Hướng dẫn luyện nghe IELTS cho người mới bắt đầu

Luyện nghe IELTS (IELTS Listening) cho người mới bắt đầu đòi hỏi một quy trình khoa học, tỉ mỉ và công phu. Bài viết dưới đây được các chuyên gia luyện thi IELTS của Smartcom English biên soạn dựa trên hơn 10 năm kinh nghiệm thực tiễn luyện thi cho hàng nghìn sĩ tử IELTS chinh phục thành công thang điểm từ 7.0 trở lên.

Những khó khăn khi luyện Nghe của người mới bắt đầu luyện thi IELTS

Khi bắt đầu luyện thi nghe ELTS, các sĩ tử thường gặp những khó khăn rất lớn với bài thi Nghe, và những vấn đề chủ yếu hay gặp là:

Nội dung bài nói quá khó so với khả năng nghe hiểu của người học

Vì mục tiêu của bài thi Nghe IELTS là đánh giá khả năng nghe giảng bằng tiếng Anh toàn bộ của thí sinh trong môi trường học tập ở bậc đại học. Cho nên bài thi Nghe IELTS (IELTS Listening) tập trung chủ yếu vào nội dung tiếng Anh học thuật, đặc biệt là ở Phần 3 và 4, nên nội dung bài nghe chứa nhiều kiến thức khó, chứ không phải là các thông tin phổ thông như dạng bài Nghe khác.

Bài thi Nghe quá dài và dễ mất tập trung

Đây cũng là một đặc trưng của bài thi Nghe IELTS (IELTS Listening). Bạn thử nghĩ xem: Làm thế nào để đánh giá kinh nghiệm và khả năng học tập tiếng Anh của thí sinh nếu chỉ sử dụng một bài thi quá ngắn và đơn giản? Chính vì thế bài thi nghe IELTS được thiết kế với độ dài 30 phút (nếu nghe liên tục) với 40 câu hỏi chia thành 4 phần thi liền nhau, với độ khó và độ dài của bài nghe cũng tăng dần từ phần 1 đến phần 4.

Bài nghe IELTS được xây dựng từ phần 1 là một bài hội thoại đơn giản trong bối cảnh giao tiếp thông thường, đến phần 2 là một bài độc thoại nói về một vấn đề xã hội phổ biến. Độ khó tăng lên đáng kể ở phần 3 với nội dung là một bài hội thoại dài với nội dung có phần chuyên sâu hơn về một chủ đề nào đó và thường là hội thoại giữa giáo sư hoặc giáo viên với sinh viên của mình. Còn phần 4 thường là một phần đầu của một bài giảng trên giảng đường đại học nên nó vừa dài và vừa khó vì nó chứa kiến thức chuyên môn.

Từ vựng mới khá nhiều và bẫy cũng không ít

Vì bài thi IELTS Listening mô phỏng việc nghe trong môi trường học tập, nghiên cứu và đề cập tới nhiều kiến thức chuyên sâu nên lượng từ vựng mới trong bài nghe là rất nhiều. Đồng thời, bài nghe cũng phản ánh việc giao tiếp rất thực tế của người bản ngữ, cho nên những cách diễn đạt mang tính thành ngữ, cách đùa, hay thậm chí đôi khi còn có cả tiếng lóng… đều xuất hiện phổ biến trong bài thi IELTS Listening.

Hơn nữa, bài thi nghe chứa khá nhiều bẫy vì nó yêu cầu khả năng theo dõi bài nghe thực sự tỉnh táo và chi tiết của người thi, vì phải có đủ khả năng như vậy thì người học tiếng Anh mới thực sự đủ năng lực nghe giảng và giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Anh trong môi trường học thuật phức tạp.

Làm thế nào để người mới bắt đầu học IELTS có thể luyện tốt kỹ năng Nghe IELTS?

Tuy bài nghe IELTS (IELTS Listening) là một bài thi khó, nhưng không phải là không có cách để đạt điểm rất cao, thậm chí là điểm 9.0 tuyệt đối của IELTS Listening. Chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu các bước để luyện Nghe IELTS và bước đầu tiên là hiểu đúng về vấn đề khoa học của Nghe hiểu tiếng Anh dưới đây.

Khoa học về nghe hiểu tiếng Anh

Sau nhiều năm nghiên cứu về việc con người hấp thụ ngôn ngữ mới như thế nào (language acquisition), các nhà khoa học đã kết luận các bước mà chúng ta nghe hiểu một ngoại ngữ có trình tự căn bản như sau:

ielts-speaking-smartcom-IELTS-GEN-9
(Hình ảnh: Các bước nghe hiểu tiếng Anh – Luyện Nghe IELTS)

Hình vẽ ở trên cho ta thấy 4 bước cơ bản của quá trình nghe hiểu tiếng Anh nói chung và IELTS nói riêng như sau:

Bước 1: Nghe thấy ngoại ngữ là bộ não người nghe sẽ xác định ngay ngoại ngữ đó là ngoại ngữ quen thuộc hay xa lạ. Nếu là quen thuộc (tiếng Anh) thì sẽ tiếp tục nghe và phân tích, so sánh.

Bước 2: So sánh và kết luận nghĩa. Căn cứ vào “ngân hàng dữ liệu” về tiếng Anh mà người học đã hấp thụ được, bộ não bắt đầu so sánh những gì nghe được với ngân hàng dữ liệu của nó có gồm: từ vựng, cụm từ, câu, và ngữ âm…

Bước 3: Nếu quá trình so sánh diễn ra thuận lợi, tức là người nghe hiểu được và kết luận được nghĩa của chuỗi âm thanh ngoại ngữ (tiếng Anh) đang xảy ra thì não người nghe sẽ tiếp tục phân tích chuỗi âm thanh tiếp theo đang đến và tiếp tục kết luận nghĩa. Điều này tức là quá trình nghe hiểu đang diễn ra bình thường và tốt đẹp.

Bước 4: Nếu người học gặp từ vựng lạ (hoặc phát âm lạ), cụm từ hoặc cấu trúc câu mà người nghe không thực sự thấy logic về nghĩa, thì họ sẽ băn khoăn và tiếp tục “đàm phán nghĩa” trong đầu… Nhưng chuỗi âm thanh mới vẫn được phát ra, và người nghe lúc này cảm thấy bối rối và bỏ cuộc, hoặc chấp nhận bỏ qua đoạn âm thanh đã không “đàm phán” được về nghĩa một cách hợp lý. Điều này có nghĩa là người nghe không nghe được hiệu quả, bị bỏ sót thông tin.

Kết luận: Bản chất quá trình nghe hiểu có hiệu quả hay không là phụ thuộc vào quá trình so sánh chuỗi âm thanh, đàm phán và kết luận nghĩa. Nói cách khác là người nghe có VỐN nhiều hay ít về từ vựng, cụm từ, câu kèm theo đó là trải nghiệm ngữ âm với chính các vốn từ, cụm từ và câu đó phong phú bao nhiêu thì khả năng nghe của họ càng tốt bấy nhiêu.

Nếu số vốn, hay “ngân hàng dữ liệu tiếng Anh”, của người lớn hơn hoặc bằng nội dung của bài nghe, thì họ sẽ nghe hiểu toàn bộ nội dung của bài nghe đó. Nếu số vốn đó bé hơn, hoặc kinh nghiệm về ngữ âm, giao tiếp và các yếu tố phi ngôn từ khác, ít hơn nội dung bài nghe, thì họ sẽ không nghe hiệu quả bài nghe đó.

Như vậy, để nghe tốt các bài nghe IELTS, người luyện thi IELTS cần phải học theo cách nâng cao cả vốn ngữ nghĩa và vốn ngữ âm, cùng với trải nghiệm đa dạng về tốc độ và bối cảnh bài nghe càng nhiều càng tốt thì mới có thể nghe hiệu quả không chỉ riêng với bài thi IELTS Listening, mà cả trong cuộc sống, trong học tập và nghiên cứu trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Các giải pháp luyện nghe IELTS hiệu quả

Đầu tiên: Hãy nghe và xem lời thoại, rồi luyện nghe bằng cách nói lại

Như đã giải thích ở trên, bạn cần cả vốn ngữ nghĩa và vốn ngữ âm. Chính vì thế nếu bạn chỉ nghe và nghe để làm các bài tập thì bạn sẽ tiến bộ rất chậm hoặc thậm chí là không tiến bộ. Do đó trong giai đoạn đầu luyện kỹ năng Nghe IELTS, bạn hãy chọn bài nghe đơn giản và nghe để làm bài tập. Nhưng sau khi đã nghe và làm bài IELTS xong, bạn cần mở phần ghi lời của bài nghe (listening script) ra và vừa nghe vừa xem lại. Trong quá trình nghe và xem lại đó, bạn hãy ghi chép cẩn thận từ vựng mới, cụm từ mới cả phiên âm của chúng để tập nói lại tất cả các từ và cụm từ.

Sau khi phát âm đúng các từ và cụm từ mới, bạn hãy tập nói cả câu có chứa từ và cụm từ đó. Hãy vừa bật đoạn âm thanh người bản ngữ nói và vừa tập nói theo thì sẽ rất có ích cho bạn, vì nó giúp bạn phát âm đúng hơn, ngữ điệu tốt hơn, và hấp thụ ngôn ngữ sâu hơn. Sau khi bạn đã có thể nói tốt cả các câu chứa từ mới rồi thì bạn mới chuyển sang nghe bài nghe mới và lặp lại đúng các bước như vừa rồi.

Thứ hai: Sử dụng công cụ chép chính tả kèm theo so sánh nghĩa

Công cụ này là một công cụ mô phỏng chính xác quá trình so sánh “ngân hàng dữ liệu” tiếng Anh mà bạn có với tiếng mẹ đẻ của bạn trong quá trình nghe để kết luận nghĩa. Dù muốn hay không thì trong giai đoạn đầu học tiếng Anh, người nghe bao giờ cũng có xu hướng dịch sang tiếng Việt để hiểu được đoạn tiếng Anh đang nghe một cách từ từ và chắc chắn. Người ta chỉ nghe tiếng Anh nhanh mà không hoặc ít phải dịch sang tiếng mẹ đẻ là khi trong đầu người ta đã có một vốn rất lớn về tiếng Anh, hay nói cách khác là “ngân hàng dữ liệu” tiếng Anh của người học đã cực kỳ phong phú, và đủ lớn và đủ “nhạy” để có thể kết luận nghĩa chính xác và nhanh chóng.

Vấn đề đặt ra ở đây chính là làm thế nào để nhanh chóng tích lũy được “ngân hàng dữ liệu tiếng Anh” phục vụ cho việc nghe một cách nhanh nhất? Các chuyên gia tiếng Anh của Smartcom đã xây dựng công cụ mô phỏng quá trình nghe, đàm phán, và kết luận nghĩa đó bằng công cụ nghe và chép chính tả kèm với đoạn âm thanh có cả đoạn âm thanh tiếng Anh và lời dịch tiếng Việt. Hãy nhớ rằng não người ghi nhớ ngôn ngữ chủ yếu bằng âm thanh và hình ảnh nhé. Nhưng bài thi IELTS thì lại bắt các thí sinh trả lời bằng cách viết. Chính vì thế, bạn cần nghe và viết đồng thời.

Bạn hãy đăng ký tài khoản luyện thi IELTS trực tuyến của Smartcom tại đây để có thể sử dụng công cụ nghe và chép chính tả mô phỏng quá trình nghe và kết luận nghĩa của não chúng ta. Smartcom English luôn có những phần tài khoản miễn phí để bạn có thể thử nghiệm công cụ này. Trong các bài viết tiếp theo, các chuyên gia IELTS của Smartcom English sẽ tiếp tục chia sẻ với bạn các giải pháp sâu sắc hơn để có thể luyện thi Nghe IELTS hiệu quả.

Smartcom IELTS Experts

Thành ngữ tiếng Anh với bộ phận cơ thể

Thành ngữ trong tiếng Việt được sử dụng phổ biến trong giao tiếp hàng ngày, cả trong lời nói và văn viết. Có rất nhiều thành ngữ tiếng Việt gắn với bộ phận cơ thể như: mắt thấy tai nghe, bụng chua miệng ngọt, nở mày nở mặt,… Vậy còn tiếng Anh thì sao? Hãy cùng Smartcom English tìm hiểu thành ngữ tiếng Anh với bộ phận cơ thể trong bài viết này nhé!

Thành ngữ tiếng Anh với bộ phận cơ thể

Thành ngữ tiếng Anh với các bộ phận trên đầu

Mắt (eye)

See eye to eye: đồng quan điểm, tán thành

Eg: My sisters don’t see eye to eye with me about the arrangements.

(Các chị gái của tôi không đồng tình với tôi về những sự sắp xếp).

Khối óc (brain)

Pick someone’s brain: hỏi một người rất am hiểu về vấn đề

Eg: Can I pick your brain about how you got rid of those weeds?

(Tôi có thể hỏi bạn về cách bạn loại bỏ những cỏ dại đó không?).

Tóc (hair)

Let one’s hair down: thoải mái, thư giãn

Eg: Why don’t you let your hair down a bit? Come out with us for the evening

(Sao bạn không thư giãn một chút, hãy đến chơi với chúng tôi tối nay).

Môi (lip)

Sb’s lips are sealed: kín miệng, giữ bí mật

Eg: I’d like to tell you what I know but my lips are sealed.

(Tôi muốn nói với bạn những gì tôi biết nhưng tôi phải giữ bí mật).

Tai (ear)

To keep an ear to the ground: để ý thông tin mới hay xu hướng mới:

Eg: John kept his ear to the ground, hoping to find out new ideas in computers. 

(John để ý đến những xu hướng mới với mong muốn sẽ tìm ra ý tưởng trên máy tính).

Go in one ear and out the other: vào tai này ra tai kia

Eg: You can give her advice, but it just goes in one ear and out the other.

(Bạn có thể cho cô ấy lời khuyên, nhưng lời khuyên của bạn sẽ chỉ vào tai này ra tai kia).

To be all ears: lắng nghe cẩn thận

Eg: Billy was all ears when I was telling him about the new school principal.

(Billy đã chăm chú lắng nghe khi tôi nói với anh ấy về hiệu trưởng mới của trường).

Mũi (nose)

It’s no skin off my nose: không ảnh hưởng gì đến tôi, chẳng ăn thua gì

Eg: It’s no skin off my nose if you don’t take my advice.

(Tôi chẳng ảnh hưởng gì nếu bạn không nghe theo lời khuyên của tôi).

Turn your nose up at something: chê, từ chối

Eg: She turned up her nose at the job because she didn’t think it had enough status.

(Cô ấy đã từ chối công việc vì cô ấy không nghĩ rằng đây là công việc có đủ địa vị).

Răng (tooth/teeth)

Like pulling teeth: rất khó khăn, tốn sức

Eg: Getting her to tell me about her childhood was like pulling teeth.

(Bắt cô ấy kể cho tôi nghe về thời thơ ấu của cô ấy là vô cùng khó khăn).

Cằm (chin)

Keep your chin up: không được nản chí

Eg: I know you’re worried about the election results, but keep your chin up, and think positive.

(Tôi biết bạn đang lo lắng về kết quả bầu cử, nhưng không được nản chí và hãy suy nghĩ tích cực).

Thành ngữ tiếng Anh với các bộ phận trên thân mình

Vai (shoulder)

Cold shoulder: lạnh nhạt

Eg: His wife was angry and gave him the cold shoulder.

(Vợ anh tức giận và lạnh nhạt với anh).

Cánh tay (arm)

To arm sb with sth: trang bị cho

Eg: Nowadays, students need to be armed with many skills to get on life.

(Ngay nay học sinh cần được trang bị nhiều kĩ năng để bước vào đời).

Ngón tay (finger) / xương (bone)

To work one’s fingers to the bone: làm việc rất vất vả

Eg: I have been working my fingers to the bone so my children could have everything they need.

(Tôi đã làm việc vất vả để những đứa con của tôi có được tất cả những gì cần thiết).

Ngực (chest)

Get something off your chest: trút bỏ gánh nặng khi nói ra được điều gì

Eg: I had spent two months worrying about it and I was glad to get it off my chest.

(Tôi đã dành hai tháng để lo lắng về nó và tôi rất vui khi trút bỏ được gánh nặng).

Thành ngữ tiếng Anh với các bộ phận dưới thân mình

Chân (leg)

Break a leg: Cố lên! tự tin lên !( thường nói với ai đó trước buổi biểu diễn của họ)

Eg: You must be so excited for the first night of your play! Break a leg!

(Bạn phải rất phấn khích cho đêm chơi đầu tiên của bạn! Cố lên nhé!)

Bàn chân (foot/feet)

Put your foot in your mouth: lỡ lời nói ra điều gì làm ai đó khó xử, bối rối

Eg: I put my foot in my mouth with Eva. I had no idea she was divorced.

(Tôi thực sự đã lỡ lời với Eva. Tôi không biết cô ấy đã ly hôn).

To have your feet on the ground: thực tế

Eg: Don’t worry about Kerry – she’s a smart girl who has her feet on the ground.

(Đừng lo lắng về Kerry – cô ấy là một cô gái thông minh và luôn thực tế).

Drag your feet: làm việc chậm chạp, uể oải, trì hoãn, chần chừ

Eg: He knows he should see a doctor, but he’s dragging his feet.

(Anh ấy biết mình nên đi khám bác sĩ, nhưng anh ấy cứ chần chừ).

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính: Smartcom English – Tầng 4 nhà 29T2, đường Hoàng Đạo Thúy, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Trung tâm Anh ngữ Smartcom: Tòa nhà Smartcom, số 117, phố Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội.

Website: https://smartcom.vn

Điện thoại: (+84) 024.22427799

Zalo: 0865835099

5 thành ngữ về “DAY” trong tiếng Anh mà bạn không nên bỏ qua

Bạn muốn tăng từ vựng và thành ngữ tiếng Anh để giao tiếp như người bản xứ? Đừng lo lắng, hãy để Smartcom English giới thiệu tới bạn một số thành ngữ tiếng Anh liên quan tới “DAY” nhé. 

Idioms with Day (thành ngữ về “DAY”)

Day” không chỉ được sử dụng với nghĩa là “NGÀY” mà còn được kết hợp dùng trong các thành ngữ mô tả tính chất, trạng thái hay biểu đạt cảm xúc. Các thành ngữ về từ vựng này là những idiom cơ bản, thường xuất hiện trong các cuộc hội thoại hàng ngày hoặc trong các bài viết tiếng Anh. Do đó, idioms with day còn là một trong những chiếc chìa khóa giúp bạn đạt được điểm từ vựng trong các bài thi IELTS.

Đối với các bài thi IELTS và bài thi tiếng Anh, bạn có thể sử dụng các idioms with day sau để xây dựng được một câu văn, câu nói. Từ đó, bạn sẽ thể hiện được trình độ am hiểu tiếng Anh của mình.

5 Idioms with Day (5 thành ngữ về “DAY”)

Idiom 1: As clear as day (Rõ như ban ngày)

E.g1: I made sure the instructions were as clear as day so that there would be no confusion.

(Tôi đã đảm bảo rằng bản hướng dẫn rõ ràng như ban ngày để không có sự nhầm lẫn)

E.g2: The teacher explained the concept so well that it became as clear as day to the students.

(Giáo viên giải thích khái niệm này rất rõ ràng đến nỗi học sinh hiểu rõ như ban ngày)

Idiom 2: As different as night and day (Trắng đen rõ ràng, rất khác nhau)

E.g1: Patty is far more talkative than I am. We’re just as different as night and day.

(Patty hoạt ngôn hơn tôi rất nhiều. Chúng tôi khác biệt như đêm và ngày vậy)

E.g2:The opinions of the two experts were as different as night and day, leading to a heated debate

(Ý kiến ​​của hai chuyên gia khác biệt như đêm và ngày, dẫn đến tranh cãi nảy lửa)

Idiom 3: It’s time to call it a day (or Call it a day) (Đến lúc kết thúc ngày làm việc)

Call it a day còn được dùng với nghĩa ngày nghỉ, nghỉ ngơi.

E.g1: OK, time to call it a day, everyone! We’ll pick things up where we left off tomorrow.

(Được rồi, mọi người, đã đến lúc kết thúc công việc cho hôm nay! Ngày mai chúng ta sẽ tiếp tục từ chỗ mà chúng ta dừng lại)

E.g2: The writer decided to call it a day after finishing the last chapter of the novel.

(Tác giả đã quyết định nghỉ ngơi sau khi viết xong chương cuối của cuốn tiểu thuyết)

Idiom 4: One’s day in the sun (Ngày huy hoàng)

E.g1: John had his day in the sun when one of his videos went viral on the internet and, for a little while at least, he became a household name.

(John đã có ngày huy hoàng khi một trong những video của anh ta trở nên phổ biến trên Internet và, ít nhất là trong một thời gian ngắn, anh đã trở thành một cái tên quen thuộc trong mọi gia đình)

E.g2:  After years of arduous struggle, she eventually had her day in the sun when her novel became a bestseller.

(Sau nhiều năm làm việc gian khổ, cuối cùng cô cũng có được ngày huy hoàng khi cuốn tiểu thuyết của cô trở thành sách bán chạy nhất)

Idiom 5: (As) happy as the day is long (Rất hạnh phúc)

E.g1: I have been happy as the day is long ever since we moved to the countryside.

(Từ sau khi chúng ta chuyển đến miền quê, tôi đã rất hạnh phúc)

E.g2: I have a chance to meet my idol, so I feel happy as the day is long.

(Tôi có cơ hội được gặp thần tượng của mình, vì vậy tôi rất hạnh phúc)

Trên đây là các thành ngữ về từ DAY mà bạn có thể gặp thường xuyên trong các kỹ năng Nói hoặc Viết trong tiếng Anh. Bạn có thể áp dụng những thành ngữ về ngày trong bài thi IELTS, nhất là bài thi Nói. Việc sử dụng idiom sẽ giúp bạn thể hiện được trình độ của mình ấn tượng hơn và dễ được đánh giá cao về phần từ vựng hơn.

Smartcom English đã chuẩn bị nhiều tài liệu khác để giúp bạn ôn IELTS và học IELTS Online hiệu quả hơn. Hãy theo dõi các bài chia sẻ về kiến thức IELTS từ Smartcom English nhé!

Thông tin liên hệ

Trung tâm Anh ngữ Smartcom: Tòa nhà Smartcom, số 117, phố Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội.

Website: https://smartcom.vn

Điện thoại: (+84) 024.22427799

Zalo: 0865835099

Từ vựng IELTS theo chủ đề MOBILE PHONES

Chào các bạn, Smartcom IELTS GEN 9.0 thuộc hệ thống Smartcom English xin giới thiệu với các bạn những từ vựng và cụm từ hữu ích cho chủ đề Mobile Phones (Điện thoại di động), được cho điểm rất cao trong các bài thi IELTS thực tế với cả kỹ năng Viết và Nói.

Từ vựng IELTS chủ đề Mobile Phones

Học từ vựng cho chủ đề Mobile Phones là việc nhất thiết phải làm, vì từ vựng này sẽ được sử dụng liên tục trong cuộc sống, trong giao tiếp khi bạn tiếp xúc với người nước ngoài, đi du học, và trong rất nhiều câu hỏi IELTS SpeakingWriting.

Câu hỏi thường gặp trong IELTS Speaking

Ví dụ như trong bài IELTS Speaking, chủ đề Mobile Phones có thể được hỏi với những câu hỏi Part 1 như sau:

  • Do you have a mobile phone?
  • How often do you make telephone calls?
  • What was your first mobile phone?
  • Who do you spend most time talking to on the phone?
  • Do you sometimes prefer to send a text message rather than making a phone call?

Hay những câu hỏi IELTS Speaking Part 2 như:

Describe a time when you had your first mobile phone.

You should say

  • What it was like?
  • When you had it?
  • Who gave you the cell phone?

Hoặc bạn có thể gặp câu hỏi sâu hơn về vấn đề này như:

What is the most popular app in your country?

You should say

  • What the app is
  • Where you found it
  • How people use it

Và câu hỏi ở Part 3:

  • What are the advantages of smart phones these days?
  • Do young and old people use smart phones in the same way?
  • Do people use smart phone too much in your country?

20 từ vựng IELTS thường gặp chủ đề Mobile Phones

Dưới đây là 20 từ và cụm từ hữu ích giúp bạn có thể có một bài IELTS Speaking rất hay về chủ đề Mobile Phones rất dễ học. Chùm từ vựng này không khó, nhưng rất đặc thù và khi bạn vận dụng tốt vào bài nói IELTS thì điểm số của bạn sẽ khá ấn tượng đấy.

1 – Smartphone /ˈsmɑːrtˌfoʊn/ (n) điện thoại thông minh


2 – Cell phone /sɛl foʊn/ (n) điện thoại di động


3 – Mobile device /ˈmoʊbəl dɪˈvaɪs/ (n) thiết bị di động


4 – Wireless communication /ˈwaɪərlɪs kəˌmjuːnɪˈkeɪʃən/ (n) giao tiếp không dây


5 – Text messaging /tɛkst ˈmɛsɪdʒɪŋ/ (n) tin nhắn văn bản


6 – Voice call /vɔɪs kɔːl/ (n) cuộc gọi thoại


7 – Mobile applications (apps) /ˈmoʊbəl ˌæplɪˈkeɪʃənz/ (n) ứng dụng di động


8 – Touchscreen /tʌtʃskriːn/ (n) màn hình cảm ứng


9 – Internet connectivity /ˈɪntərnɛt kəˌnɛktɪˈvɪti/ (n) kết nối internet


10 – Mobile data /ˈmoʊbəl ˈdeɪtə/ (n) dữ liệu di động


11 – Battery life /ˈbætəri laɪf/ (n) thời lượng pin


12 – Call quality /kɔːl ˈkwɑːləti/ (n) chất lượng cuộc gọi


13 – Mobile operating system /ˈmoʊbəl ˈɒpəˌreɪtɪŋ ˈsɪstəm/ (n) hệ điều hành di động


14 – Social media apps /ˈsoʊʃəl ˈmidiə ˌæps/ (n) ứng dụng mạng xã hội


15 – Screen protector /skriːn prəˈtɛktər/ (n) bảo vệ màn hình


16 – Mobile network /ˈmoʊbəl ˈnɛtwɜːrk/ (n) mạng di động


17 – Data plan /ˈdeɪtə plæn/ (n) gói dịch vụ dữ liệu


18 – Mobile technology /ˈmoʊbəl tɛkˈnɑːlədʒi/ (n) công nghệ di động


19 – App store /æp stɔːr/ (n) cửa hàng ứng dụng


20 – Ringtone customization /ˈrɪŋˌtoʊn ˌkʌstəməˈzeɪʃən/ (n) tùy chỉnh nhạc chuông

Và đây là bài nói mẫu sử dụng 20 từ vựng và cụm từ trên. Bạn hãy đọc kỹ bài mẫu này, vì cách diễn đạt hoàn toàn bản địa của nó. Bài mẫu được các cựu chuyên gia khảo thí IELTS tại Smartcom IELTS GEN 9.0 biên soạn, nên nó có tính ứng dụng rất cao trong bài thi IELTS, được đánh giá cao nhờ tính tự nhiên của bản ngữ, mà lại không quá khó sử dụng.

[Download] Bộ Flashcard 01: 20 chủ đề IELTS Speaking thông dụng nhất

Áp dụng từ vựng vào bài Nói

Question: Describe your first mobile phone.

Sample answer:

My first mobile phone, or should I say “cell phone” as we used to call it back then, was a simple device that I received when I was in my early teenage years. It was not a smartphone by any means, but rather a basic mobile device. The primary function of this phone was for voice calls and text messaging.

The phone had a small monochrome screen with a physical keypad, and I remember it was quite durable. It didn’t have the fancy touchscreen that modern smartphones offer. The battery life was impressive, and I rarely had to charge it compared to today’s smartphones that require daily charging. Call quality was decent, and I used it mostly to keep in touch with my family and friends.

Back then, mobile data and mobile applications, or “apps” as we call them now, were not a part of our mobile experience. We used the phone mainly for communication, and the internet connectivity was limited to basic web browsing.

One distinct feature of that phone was the ability to customize ringtones, which was a fun feature to personalize my device. It was my introduction to mobile technology, and I fondly remember it as my first step into the world of mobile phones. While it may not have had all the bells and whistles of today’s smartphones, it served its purpose and was an essential part of my life during that time.

 



    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHOÁ HỌC



    THÔNG TIN LIÊN HỆ

    Smartcom English

    Hotline: 024.22427799

    Zalo: 0865.568.696

    Email: mail@smartcom.vn

    Hãy để lại tin nhắn hoặc bình luận của bạn nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hoặc cần đặt thêm câu hỏi về IELTS và từ vựng theo các chủ đề khác cho Smartcom IELTS GEN 9.0 ở dưới bài viết này nhé.

    Ngữ pháp quan trọng thế nào trong IELTS Speaking?

    Ngữ pháp là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với bài thi IELTS nói chung và phần thi kỹ năng Speaking nói riêng. Tâm lý chung của các sĩ tử IELTS mà Smartcom English thấy là các thí sinh thường lo lắng về việc sử dụng ngữ pháp IELTS sao cho chính xác. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều và đa dạng thay vì chỉ tập trung nói chính xác 1-2 cấu trúc ngữ pháp lại giúp bạn đạt điểm cao dễ dàng hơn.

    Ngữ pháp quan trọng trong IELTS Speaking
    Ngữ pháp quan trọng trong IELTS Speaking

    Bài nói IELTS sẽ đánh giá ngữ pháp như thế nào?

    Bộ mô tả Grammatical Range và Accuracy trong IELTS sẽ được sử dụng để đánh giá ngữ pháp mà bạn sử dụng trong bài nói, cũng như cách bạn sử dụng nó có chính xác và thích hợp hay không. Smartcom IELTS GEN 9.0 sẽ chỉ cho bạn 3 tiêu chí mà các giám khảo IELTS sử dụng khi đánh giá ngữ pháp của bạn như sau:

    • Phạm vi cấu trúc được sử dụng: Phạm vi này đánh giá từ những cấu trúc đơn giản bạn sử dụng như ở Band 4.0 cho đến các cấu trúc phức tạp nhất bạn có thể sử dụng như Band 9.0
    • Tính linh hoạt khi sử dụng: Điều này có nghĩa là bạn có thể chọn từ một loạt cấu trúc thích hợp cho phản hồi mà bạn muốn đưa ra. Các cấu trúc được sử dụng ‘tự nhiên và thích hợp’ ở Band 9.0 và “với độ linh hoạt hạn chế” ở khoảng Band 6.0
    • Tần suất mắc lỗi: Tần suất này sẽ đánh giá từ Band cao đến Band thấp. Bao gồm các câu không có lỗi ở Band 9.0 đến các lỗi thường xuyên dễ gây ra hiểu lầm ở Band 5.0

    Nhiều thí sinh sợ rằng mình sẽ bị mất điểm vì mắc lỗi. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng ngay cả một học sinh Band 9.0 cũng có thể mắc một vài lỗi nhỏ. Và chính người bản ngữ cũng mắc một số lỗi nhỏ khi nói tiếng Anh. Những lỗi này được gọi là “slips” (nhỡ miệng) và có thể được châm chước. 

    Tập trung vào sự đa dạng cấu trúc ngữ pháp trong IELTS Speaking
                              Tập trung vào sự đa dạng cấu trúc ngữ pháp trong IELTS Speaking

    Để có thể đạt được Band 6 hay Band 7, bạn hoàn toàn có thể được phép mắc một số lỗi nhất định mà không bị trừ điểm, đặc biệt là khi giám khảo đã thấy bạn có khả năng sử dụng đa dạng các loại cấu trúc phức tạp hơn.

    Mặc dù độ chính xác là cần thiết, nhưng bạn cũng nên cố gắng tập trung vào việc có thể sử dụng nhiều cấu trúc câu nhất có thể. Đây sẽ là điểm cộng của bạn đối với giám khảo IELTS đó.

    Sử dụng đa dạng cấu trúc ngữ pháp IELTS trong bài thi

    Trong các bộ đề mô tả có có nhắc đến khả năng sử dụng các cấu trúc ngữ pháp phức tạp. Chúng thường được sử dụng trong các cấu trúc phụ, bao gồm sự kết hợp của các mệnh đề phụ thuộc và độc lập. Dưới đây là tóm tắt ngắn gọn và một số ví dụ về ba loại cấu trúc câu chính:

    • Câu đơn, chỉ bao gồm một mệnh đề độc lập. Ví dụ: I drink coffee in the morning.
    • Câu ghép, bao gồm hai mệnh đề độc lập nối với nhau. Ví dụ: I drink coffee in the morning, but I don’t drink it at night.
    • Câu phức, bao gồm sự kết hợp của các mệnh đề phụ thuộc và độc lập. Ví dụ: I don’t drink it at night because it keeps me awake.

    Bên cạnh đó, giáo viên của Smartcom IELTS GEN 9.0 gợi ý thêm cho bạn các cấu trúc ngữ pháp cụ thể hay được dùng trong IELTS bạn có thể áp dụng bao gồm:

    Cách tăng phạm vi ngữ pháp sử dụng trong bài nói IELTS

    Học thêm nhiều cấu trúc ngữ pháp và luyện tập sử dụng chúng

    Nếu bạn đang theo dõi một cuốn sách khóa học, bạn có thể xem qua các cấu trúc ngữ pháp khác nhau đang được đề cập đến. Mặc dù hiểu các quy tắc là quan trọng, nhưng điều bạn thực sự cần làm là luyện tập cách sử dụng các cấu trúc đó trong cuộc hội thoại.

    Lắng nghe người khác nói và lưu ý cấu trúc ngữ pháp họ sử dụng

    Đây là cách hiệu quả khi áp dụng khi nghe các bài kiểm tra nói IELTS, chúng có sẵn trên kho bài giảng và LMS của Smartcom IELTS GEN 9.0. Ngoài ra, bạn có thể học ngữ pháp và từ vựng mới qua các bản tin truyền hình nước ngoài, các bộ phim song ngữ hoặc các series của TED x Talk.

    Nghe TED Talk để luyện kỹ năng Speaking hiệu quả
                                     Nghe TED Talks để luyện kỹ năng Speaking hiệu quả

    Việc tập luyện này sẽ giúp bạn làm quen với một loạt các cấu trúc ngữ pháp IELTS và hiểu một số ngữ cảnh mà chúng được sử dụng.

    Ghi âm và ghi chú các cấu trúc bạn sử dụng

    Khi chúng ta thành thạo hơn với các vốn cấu trúc ngữ pháp đang có, hãy ghi lại câu trả lời của chính bạn cho mỗi câu hỏi trong bộ đề bạn đang học. Sau đó phát lại đoạn ghi âm và ghi lại các cấu trúc khác nhau mà bạn đã sử dụng. 

    Việc nghe lại không chỉ giúp bạn nhớ cấu trúc đó hơn, mà còn giúp bạn tự chỉnh sửa ngữ điệu và kiểm tra lỗi nếu có của chính mình.

    3 TIPS tự luyện để lên band Speaking 1 cách nhanh chóng

    Nghe lại và sửa lỗi qua file ghi âm của mình

    Ngoài việc kiểm tra phạm vi cấu trúc bạn sử dụng, bạn cũng có thể nghe và kiểm tra lỗi ngữ pháp. Hãy ghi lại những lỗi bạn mắc phải và luyện nói chúng một cách chính xác hơn nữa.

    Sửa lỗi với một người bạn

    Chúng ta thường khó phát hiện ra lỗi của chính mình, vì vậy hãy thử kiểm tra nó cùng với một người khác. Tìm một người bạn đồng hành, cùng học và thi IELTS với bạn, hoặc tìm 1 người thầy riêng có kinh nghiệm cho mình, hành trình chinh phục IELTS của bạn sẽ rút ngắn đáng kể đó.

    Tìm 1 người bạn, 1 người thầy để cùng luyện IELTS Speaking
                                Tìm 1 người bạn, 1 người thầy để cùng luyện IELTS Speaking

    Luyện nói … thường xuyên hơn!

    Cho dù bạn đang luyện thi IELTS Speaking hay không, hãy tận dụng mọi cơ hội để nói chuyện bằng tiếng Anh và càng tốt nếu đối phương nghe hiểu được những gì bạn nói. Nếu may mắn, bạn có thể nhận được một số lưu ý hữu ích về ngữ pháp của mình!

    Và cuối cùng…  cố gắng đừng bận tâm đến việc phải chính xác. Hãy nhớ rằng bạn có khả năng đạt điểm vì cố gắng sử dụng các cấu trúc phức tạp ngay cả khi bạn làm chưa đúng.

    Như vậy, Smartcom IELTS GEN 9.0 đã chia sẻ cho bạn 1 tip về ngữ pháp IELTS để đạt điểm cao trong IELTS Speaking. Mặc dù đa dạng ngữ pháp là ưu điểm, nhưng hãy lưu ý rằng bạn vẫn cần sử dụng đúng ngữ cảnh, tránh sử dụng nhồi nhét làm bài nói của bạn mất tự nhiên và thiếu logic nhé.

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc nhận xét nào, hãy chia sẻ những điều này với Smartcom ngay tại Website hoặc trang Fanpage Smartcom English. Chúc bạn sẽ đạt được thành công với điểm số IELTS như ý.

    8 cách giúp nâng trình ngữ pháp tiếng Anh cực nhanh!
    (Và mẹo số 8 là quan trọng nhất với bạn!)

    Ngữ pháp là một vấn đề gây nhiều căng thẳng cho học sinh, vì ngữ pháp tiếng Anh được coi là khá khó hiểu, phức tạp, vụ vặt, khó nhớ đối với người Việt học tiếng Anh. Đặc biệt là với IELTS, ngữ pháp được các chuyên gia khảo thí đánh giá tỉ mỉ thông qua bài viết và bài nói của thí sinh. Chính vì vậy, đúng ngữ pháp là điều quan trọng cho việc viết và thành công của bạn, cả khi là sinh viên và nhân viên trong tương lai. Do đó, điều quan trọng là phải biết một số phương pháp đơn giản để cải thiện kỹ năng ngữ pháp của bạn. Dưới đây là 8 mẹo cơ bản, Smartcom English giới thiệu để bạn có thể thử nghiệm. Và hãy đặc biệt chú ý chiến thuật số 8, vì tư duy logic này sẽ giúp bạn nhớ ngữ pháp dễ dàng!

    Đọc

    Đọc có thể là cách số một để bạn có thể cải thiện kỹ năng ngữ pháp của mình. Khi bạn đọc, bạn củng cố ngữ pháp đúng trong tâm trí của mình. Việc đọc to có thể đặc biệt hữu ích vì sự kết hợp giữa nhìn, nói và nghe giúp củng cố những gì bạn đã học. Ngoài việc cải thiện ngữ pháp của bạn, đọc sẽ giúp ích cho tất cả các khía cạnh của bài viết của bạn, từ sự trôi chảy của câu đến tăng vốn từ vựng.

    Sổ tay ngữ pháp

    Rất hữu ích khi có một cuốn sách tham khảo kỹ lưỡng gần đó mà bạn có thể tham khảo các cấu trúc ngữ pháp khi viết. Bằng cách này, bất cứ khi nào câu hỏi ngữ pháp phát sinh, bạn có thể nhanh chóng tham khảo sách hướng dẫn để có được câu trả lời. Có rất nhiều sách hướng dẫn viết và ngữ pháp chất lượng cao trên thị trường. Ngoài ra, trên internet cũng có rất nhiều sách ngữ pháp miễn phí, kèm theo các hướng dẫn tỉ mỉ.

    Sách ngữ pháp “Tiếng Anh trên 5 đầu ngón tay”

    Xem lại những điều cơ bản

    Mặc dù các lớp học về ngôn ngữ học và viết tiếng Anh có thể không phải là điều bạn quan tâm, nhưng điều quan trọng là phải dành một chút thời gian để học hoặc xem lại các nguyên tắc cơ bản. Thực hiện một số nghiên cứu về các phần cơ bản của bài phát biểu, cũng như về các lỗi ngữ pháp phổ biến mà mọi người thường mắc phải.

    Thực hành

    Có rất nhiều tài nguyên tuyệt vời, cả trực tuyến và in ấn, có lợi cho việc cải thiện kỹ năng ngữ pháp của bạn. Tìm kiếm nhanh trên Internet sẽ thấy vô số trang web cung cấp các trò chơi và bài tập ngữ pháp. Nếu bạn biết rằng ngữ pháp là lĩnh vực bạn phải vật lộn, hãy dành ra một vài phút mỗi ngày để hoàn thành các bài tập ngữ pháp. Ngay cả hành động đơn giản là làm một vài bài kiểm tra thực hành tiếng Anh ở bất kỳ cấp độ nào cũng có thể giúp bạn cải thiện kỹ năng ngữ pháp của mình.

    Lắng nghe người khác

    Khi người hướng dẫn, nhân viên phòng thí nghiệm viết hoặc người dạy kèm viết phản hồi cho bạn, hãy lắng nghe họ! Tìm hiểu xem bạn có vấn đề nhất quán với bất kỳ chủ đề nào cụ thể không. Ví dụ: bạn có thường xuyên nhận được phản hồi về các câu chạy hoặc gặp vấn đề với thỏa thuận chủ ngữ-động từ không? Nếu vậy, hãy đảm bảo rằng khi bạn đọc lại bài tập của mình, bạn đặc biệt chú ý đến những chi tiết đó. Thậm chí có thể là khôn ngoan khi tạo danh sách kiểm tra cá nhân của riêng bạn về các mục cần lưu ý trong bài viết của bạn.

    Hiệu đính… thành tiếng

    Đôi khi khi chúng ta đọc lại những đoạn chúng ta đã viết, bộ não của chúng ta sẽ lấp đầy những khoảng trống của thông tin còn thiếu. Không phải lúc nào chúng ta cũng bắt lỗi chính mình khi hiệu đính. Đọc to những gì bạn đã viết, tốt nhất là cho người khác nghe, là một cách hiệu quả để đánh giá xem bạn có sử dụng đúng ngữ pháp hay không. Bạn có nhiều khả năng nhận ra lỗi của mình hơn nếu bạn đọc to nội dung, hơn là trong đầu bạn.

    Viết

    Ngữ pháp tiếng Anh trên 5 đầu ngón tay
    Ngữ pháp tiếng Anh trên 5 đầu ngón tay

    Vừa giúp bạn đọc nhiều, vừa giúp bạn viết nhiều hơn. Bạn càng luyện viết nhiều với ngữ pháp thích hợp, nó sẽ đến với bạn một cách tự nhiên hơn. Đây là những lời khuyên hữu ích để giúp bạn viết một bài luận đại học .

    Học sinh ở mọi lứa tuổi đều có thể được hưởng lợi từ việc thực hiện thêm những bước tiến để nâng cao ngữ pháp của mình. Sử dụng các phương pháp trên thường xuyên và bạn sẽ cải thiện đáng kể kỹ năng ngữ pháp của mình trước khi bạn biết điều đó.

    duy hệ thống trên 5 đầu ngón tay

    Thực ra tiếng Anh là một ngôn ngữ có hệ thống ngữ pháp rất logic, và nó hoàn toàn có thể tổng hợp lại dễ hiểu trên mô hình 5 điểm tư duy trên 5 đầu ngón tay. Cụ thể là ngữ pháp tiếng Anh là các nguyên tắc giúp hình thành ý, mà diễn đạt một ý hoàn thiện tức là cách diễn đạt một câu. Câu tiếng Anh có 5 điểm để tư duy, ta có thể chia theo 5 đầu ngón tay gồm Chủ ngữ (ngón cái) thể hiện Ai hay Cái gì là chủ thể của hành động; Động từ (ngón trỏ) thể hiện Làm gì; Tân ngữ (ngón giữa) thể hiện ai hay cái gì, chịu tác động của hành động (động từ); Bổ ngữ (ngón đeo nhẫn) thể hiện đặc điểm của chủ ngữ; Trạng ngữ (ngón út) thể hiện thời gian, địa điểm, nguyên nhân, cách thức và tần suất. Nếu bạn nắm chắc được cấu tạo của 5 vị trí trên 5 đầu ngón tay này, bạn sẽ hiểu ngữ pháp tiếng Anh một cách chắc chắn, và có thể tư duy một cách logic để suy ra mọi loại câu, diễn đạt mọi ý tưởng của bạn bằng tiếng Anh.

    Phương pháp tư duy logic tiếng Anh trên 5 đầu ngón tay được “Phù thủy tiếng Anh” Nguyễn Anh Đức viết trong một cuốn sách mang tên “Tiếng Anh trên 5 đầu ngón tay”, và ở bài viết sau, Smartcom English sẽ giới thiệu chi tiết hơn cho bạn.

    Smartcom English