“Tôi tin rằng kể từ khi ChatGPT của Open AI ra đời tháng 11 năm 2022, kỷ nguyên Trí thông minh nhân tạo đã mở ra, và nó biến đổi cách chúng ta làm việc mãi mãi, trong đó có cả việc chúng ta dạy và học.” Đây là lời phát biểu bắt đầu cho bài tham luận mà thầy giáo Nguyễn Anh Đức, chủ tịch HĐQT Smartcom English, chuyên gia tiếng Anh nổi tiếng, trình bày tại Hội thảo khoa học “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào giảng dạy ngoại ngữ trong giai đoạn hiện nay” được Khoa Ngoại ngữ Tin học trường Cao Đẳng Cảnh Sát Nhân Dân I tổ chức ngày 12/11/2024 với sự tham gia của các nhà khoa học đến từ Cục đào tạo – Bộ Công An, trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc Gia Hà Nội (ULIS), trường Đại học Hà Nội (HANU), trường Đại học Hậu Cần – bộ Công An, và nhiều trường Đại học, Cao Đẳng trong ngành Công An.
Hội thảo khoa học này được Ngoại ngữ Tin học trường Cao Đẳng Cảnh Sát Nhân Dân I chuẩn bị rất công phu với 38 bài tham luận được đăng trong Kỷ yếu của Hội thảo. Vinh dự được chọn là diễn giả chính của Hội thảo, thầy Nguyễn Anh Đức đã chia sẻ bài trình bày dựa trên bài viết “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào giảng dạy IELTS: Những vấn đề thực tiễn và bài học kinh nghiệm” của chính tác giả. Dưới đây là một số ý chính của bài trình bày:
– AI thực sự tác động rất sâu rộng vào ngành giáo dục, không chỉ ở việc dạy và học, mà còn cả cách biên soạn học liệu và quản trị. Nhưng trái với nỗi lo ban đầu, thực tế 2 năm ứng dụng AI khá toàn diện tại Smartcom cho thấy AI mang lại nhiều điều tích cực hơn tiêu cực.
– AI giúp tăng hiệu quả sản xuất học liệu, bài giảng, và hỗ trợ giáo viên rất hiệu quả trong dạy học, chữa và chấm bài IELTS, và hỗ trợ học sinh học IELTS nhanh hơn đặc biệt là ở kỹ năng Nói, chữa lỗi ngữ pháp và phát triển từ vựng.
– AI giúp các tổ chức có thể chủ động phát triển học liệu trong giảng dạy một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn gấp hàng chục lần so với trước đây, đặc biệt là phát triển học liệu đa phương tiện – multimedia – khiến cho việc dạy và học trở nên hiệu quả hơn. AI cũng giúp xây dựng các hệ thống bài giảng điện tử và cả LMS – Learning Management System – hiệu quả hơn nhiều lần so với trước đây.
– Tuy nhiên AI cũng có những nhược điểm như còn có lỗi về ngôn ngữ, tạo ra hình ảnh sai, video có lỗi, hay các đoạn âm thanh mà chưa thực sự đạt được hết các nhu cầu cá biệt (ví dụ như xuất hiện các tên địa phương trong đoạn ghi âm thì sẽ bị phát âm sai), và thậm chí AI còn có thể cung cấp thông tin sai lệch, thiên vị… Chính vì thế, nhất thiết phải có chuyên gia giỏi để có thể thẩm định được các tài liệu do AI tạo ra, và vẫn cần con người có chuyên môn cao can thiệp vào mọi khâu trong quá trình AI tạo ra tài liệu.
– AI giúp tăng hiệu quả đào tạo IELTS rất rõ rệt, đặc biệt là có thể giúp đào tạo tới thang điểm rất cao là 8.0 hoặc 8.5 từ đầu vào chỉ 4.0 IELTS trong một thời gian ngắn, với chỉ 11 tháng, thay vì 3 đến 4 năm như trước đây. AI giúp cho việc đào tạo tiếng Anh nói chung và IELTS nói riêng đạt đến trình độ cao hơn, tạo ra khung chương trình vững chắc để có thể đạt tới thang điểm 8.0 mà không đòi hỏi người học phải có năng khiếu hay thời gian học quá dài như trước.
– Để hạn chế nhược điểm của AI đối với cả người dạy và người học, nhất thiết phải tạo ra bộ Nguyên tắc sử dụng AI của từng tổ chức để phát huy được ưu điểm, hạn chế được nhược điểm và giảm sự phụ thuộc tư duy vào AI.
Và cuối cùng, thầy Nguyễn Anh Đức đưa ra một hình ảnh so sánh rất thú vị đó là: “AI sẽ biến đổi ngành giáo dục thành một mô hình tích hợp AI, trong đó thầy cô giáo sẽ đóng một vai trò mới là vai trò định hướng, huấn luyện và giám sát. Nó cũng giống như khi máy bay thương mại ra đời, ngành vận tải hành khách bằng tàu biển đã đi đến chỗ lụi tàn, nhưng nó lại mở ra ngành du lịch trên những siêu du thuyền sang trọng trên khắp các đại dương trên thế giới. Đó chính là cách mà AI sẽ tái định hình nền giáo dục toàn cầu nói chung và từng việc dạy và học của từng cá nhân nói riêng.”
Dưới đây là một số hình ảnh nổi bật của buổi Hội thảo Khoa học.
Trí tuệ nhân tạo sẽ định hình lại việc dạy và học tiếng Anh
“Tôi tin rằng kể từ khi ChatGPT của Open AI ra đời tháng 11 năm 2022, kỷ nguyên Trí thông minh nhân tạo đã mở ra, và nó biến đổi cách chúng ta làm việc mãi mãi, trong đó có cả việc chúng ta dạy và học.” Đây là lời phát biểu bắt đầu cho bài tham luận mà thầy giáo Nguyễn Anh Đức, chủ tịch HĐQT Smartcom English, chuyên gia tiếng Anh nổi tiếng, trình bày tại Hội thảo khoa học “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào giảng dạy ngoại ngữ trong giai đoạn hiện nay” được Khoa Ngoại ngữ Tin học trường Cao Đẳng Cảnh Sát Nhân Dân I tổ chức ngày 12/11/2024 với sự tham gia của các nhà khoa học đến từ Cục đào tạo – Bộ Công An, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội (ULIS), trường Đại học Hà Nội (HANU), trường Đại học Hậu Cần – bộ Công An, và nhiều trường Đại học, Cao Đẳng trong ngành Công An.
[caption id="attachment_11651" align="aligncenter" width="1080"] Ảnh thầy Nguyễn Anh Đức trình bày tham luận tại Hội nghị[/caption]Hội thảo khoa học này được Ngoại ngữ Tin học trường Cao Đẳng Cảnh Sát Nhân Dân I chuẩn bị rất công phu với 38 bài tham luận được đăng trong Kỷ yếu của Hội thảo. Vinh dự được chọn là diễn giả chính của Hội thảo, thầy Nguyễn Anh Đức đã chia sẻ bài trình bày dựa trên bài viết “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào giảng dạy IELTS: Những vấn đề thực tiễn và bài học kinh nghiệm” của chính tác giả. Dưới đây là một số ý chính của bài trình bày:
- AI thực sự tác động rất sâu rộng vào ngành giáo dục, không chỉ ở việc dạy và học, mà còn cả cách biên soạn học liệu và quản trị. Nhưng trái với nỗi lo ban đầu, thực tế 2 năm ứng dụng AI khá toàn diện tại Smartcom cho thấy AI mang lại nhiều điều tích cực hơn tiêu cực.
- AI giúp tăng hiệu quả sản xuất học liệu, bài giảng, và hỗ trợ giáo viên rất hiệu quả trong dạy học, chữa và chấm bài IELTS, và hỗ trợ học sinh học IELTS nhanh hơn đặc biệt là ở kỹ năng Nói, chữa lỗi ngữ pháp và phát triển từ vựng.
- AI giúp các tổ chức có thể chủ động phát triển học liệu trong giảng dạy một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn gấp hàng chục lần so với trước đây, đặc biệt là phát triển học liệu đa phương tiện – multimedia – khiến cho việc dạy và học trở nên hiệu quả hơn. AI cũng giúp xây dựng các hệ thống bài giảng điện tử và cả LMS – Learning Management System – hiệu quả hơn nhiều lần so với trước đây.
- Tuy nhiên AI cũng có những nhược điểm như còn có lỗi về ngôn ngữ, tạo ra hình ảnh sai, video có lỗi, hay các đoạn âm thanh mà chưa thực sự đạt được hết các nhu cầu cá biệt (ví dụ như xuất hiện các tên địa phương trong đoạn ghi âm thì sẽ bị phát âm sai), và thậm chí AI còn có thể cung cấp thông tin sai lệch, thiên vị… Chính vì thế, nhất thiết phải có chuyên gia giỏi để có thể thẩm định được các tài liệu do AI tạo ra, và vẫn cần con người có chuyên môn cao can thiệp vào mọi khâu trong quá trình AI tạo ra tài liệu.
- AI giúp tăng hiệu quả đào tạo IELTS rất rõ rệt, đặc biệt là có thể giúp đào tạo tới thang điểm rất cao là 8.0 hoặc 8.5 từ đầu vào chỉ 4.0 IELTS trong một thời gian ngắn, với chỉ 11 tháng, thay vì 3 đến 4 năm như trước đây. AI giúp cho việc đào tạo tiếng Anh nói chung và IELTS nói riêng đạt đến trình độ cao hơn, tạo ra khung chương trình vững chắc để có thể đạt tới thang điểm 8.0 mà không đòi hỏi người học phải có năng khiếu hay thời gian học quá dài như trước.
- Để hạn chế nhược điểm của AI đối với cả người dạy và người học, nhất thiết phải tạo ra bộ Nguyên tắc sử dụng AI của từng tổ chức để phát huy được ưu điểm, hạn chế được nhược điểm và giảm sự phụ thuộc tư duy vào AI.
Và cuối cùng, thầy Nguyễn Anh Đức đưa ra một hình ảnh so sánh rất thú vị đó là: “AI sẽ biến đổi ngành giáo dục thành một mô hình tích hợp AI, trong đó thầy cô giáo sẽ đóng một vai trò mới là vai trò định hướng, huấn luyện và giám sát. Nó cũng giống như khi máy bay thương mại ra đời, ngành vận tải hành khách bằng tàu biển đã đi đến chỗ lụi tàn, nhưng nó lại mở ra ngành du lịch trên những siêu du thuyền sang trọng trên khắp các đại dương trên thế giới. Đó chính là cách mà AI sẽ tái định hình nền giáo dục toàn cầu nói chung và từng việc dạy và học của từng cá nhân nói riêng.”
Dưới đây là một số hình ảnh nổi bật của buổi Hội thảo Khoa học.
[caption id="attachment_11652" align="aligncenter" width="1119"] Đại tá, Tiến sỹ Đàm Văn Thủy – Phó hiệu trưởng trường Cao Đẳng Cảnh Sát Nhân Dân I, chủ trì Hội thảo Khoa học.[/caption] [caption id="attachment_11653" align="aligncenter" width="1144"] Thượng tá Khổng Minh Hồng Việt – Cục Đào tạo – Bộ Công An phát biểu tham luận[/caption] [caption id="attachment_11654" align="aligncenter" width="1216"] Thượng tá, Tiến sỹ Hoàng Thị Hương Trà – Trưởng khoa Ngoại ngữ Tin học trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân Dân 1 – Đơn vị tổ chức Hội thảo Khoa học[/caption] [caption id="attachment_11655" align="aligncenter" width="1168"] Các đại biểu tham dự Hội thảo Khoa học chụp ảnh lưu niệm[/caption] [caption id="attachment_11656" align="aligncenter" width="1209"] Thầy Nguyễn Anh Đức tặng các bộ sách tiếng Anh do thầy biên soạn cho Khoa Ngoại ngữ Tin học trường CĐ CSND I[/caption]