IETLS Reading: Dạng bài Notes/Table/Flow Chart Completion

Notes/Table/Flow Chart Completion là một dạng bài thường xuyên gặp trong bài thi IELTS Reading và thường dễ bị nhầm lẫn với dạng bài Summary Completion. Bài viết hôm nay hãy cùng Smartcom English tìm hiểu chi tiết và các bước làm dạng bài này để tránh nhầm lẫn nhé!

Tổng quan dạng bài

Dạng Notes/Table/Flow Chart Completion trong IELTS Reading thường xuất hiện trong bài thi IELTS và thường bị nhầm lẫn với dạng Summary Completion. Điểm chung của hai dạng bài tập này là đều phải điền các từ trong bài vào chỗ trống. Với dạng bài này, thông thường thông tin cần điền vào từ không trải đều trên toàn bộ đoạn văn mà chỉ là một phần của đoạn văn. Bạn cần áp dụng kỹ năng scan & skim để tìm được những từ khóa quan trọng trong bài viết.

ielts-reading-smartcom-english-flow-chart-completion

Notes completion

Đây là dạng bài điền đáp án chính xác từ bài đọc để hoàn thành bản ghi chú khuyết thiếu thông tin.

Table Completion

Đây là dạng điền đáp án chính xác từ bài đọc để hoàn thành bảng với nội dung được chia theo từng mục khác nhau. 

Lưu ý về dạng bài Table Completion

– Nên chú ý thông tin ở cột hàng ngang và hàng dọc của bảng thông tin vì nó giúp thí sinh định vị vị trí thông tin cần tìm trong bài

– Quan sát xem cấu trúc của câu để dự đoán loại từ cần điền vào chỗ trống

– Nhớ xem đề bài cho phép mình điền bao nhiêu từ nhé! (No more than … words and/ or a number)

Vấn đề thường gặp

– Không biết điền loại từ gì vào chỗ trống vì chưa vững kiến thức về cấu trúc câu. Đặc biệt, dạng table completion khác với sentence completion ở chỗ sentence completion luôn cho học viên một câu hoàn chỉnh, trong khi đó mỗi ô trong table có thể là một câu hoàn chỉnh hoặc là một cụm danh từ.

– Nhiều thí sinh không biết tận dụng tiêu đề của cột ngang/ cột dọc bảng thông tin và không nhìn được tổng thể bảng thông tin đang hỏi gì, mà chỉ chăm chăm nhìn vào keywords từng câu. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc định vị thông tin cần đọc trong đoạn.

Flow-chart Completion

Đây là dạng điền đáp án chính xác từ bài đọc để hoàn thành biểu đồ phát triển khuyết thiếu thông tin,thường là các bước trong một quy trình hay phương pháp nào đó.

Lưu ý khi làm dạng bài Flow Chart Completion trong IELTS Reading

– Ý là điền thông tin để hoàn thành một quy trình nên thường thứ tự câu hỏi sẽ theo đúng như thứ tự thông tin trong bài đọc luôn.

– Thông tin trong dạng câu hỏi này sẽ không trải dài mà thường chỉ tập trung trong 1 hoặc 2 đoạn¨

– Giống những dạng Gap fill khác, khi làm dạng này cần chú ý số từ được điền vào chỗ trống (No more than … words and/or a number)

–  Đọc cấu trúc câu hỏi (thường là một câu hoàn chỉnh) để biết loại từ cần điền vào chỗ trống là loại từ nào.

Vấn đề thường gặp:

– Nhiều thí sinh chủ quan khi gặp dạng bài này nên không để ý tới việc phải quan sát yêu cầu đề bài.

– Thông tin trong câu hỏi sẽ không lặp lại y chang như trong bài mà thường được paraphrase, vì vậy thí sinh phải thật sự đọc hiểu mới chọn được từ điền vào chỗ trống, không phải cứ cắm đầu skim/scan từ khoá là xong.

Chiến lược làm bài

Nhìn chung dạng bài này có các bước làm bài tương tự với dạng bài Summary Completion.

  1. Đọc kỹ câu hỏi, xác định số lượng từ và số cần điền. Điều này quan trọng để chúng ta tìm ra đáp án đúng.
  2. Tìm từ hoặc cụm từ khóa trong câu hỏi và các phương án cho sẵn nếu có, đánh dấu bằng cách gạch chân hoặc highlight nếu thi trên máy tính.
  3. Xác định loại thông tin cần điền, dự đoán loại từ, càng chi tiết thì càng tốt.
  4. Xác định loại thông tin cần tìm trong bài đọc, đọc kỹ phần thông tin đó xem đã khớp nội dung với câu hỏi hay chưa.
  5. Điền/ Chọn đáp án đúng và kiểm tra lại một lượt sau khi đã hoàn thành.

Lưu ý & mẹo làm bài 

– Những từ có dấu gạch nối được tính là 1 từ. Ví dụ: hard-working, time-consuming

– Đối với hình thức chọn đáp án, số lượng áp án luôn nhiều hơn số lượng câu cần hoàn thành. Vì vậy, hãy dùng thêm phương pháp loại trừ nhé!

– Để né được những thông tin gây “nhiễu”, ta cần phải đọc thật kĩ câu hỏi. Những yếu tố như so sánh nhất cũng có thể là yếu tố quyết định để chọn đáp án đúng.

– Thứ tự xuất hiện các bước trong flow chart sẽ trùng với thứ tự xuất hiện của nó trong bài đọc. Thông tin trong table có thể xuất hiện theo thứ tự khác với thông tin khớp trong văn bản đọc.

– Kiểm tra lại câu trả lời để tránh mắc lỗi chính tả, ngữ pháp

Nhìn chung, một bài Completion sẽ cần thỏa mãn 3 yếu tố sau: ngữ pháp, ý nghĩa và số lượng từ quy định.

Bài tập mẫu

Careers with Kiwi Air

Flight Attendants – Recruitment and Training Process – Recruitment

The position of Flight Attendant is one of prestige and immense responsibility. Recruitment is conducted according to operational demands and there can be periods of up to 12 months where no new intake is required. However, applications are always welcomed.

After you submit your initial application online, the Kiwi Air HR Services Team review the details you have provided. Candidates whose details closely match the requirements of the position are then contacted via email advising that their application has progressed to the next stage of the recruitment process. Potential candidates are then asked to attend a Walk-In Day. This could occur several weeks or months after the original application has been submitted depending on current needs.

The Walk-In Day consists of a brief presentation about the role and a short interview. Candidates who are successful on the Walk-In Day are notified within 10 days and invited to attend an Assessment Centre. Please note that candidates are required to pass a swimming test before attending the Assessment Centre. At the Assessment Centre, candidates attend an interview as well as participating in a number of assessments. Verbal references are then requested, and candidates attend a medical check.

At times, there may not be a need to recruit for Flight Attendant positions. However, the company continuously maintains a ‘recruitment pool’ of those who have completed the Assessment Centre stage. These candidates are contacted when a need for Flight Attendants is established and attend a full interview before a decision is made on whether to extend an offer of employment.

Due to the volume of applications received, Kiwi Air is not able to offer verbal feedback to candidates at any stage of the recruitment process. Unsuccessful candidates may reapply at any time after 12 months from the date at which their applications are declined.

Training
Upon being offered a role as a trainee Flight Attendant, a 5-week training course is undertaken at our Inflight Services Training Centre in Auckland. This covers emergency procedures, customer care and service delivery, and equipment knowledge. To successfully complete the course, high standards must be attained and maintained in all subjects.

Questions 21 – 27
Complete the flow-chart below.
Choose NO MORE THAN TWO WORDS from the text for each answer.

Đáp án bài tập mẫu:

21. (initial) application (Đoạn thứ 2 – After you submit your initial application online…)

22. Walk-In Day (Đoạn thứ 2- Potential candidates are then asked to attend a Walk-In Day.)

23. swimming test (Đoạn thứ 3 – Please note that candidates are required to pass a swimming test before attending the Assessment Centre.)

24. verbal references (Đoạn thứ 3 – Verbal references are then requested, and candidates attend a medical check.)

25. recruitment pool (Đoạn thứ 4 – At times, there may not be a need to recruit for Flight Attendant positions. However, the company continuously maintains a ‘recruitment pool’ of those who have completed the Assessment Centre stage.)

26. full interview (Đoạn thứ 4 – These candidates are contacted when a need for Flight Attendants is established and attend a full interview before a decision is made on whether to extend an offer of employment.)

27. emergency (Upon being offered a role as a trainee Flight Attendant, a 5-week training course is undertaken at our Inflight Services Training Centre in Auckland. This covers emergency procedures, customer care and service delivery, and equipment knowledge.)

call-to-action-1

IELTS Speaking part 2: Hướng dẫn dạng bài chi tiết 2024

Trong IELTS Speaking part 1Speaking part 3 thì đều là các cuộc hội thoại thông thường thì ở IELTS Speaking part 2 bạn sẽ được kiểm tra khả năng độc thoại về một chủ đề kéo dài trong khoảng 2 phút. Vậy đâu là chiến thuật hay nhất để làm phần thi này? Các chủ đề thường gặp để bạn ôn luyện hiểu quả là gì? Cùng Smartcom English tìm hiểu ngay nhé!

Tổng quan IELTS Speaking part 2

ielts-speaking-smartcom-english

Tại phần thi IELTS Speaking part 2, bạn sẽ nhận một tấm thẻ quy định chủ đề bài độc thoại của bạn trong 2 phút. Giám khảo sẽ sử dụng đồng hồ bấm giờ để ghi lại thời gian bài nói của bạn và trước khi bạn bắt đầu bạn sẽ có 1 phút để chuẩn bị cho chủ đề đó. Sau 1 phút chuẩn bị, bạn sẽ được yêu cầu bắt đầu nói. Lúc đầu có thể bạn sẽ hơi lúng túng và hồi hộp vì lúc này bạn sẽ phải tự mình nói mà không có bất kỳ gợi ý nào từ phía giám khảo. Ví thế bạn phải chuẩn bị thật kỹ, luyện tập thật kỹ để vững vàng tâm lý khi bước vào kỳ thi thực sự.

Dưới đây là những điểm chính về phần này:

Nội dung: Đề bài thường xoay quanh những trải nghiệm, sở thích, hoặc quan điểm cá nhân về một chủ đề nào đó. Các nhóm chủ đề phổ biến:

    1. Nhóm chủ đề về trải nghiệm (Describe an experience)
    2. Nhóm chủ đề về người (Describe a person)
    3. Nhóm chủ đề về địa điểm (Describe places)
    4. Nhóm chủ đề về công việc/ học tập.

Ví dụ: “Describe a memorable journey you have taken.”

Các gợi ý đi kèm có thể bao gồm những câu hỏi phụ để giúp thí sinh phát triển bài nói, như: “Where did you go? Why was this journey memorable?”

– Tiêu chí đánh giá:

Giám khảo sẽ đánh giá dựa trên tiêu chí: Độ lưu loát và mạch lạc (Fluency and Coherence), Từ vựng (Lexical Resource), Ngữ pháp (Grammatical Range and Accuracy), và Phát âm (Pronunciation).

Quan trọng là thí sinh phải cố gắng nói một cách tự nhiên, tránh ngắt quãng và đảm bảo rằng các ý được liên kết chặt chẽ với nhau.

IELTS Speaking Part 2 giúp đánh giá khả năng thuyết trình, phát triển ý tưởng và sử dụng ngôn ngữ Anh của thí sinh trong một khoảng thời gian dài hơn so với phần 1, từ đó phản ánh chính xác hơn trình độ giao tiếp tiếng Anh của thí sinh.

Hướng dẫn làm IELTS Speaking part 2 hiệu quả

Sử dụng 4 câu gợi ý ở đề thi làm dàn bài

Sử dụng mẫu câu mở đầu bài thi:

  • Giới thiệu chung về chủ đề:
    • “Today, I’d like to talk about…”
    • “I’m going to describe…”
    • “Let me tell you about…”
  • Giới thiệu về trải nghiệm cá nhân:
    • “One of the most memorable [experiences/journeys/events] I’ve had was when…”
    • “I’d like to share a story about…”
    • “A significant [event/person/place] in my life is…”
  • Mở đầu bằng một câu chuyện hoặc tình huống:
    • “It all started when…”
    • “I remember it vividly; it was the time when…”
    • “Back in [year/time], something remarkable happened to me…”
  • Nêu cảm nhận ban đầu:
    • “When I first encountered this, I was…”
    • “The first thing that comes to mind when I think about [the topic] is…”
    • “At the time, I felt…”

Định hướng trả lời các câu hỏi theo chủ đề

– Dạng 1. Mô tả một người (Describe a Person)

  • Giới thiệu (Introduction): Giới thiệu về người đó và mối quan hệ của bạn với họ.
    • Ví dụ: “I’d like to talk about my best friend, Jane, who I’ve known since high school.”
  • Ngoại hình (Physical Appearance): Mô tả ngắn gọn về ngoại hình của họ.
    • Ví dụ: “She is tall, with long brown hair and expressive blue eyes.”
  • Tính cách (Personality): Nói về những đặc điểm tính cách của họ.
    • Ví dụ: “Jane is incredibly kind and always willing to help others. She has a great sense of humor that brightens up any room.”
  • Khoảnh khắc đáng nhớ (Memorable Moment): Chia sẻ một trải nghiệm hoặc khoảnh khắc đáng nhớ với họ.
    • Ví dụ: “One of the most memorable moments with Jane was when we went on a road trip together. It was an adventure I’ll never forget.”
  • Kết luận (Conclusion): Kết thúc với lý do tại sao họ đặc biệt với bạn.
    • Ví dụ: “Jane is special to me because she has always been there for me, through thick and thin.”

Describe an interesting old person you have met 

Describe a person who inspired you to do something interesting

– Dạng 2. Mô tả một địa điểm (Describe a Place)

  • Giới thiệu (Introduction): Giới thiệu về địa điểm và tại sao nó quan trọng với bạn.
    • Ví dụ: “I’m going to describe my favorite place, which is a small coffee shop in my hometown.”
  • Vị trí (Location): Mô tả vị trí của nó.
    • Ví dụ: “It’s located in the heart of the city, nestled between a bookstore and a park.”
  • Ngoại hình (Appearance): Nói về ngoại hình và không gian của địa điểm.
    • Ví dụ: “The coffee shop has a cozy interior with wooden furniture and soft lighting, creating a warm and welcoming atmosphere.”
  • Hoạt động (Activities): Mô tả những gì bạn thường làm ở đó.
    • Ví dụ: “I usually go there to read books, enjoy a cup of coffee, and sometimes catch up with friends.”
  • Kỷ niệm (Memories): Chia sẻ một kỷ niệm đáng nhớ ở đó.
    • Ví dụ: “One memorable moment was when I celebrated my birthday there with close friends. It was a delightful evening filled with laughter.”
  • Kết luận (Conclusion): Kết thúc với lý do tại sao địa điểm này đặc biệt với bạn.
    • Ví dụ: “This coffee shop is special to me because it feels like a home away from home, offering a peaceful retreat from the hustle and bustle of daily life.”
Hướng dẫn dạng bài “Describe a place”: Stadium or Sports 

– Dạng 3. Mô tả một sự kiện (Describe an Event)

  • Giới thiệu (Introduction): Giới thiệu về sự kiện và khi nào nó diễn ra.
    • Ví dụ: “I’d like to talk about a music concert I attended last summer.”
  • Chuẩn bị (Preparation): Nói về việc chuẩn bị cho sự kiện.
    • Ví dụ: “I bought the tickets months in advance and was eagerly counting down the days.”
  • Mô tả sự kiện (Description of the Event): Mô tả chi tiết về sự kiện.
    • Ví dụ: “The concert was held in an open-air venue with thousands of people. The atmosphere was electric with everyone singing along to their favorite songs.”
  • Trải nghiệm cá nhân (Personal Experience): Chia sẻ trải nghiệm và cảm xúc của bạn.
    • Ví dụ: “I felt exhilarated and completely immersed in the music. It was an unforgettable experience.”
  • Khoảnh khắc đáng nhớ (Memorable Moment): Nêu một khoảnh khắc đáng nhớ trong sự kiện.
    • Ví dụ: “The most memorable moment was when the band played my favorite song as the finale. The crowd went wild, and it was a perfect ending to a perfect night.”
  • Kết luận (Conclusion): Kết thúc với lý do tại sao sự kiện này quan trọng với bạn.
    • Ví dụ: “This concert was significant because it was not only entertaining but also a bonding experience with my friends.”

– Dạng 4. Mô tả một đồ vật (Describe an Object)

  • Giới thiệu (Introduction): Giới thiệu về đồ vật và ý nghĩa của nó với bạn.
    • Ví dụ: “I’m going to describe my favorite piece of jewelry, a necklace that was a gift from my grandmother.”
  • Ngoại hình (Appearance): Mô tả ngoại hình của đồ vật.
    • Ví dụ: “The necklace is made of silver with a delicate pendant shaped like a heart.”
  • Nguồn gốc (Origin): Nói về nguồn gốc hoặc cách bạn có được nó.
    • Ví dụ: “My grandmother gave it to me on my 18th birthday. It has been passed down through generations in our family.”
  • Ý nghĩa (Significance): Giải thích tại sao nó quan trọng với bạn.
    • Ví dụ: “This necklace is important to me because it symbolizes the love and connection within our family.”
  • Kỷ niệm (Memories): Chia sẻ những kỷ niệm đặc biệt liên quan đến đồ vật.
    • Ví dụ: “I wore it on my graduation day, which made the day even more special.”
  • Kết luận (Conclusion): Kết thúc với lý do tại sao đồ vật này giữ vị trí đặc biệt trong lòng bạn.
    • Ví dụ: “This necklace holds a special place in my heart because it is a tangible reminder of my grandmother’s love and our family’s heritage.”

– Dạng 5. Mô tả một trải nghiệm (Describe an Experience)

  • Giới thiệu (Introduction): Giới thiệu về trải nghiệm và khi nào nó xảy ra.
    • Ví dụ: “I’m going to describe a thrilling experience I had last year, which was skydiving.”
  • Chuẩn bị (Preparation): Nói về việc chuẩn bị cho trải nghiệm.
    • Ví dụ: “Before the jump, I had to undergo a brief training session and get equipped with the necessary gear.”
  • Mô tả trải nghiệm (Description of the Experience): Mô tả chi tiết về trải nghiệm.
    • Ví dụ: “As I jumped out of the plane, the initial freefall was exhilarating. The view from above was breathtaking, with landscapes stretching as far as the eye could see.”
  • Cảm xúc cá nhân (Personal Feelings): Chia sẻ cảm xúc của bạn trong suốt trải nghiệm.
    • Ví dụ: “I felt a mix of fear and excitement, but mostly a sense of freedom and adrenaline rush.”
  • Khoảnh khắc đáng nhớ (Memorable Moment): Nêu một khoảnh khắc đáng nhớ trong trải nghiệm.
    • Ví dụ: “The most memorable moment was when the parachute deployed, and I could peacefully glide down, taking in the beautiful scenery.”
  • Kết luận (Conclusion): Kết thúc với lý do tại sao trải nghiệm này quan trọng với bạn.
    • Ví dụ: “This skydiving experience was significant because it pushed me out of my comfort zone and gave me a new perspective on life and courage.”
Describe an outdoor activity

Bằng cách định hướng câu trả lời theo các chủ đề cụ thể, bạn có thể đảm bảo rằng bài nói của mình sẽ mạch lạc, chi tiết và ấn tượng với giám khảo.

Nguồn tài liệu đề thi IELTS Speaking part 2

Có nhiều nguồn tài liệu để ôn luyện đề thi IELTS Speaking Part 2. Dưới đây là một số nguồn tài liệu phổ biến và hữu ích mà bạn có thể tham khảo:

  1. Sách luyện thi IELTS:
    • “Cambridge IELTS” series: Bộ sách này do Đại học Cambridge xuất bản, chứa các đề thi thật của các kỳ thi IELTS trước đây. Mỗi cuốn sách bao gồm một phần dành cho Speaking với các đề mẫu và câu trả lời gợi ý.
    • “IELTS Speaking” by Mark Allen: Cuốn sách cung cấp nhiều đề bài mẫu, câu trả lời mẫu và hướng dẫn chi tiết về cách phát triển bài nói.
    • “Barron’s IELTS” series: Bộ sách này cũng bao gồm các đề mẫu cho phần Speaking và cung cấp các mẹo hữu ích cho từng phần thi.
  2. Trang web và ứng dụng:
    • IELTS Liz (ieltsliz.com): Trang web của giáo viên Liz cung cấp rất nhiều bài học, mẹo, và đề mẫu cho IELTS Speaking, đặc biệt là phần 2.
    • IELTS Simon (ielts-simon.com): Trang web của cựu giám khảo Simon cung cấp các bài mẫu và hướng dẫn chi tiết về cách trả lời các câu hỏi trong IELTS Speaking.
    • IELTS Buddy (ieltsbuddy.com): Trang web này cung cấp các bài mẫu cho cả ba phần của bài thi Speaking, bao gồm các câu hỏi mẫu và câu trả lời gợi ý.
  3. Video trên YouTube:
    • IELTS Speaking Official: Kênh YouTube chính thức của IELTS có nhiều video mẫu về phần thi Speaking.
    • IELTS Liz và IELTS Simon: Cả hai giáo viên này đều có kênh YouTube riêng cung cấp nhiều video hướng dẫn và bài mẫu.

Sử dụng đa dạng các nguồn tài liệu này sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện và chuẩn bị tốt nhất cho phần thi IELTS Speaking Part 2.

call-to-action-1

IELTS Listening part 4 khó vậy làm sao để ẵm trọn điểm?

Bạn đã ôn luyện thật kỹ IELTS Listening part 1, part 2 và part 3 mà Smartcom đã hướng dẫn trong các bài viết trước chưa? Nếu chưa ôn luyện các phần trước kỹ càng thì bạn sẽ thấy phần 4 trong bài thi nghe này thật khó. Đúng vậy! Được cho là phần khó nhất trong bài thi Nghe IELTS nhưng vẫn có những bí quyết để đạt điểm tối đa. Cùng Smartcom English tìm hiểu qua nội dung dưới đây nhé!

Tổng quan về Part 4 IELTS Listening

Part 4 là phần thi cuối và cũng được cho là phần thi khó nhất trong bài thi IELTS Listening. Đây là một đoạn độc thoại (monologue) của giảng viên thuộc rất nhiều lĩnh vực như Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Nghệ thuật và văn hóa. Phần thi này khó chủ yếu do nói về một lĩnh vực chuyên môn sâu với tốc độ chậm, rõ ràng chứ không có chứa nhiều bẫy đánh đố như các phần trước.

Bố cục trong một bài giảng (Lecture), sẽ luôn luôn có những trường đoạn mà giảng viên (Lecturer) nói thao thao bất tuyệt về một chủ đề, thường là lý thuyết cơ bản, rồi sau đó mới đến phần thảo luận hoặc bài tập. Vì thế bạn chỉ cần người nghe bắt được một số từ keyword sẽ nắm được nội dung cơ bản của cả bài. Ngược lại, chỉ cần bạn mất tập trung một chút là bỏ qua kiến thức cốt lõi của cả bài nói.

ielts-listening-part-4

Các dạng câu hỏi thường gặp:

Table Completion (Điền vào chỗ trống): đề bài sẽ đưa ra một bảng có các ô trống, và bạn cần điền vào những ô trống này thông tin mà bạn nghe được trong bản ghi âm. Thông thường, bảng này chứa các thông tin cụ thể như ngày, thời gian, địa điểm, tên, số liệu,…

Short Answer Question: yêu cầu thí sinh đọc câu hỏi và viết câu trả lời ngắn gọn dựa trên thông tin từ audio. Mục đích của dạng câu hỏi này là kiểm tra khả năng trả lời câu hỏi trong giới hạn từ quy định.

Multiple Choice: thí sinh cần đưa ra nhiều đáp án khác nhau và bạn cần lựa chọn đáp án đúng cho câu hỏi được đề bài đưa ra.

Pick from a list: thí sinh cần phải chọn đáp án từ danh sách các câu trả lời có sẵn. Các câu trả lời này cần phù hợp với nội dung của bài nghe. Tùy theo yêu cầu của đề bài, một câu trả lời có thể xuất hiện trong danh sách nhiều lần.

Hướng dẫn làm bài nghe IELTS Listening Part 4

Bước 1: Đọc đề & Xác định các thông tin chính

Trong giai đoạn này, người nghe cần nắm được các nội dung chính yếu như: Số lượng từ/ con số giới hạn được phép điền, dạng câu hỏi, tiêu đề bài nghe.

Khi làm được những điều này, thí sinh sẽ tránh được những sai sót đang tiếc như viết thừa so với số lượng từ giới hạn. Hãy chú ý khi thấy yêu cầu “WRITE NO MORE THAN … WORDS AND/OR … NUMBER”.

Ngoài ra, nhờ việc nắm trước dạng câu hỏi, thí sinh cũng sẽ có phương án phù hợp để làm bài. Đồng thời, đọc tiêu đề của bài nghe sẽ giúp dự đoán trước nội dung sắp nghe, tránh sự bất ngờ trong quá trình làm bài.

Bước 2: Đọc câu hỏi và tìm từ khóa

Như đã đề cập trước đó, chủ đề của Part 4 rất đa dạng. Chính vì vậy, việc đọc trước câu hỏi, xác định từ khóa sẽ đảm bảo thí sinh có thể hiểu các câu hỏi và đáp án trong bài nghe, đồng thời có định hướng trước về nội dung của bài nghe. Trong bài sẽ xuất hiện 2 dạng từ khóa là những thông tin không thể thay thế như tên riêng, con số hay các thuật ngữ và các thông tin có thể thay thế như danh từ chung, động từ, tính từ.

Bước 3: Dự đoán câu trả lời

Sau khi hiểu được sơ nội dung bài đọc thông qua việc xác định keywords, tiếp tới hãy xác định loại từ mình cần điền vào chỗ trống. Dự đoán cụ thể loại từ đó là gì để lúc nghe có thể lọc được thông tin nhanh chóng và chính xác hơn.

Ví dụ nếu chỗ trống đó là danh từ (noun) thì cụ thể đó là danh từ riêng (tên người, tên tổ chức, tên địa điểm,…) hay chỉ là một danh từ thông thường. Hoặc nếu chỗ cần điền là tính từ thì đó có thể là tính từ mang nghĩa khẳng định hay phủ định (có các tiền tố un-, in-, dis-,…).

Bước 4: Nghe và làm bài

Điểm đặc biệt cần lưu ý trong Part 4 là một cuộc thảo luận nên mỗi người tham gia vào cuộc thảo luận sẽ lần lượt phát biểu ý kiến. Các ý kiến này có thể mang tính tương đồng hoặc trái ngược nhau. Từ đó, thí sinh cần chú ý liệu các đối tượng có đạt được sự tán thành cho mỗi ý kiến được nêu ra hay không. Đồng thời nhận diện các yếu tố gây nhiễu, chẳng hạn như phương án được đưa ra sẽ thực hiện trong tương lai xa thay vì trong hiện tại hoặc phương án được đưa ra nhưng bị bác bỏ sau đó, có thể qua các dấu hiệu sau: but, however, although, yet, actually, rather than, instead, not really, …

Một lưu ý thêm với dạng bài Completion ở phần này, thí sinh cũng nên chú ý các từ nối “and”, “also”, “another” hoặc một số từ nối phổ biến khác khi liệt kê như First/Firstly, Second/ Secondly, Finally …. để dễ dàng theo kịp được người nói đang đề cập đến điểm nào.

Nhưng lưu ý để đạt điểm cao trong phần Listening Part 4

Chuẩn bị kiến thức đa lĩnh vực: vì Part 4 là một bài giảng về kiến thức học thuật ở trình độ cao đẳng đại học với những lý thuyết cơ bản nhất của chủ đề đó nên sẽ không quá nặng tính chuyên môn. Điều này dẫn đến một tình huống đó là khi nội dung của bài nghe rơi vào lĩnh vực bạn yêu thích và đã có kiến thức trước thì thí sinh hoàn toàn có thể dựa vào kiến thức sẵn có để tự suy luận, phán đoán được đáp án và dễ dàng nắm bắt được nội dung bài nghe.

Phân tích ngữ pháp và từ loại: dù những từ cần điền có sẵn trong bài nghe và không cần phải đổi từ loại nhưng để không bị rối, người nghe nên dựa vào vị trí của chỗ trống và kiến thức ngữ pháp của mình để dự đoán từ cần điền là từ loại gì (danh từ, động từ, tính từ hay trạng từ).

Theo dõi tiến trình bài giảng: Để không bỏ sót thông tin quan trọng, thí sinh cần chú ý theo dõi tiến trình bài giảng. Các bài nghe thường được chia thành các phần và mục được in đậm để làm nổi bật. Thí sinh cần nắm vững các dòng tiêu đề của mỗi mục lớn trong bài giảng để có thể theo kịp tiến độ và biết trước câu hỏi và đáp án sắp xuất hiện.

Bài tập vận dụng chiến lược làm bài nghe Part 4

Complete the notes below.

Write ONE WORD ONLY for each answer.

The Tawny Owl

Most 31 ……………………. owl species in UK
Strongly nocturnal

Habitat
Mainly lives in 32 ……………………., but can also be seen in urban areas, e.g. parks.

Adaptations:
Short wings and 33 ……………………., for navigation
Brown and 34 ……………………. feathers, for camouflage
Large eyes (more effective than those of 35…………………….), for good night vision
Very good spatial 36 ……………………. for predicting where prey might be found
Excellent 37 ……………………., for locating prey from a perch
Diet
Main food is small mammals.
Owls in urban areas eat more 38 …………………….

Survival
Two thirds of young owls die within a 39 …………………….
Owls don’t disperse over long distances.
Owls seem to dislike flying over large areas of 40 …………………….

Cách làm:

  • Bước 1: Đọc đề & Xác định các thông tin chính
    • Số lượng từ: 1
      Tiêu đề: Bài nói tập trung miêu tả về một loài cú tên Tawny
      Heading: 4 heading lớn đó là habitat (môi trường sống), adaptation (sự thích nghi), diet (chế độ ăn uống) và survival (sự sống sót)
  • Bước 2: Đọc câu hỏi và tìm từ khóa (các từ được in đạm trong đề)
  • Bước 3: Dự đoán câu trả lời
    • Câu 31: Owl species là danh từ với nghĩa loài cú, và có most đứng trước => từ cần điền là tính từ.
    • Câu 32: Chủ yếu sống ở => danh từ, chỉ nơi chốn.
    • Câu 33: Trước “and” là danh từ “wings” chỉ một bộ phận của con cú => từ cần điền là danh từ, cũng chỉ bộ phận cơ thể của con cú.
    • Câu 34: brown (màu nâu) là tính từ chỉ màu sắc và đứng trước and => từ cần điền là tính từ chỉ màu sắc
    • Câu 35: Mắt to, hiệu quả hơn mắt của => từ cần điền là danh từ, chỉ người hoặc loài vật.
    • Câu 36: Spatial có đuôi al => tính từ và theo sau chỗ trống có for là giới từ chỉ mục đích => từ cần điền là danh từ , chú ý s/es.
    • Câu 37: Excellent là tính từ => từ cần điền là danh từ. Vì vế sau có bổ sung “để tìm ra con mồi từ trên cành cây” => một danh từ chỉ bộ phận cơ thể giúp con cú nhìn hoặc nghe.
    • Câu 38: eat là ngoại động từ => từ cần điền là danh từ, chỉ động vật hoặc thực vật mà cú có thể ăn. Owls là từ chỉ số nhiều -> danh từ cần điền sẽ có s/es
    • Câu 39: Dựa vào từ “a” đứng trước và nghĩa => danh từ số ít chỉ thời gian (tháng, năm, tuần, thập kỉ).
    • Câu 40: Large areas of … (những khu vực … rộng) => từ cần điền là danh từ.
  • Bước 4: Nghe và làm bài: Đáp án và lời thoại
31. common Good evening everyone. You’re all likely to be familiar with pictures of the tawny owl, (Q31) because of all the owl species in the UK it’s actually the most common one. But the chances are that you’re more likely to have heard one than actually seen one, as it’s also strongly nocturnal. This means that it normally ventures out at night.
So what kind of habitat does the tawny owl prefer? (Q32) Well, a survey carried out in the nineteen eighties confirmed that this owl is most likely to be found in woodland. If you look at a map of tawny owl distribution across Britain, you’ll only see gaps in the treeless marshy areas of eastern England, and in some of the more upland parts of north-west Scotland. However, you can sometimes find populations of tawny owls in urban areas too, either in parks or in large gardens.
(Q33) The tawny owl shows some obvious adaptations to its natural habitat. For example, both its wings and its tail are short, which helps it to manoeuvre through the trees. Also the bird’s plumage is a mixture of brown and grey (Q34), and this provides suitable camouflage for when the owl perches up against a tree trunk.
Then, there are its large eyes. (Q35) The tawny owl’s visual capacities are considerably better than those of humans, and although it can’t see in complete darkness, it’s sufficiently well equipped to be able to navigate its way around woodland on all but the most overcast nights.
Another factor that contributes to the tawny owl’s success as a hunter, is its excellent memory (Q36) of the layout of different areas. If you combine this ability with the owl’s strongly territorial and sedentary nature – most populations of tawny owl are ‘sit and wait’ predators – you realise that it has a good opportunity to predict where prey might be found. Finally, as well as having large eyes, the owl’s sense of hearing (Q37) is excellent, and this helps it to locate potential prey as it sits on its perch.
Turning now to the tawny owl’s diet … Woodland tawny owls feed mainly on mammals, especially small ones such as wood mice and bank voles. But they’ll also take things like frogs, or bats or even fish, if they happen to be available. In urbanised landscapes, the owls seem to prey more on birds (Q38). So there are some differences there.
Let’s just look briefly now at survival rates in the tawny owl. Young tawny owls face a difficult time once they leave home, and two out of every three are likely to die within their first year (Q39). So with such high mortality levels it’s a good job that established breeding pairs can produce young over a number of seasons, and maximise their chances of passing their genes on to the next generation of owls.
I’ve already mentioned the sedentary nature of the tawny owl. But it’s not just adult tawny owls that are sedentary in their habits. Young birds, dispersing away from where they were born, rarely move far – the average distance is just four kilometres.
There also appears to be some reluctance to cross large bodies of water (Q40) – the owl is absent from many of the islands around our shores, with only occasional sightings in Ireland and the Isle of Wight off the south coast of England. Right, well, now I’ll show you some photographs that have been taken in …
32. woodland/ woods/ forest(s)
33. tail
34. grey/ gray
35.humans/ people
36. memory
37. hearing
38. birds
39. year
40.water

Nguồn tài liệu miễn phí

Tham khảo trong link tại đây.

Trên đây là những chia sẻ từ Smartcom để giúp bạn ôn tập thật tốt cho phần thi IELTS nói chung và Part 4 nói riêng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy comment góp ý bên dưới để được Smartcom giải đáp bạn nhé!

call-to-action-1

Hướng dẫn làm bài IELTS Listening part 3 (Chi tiết)

Bài thi IELTS Listening được thiết kế 4 phần với độ khó tăng theo từng phần. Ở bài viết IELTS Listening part 1, part 2 trước Smartcom English đã hướng dẫn các bạn chi tiết dạng bài và các lưu ý khi ôn luyện. Trong bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem trong part 3 này đâu là điều dễ đánh lừa nhất và các dạng bài thường gặp là gì nhé!

Tổng quan về IELTS Listening Part 3

Nếu như Part 1Part 2 chủ yếu xoay quanh các vấn đề đời sống thì Part 3 là cuộc hội thoại giữa 2 – 4 người về một lĩnh vực nghiên cứu, chuyên môn trong môi trường giáo dục, vì thế những cuộc nói chuyện này thường mang tính học thuật, khoa học.

So với IELTS Listening Part 1 và Part 2 thì Part 3 sẽ có tốc độ nói nhanh hơn và có khá nhiều bẫy gây nhiễu thông tin hơn. Chưa kể số lượng nói ở phần này có thể lên tới 4 người. Đây có thể xem là một thử thách đối với thí sinh về cả mặt tâm lý lẫn khả năng nghe hiểu để nhận diện đáp án. Chính vì vậy, đối với phần thi này, người học cần có chiến thuật ôn luyện thật cẩn thân.

Yếu tố gây nhiễu trong Part 3 có thể là:

  • Phương án được đưa ra nhưng bị bác bỏ sau đó, có thể qua các dấu hiệu sau: but, however, although, yet, actually, rather than, instead, not really,…
  • Phương án được đưa ra sẽ thực hiện trong tương lai xa thay vì trong hiện tại

ielts-listening-part-3

Các dạng câu hỏi thường gặp trong Part 3

Completion (Điền vào chỗ trống): là dạng bài yêu cầu thí sinh phải điền vào các chỗ trống để hoàn thành câu văn. Bao gồm các dạng nhỏ như Form Completion, Note Completion, Table Completion, Flow-chart Completion.

Multiple Choice (Câu hỏi trắc nghiệm): là dạng bài yêu cầu thí sinh lựa chọn đáp án đúng phù hợp với bài nghe dựa vào danh sách các đáp án đã cho sẵn. Trong dạng bài này sẽ có 2 trường hợp đó là: Chọn một đáp án đúng nhất hoặc Chọn nhiều đáp án đúng.

Matching Information (Nối thông tin): là dạng bài yêu cầu thí sinh nối các thông tin cho sẵn với các đối tượng phù hợp, hoặc nối phần cuối với phần đầu của câu sao cho phù hợp với nội dung bài nghe. Trong dạng bài này, sẽ có trường hợp số phương án ít hơn số câu hỏi nên một phương án có thể được dùng để trả lời nhiều lần. Nhưng cũng có tình huống số phương án nhiều hơn số câu hỏi nên một phương án chỉ được sử dụng để trả lời một lần.

Hướng dẫn làm bài nghe Part 3

Bước 1: Đọc đề & Xác định các thông tin chính

Trong giai đoạn này, người nghe cần nắm được các nội dung chính yếu như: Số lượng từ/ con số giới hạn được phép điền, dạng câu hỏi, tiêu đề bài nghe.

Khi làm được những điều này, thí sinh sẽ tránh được những sai sót đang tiếc như viết thừa so với số lượng từ giới hạn. Hãy chú ý khi thấy yêu cầu “WRITE NO MORE THAN … WORDS AND/OR … NUMBER”.

Ngoài ra, nhờ việc nắm trước dạng câu hỏi, thí sinh cũng sẽ có phương án phù hợp để làm bài. Đồng thời, đọc tiêu đề của bài nghe sẽ giúp dự đoán trước nội dung sắp nghe, tránh sự bất ngờ trong quá trình làm bài.

Bước 2: Đọc câu hỏi và tìm từ khóa

Khác với 2 phần trước đó, Part 3 sẽ kiểm tra sự nghe hiểu của thí sinh nhiều hơn là vận dụng kỹ thuật Nghe lấy từ khóa hoặc thông tin riêng lẻ. Trong bài sẽ xuất hiện 2 dạng từ khóa là những thông tin không thể thay thế như tên riêng, con số hay các thuật ngữ và các thông tin có thể thay thế như danh từ chung, động từ, tính từ. Chính vì vậy, việc đọc trước câu hỏi, xác định từ khóa sẽ đảm bảo thí sinh có thể hiểu các câu hỏi và đáp án trong bài nghe, đồng thời có định hướng trước về nội dung của bài nghe.

Bước 3: Dự đoán câu trả lời

Nhờ hoàn thành tốt 2 bước kể trên, người nghe sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa ra dự đoán về từ loại của từ cần điền: danh từ, động từ, tính từ hay con số, số ít hay số nhiều.

Bước 4: Nghe và làm bài

Điểm đặc biệt cần lưu ý trong Part 3 là một cuộc thảo luận nên mỗi người tham gia vào cuộc thảo luận sẽ lần lượt phát biểu ý kiến. Các ý kiến này có thể mang tính tương đồng hoặc trái ngược nhau. Từ đó, thí sinh cần chú ý liệu các đối tượng có đạt được sự tán thành cho mỗi ý kiến được nêu ra hay không. Đồng thời nhận diện các yếu tố gây nhiễu, chẳng hạn như phương án được đưa ra sẽ thực hiện trong tương lai xa thay vì trong hiện tại hoặc phương án được đưa ra nhưng bị bác bỏ sau đó, có thể qua các dấu hiệu sau: but, however, although, yet, actually, rather than, instead, not really, …

Áp dụng vào từng dạng bài Part 3

Sau đây, chúng ta hãy cùng đi vào từng dạng trong phần thi này.

Dạng Completion:

Question 10- 13

Complete the notes below

Write ONE WORD ONLY for each answer

Renovation of Queen’s Theatre

History

•Shut down in 1972 due to low 10…………………

•The Oakland Theatre association got a renovation 11…………….

•Add Additional financing came from an unknown donor

On the reopening date

•The theater Will host a celebratory performance on 12…………….

•13……………. ahead of time it is suggested

Cách làm:

  • Bước 1: Xác định đây là dạng Note completion, chỉ được phép điền 01 từ duy nhất, và nội dung bài nói về việc cải tạo một rạp hát.
  • Bước 2: Xác đinh từ khóa trong câu hỏi bao gồm:
    • Câu 10: “Shut down”, “1972”, “low”.
    • Câu 11: “Oakland Theatre”, “renovation”.
    • Câu 12: “theater Will”, “host” “celebratory performance” “on”.
    • Câu 13: “adhead of time”.
  • Bước 3: Dự đoán câu trả lời
    • Câu 10: từ cần điền là danh từ.
    • Câu 11: từ cần điền là danh từ.
    • Câu 12: từ cần điền có thể là một danh từ.
    • Câu 13: từ cần điền có thể là con số.
  • Bước 4: Trong khi nghe, các bạn nên chú ý nghe, chứ không nên cứng nhắc tập trung so sánh keyword trên đề bài với chữ nghĩa trong bài nghe. Lý do là vì thông tin sẽ được paraphrase trong bài nghe.

Dạng Multiple Choice:

Questions 21-24

Choose the correct letter, A, B or C.

21. Why do the students think the Laki eruption of 1783 is so important?

A. It was the most severe eruption in modern times.
B. It led to the formal study of volcanoes.
C. It had a profound effect on society.

22. What surprised Adam about observations made at the time?

A. the number of places producing them
B. the contradictions in them
C. the lack of scientific data to support them

23. According to Michelle, what did the contemporary sources say about the Laki haze?

A. People thought it was similar to ordinary fog.
B. It was associated with health issues.
C. It completely blocked out the sun for weeks.

24. Adam corrects Michelle when she claims that Benjamin Franklin

A. came to the wrong conclusion about the cause of the haze.
B. was the first to identify the reason for the haze.
C. supported the opinions of other observers about the haze.

Cách làm:

  • Bước 1: Xác định đây là dạng Multiple choice, chỉ được phép chọn 01 đáp án duy nhất, và nội dung bài nói về vụ nổ tên là Laki .
  • Bước 2: Xác đinh từ khóa trong câu hỏi bao gồm:
    • Câu 21: “Why, Laki eruption, 1783, important, most severe”, …
    • Câu 22: “surprise, Adam, observation, place, contradictions, lack data”, …
    • Câu 23: “Michelle, contemporary sources, similar, health, blocked, sun”, …
    • Câu 24: “Adam correct Michelle, Benjamin Franklin”, … => từ cần điền có thể là con số.
  • Bước 3: Xác định sự khác nhau giữa các đáp án. Ở Multiple Choice rất hay gặp những câu hỏi có đáp án rất dài. Nếu đến khi nghe bạn mới bắt đầu đọc thì sẽ không kịp. Nên ở đây, với đáp án dài, bạn nên thêm bước phân biệt sự khác nhau giữa các đáp án, bằng việc gạch chân các từ khóa quan trọng.
  • Bước 4: Trong khi nghe, các bạn nên chú ý nghe, chứ không nên cứng nhắc tập trung so sánh keyword trên đề bài với chữ nghĩa trong bài nghe. Lý do là vì thông tin sẽ được paraphrase trong bài nghe.

Dạng Matching Information

Question 21 – 25

What does Jack tell his tutor about each of the following course options?

A. He’ll definitely do it

B. He may or may not do it

C. He won’t do it

Write the correct letter, A,B or C next to questions 21 – 25

You may choose any letter more than once

21. Media Studies

22. Women and Power

23. Culture and Society

24. Identity and Popular Culture

25. Introduction to Cultural Theory

Cách làm:

  • Đọc kĩ đề bài. Dạng bài này cho phép bạn dùng một phương án cho nhiều câu hỏi, hoặc một phương án có thể không dùng cho câu hỏi nào cả.
  • Các câu hỏi sẽ được sắp xếp đúng thứ tự được nói trong bài nghe. Tuy vậy bạn cũng cần chú ý là chúng sẽ được paraphrase nhe.

Dạng bài Labelling

Cách làm:

  • Đọc kĩ câu hỏi và các đáp án lựa chọn (nếu có), phân tích cấu trúc câu cần phải điền để dự đoán từ loại cần điền.
  • Nghe kĩ đoạn hội thoại. Trong quá trình nghe, các bạn hãy chú ý tới những công cụ ngôn ngữ diễn tả các bước của một quá trình. Những từ ngữ chỉ quy trình như first, after, then, next, finally… là công cụ hữu ích để theo kịp tiến độ bài nói.

Nguồn tài liệu miễn phí: tại đây.

Trên đây là toàn bộ nội dung mà một người học IELTS cần nắm để nâng cao điểm số trong phần thi IELTS Listening Part 3. Hãy comment nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào để được Smartcom giải đáp. Chúc các bạn học tập thật hiệu quả đạt điểm tuyệt đối trong phần thi này!

call-to-action-1

IELTS Listening part 2: Chiến thuật 4 bước làm bài cực hay!

IELTS Listening Part 2 là phần thứ hai trong bài thi Nghe của IELTS. Phần này vẫn được nhiều thí sinh đánh giá là đơn giản so với nhiều phần khác trong đề thi. Ở bài viết này, Smartcom sẽ chia sẻ tới bạn những nội dung cần nắm vững để có được điểm cao tối đa trong phần thi này.

Khác biệt giữa IELTS Listening Part 2 so với Part 1

Khác với Part 1 thì Part 2 sẽ có phần hóc búa hơn với những chi tiết đánh lừa rất dễ gây nhầm lẫn cho các thí sinh.

Về nội dung: Trong phần 2, các bạn sẽ nghe một bài độc thoại từ một người nói với các chủ đề quen thuộc ở mức độ không quá khó và chỉ đòi hỏi thông thạo ngữ pháp và từ vựng ở mức trung bình (VD: thuyết trình về một địa điểm; giới thiệu về dịch vụ; trình bày về bộ máy của một tổ chức…). Tuy nhiên, do chỉ là cuộc hội thoại của một người nên người nói trong phần 2 có thể tự sửa lại lời nói của họ. Đây chính là những chi tiết đánh lạc hướng & thay đổi thông tin.

Về dạng câu hỏi:

ielts-listening-part-2-cac-dang-bai

  • Sentence Completion (Điền từ vào chỗ trống): là dạng bài yêu cầu thí sinh phải điền vào các chỗ trống để hoàn thành câu văn.
  • Map Labelling (Xác định một vị trí trên bản đồ): là dạng bài yêu cầu thí sinh phải xác định địa điểm / vị trí của vật hoặc nơi chốn nào đó dựa vào một bản đồ cho sẵn. Thí sinh sẽ phải xác định vị trí / địa điểm bằng cách dùng các chữ cái (A – Z) đã được đánh dấu trên bản đồ và điền vào tên địa điểm.
  • Multiple Choice (Câu hỏi trắc nghiệm): là dạng bài thường xuyên xuất hiện ở phần thi IELTS Listening Part 2, yêu cầu thí sinh lựa chọn đáp án đúng phù hợp với bài nghe dựa vào danh sách các đáp án đã cho sẵn. Trong dạng bài này sẽ có 2 trường hợp đó là: Chọn một đáp án đúng nhất hoặc Chọn nhiều đáp án đúng.
  • Matching Information (Nối thông tin): là dạng bài thường xuyên xuất hiện ở phần thi IELTS Listening Part 2, yêu cầu thí sinh nối các thông tin cho sẵn với các đối tượng phù hợp, hoặc nối phần cuối với phần đầu của câu sao cho phù hợp với nội dung bài nghe. Trong dạng bài này, sẽ có trường hợp số phương án ít hơn số câu hỏi nên một phương án có thể được dùng để trả lời nhiều lần. Nhưng cũng có tình huống số phương án nhiều hơn số câu hỏi nên một phương án chỉ được sử dụng để trả lời một lần.

Hướng dẫn làm bài IELTS Listening Part 2

ielts-listening-part-2-smartcom-english

Bước 1: Đọc đề & Xác định các thông tin chính

Trong giai đoạn này, người nghe cần nắm được các nội dung chính yếu như: Số lượng từ/ con số giới hạn được phép điền, dạng câu hỏi, tiêu đề bài nghe.

Khi làm được những điều này, thí sinh sẽ tránh được những sai sót đang tiếc như viết thừa so với số lượng từ giới hạn. Hãy chú ý khi thấy yêu cầu “WRITE NO MORE THAN … WORDS AND/OR … NUMBER”.

Ngoài ra, nhờ việc nắm trước dạng câu hỏi, thí sinh cũng sẽ có phương án phù hợp để làm bài. Đồng thời, đọc tiêu đề của bài nghe sẽ giúp dự đoán trước nội dung sắp nghe, tránh sự bất ngờ trong quá trình làm bài.

Bước 2: Đọc câu hỏi và tìm từ khóa

Trước khi thực sự nghe nội dung bài, sẽ luôn xuất hiện một đoạn hướng dẫn như sau: “First, you have some time to look at questions…” trong khoảng 30 giây. Vì thế, hãy tận dụng khoảng thời gian này để đọc câu hỏi và gạch chân các từ khóa.

Từ khóa trong bài được hiểu là các từ mang nội dung (Content words) như danh từ, động từ, tính từ, … thay vì các từ chỉ giúp câu đúng ngữ pháp (Functional words) như mạo từ, đại từ, trợ động từ…

Ngoài ra, cần lưu ý xem câu hỏi có từ NOT không, vì nhiều khi bài yêu cầu bạn chọn đáp án SAI thay vì đáp án đúng.

Cụ thể với dạng bài Map labelling, thí sinh cần làm quen với bố cục, một số đặc điểm nổi bật của bản đồ, biểu đồ đó, để một khi nghe không bị lạc hướng, bỡ ngỡ.

Bước 3: Dự đoán câu trả lời

Nhờ hoàn thành tốt 2 bước kể trên, người nghe sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa ra dự đoán về từ loại của từ cần điền: danh từ, động từ, tính từ hay con số, số ít hay số nhiều.

Bước 4: Nghe và làm bài

Lưu ý trong quá trình nghe, thí sinh sẽ khó nghe thấy chính xác những từ xuất hiện trong câu hỏi/ đề bài hoặc nếu có thì đó thường là những chi tiết “đánh lừa”. Thông thường, các từ ngữ xuất hiện trong phần câu hỏi sẽ được nói theo một cách khác (paraphrase) nhằm kiểm tra trình độ nghe hiểu của thí sinh. Vì thế, hãy thực sự tập trung để tìm ra đáp án đúng.

Bài tập IELTS Listening part 2 mẫu

Hãy cùng thực hành 4 bước nêu trên với bài tập sau đây

Questions 11–14

Choose the correct letter, A, B or C.

Boat trip round Tasmania

11. What is the maximum number of people who can stand on each side of the boat?

A. 9
B. 15
C. 18

12. What colour are the tour boats?

A. dark red
B. jet black
C. light green

13. Which lunchbox is suitable for someone who doesn’t eat meat or fish?

A. Lunchbox 1
B. Lunchbox 2
C. Lunchbox 3

14. What should people do with their litter?

A. take it home
B. hand it to a member of staff
C. put it in the bins provided on the boat

Questions 15 and 16

Choose TWO letters, A–E.

Which TWO features of the lighthouse does Lou mention?
A. why it was built
B. who built it
C. how long it took to build
D. who staffed it
E. what it was built with

Questions 17 and 18

Choose TWO letters, A–E.

Which TWO types of creature might come close to the boat?
A. sea eagles
B. fur seals
C. dolphins
D. whales
E. penguins

Questions 19 and 20

Choose TWO letters, A–E.

Which TWO points does Lou make about the caves?
A. Only large tourist boats can visit them.
B. The entrances to them are often blocked.
C. It is too dangerous for individuals to go near them.
D. Someone will explain what is inside them.
E. They cannot be reached on foot.

Đáp án chi tiết

Questions 11 => A
Người hướng dẫn nói rằng nếu có nhiều hơn 9 người ở một bên thì sẽ phải chuyển một số người qua, nên 9 là số lượng người tối đa mỗi bên thuyền. Our boats aren’t huge as you can see. We already have three staff members on board and on top of that, we can transport a further fifteen people – that’s you – around the coastline. But please note if there are more than nine people on either side of the boat, we’ll move some of you over, otherwise all eighteen of us will end up in the sea!
Questions 12 => C
Hiện tại chiếc thuyền đã được nâng cấp và cso phần bên ngoài được sơn màu xanh sáng (light green) We’ve recently upgraded all our boats. They used to be jet black, but our new ones now have these comfortable dark red seats and a light-green exterior in order to stand out from others and help promote our company. This gives our boats a rather unique appearance, don’t you think?
Questions 13 => B
Hộp ăn trưa 2 gồm một cuộn phô mai cheddar, đây là đồ ăn phù hợp cho người không ăn thịt và cá. We offer you a free lunchbox during the trip and we have three types. Lunchbox 1 contains ham and tomato sandwiches. Lunchbox 2 contains a cheddar cheese roll and Lunchbox 3 is salad-based and also contains eggs and tuna. All three lunchboxes also have a packet of crisps and chocolate bar inside. Please let staff know which lunchbox you prefer.
Questions 14 => B
Theo bài nghe, Jess, Ray và những người hướng dẫn viên khác sẽ đi thu gom rác từ mọi người và vứt vào một cái bao nhựa lớn. I’m sure I don’t have to ask you not to throw anything into the sea. We don’t have any bins to put litter in, but Jess, myself or Ray, our other guide, will collect it from you after lunch and put it all in a large plastic sack.
Questions 15-16 => A/D
Lou có nhắc đến thông tin ngọn hải đăng (lighthouse) được xây từ năm 1838 để bảo vệ các thủy thủ trong vụ đắm tàu. Đây là lý do tại sao nó được xây dựng.

Ngoài ra

Lou có nhắc đến thông tin những người công nhân chủ yếu là phạm nhân bị kết án tù nhưng hiện tại các gia đình bình thường đã tiếp quản nơi này.

This area is famous for its ancient lighthouse, which you’ll see from the boat as we turn past the first little island. It was built in 1838 to protect sailors as a number of shipwrecks had led to significant loss of life. The construction itself was complicated as some of the original drawings kept by the local council show. It sits right on top of the cliffs in a very isolated spot. In the nineteenth century there were many jobs there, such as polishing the brass lamps, chopping firewood and cleaning windows, that kept lighthouse keepers busy. These workers were mainly prison convicts until the middle of that century when ordinary families willing to live in such circumstances took over.
Questions 17-18 => B/C
Những con hải cẩu có lông (fur seals) là loài vật có tính hiếu kỳ (inquisitive) nên chúng có thể đột nhiên xuất hiện ngay trước mặt du khách.

Ngoài ra

Cá heo (dolphins) đôi lúc có thể đến gần chúng ta theo bầy đàn hoặc đơn lẻ khi ta lướt sóng trên biển.

Some of you have asked me what creatures we can expect to see. I know everyone loves the penguins, but they’re very shy and, unfortunately, tend to hide from passing boats, but you might see birds in the distance, such as sea eagles, flying around the cliff edges where they nest. When we get to the rocky area inhabited by fur seals, we’ll stop and watch them swimming around the coast. They’re inquisitive creatures so don’t be surprised if one pops up right in front of you. Their predators, orca whales, hunt along the coastline too, but spotting one of these is rare. Dolphins, on the other hand, can sometimes approach on their own or in groups as they ride the waves beside us.
Questions 19-20 => D/E
Ở đoạn cuối, Lou nhắc đến việc mọi người sẽ có thể đến các cửa hang và tại điểm đó Lou và các đồng nghiệp sẽ nói về thứ nằm trong hang.

Ngoài ra

Lou đã đề cập đến việc chỉ có biển mới tiếp cạn được những hang động đó, điều đó nghĩa là không thể tiếp cận được bằng đường bộ.

Lastly, I want to mention the caves. Tasmania is famous for its caves and the ones we’ll pass by are so amazing that people are lost for words when they see them. They can only be approached by sea, but if you feel that you want to see more than we’re able to show you, then you can take a kayak into the area on another day and one of our staff will give you more information on that. What we’ll do is to go through a narrow channel, past some incredible rock formations and from there we’ll be able to see the openings to the caves, and at that point we’ll talk to you about what lies beyond.

Những sai lầm cần tránh khi làm bài nghe IELTS Part 2

  • Bị đánh lừa bởi các thông tin phân tâm: Để đánh giá khả năng hiểu tiếng anh của thi sinh, đồng thời hạn chế việc nghe một cách máy móc, có rất nhiều thông tin liên quan đến đáp được đưa ra để đánh gây nhiễu. Ví dụ trong đoạn hội thoại, mặc dù người nói đã đưa ra thông tin liên quan đến câu hỏi trong một câu nói, nhưng người này lại xin lỗi và thay đổi thông tin khác trong câu nói phía sau. Nếu không tỉnh táo sẽ dễ dàng bị đánh lừa bởi thông tin phía trước. Để giải quyết vấn đề này, người đọc cần thực hiện theo hướng dẫn các bước làm bài nêu trên, đặc biệt là bước xem, xác định từ khóa trong câu hỏi và dự đoán câu trả lời để từ đó chủ động nhận diện thông tin được dùng để gây nhiễu.
  • Lỗi sai liên quan đến chính tả: Trong quá trình làm bài, dưới áp lực vừa nghe vừa phải chọn đáp án, vì vội vàng mà người học mắc phải những lỗi sai liên quan đến chính tả rất đáng tiếc, chẳng hạn như: không viết hoa tên riêng, tháng, thiếu dấu gạch ngang, quy tắc viết tiền tệ, v.v Khi luyện tập ở nhà và trước khi đi thi, thí sinh cần dành thời gian tìm hiểu các quy tắc chính tả này.
  • Không dự đoán đáp án: Việc dự đoán đáp án trước khi trả lời câu hỏi sẽ giúp người học khoanh vùng được thông tin cần nghe, đồng thời đảm bảo đáp án phù hợp với câu hỏi. Vì vậy, hãy tận dụng tối đa thời gian “rảnh” như khi băng đọc hướng dẫn để có thể xác định các từ khóa, từ đồng nghĩa, các cụm từ quan trọng liên quan đến đáp án.
  • Lỗi sai liên quan đến ngữ pháp: Một trong những lỗi sai ngữ pháp thường gặp nhất là không phân biệt danh từ số nhiều, danh từ số ít và danh từ không đếm được, từ đó không sử dụng hoặc sử dụng sai “s/es” sau danh từ. Để tránh sai sót không đáng có này, người học cần phải ôn luyện để nắm vững toàn bộ ngữ pháp quan trọng trong tiếng anh. Để làm được điều này, người học có thể sử dụng cuốn Cambridge Grammar for IELTS để củng cố ngữ pháp thật chắc chắn, chuẩn bị cho bài thi.
  • Không xác định được phương hướng trong bài Map Labelling: Phần nghe liên quan đến bản đồ luôn là một thử thách lớn đối với nhiều thí sinh, chủ yếu là vì thí sinh dễ dàng mất phương hướng trong quá trình nghe, từ đó dù có thể nghe được nhưng vẫn không xác định được đáp án. Giải pháp cho vấn đề này là trước khi nghe, bạn hãy nhanh chóng xác định xem có kí hiệu phương hướng (Đông – Tây – Nam – Bắc) ở một góc của đề bài. Ngoài ra, thí sinh cũng nên nhìn vào vị trí của các địa điểm xuất hiện trong bài, từ đó dự đoán trước những giới từ mô tả vị trí.

Nguồn tài liệu luyện nghe IELTS Part 2

Tham khảo trong bài viết tại đây.

Trên đây là toàn bộ nội dung mà một người học IELTS cần nắm để nâng cao điểm số trong phần thi IELTS Listening Part 2. Hãy comment nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào để được Smartcom giải đáp. Chúc các bạn học tập thật hiệu quả đạt điểm tuyệt đối trong phần thi này!

call-to-action-1