểu ít nhất một lần trước khi có thành viên nào được đứng lên phát biểu lần thứ hai. Sau khi tất cả các đội đã trình bày, mọi người sẽ bình chọn đội nào lập luận tốt nhất theo biểu quyết số đông.
Tranh biện dạng Lincoln-Douglas rút gọn
Tranh biện dạng Lincoln-Douglas là dạng dành riêng cho những câu hỏi nguyên bản có tính chất đạo đức hoặc triết học sâu sắc. Hình thức tranh biện là một đối một. Hình thức tranh biện này cho phép người tham gia thắng hoặc thua chỉ dựa trên lập luận cá nhân hơn là dựa vào đối tác hoặc nhóm. Phiên bản rút gọn của cuộc tranh biện Lincoln-Douglas sẽ kéo dài khoảng 15 phút bao gồm thời gian chuyển tiếp và các tuyên bố sẽ được thực hiện theo các giai đoạn:- Phe ủng hộ: 2 phút giới thiệu chủ đề cần tranh biện
- Phe phản đối: 2 phút phản lại quan điểm đối phương
- Phe ủng hộ phản biện lại: 2 phút để phản đối
- Phe phản đối đưa ra bằng chứng xác thực: 2 phút giải thích lý do phản đối (đưa ra bằng chứng)
- Giải lao: 2 phút giải lao
- Bên phải đối đưa ra kết luận: 2 phút tổng hợp thông tin để phản đối
- Bên ủng hộ đưa ra kết luận: 2 phút tổng hợp thông tin ủng hộ
Tranh biện dạng nhập vai
Trong hình thức tranh biện nhập vai, người tham gia sẽ xem xét các quan điểm khác nhau của một vấn đề bằng cách đóng vai. Ví dụ như một cuộc tranh biện về câu hỏi “Tiếng Anh có nên là một môn học bắt buộc?” có thể mang lại nhiều ý kiến khác nhau. Đối với hình thức tranh biện này, người tham gia có thể đóng các vai khác nhau như phụ huynh, hiệu trưởng trường học, giáo sư đại học, giáo viên, đại diện xuất bản và phân phối sách giáo khoa hoặc tác giả của cuốn sách. Mỗi ý kiến sẽ có ba thẻ chỉ mục, mỗi thẻ chỉ mục đại diện cho một nhân vật cần nhập vai. Người tham gia sẽ chọn một thẻ chỉ mục một cách ngẫu nhiên. Sau khi xác định được nhân vật của mình, những người có thân phận nhân vật liên quan đến nhau sẽ tập hợp thành các nhóm. Mỗi nhóm sẽ hình thành các lập luận cho ý kiến mà mình bảo vệ. Trong quá trình tranh biện, mỗi bên sẽ trình bày quan điểm của riêng mình. Và cuối cùng, người tham gia sẽ bình chọn cho bên nào đưa ra lập luận mạnh mẽ nhất theo biểu quyết số đông.Tranh biện dạng trong-ngoài
Trong cuộc tranh biện vòng trong – vòng ngoài, người hòa giải sẽ sắp xếp người tham gia thành hai nhóm bằng nhau để chia hai phe ủng hộ và đối lập. Mỗi nhóm có cơ hội lắng nghe nhóm khác thảo luận về một vấn đề và đưa ra kết luận, cũng như thảo luận và đưa ra kết luận của riêng mình. Nhóm 1 sẽ ngồi trên ghế vòng tròn quay mặt ra ngoài khỏi tâm, còn nhóm 2 ngồi trên ghế vòng tròn xung quanh nhóm 1, quay mặt vào tâm vòng tròn ngược lại so với nhóm 1. Khi đã ổn định chỗ ngồi, vấn đề thảo luận sẽ được công bố. Nhóm 1 có 10-15 phút để thảo luận về chủ đề. Trong thời gian đó, tất cả mọi người tập trung vào thành viên của nhóm 1 và không được phép phát biểu. Khi nhóm 2 quan sát và lắng nghe cuộc thảo luận của nhóm 1, các thành viên của nhóm 2 ghi một danh sách các lập luận của mỗi thành viên của nhóm 1 trong khi đồng thời chuẩn bị các lập luận của riêng mình cho chủ đề chung. Sau 10-15 phút, các nhóm chuyển đổi vai trò và quá trình này được lặp lại. Sau vòng thứ hai, tất cả mọi người sẽ quan sát vòng ngoài. Các ghi chú từ cả hai vòng có thể được sử dụng như một biên bản lưu trữ ý kiến tiền lệ để mọi người tiếp tục bày tỏ quan điểm của họ về vấn đề đang được bàn luận.Tại sao phải có kỹ năng tranh biện
[caption id="attachment_5080" align="aligncenter" width="1920"] Học sinh các nước phát triển luôn thành thạo kỹ năng tranh biện[/caption] Đối với học sinh, sinh viên, người nghiên cứu hay những người đang đi làm nói chung, có kỹ năng tranh biện tốt đồng nghĩa với phát triển tốt tư duy logic và tư duy phản biện.Kỹ năng tranh biện giúp trau dồi kỹ năng nghiên cứu, sắp xếp thông tin
Tranh biện giúp chúng ta thấy được sức mạnh của việc triển khai các lập luận hợp lý, bằng chứng thuyết phục. Người tranh biện sẽ làm sáng tỏ quan điểm của mình thông qua việc sử dụng kiến thức, lý lẽ. Tranh biện dạy mỗi người các kỹ năng nghiên cứu, sắp xếp và trình bày thông tin một cách hấp dẫn, khuyến khích tinh thần đồng đội. Các cuộc tranh biện đòi hỏi rất nhiều sự chuẩn bị. Muốn mọi người đồng thuận với mình, người tranh biện cần đưa ra những lập luận mạch lạc. Để làm được điều đó, trước tiên cần phải hiểu càng nhiều càng tốt về chủ đề đó, cũng như các chủ đề liên quan. Người tranh biện cần tìm hiểu kho thông tin rộng lớn có sẵn trên sách, các bài báo, internet,… rồi sắp xếp các ý một cách logic. Một người tranh biện tốt sẽ là một người có khả năng làm việc với một khối lượng thông tin lớn và từ những thông tin đó có thể chọn lựa ra những thông tin có ích nhất cho công việc của mình.Kỹ năng tranh biện giúp đem lại khả năng nắm bắt các ý tưởng tốt và sự tự tin
Trong một cuộc tranh biện, người tranh biện sẽ nghe rất nhiều từ ngữ cũng như nhiều ý tưởng từ đối phương. Trong cùng một đội cũng sẽ có nhiều ý tưởng tương đương, do vậy, chỉ có nắm bắt các ý tưởng rồi chọn lọc ra những ý quan trọng nhất thì bạn mới có thể làm tốt trong một buổi tranh biện. Bên cạnh đó, kỹ năng tranh biện cũng giúp cho người học rèn luyện sự tự tin khi phát biểu trước đám đông (public speaking), sự sáng tạo trong lập luận (creativity), kỹ năng giao tiếp (communication skills) và kỹ năng làm việc nhóm (teamwork). Những kỹ năng này đặc biệt quan trọng trong việc phát triển bản thân (personal development) một cách toàn diện.Hướng dẫn cách tranh biện tốt
Cấu trúc một cuộc tranh biện
Luật tranh biện Các cuộc tranh biện điển hình thường được tiến hành dựa trên nguyên tắc sau:- Chủ đề: Có thể là một ý tưởng, một tuyên bố, một chính sách bất kỳ.
- Người tham gia: Có thể là 2 người hoặc 2 nhóm người, chia thành 2 phía ủng hộ (Affirmative team) và không ủng hộ (Negative team).
- Cách thực hiện: Mỗi bên sẽ thay nhau đưa ra luận điểm, luận cứ, luận chứng để chứng minh quan điểm của mình là đúng và phản biện lại ý kiến của đối phương.
- Thời gian: 2 bên tự quy định thời gian để mỗi bên trình bày quan điểm của mình.
- 1st Affirmative: Nêu rõ chủ đề mà cá nhân và cả nhóm ủng hộ cũng như những định nghĩa liên quan đến chủ đề. Đưa ra 2-3 luận điểm đồng ý với chủ đề đang tranh biện.
- 1st Negative: Nhắc lại chủ đề và nêu rõ quan điểm không đồng ý của cá nhân và cả nhóm cũng như định nghĩa lại những khái niệm chưa hợp lý/thuyết phục từ thành viên 1st Affirmative. Đưa ra 2-3 luận điểm không đồng ý với chủ đề đang tranh biện.
- 2nd Affirmative: Phản bác lại luận điểm của 1st Negative. Đưa ra thêm 2-3 luận điểm ủng hộ chủ đề.
- 2nd Negative: Phản bác lại luận điểm của 2nd Affirmative. Đưa ra thêm 2-3 luận điểm không ủng hộ chủ đề.
- 3rd Affirmative: Phản bác lại luận điểm của 2nd Negative. Bảo vệ những luận điểm quan trọng mà trước đó đã bị phản bác. Đưa ra kết luận cuối về chủ đề và tóm tắt lại những ý chính.
- 3rd Negative: Phản bác lại luận điểm của 3rd Affirmative. Bảo vệ những luận điểm quan trọng mà trước đó đã bị phản bác. Đưa ra kết luận cuối về chủ đề và tóm tắt lại những ý chính.
Cấu trúc lập luận cơ bản
Cấu trúc lập luận cơ bản cho một ý tưởng bao gồm 3 thành phần:- Claim (Luận điểm): Trình bày rõ ràng một lý do/luận điểm chính vì sao ủng hộ hoặc phản đối vấn đề được đặt ra.
- Evidence (Dẫn chứng): Đưa ra luận cứ chứng minh và hỗ trợ luận điểm trước đó, bao gồm số liệu thống kê, trích dẫn, tài liệu tham khảo, các phép suy luận,...
- Impact (Tầm quan trọng): Giải thích tầm quan trọng của các luận cứ trong việc chứng minh luận điểm.
Ví dụ một cuộc tranh biện
Ví dụ chủ đề tranh biện: Technology weakens human communication.Affirmative | Negative |
1st Affirmative:
|
1st Negative:
|
2nd Affirmative:
|
2nd Negative:
|
3rd Affirmative:
|
3rd Negative:
|
Tranh biện & tranh cãi và hùng biện khác nhau như thế nào?
Tranh biện | Tranh cãi | Hùng biện | |
Hình thức | Dùng lý lẽ phân tích 2 mặt của một vấn đề. | Dùng lý luận để bảo vệ cái tôi của bản thân. | Dùng năng lực diễn thuyết để nói về một vấn đề nào đó trước mọi người (công chúng). |
Mục đích | Tìm ra kết luận chung: mặt tốt, mặt chưa tốt, giải pháp cho vấn đề,… | Chứng minh mình là người đúng, đối phương là người sai. | Thu hút, thuyết phục được người nghe tin vào chủ đề mình nói. |
Tập trung | Tập trung vào kiến thức, lợi ích chung; không quan trọng về thắng thua. | Tập trung vào cảm xúc, không quan tâm đến giá trị kiến thức có thể nhận được. | Tập trung vào việc thu hút người nghe, truyền tải được thông điệp của vấn đề. |
Khi tranh biện chúng ta cần lưu ý những gì?
Chuẩn bị kỹ càng
Tranh biện cần rất nhiều sự chuẩn bị. Những gì diễn ra ở trong buổi tranh biện đó chỉ là kết quả của quá trình tìm kiếm, lên ý tưởng và tìm tòi những dẫn chứng cụ thể của các thành viên của các đội mà thôi.
Để có thể tranh biện tốt hơn, một đội cần chuẩn bị thật kĩ càng, làm việc nhóm tốt để có thể phân chia hợp lý các vai trò của từng thành viên. Thêm vào đó, cũng cần tìm ra các phương án để đối phó với các phần phản biện mà các đội khác có thể đưa ra.
Quản lý thời gian
Thông thường trong một cuộc tranh biện ở một cuộc thi có quy mô thì mỗi người nói sẽ có thời gian nhất định để trình bày các ý tưởng của mình. Việc phân bổ thời gian và chia ra để trình bày các luận điểm hợp lý cũng rất quan trọng.
Tự tin
Có một câu nói phổ biến trong tranh biện là “Hãy hành động như thể bạn đang chiến thắng, ngay cả khi không phải như vậy” – sự tự tin với lập luận mà bạn đưa ra có thể đủ để thuyết phục ban giám khảo, ngay cả khi luận điểm của nhóm bạn thực sự yếu hơn.
Trong một cuộc tranh luận, đội nào có lý lẽ thuyết phục nhất thường thắng. Nếu cả hai đội đều thể hiện tốt, đội có kỹ năng thuyết trình tốt hơn sẽ giành giải.Bí quyết tranh biện hiệu quả
Không tranh biện lạc chủ đề
Mỗi cuộc tranh biện đều đưa ra vấn đề cần giải quyết. Do đó, mọi người tham gia tranh biện phải đưa ra những ý kiến, bàn cãi đi đúng hướng, đúng mục tiêu ban đầu. Không để tình trạng cuộc tranh biện đi sang một chủ đề khác, khiến vừa mất thời gian, làm tăng mâu thuẫn mà không giải quyết được vấn đề.
Để làm được việc này, khi tham gia tranh biện cần xác định rõ các khía cạnh của vấn đề, đưa ra ý kiến và dẫn chứng chứng minh khoa học, logic. Nếu nhận thấy cuộc tranh biện lạc chủ đề, hãy thừa nhận và nhanh chóng đưa ý kiến trở lại đúng hướng.
Sử dụng ghi chú và giao tiếp bằng mắt
Ghi chú là điều cần thiết, nhưng chúng phải ngắn gọn và được sắp xếp tốt để mang lại hiệu quả. Việc ghi chú không được phép trở thành rào cản giữa người tranh biện với khán giả, và cũng không nên đọc nguyên văn chúng. Hầu hết mọi người phác thảo các tiêu đề chính của bài phát biểu, với các ghi chú ngắn gọn dưới mỗi tiêu đề.
Giao tiếp bằng mắt với khán giả là một yếu tố quan trọng, hãy liên tục chuyển hướng nhìn của bạn để có thể giao tiếp với toàn bộ khán giả. Không ai thích bị nhìn chằm chằm.
Tôn trọng người khác
Cuộc tranh biện sẽ có nhiều ý kiến khác nhau được đưa ra, mọi người nên tôn trọng những ý tưởng, quan điểm của người khác. Nếu thấy chưa đúng, bạn nên phản biện bằng những số liệu, dẫn chứng chứng minh thuyết phục. Nếu như ý kiến của người khác là đúng, hãy thừa nhận là mình sai và thực lòng công nhận.Lợi ích của việc học tiếng Anh bằng tranh biện
Học tiếng Anh bằng tranh biện giúp bạn có cơ hội tiếp xúc và sử dụng tiếng Anh thường xuyên. Học được cách sử dụng các từ vựng và cấu trúc ngữ pháp đa dạng để diễn đạt ý tưởng của mình một cách rõ ràng và mạch lạc. Hơn nữa, tham gia tranh biện giúp bạn rèn luyện kỹ năng phát âm và ngữ điệu.
Bên cạnh đó, trong quá trình tranh biện bằng tiếng Anh, học sinh cần tìm hiểu kiến thức, phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ toàn diện trên cả bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Quá trình tìm tòi thông tin đòi hỏi học sinh lựa chọn những từ ngữ có tính biểu cảm cao. Điều này giúp học sinh tiếp thu tiếng Anh một cách chủ động hơn, hiệu quả hơn.
[caption id="attachment_4890" align="aligncenter" width="2560"] Các học viên tại trại hè Khai phóng IELTS GEN 9.0 đang thực hành tranh biện bằng tiếng Anh[/caption]Nhận thấy lợi ích tuyệt vời từ kỹ năng tranh biện mang lại cho mỗi học sinh nói chung và độ hiệu quả trong việc học tiếng Anh nói riêng, Smartcom English đã lồng ghép việc đào tạo kỹ năng tranh biện trong khóa trại hè Khai phóng IELTS GEN 9.0 để giúp học viên học IELTS một cách hiệu quả và thú vị hơn.
Tìm hiểu thêm về khóa học >> Trại hè tiếng Anh <<Trên đây là một số thông tin hữu ích về kỹ năng tranh biện, lợi ích và hướng dẫn cách cải thiện kỹ năng này, Smartcom English hy vọng có thể giúp bạn có thêm hiểu biết và cách để cải thiện tốt hơn kỹ năng tranh biện nhé!