THI THỬ IELTS TRÊN MÁY TÍNH HÀNG NGÀY

Đã có 89 người đăng ký mới và 956 lượt làm bài thi trong tháng

TOÀN THỜI GIAN
0
Guest user
9
1
Nguyễn Hoàng Dương
9
2
Smartcom admin
9
3
Lê Thị Khánh Linh
9
4
Lê Quang Huy
9
5
Tô Đức Tiến
9
6
Nguyễn Duy Thái
9
7
Nguyễn Hoàng Thái
9
8
Phạm Tiến Thành
9
9
Phạm Nam Thái
9
TUẦN GẦN NHẤT
0
Nguyễn Hồng Phong
9
1
PHẠM LINH HƯƠNG
9
2
Nguyễn Duy Phong
8
3
Hoàng Nhật Linh
8
4
Hà Phương Linh
8
5
Nguyễn Trang Anh
7.5
6
Nguyễn Minh Châu
7.5
7
Đỗ Thu Trang
7
8
BÙI XUÂN AN
7
9
Trịnh Minh Anh
7
BÀI THI ĐƯỢC THI NHIỀU NHẤT
0
CAMBRIDGE 18 - Test 1
391
1
Actual Test 02
178
2
IELTS CAMBRIDGE 15 - Test 1
142
3
Actual Test 04
138
4
Actual Test 03
117
5
Actual Test 05
106
6
Actual Test 06
81
7
Cambridge 16 - Test 4
80
8
Actual Test 09
75
9
Actual Test 07
72

IELTS Reading: Các dạng bài & kinh nghiệm ôn thi 2024


IELTS Reading là một trong 4 phần thi trong kỳ thi IELTS. Để đạt band điểm cao bạn phải nắm rõ từ tổng quan tới chi tiết từng phần thi, từng dạng bài mỗi phần thi. Bài viết hôm nay, Smartcom English sẽ bật mí tới bạn toàn bộ thông tin từ tổng quan tới chi tiết phần thi IELTS Reading có thể giúp bạn ẵm trọn điểm dễ dàng phần thi này.

Cấu trúc bài thi IELTS Reading 

cau-truc-bai-thi-ielts-reading

 

IELTS Reading (Học thuật) IELTS Reading (Tổng quát)
Số lượng câu hỏi 40 câu
Thời gian thi 60 phút
Số đoạn văn 3 đoạn
Nội dung Các bài đọc lấy từ sách, tập san, tạp chí hay kể cả báo chí trong môi trường học thuật. Các bài đọc lấy từ sách, tạp chí, báo, những thông báo, quảng cáo, sổ tay công ty và các hướng dẫn.

 

Phần thi IELTS Reading được thiết kế để kiểm tra kĩ năng đọc hiểu và nắm bắt ý chính của thí sinh. Một số câu hỏi để kiểm tra khả năng hiểu các khái niệm chính, nắm bắt các chi tiết, hiểu các lập luận, và hiểu quan điểm, thái độ và mục đích của tác giả.

Lưu ý: Thí sinh phải chuyển câu trả lời của mình sang phiếu trả lời trong thời gian cho phép của bài thi. Không có thêm thời gian cho việc chuyển câu trả lời sang phiếu. 

Thang điểm bài thi IELTS Reading

Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 1 điểm, và điểm này được gọi là điểm thô. Với tổng số 40 câu hỏi, thí sinh có thể đạt tối đa là 40 điểm thô nếu trả lời đúng cả 40 câu hỏi. Căn cứ vào số điểm thô mà thí sinh đạt được, hội đồng chấm thi sẽ chuyển đổi thành thang điểm 9 với việc làm tròn tới 0.5.

Tuy nhiên sẽ vẫn có những chêch lệch nhỏ về độ khó dễ của từng bài thi. Do vậy, để tạo sự công bằng cho từng bài thi, thang điểm chuyển đổi sẽ có thay đổi theo từng bài thi. Điều này có nghĩa là cùng số điểm (ví dụ như cùng đạt 7.5) nhưng sẽ có sự chêch lệch số câu trả đúng cho từng bài thi khác nhau.

Dưới đây là một bảng chuyển đổi điểm từ điểm thô với số câu làm đúng từ 1 đến 40 câu sang điểm chuẩn (thang điểm từ 1 đến 9, làm tròn đến 0.5) để các bạn có thể tham khảo. Bảng chuyển đổi cho từng bài thi cụ thể có thể thay đổi tùy theo độ khó của từng bài.

Điểm Dạng học thuật Dạng tổng quát
Số câu đúng
9.0 39 – 40 40
8.5 37 – 38 39
8.0 35 – 36 38
7.5 33 – 34 36 – 37
7.0 30 – 32 34 – 35
6.5 27 – 29 32 – 33
6.0 23 – 26 30 – 31
5.5 20 – 22 27 – 29
5.0 16 – 19 23 – 26
4.5 13 – 15 19 – 22
4.0 10 – 12 15 – 18
3.5 7 – 9 12 – 14
3.0 5 – 6 8 – 11
2.5 3 – 4 5 – 7

Các dạng bài trong IELTS Reading test

Dưới áp lực của thời gian và số lượng câu hỏi phần thi Reading sẽ khiến người mới cảm thấy choáng ngợp. Nếu chỉ giải đề để luyện thi thì một thời gian ngắn thôi bạn sẽ cảm thấy chán nản. Dưới đây là phương pháp mà Smartcom English vẫn đang hướng dẫn học viên của mình, đó là chia các câu hỏi thành các dạng bài thường gặp để có thể ôn thi hiệu quả hơn.

Dạng câu hỏi trắc nghiệm (Multiple choice)

Giới thiệu chung

Với dạng câu hỏi này, người dự thi được yêu cầu chọn câu trả lời đúng nhất từ ​​bốn phương án (A, B, C hoặc D) hoặc hai câu trả lời đúng nhất từ ​​năm phương án (A, B, C, D hoặc E) hoặc ba câu trả lời đúng nhất từ ​​bảy phương án (A, B, C, D, E, F hoặc G). Thí sinh viết chữ cái của câu trả lời phương án đã chọn vào phiếu trả lời. Các câu hỏi có thể liên quan đến việc hoàn thành một câu, tức là phần đầu tiên của câu được cho sẵn và việc của người dự thi là chọn phương án tốt nhất để hoàn thành câu đó từ các lựa chọn, hoặc có thể liên quan đến các câu hỏi hoàn chỉnh mà người dự thi cần chọn phương án trả lời tốt nhất.

Các câu hỏi thường được sắp xếp theo thứ tự xuất hiện của các thông tin trong văn bản, nghĩa là, câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên sẽ nằm trong phần văn bản trước câu trả lời cho câu hỏi thứ hai, v.v.

Nhiệm vụ trọng tâm Dạng câu hỏi này kiểm tra các kỹ năng đọc hiểu của người dự thi, bao gồm sự hiểu biết chi tiết hoặc tổng thể về các ý chính của bài đọc.
Số câu hỏi Không cố định

 Dạng câu hỏi xác định thông tin (TRUE, FALSE, NOT GIVEN)

Giới thiệu chung

Dạng câu hỏi này sẽ đưa ra các câu khẳng định, thí sinh sẽ được hỏi: ‘Các câu sau đây có phù hợp với thông tin trong văn bản không?’ Sau đó, thí sinh được yêu cầu viết ‘true’, ‘false’ hoặc ‘not given’ vào phiếu trả lời.

Cần phân biệt rõ giữa “false” và “not given”. ‘False’ có nghĩa là đoạn văn nói ngược lại với câu được đề cập; ‘not given’ có nghĩa là tuyên bố không được xác nhận hoặc mâu thuẫn với thông tin trong đoạn văn.

Nhiệm vụ trọng tâm Dạng bài này giúp đánh giá khả năng của người dự thi trong việc hiểu được các ý chính được truyền tải trong đoạn văn.
Số câu hỏi Không cố định

Dạng bài xác định ý kiến/tuyên bố của tác giả (YES, NO, NOT GIVEN)

Giới thiệu chung

Dạng câu hỏi này sẽ đưa ra các câu khẳng định, thí sinh sẽ được hỏi: ‘Các câu sau đây có đúng với ý kiến/tuyên bố của tác giả không?’ Sau đó, thí sinh được yêu cầu viết ‘yes’, ‘no’ hoặc ‘not given’ vào phiếu trả lời.

Cần hiểu rõ sự khác nhau giữa “no” và “not given”. ‘No’ có nghĩa là ý kiến của tác giả ngược lại với câu được đề cập; ‘not given’ có nghĩa là câu được đề cập không được xác nhận hoặc mâu thuẫn với tuyên bố của tác giả trong đoạn văn.

Nhiệm vụ trọng tâm Dạng bài này đánh giá khả năng nhận biết quan điểm tác giả của thí sinh; vì vậy thường được áp dụng với các bài đọc nghị luận.
Số câu hỏi Không cố định

 Dạng bài nối thông tin (Matching information)

Giới thiệu chung

Thí sinh được yêu cầu xác định vị trí của từng thông tin nằm trong đoạn văn nào của bài đọc, và viết chữ cái ở đầu đoạn văn đó vào phiếu trả lời.

Đề bài có thể yêu cầu tìm: một chi tiết cụ thể, ví dụ, lý do, mô tả, so sánh, tóm tắt, giải thích. Thí sinh sẽ không nhất thiết phải tìm thông tin trong mọi đoạn/phần của văn bản, nhưng có thể có nhiều hơn một thông tin mà người dự thi cần tìm trong một đoạn/phần nhất định. Khi rơi vào trường hợp này, thí sinh sẽ được thông báo rằng họ có thể sử dụng bất kỳ chữ cái nào nhiều hơn một lần.

Dạng bài này có thể được sử dụng với bất kỳ văn bản nào vì nó kiểm tra nhiều kỹ năng đọc hiểu của người dự thi, từ xác định vị trí chi tiết đến khả năng tóm tắt hoặc hiểu các định nghĩa.

Nhiệm vụ trọng tâm Dạng bài này đánh giá khả năng quét thông tin cụ thể của người dự thi. Không giống như dạng bài đặt tiêu đề cho từng đoạn văn, dạng bài này bắt buộc người dự thi phải hiểu các thông tin chi tiết hơn là nắm được ý chính của cả đoạn.
Số câu hỏi Không cố định

 Dạng bài nối tiêu đề với từng đoạn văn (Matching headings)

Giới thiệu chung

Đề bài sẽ cung cấp một danh sách các tiêu đề, thường được kí hiệu bằng chữ số La Mã viết thường (i, ii, iii, iv, v…). Một tiêu đề sẽ đề cập đến ý chính của các đoạn văn trong bài đọc. Người dự thi phải nối chính xác tiêu đề với các đoạn văn đã được đánh dấu theo thứ tự bảng chữ cái. Người dự thi viết các chữ số La Mã thích hợp vào phiếu trả lời.

Sẽ luôn có nhiều tiêu đề hơn là số đoạn văn, do đó một số tiêu đề sẽ không được sử dụng. Một hoặc nhiều đoạn văn có thể đã được khớp với một tiêu đề để làm ví dụ cho người dự thi. Dạng bài này được sử dụng với các bài đọc có chứa các đoạn văn hoặc các phần có chủ đề được xác định rõ ràng.

Nhiệm vụ trọng tâm Dạng bài này phù hợp kiểm tra khả năng của người dự thi trong việc nhận ra ý chính hoặc chủ đề trong các đoạn văn và phân biệt ý chính với ý phụ.
 Số câu hỏi Không cố định

Dạng bài nối các đặc điểm (Matching features)

Giới thiệu chung Người dự thi được yêu cầu phải nối các câu khẳng định hoặc một số thông tin với danh sách các lựa chọn. Các tùy chọn là các đặc điểm, chi tiết từ bài đọc và được xác định bằng các chữ cái. Ví dụ, người dự thi có thể được yêu cầu nối các kết quả nghiên cứu khác nhau với danh sách các nhà nghiên cứu hoặc các đặc điểm với nhóm tuổi, sự kiện trong thời kỳ lịch sử, v.v. Có thể một số phương án sẽ không được sử dụng và những phương án khác có thể được sử dụng nhiều hơn một lần. Sẽ có thông báo cho người dự thi nếu các tùy chọn có thể được sử dụng nhiều lần.
Nhiệm vụ trọng tâm Dạng bài này đánh giá khả năng của người dự thi trong việc nhận ra các mối quan hệ và sự liên kết giữa các sự kiện cũng như khả năng nhận ra ý kiến và lý thuyết được đề cập trong bài đọc. Thí sinh cần có khả năng đọc lướt và quét văn bản để tìm thông tin cần thiết và khả năng đọc chi tiết.
Số câu hỏi Không cố định

Dạng bài nối để hoàn thành câu (Matching sentence endings)

Giới thiệu chung Đề bài sẽ đưa ra nửa đầu của một câu dựa trên thông tin từ bài đọc và người dự thi được yêu cầu chọn phương án tốt nhất để hoàn thành câu đó từ danh sách các phương án. Có nhiều phương án để lựa chọn hơn số lượng câu hỏi. Thí sinh phải viết chữ cái trước phương án mà họ đã chọn vào phiếu trả lời. Các câu hỏi xuất hiện theo thứ tự như thông tin trong đoạn văn, nghĩa là, câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên sẽ được tìm thấy trước câu trả lời cho câu hỏi thứ hai, v.v.
Nhiệm vụ trọng tâm Dạng bài này được thiết kế để đánh giá khả năng của người dự thi trong việc hiểu ý chính bài đọc.
 Số câu hỏi Có thể thay đổi

Hoàn thành câu (Sentence completion)

Giới thiệu chung Thí sinh hoàn thành các câu trong một số từ nhất định được lấy từ văn bản và viết câu trả lời vào phiếu. Đề thi sẽ nêu rõ người dự thi được sử dụng bao nhiêu từ/số trong câu trả lời, ví dụ: NO MORE THAN THREE WORDS AND/OR A NUMBER, ‘ONE WORD ONLY’ hoặc ‘NO MORE THAN TWO WORDS’. Nếu thí sinh viết nhiều hơn số từ được yêu cầu sẽ bị mất điểm. Các con số có thể được viết bằng số hoặc chữ. Các từ được gạch nối được tính là từ đơn. Các câu hỏi xuất hiện theo thứ tự như thông tin trong đoạn văn, nghĩa là câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên sẽ được tìm thấy trước câu trả lời cho câu hỏi thứ hai, v.v.
Nhiệm vụ trọng tâm Dạng bài này đánh giá khả năng của người dự thi trong việc xác định vị trí của những thông tin chi tiết trong bài đọc.
 Số câu hỏi Có thể thay đổi

Hoàn thành đoạn tóm tắt, ghi chú, bảng hoặc biểu đồ 

Giới thiệu chung

Người dự thi được cung cấp một bản tóm tắt của một phần bài đọc và được yêu cầu hoàn thành nó với thông tin rút ra từ văn bản. Thông tin đã cho có thể ở dạng: một số câu văn được kết nối thành đoạn (gọi là summary), một số ghi chú (được gọi là notes), một bảng có một số ô trống hoặc một phần trống để thí sinh điền vào (được gọi là table) , một loạt các bước được liên kết bằng các mũi tên để hiển thị một chuỗi sự kiện, với một số các bước đang bỏ trống (được gọi là flow chart).

Các câu trả lời sẽ không nhất thiết tuân theo thứ tự như trong văn bản. Tuy nhiên, chúng thường sẽ nằm trong một phần bài đọc chứ không phải là toàn bộ bài.

Dạng này có hai loại: Thí sinh có thể được yêu cầu chọn các từ trong văn bản hoặc chọn từ danh sách các câu trả lời cho sẵn. Trong trường hợp các từ phải được chọn từ đoạn văn, đề bài sẽ nêu rõ số lượng từ/số mà người thi được sử dụng trong câu trả lời, ví dụ: ‘NO MORE THAN THREE WORDS AND/OR A NUMBER’, ‘ONE WORD ONLY’ hoặc ‘NO MORE THAN TWO WORDS’. Nếu thí sinh viết nhiều hơn số từ được yêu cầu sẽ bị mất điểm.

Các con số có thể được viết dưới dạng số hoặc chữ. Các từ được gạch nối được tính là từ đơn.

Nhiệm vụ trọng tâm Dạng này đánh giá khả năng hiểu chi tiết hoặc hiểu ý chính trong một phần bài đọc của các thí sinh. Người dự thi cần phải biết loại từ của từ cần điền vào chỗ trống (ví dụ: cần dùng danh từ hay động từ, v.v.).
 Số câu hỏi Có thể thay đổi

Dạng bài điền vào nhãn biểu đồ (Diagram label completion)

Giới thiệu chung

Đề bài dạng này yêu cầu thí sinh hoàn thành các nhãn trên một sơ đồ, liên quan đến thông tin có trong văn bản. Đề thi sẽ nêu rõ người dự thi được sử dụng bao nhiêu từ/số trong câu trả lời, ví dụ: NO MORE THAN THREE WORDS AND/OR A NUMBER’, ‘ONE WORD ONLY’ hoặc ‘NO MORE THAN TWO WORDS’. Nếu thí sinh viết nhiều hơn số từ được yêu cầu sẽ bị mất điểm. Các con số có thể được viết dưới dạng số hoặc chữ. Các từ được gạch nối được tính là từ đơn. Các câu trả lời sẽ không nhất thiết xảy ra theo thứ tự như trong văn bản. Tuy nhiên, chúng thường sẽ nằm trong một phần bài đọc chứ không phải là toàn bộ bài.

Sơ đồ có thể là về một loại máy móc, hoặc các bộ phận của tòa nhà hay bất kỳ yếu tố nào khác có thể được biểu diễn bằng hình ảnh. Loại bài thi này thường được sử dụng với các đoạn văn mô tả quá trình hoặc với các bài đọc mang tính mô tả.

Nhiệm vụ trọng tâm Đây là dạng bài giúp đánh giá khả năng của người dự thi trong việc hiểu các miêu tả chi tiết và khả năng vận dụng chúng vào các biểu đồ để mô tả quá trình.
 Số câu hỏi Không cố định

Dạng bài có câu trả lời ngắn (Short-answer questions)

Giới thiệu chung

Các câu hỏi thường liên quan đến những thông tin thực tế về các chi tiết trong bài đọc. Do vậy, dạng bài này xuất hiện với các bài đọc chứa nhiều thông tin thực tế và chi tiết.

Thí sinh phải ghi câu trả lời dưới dạng chữ hoặc số như trong bài đọc vào phiếu trả lời. Đề thi sẽ nêu rõ người dự thi được sử dụng bao nhiêu từ/số trong câu trả lời, ví dụ: NO MORE THAN THREE WORDS AND/OR A NUMBER’, ‘ONE WORD ONLY’ hoặc ‘NO MORE THAN TWO WORDS’. Nếu thí sinh viết nhiều hơn số từ được yêu cầu sẽ bị mất điểm. Các con số có thể được viết dưới dạng số hoặc chữ. Các từ được gạch nối được tính là từ đơn. Các câu hỏi xuất hiện theo thứ tự như thông tin trong đoạn văn

Nhiệm vụ trọng tâm Đây là dạng bài giúp đánh giá khả năng của người dự thi trong việc xác định và hiểu các thông tin từ bài đọc
 Số câu hỏi Không cố định

Lỗi sai thường gặp khi thi IELTS Reading

loi-sai-thuong-gap-ietls-reading_optimized

Lỗi đọc toàn bộ bài

Người mới học thường mắc lỗi này khi chưa có kinh nghiệm làm bài thi IELTS Reading. Ở cấp độ cơ bản, người học thường có cảm giác không thoải mái khi gặp quá nhiều từ mới dẫn đến kỳ vọng phải đọc toàn bộ bài, tra hết các từ vựng chưa biết, sau đó mới có thể tiến hành làm bài.

Để khắc phục, thí sinh không nên cố gắng đọc hết cả một đoạn văn dài mà nê áp dụng kỹ năng Scanning.

Các bước thực hiện Scanning:

Bước 1: Đọc kỹ câu hỏi và xác định, ghi nhớ từ khóa cần tìm.

Bước 2: Phân loại từ khóa cần tìm thành hai dạng: khó thay thế hoặc dễ thay thế.

Bước 3: Đọc lướt bài văn để tìm từ khóa đó.

Lỗi quản lý thời gian:

Thông thường, thí sinh sẽ hiểu lầm rằng phải đọc và hiểu toàn bộ đoạn văn mới có thể trả lời những câu hỏi nhanh hơn và chính xác hơn. Tuy nhiên trong khi thi, thí sinh chỉ có 40 phút để phân bổ cho 3 bài đọc dài và trả lời 40 câu hỏi. Vì vậy, việc làm bài không có chiến thuật có thể dẫn tới việc không kịp thời gian hoàn thành bài thi.

Giải pháp cho vấn đề này trước hết là nắm được các chiến thuật làm bài, nhận diện các dạng câu hỏi để áp dụng chiến thuật tương ứng. Ngoài ra, trước khi bước vào kì thi, thí sinh cũng cần luyện tập bằng những đề thi mô phỏng trong thời gian cố định để làm quen với việc phân bổ thời gian làm bài sao cho sát với trải nghiệm thi thực tế nhất.

Lỗi trả lời câu hỏi dựa trên quan điểm của bản thân:

Trong phần thi Đọc IELTS, tất cả các câu trả lời đều được lấy từ bài đọc và không thay đổi dạng thức của từ hay cụm từ. Tuy nhiên, nếu không biết điều này, thí sinh sẽ có xu hướng đọc đoạn văn và kết luận câu trả lời dựa vào đánh giá và quan điểm của chính bản thân mình. Điều này có thể dẫn đến những câu trả lời sai.

Bí quyết ẵm trọn điểm IELTS Reading test

nguyen-anh-duc-smartcom-english

 

Đọc kỹ đề bài

Nếu thí sinh không làm theo đúng đề bài yêu cầu, đặc biệt là về cách viết câu trả lời thì có thể bị đánh dấu là sai ngay cả khi thông tin bạn đưa ra là đúng.

Sai lầm dễ mắc phải nhất là viết thừa số từ được cho phép. Vì vậy, cần chú ý đề bài yêu cầu người dự thi viết:

  • Chỉ một từ
  • Không quá hai từ
  • Không quá ba từ và / hoặc một số

Trau dồi kỹ năng đọc

Đây là hai kỹ năng cần nắm vững để đạt điểm cao. Biết kết hợp cả hai kỹ năng cùng nhau sẽ tăng tốc độ đọc của bạn và giúp bạn tìm câu trả lời một cách nhanh chóng.

  • Đọc lướt (Skim) – đọc nhanh một văn bản để hiểu ý nghĩa chung. Bạn không cần đọc từng từ hoặc nghiên cứu bài đọc một cách chi tiết vì bạn chỉ cần cố gắng hiểu được ý chính của bài đọc đó.
  • Quét (Scan) – đọc nhanh một văn bản nhằm tìm thông tin cụ thểCác từ khóa, tên, số, ngày tháng hoặc từ đồng nghĩa sẽ giúp bạn xác định vị trí của câu trả lời.
  • Kỹ năng Paraphrasing: Một điều dễ nhận thấy trong bài thi Đọc là một các từ được sử dụng trong phần câu hỏi thực chất là từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với những từ trong bài đọc. Do đó, cần biết cách áp dụng kỹ năng paraphrase vào Reading.

Đây là những kỹ năng mà bạn đã sử dụng hàng ngày mà không hề nhận ra rằng mình đang làm như vậy.

Đọc câu hỏi trước

Luôn đọc các câu hỏi trước khi đọc bài đọc. Điều này sẽ giúp bạn xác định lại thông tin liên quan khi tìm kiếm câu trả lời.

Tập trung vào các câu chủ đề  

‘Câu chủ đề’ là dòng đầu tiên của đoạn văn và giới thiệu ý chính của đoạn văn đó. Nếu bạn đọc các câu chủ đề của một đoạn văn, bạn sẽ có một ý tưởng khá tốt về nội dung của bài đọc. Các câu chủ đề là một công cụ mạnh mẽ giúp bạn hiểu tổng quát toàn bộ văn bản mà không cần đọc chi tiết.

Đoán nghĩa của từ qua ngữ cảnh

Bạn sẽ không hiểu từng từ trong bài đọc, nhưng đừng hoảng sợ khi bạn gặp một số từ mà bạn không biết. Bị căng thẳng sẽ chỉ làm giảm khả năng suy nghĩ của bạn. Hãy thường xuyên luyện tập đoán những từ vựng không quen thuộc trong quá trình ôn thi của bạn. Hãy nhìn vào câu văn xuất hiện ngay trước và sau từ hoặc cụm từ chưa biết và sử dụng hiểu biết của bạn để tìm ra từ mới có thể là gì. Trong quá trình luyện tập, thay vì lấy từ điển để tra từ mới, hãy dành một chút thời gian để tìm hiểu nghĩa của nó trong ngữ cảnh của câu hoặc đoạn văn.

Không ngừng cải thiện vốn từ vựng

Thực tế, bài thi Đọc về bản chất là một bài kiểm tra từ vựng. Kiến thức về từ vựng của bạn sẽ quyết định điểm số của bạn.

Tuy nhiên, không chỉ có rất nhiều từ bạn cần biết mà còn là từ đồng nghĩa của chúng, tức là những từ có cùng nghĩa hoặc rất giống nhau.

Nhiều câu hỏi sẽ có vẻ khá đơn giản cho đến khi bạn tìm kiếm câu trả lời và không thể tìm thấy các từ khóa hoặc cụm từ đó trong bài đọc. Điều này là do các từ đồng nghĩa đã được sử dụng.

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính: Smartcom English – Tầng 4 nhà 29T2, đường Hoàng Đạo Thúy, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Website: smartcom.vn

Điện thoại: (+84) 024.22427799

Zalo: 0865835099

Email: mail@smartcom.vn

Facebook: https://facebook.com/smartcom.vn

Youtube: https://youtube.com/c/smartcomvn

call-to-action-1

Tags:

IELTS Reading: Các dạng bài & kinh nghiệm ôn thi 2024

IELTS Reading là một trong 4 phần thi trong kỳ thi IELTS. Để đạt band điểm cao bạn phải nắm rõ từ tổng quan tới chi tiết từng phần thi, từng dạng bài mỗi phần thi. Bài viết hôm nay, Smartcom English sẽ bật mí tới bạn toàn bộ thông tin từ tổng quan tới chi tiết phần thi IELTS Reading có thể giúp bạn ẵm trọn điểm dễ dàng phần thi này.

Cấu trúc bài thi IELTS Reading 

cau-truc-bai-thi-ielts-reading  
IELTS Reading (Học thuật) IELTS Reading (Tổng quát)
Số lượng câu hỏi 40 câu
Thời gian thi 60 phút
Số đoạn văn 3 đoạn
Nội dung Các bài đọc lấy từ sách, tập san, tạp chí hay kể cả báo chí trong môi trường học thuật. Các bài đọc lấy từ sách, tạp chí, báo, những thông báo, quảng cáo, sổ tay công ty và các hướng dẫn.
 

Phần thi IELTS Reading được thiết kế để kiểm tra kĩ năng đọc hiểu và nắm bắt ý chính của thí sinh. Một số câu hỏi để kiểm tra khả năng hiểu các khái niệm chính, nắm bắt các chi tiết, hiểu các lập luận, và hiểu quan điểm, thái độ và mục đích của tác giả.

Lưu ý: Thí sinh phải chuyển câu trả lời của mình sang phiếu trả lời trong thời gian cho phép của bài thi. Không có thêm thời gian cho việc chuyển câu trả lời sang phiếu. 

Thang điểm bài thi IELTS Reading

Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 1 điểm, và điểm này được gọi là điểm thô. Với tổng số 40 câu hỏi, thí sinh có thể đạt tối đa là 40 điểm thô nếu trả lời đúng cả 40 câu hỏi. Căn cứ vào số điểm thô mà thí sinh đạt được, hội đồng chấm thi sẽ chuyển đổi thành thang điểm 9 với việc làm tròn tới 0.5.

Tuy nhiên sẽ vẫn có những chêch lệch nhỏ về độ khó dễ của từng bài thi. Do vậy, để tạo sự công bằng cho từng bài thi, thang điểm chuyển đổi sẽ có thay đổi theo từng bài thi. Điều này có nghĩa là cùng số điểm (ví dụ như cùng đạt 7.5) nhưng sẽ có sự chêch lệch số câu trả đúng cho từng bài thi khác nhau.

Dưới đây là một bảng chuyển đổi điểm từ điểm thô với số câu làm đúng từ 1 đến 40 câu sang điểm chuẩn (thang điểm từ 1 đến 9, làm tròn đến 0.5) để các bạn có thể tham khảo. Bảng chuyển đổi cho từng bài thi cụ thể có thể thay đổi tùy theo độ khó của từng bài.

Điểm Dạng học thuật Dạng tổng quát
Số câu đúng
9.0 39 - 40 40
8.5 37 - 38 39
8.0 35 - 36 38
7.5 33 - 34 36 - 37
7.0 30 - 32 34 - 35
6.5 27 - 29 32 - 33
6.0 23 - 26 30 - 31
5.5 20 - 22 27 - 29
5.0 16 - 19 23 - 26
4.5 13 - 15 19 - 22
4.0 10 - 12 15 - 18
3.5 7 - 9 12 - 14
3.0 5 - 6 8 - 11
2.5 3 - 4 5 - 7

Các dạng bài trong IELTS Reading test

Dưới áp lực của thời gian và số lượng câu hỏi phần thi Reading sẽ khiến người mới cảm thấy choáng ngợp. Nếu chỉ giải đề để luyện thi thì một thời gian ngắn thôi bạn sẽ cảm thấy chán nản. Dưới đây là phương pháp mà Smartcom English vẫn đang hướng dẫn học viên của mình, đó là chia các câu hỏi thành các dạng bài thường gặp để có thể ôn thi hiệu quả hơn.

Dạng câu hỏi trắc nghiệm (Multiple choice)

Giới thiệu chung

Với dạng câu hỏi này, người dự thi được yêu cầu chọn câu trả lời đúng nhất từ ​​bốn phương án (A, B, C hoặc D) hoặc hai câu trả lời đúng nhất từ ​​năm phương án (A, B, C, D hoặc E) hoặc ba câu trả lời đúng nhất từ ​​bảy phương án (A, B, C, D, E, F hoặc G). Thí sinh viết chữ cái của câu trả lời phương án đã chọn vào phiếu trả lời. Các câu hỏi có thể liên quan đến việc hoàn thành một câu, tức là phần đầu tiên của câu được cho sẵn và việc của người dự thi là chọn phương án tốt nhất để hoàn thành câu đó từ các lựa chọn, hoặc có thể liên quan đến các câu hỏi hoàn chỉnh mà người dự thi cần chọn phương án trả lời tốt nhất.

Các câu hỏi thường được sắp xếp theo thứ tự xuất hiện của các thông tin trong văn bản, nghĩa là, câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên sẽ nằm trong phần văn bản trước câu trả lời cho câu hỏi thứ hai, v.v.

Nhiệm vụ trọng tâm Dạng câu hỏi này kiểm tra các kỹ năng đọc hiểu của người dự thi, bao gồm sự hiểu biết chi tiết hoặc tổng thể về các ý chính của bài đọc.
Số câu hỏi Không cố định

 Dạng câu hỏi xác định thông tin (TRUE, FALSE, NOT GIVEN)

Giới thiệu chung

Dạng câu hỏi này sẽ đưa ra các câu khẳng định, thí sinh sẽ được hỏi: ‘Các câu sau đây có phù hợp với thông tin trong văn bản không?’ Sau đó, thí sinh được yêu cầu viết ‘true’, ‘false’ hoặc ‘not given’ vào phiếu trả lời.

Cần phân biệt rõ giữa “false” và “not given”. ‘False’ có nghĩa là đoạn văn nói ngược lại với câu được đề cập; ‘not given’ có nghĩa là tuyên bố không được xác nhận hoặc mâu thuẫn với thông tin trong đoạn văn.

Nhiệm vụ trọng tâm Dạng bài này giúp đánh giá khả năng của người dự thi trong việc hiểu được các ý chính được truyền tải trong đoạn văn.
Số câu hỏi Không cố định

Dạng bài xác định ý kiến/tuyên bố của tác giả (YES, NO, NOT GIVEN)

Giới thiệu chung

Dạng câu hỏi này sẽ đưa ra các câu khẳng định, thí sinh sẽ được hỏi: ‘Các câu sau đây có đúng với ý kiến/tuyên bố của tác giả không?’ Sau đó, thí sinh được yêu cầu viết ‘yes’, ‘no’ hoặc ‘not given’ vào phiếu trả lời.

Cần hiểu rõ sự khác nhau giữa “no” và “not given”. ‘No’ có nghĩa là ý kiến của tác giả ngược lại với câu được đề cập; ‘not given’ có nghĩa là câu được đề cập không được xác nhận hoặc mâu thuẫn với tuyên bố của tác giả trong đoạn văn.

Nhiệm vụ trọng tâm Dạng bài này đánh giá khả năng nhận biết quan điểm tác giả của thí sinh; vì vậy thường được áp dụng với các bài đọc nghị luận.
Số câu hỏi Không cố định

 Dạng bài nối thông tin (Matching information)

Giới thiệu chung

Thí sinh được yêu cầu xác định vị trí của từng thông tin nằm trong đoạn văn nào của bài đọc, và viết chữ cái ở đầu đoạn văn đó vào phiếu trả lời.

Đề bài có thể yêu cầu tìm: một chi tiết cụ thể, ví dụ, lý do, mô tả, so sánh, tóm tắt, giải thích. Thí sinh sẽ không nhất thiết phải tìm thông tin trong mọi đoạn/phần của văn bản, nhưng có thể có nhiều hơn một thông tin mà người dự thi cần tìm trong một đoạn/phần nhất định. Khi rơi vào trường hợp này, thí sinh sẽ được thông báo rằng họ có thể sử dụng bất kỳ chữ cái nào nhiều hơn một lần.

Dạng bài này có thể được sử dụng với bất kỳ văn bản nào vì nó kiểm tra nhiều kỹ năng đọc hiểu của người dự thi, từ xác định vị trí chi tiết đến khả năng tóm tắt hoặc hiểu các định nghĩa.

Nhiệm vụ trọng tâm Dạng bài này đánh giá khả năng quét thông tin cụ thể của người dự thi. Không giống như dạng bài đặt tiêu đề cho từng đoạn văn, dạng bài này bắt buộc người dự thi phải hiểu các thông tin chi tiết hơn là nắm được ý chính của cả đoạn.
Số câu hỏi Không cố định

 Dạng bài nối tiêu đề với từng đoạn văn (Matching headings)

Giới thiệu chung

Đề bài sẽ cung cấp một danh sách các tiêu đề, thường được kí hiệu bằng chữ số La Mã viết thường (i, ii, iii, iv, v…). Một tiêu đề sẽ đề cập đến ý chính của các đoạn văn trong bài đọc. Người dự thi phải nối chính xác tiêu đề với các đoạn văn đã được đánh dấu theo thứ tự bảng chữ cái. Người dự thi viết các chữ số La Mã thích hợp vào phiếu trả lời.

Sẽ luôn có nhiều tiêu đề hơn là số đoạn văn, do đó một số tiêu đề sẽ không được sử dụng. Một hoặc nhiều đoạn văn có thể đã được khớp với một tiêu đề để làm ví dụ cho người dự thi. Dạng bài này được sử dụng với các bài đọc có chứa các đoạn văn hoặc các phần có chủ đề được xác định rõ ràng.

Nhiệm vụ trọng tâm Dạng bài này phù hợp kiểm tra khả năng của người dự thi trong việc nhận ra ý chính hoặc chủ đề trong các đoạn văn và phân biệt ý chính với ý phụ.
 Số câu hỏi Không cố định

Dạng bài nối các đặc điểm (Matching features)

Giới thiệu chung Người dự thi được yêu cầu phải nối các câu khẳng định hoặc một số thông tin với danh sách các lựa chọn. Các tùy chọn là các đặc điểm, chi tiết từ bài đọc và được xác định bằng các chữ cái. Ví dụ, người dự thi có thể được yêu cầu nối các kết quả nghiên cứu khác nhau với danh sách các nhà nghiên cứu hoặc các đặc điểm với nhóm tuổi, sự kiện trong thời kỳ lịch sử, v.v. Có thể một số phương án sẽ không được sử dụng và những phương án khác có thể được sử dụng nhiều hơn một lần. Sẽ có thông báo cho người dự thi nếu các tùy chọn có thể được sử dụng nhiều lần.
Nhiệm vụ trọng tâm Dạng bài này đánh giá khả năng của người dự thi trong việc nhận ra các mối quan hệ và sự liên kết giữa các sự kiện cũng như khả năng nhận ra ý kiến và lý thuyết được đề cập trong bài đọc. Thí sinh cần có khả năng đọc lướt và quét văn bản để tìm thông tin cần thiết và khả năng đọc chi tiết.
Số câu hỏi Không cố định

Dạng bài nối để hoàn thành câu (Matching sentence endings)

Giới thiệu chung Đề bài sẽ đưa ra nửa đầu của một câu dựa trên thông tin từ bài đọc và người dự thi được yêu cầu chọn phương án tốt nhất để hoàn thành câu đó từ danh sách các phương án. Có nhiều phương án để lựa chọn hơn số lượng câu hỏi. Thí sinh phải viết chữ cái trước phương án mà họ đã chọn vào phiếu trả lời. Các câu hỏi xuất hiện theo thứ tự như thông tin trong đoạn văn, nghĩa là, câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên sẽ được tìm thấy trước câu trả lời cho câu hỏi thứ hai, v.v.
Nhiệm vụ trọng tâm Dạng bài này được thiết kế để đánh giá khả năng của người dự thi trong việc hiểu ý chính bài đọc.
 Số câu hỏi Có thể thay đổi

Hoàn thành câu (Sentence completion)

Giới thiệu chung Thí sinh hoàn thành các câu trong một số từ nhất định được lấy từ văn bản và viết câu trả lời vào phiếu. Đề thi sẽ nêu rõ người dự thi được sử dụng bao nhiêu từ/số trong câu trả lời, ví dụ: NO MORE THAN THREE WORDS AND/OR A NUMBER, ‘ONE WORD ONLY’ hoặc ‘NO MORE THAN TWO WORDS’. Nếu thí sinh viết nhiều hơn số từ được yêu cầu sẽ bị mất điểm. Các con số có thể được viết bằng số hoặc chữ. Các từ được gạch nối được tính là từ đơn. Các câu hỏi xuất hiện theo thứ tự như thông tin trong đoạn văn, nghĩa là câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên sẽ được tìm thấy trước câu trả lời cho câu hỏi thứ hai, v.v.
Nhiệm vụ trọng tâm Dạng bài này đánh giá khả năng của người dự thi trong việc xác định vị trí của những thông tin chi tiết trong bài đọc.
 Số câu hỏi Có thể thay đổi

Hoàn thành đoạn tóm tắt, ghi chú, bảng hoặc biểu đồ 

Giới thiệu chung

Người dự thi được cung cấp một bản tóm tắt của một phần bài đọc và được yêu cầu hoàn thành nó với thông tin rút ra từ văn bản. Thông tin đã cho có thể ở dạng: một số câu văn được kết nối thành đoạn (gọi là summary), một số ghi chú (được gọi là notes), một bảng có một số ô trống hoặc một phần trống để thí sinh điền vào (được gọi là table) , một loạt các bước được liên kết bằng các mũi tên để hiển thị một chuỗi sự kiện, với một số các bước đang bỏ trống (được gọi là flow chart).

Các câu trả lời sẽ không nhất thiết tuân theo thứ tự như trong văn bản. Tuy nhiên, chúng thường sẽ nằm trong một phần bài đọc chứ không phải là toàn bộ bài.

Dạng này có hai loại: Thí sinh có thể được yêu cầu chọn các từ trong văn bản hoặc chọn từ danh sách các câu trả lời cho sẵn. Trong trường hợp các từ phải được chọn từ đoạn văn, đề bài sẽ nêu rõ số lượng từ/số mà người thi được sử dụng trong câu trả lời, ví dụ: ‘NO MORE THAN THREE WORDS AND/OR A NUMBER’, ‘ONE WORD ONLY’ hoặc ‘NO MORE THAN TWO WORDS’. Nếu thí sinh viết nhiều hơn số từ được yêu cầu sẽ bị mất điểm.

Các con số có thể được viết dưới dạng số hoặc chữ. Các từ được gạch nối được tính là từ đơn.

Nhiệm vụ trọng tâm Dạng này đánh giá khả năng hiểu chi tiết hoặc hiểu ý chính trong một phần bài đọc của các thí sinh. Người dự thi cần phải biết loại từ của từ cần điền vào chỗ trống (ví dụ: cần dùng danh từ hay động từ, v.v.).
 Số câu hỏi Có thể thay đổi

Dạng bài điền vào nhãn biểu đồ (Diagram label completion)

Giới thiệu chung

Đề bài dạng này yêu cầu thí sinh hoàn thành các nhãn trên một sơ đồ, liên quan đến thông tin có trong văn bản. Đề thi sẽ nêu rõ người dự thi được sử dụng bao nhiêu từ/số trong câu trả lời, ví dụ: NO MORE THAN THREE WORDS AND/OR A NUMBER’, ‘ONE WORD ONLY’ hoặc ‘NO MORE THAN TWO WORDS’. Nếu thí sinh viết nhiều hơn số từ được yêu cầu sẽ bị mất điểm. Các con số có thể được viết dưới dạng số hoặc chữ. Các từ được gạch nối được tính là từ đơn. Các câu trả lời sẽ không nhất thiết xảy ra theo thứ tự như trong văn bản. Tuy nhiên, chúng thường sẽ nằm trong một phần bài đọc chứ không phải là toàn bộ bài.

Sơ đồ có thể là về một loại máy móc, hoặc các bộ phận của tòa nhà hay bất kỳ yếu tố nào khác có thể được biểu diễn bằng hình ảnh. Loại bài thi này thường được sử dụng với các đoạn văn mô tả quá trình hoặc với các bài đọc mang tính mô tả.

Nhiệm vụ trọng tâm Đây là dạng bài giúp đánh giá khả năng của người dự thi trong việc hiểu các miêu tả chi tiết và khả năng vận dụng chúng vào các biểu đồ để mô tả quá trình.
 Số câu hỏi Không cố định

Dạng bài có câu trả lời ngắn (Short-answer questions)

Giới thiệu chung

Các câu hỏi thường liên quan đến những thông tin thực tế về các chi tiết trong bài đọc. Do vậy, dạng bài này xuất hiện với các bài đọc chứa nhiều thông tin thực tế và chi tiết.

Thí sinh phải ghi câu trả lời dưới dạng chữ hoặc số như trong bài đọc vào phiếu trả lời. Đề thi sẽ nêu rõ người dự thi được sử dụng bao nhiêu từ/số trong câu trả lời, ví dụ: NO MORE THAN THREE WORDS AND/OR A NUMBER’, ‘ONE WORD ONLY’ hoặc ‘NO MORE THAN TWO WORDS’. Nếu thí sinh viết nhiều hơn số từ được yêu cầu sẽ bị mất điểm. Các con số có thể được viết dưới dạng số hoặc chữ. Các từ được gạch nối được tính là từ đơn. Các câu hỏi xuất hiện theo thứ tự như thông tin trong đoạn văn

Nhiệm vụ trọng tâm Đây là dạng bài giúp đánh giá khả năng của người dự thi trong việc xác định và hiểu các thông tin từ bài đọc
 Số câu hỏi Không cố định

Lỗi sai thường gặp khi thi IELTS Reading

loi-sai-thuong-gap-ietls-reading_optimized Lỗi đọc toàn bộ bài Người mới học thường mắc lỗi này khi chưa có kinh nghiệm làm bài thi IELTS Reading. Ở cấp độ cơ bản, người học thường có cảm giác không thoải mái khi gặp quá nhiều từ mới dẫn đến kỳ vọng phải đọc toàn bộ bài, tra hết các từ vựng chưa biết, sau đó mới có thể tiến hành làm bài. Để khắc phục, thí sinh không nên cố gắng đọc hết cả một đoạn văn dài mà nê áp dụng kỹ năng Scanning. Các bước thực hiện Scanning: Bước 1: Đọc kỹ câu hỏi và xác định, ghi nhớ từ khóa cần tìm. Bước 2: Phân loại từ khóa cần tìm thành hai dạng: khó thay thế hoặc dễ thay thế. Bước 3: Đọc lướt bài văn để tìm từ khóa đó. Lỗi quản lý thời gian:

Thông thường, thí sinh sẽ hiểu lầm rằng phải đọc và hiểu toàn bộ đoạn văn mới có thể trả lời những câu hỏi nhanh hơn và chính xác hơn. Tuy nhiên trong khi thi, thí sinh chỉ có 40 phút để phân bổ cho 3 bài đọc dài và trả lời 40 câu hỏi. Vì vậy, việc làm bài không có chiến thuật có thể dẫn tới việc không kịp thời gian hoàn thành bài thi.

Giải pháp cho vấn đề này trước hết là nắm được các chiến thuật làm bài, nhận diện các dạng câu hỏi để áp dụng chiến thuật tương ứng. Ngoài ra, trước khi bước vào kì thi, thí sinh cũng cần luyện tập bằng những đề thi mô phỏng trong thời gian cố định để làm quen với việc phân bổ thời gian làm bài sao cho sát với trải nghiệm thi thực tế nhất.

Lỗi trả lời câu hỏi dựa trên quan điểm của bản thân:

Trong phần thi Đọc IELTS, tất cả các câu trả lời đều được lấy từ bài đọc và không thay đổi dạng thức của từ hay cụm từ. Tuy nhiên, nếu không biết điều này, thí sinh sẽ có xu hướng đọc đoạn văn và kết luận câu trả lời dựa vào đánh giá và quan điểm của chính bản thân mình. Điều này có thể dẫn đến những câu trả lời sai.

Bí quyết ẵm trọn điểm IELTS Reading test

nguyen-anh-duc-smartcom-english  

Đọc kỹ đề bài

Nếu thí sinh không làm theo đúng đề bài yêu cầu, đặc biệt là về cách viết câu trả lời thì có thể bị đánh dấu là sai ngay cả khi thông tin bạn đưa ra là đúng. Sai lầm dễ mắc phải nhất là viết thừa số từ được cho phép. Vì vậy, cần chú ý đề bài yêu cầu người dự thi viết:
  • Chỉ một từ
  • Không quá hai từ
  • Không quá ba từ và / hoặc một số

Trau dồi kỹ năng đọc

Đây là hai kỹ năng cần nắm vững để đạt điểm cao. Biết kết hợp cả hai kỹ năng cùng nhau sẽ tăng tốc độ đọc của bạn và giúp bạn tìm câu trả lời một cách nhanh chóng.
  • Đọc lướt (Skim) – đọc nhanh một văn bản để hiểu ý nghĩa chung. Bạn không cần đọc từng từ hoặc nghiên cứu bài đọc một cách chi tiết vì bạn chỉ cần cố gắng hiểu được ý chính của bài đọc đó.
  • Quét (Scan) – đọc nhanh một văn bản nhằm tìm thông tin cụ thểCác từ khóa, tên, số, ngày tháng hoặc từ đồng nghĩa sẽ giúp bạn xác định vị trí của câu trả lời.
  • Kỹ năng Paraphrasing: Một điều dễ nhận thấy trong bài thi Đọc là một các từ được sử dụng trong phần câu hỏi thực chất là từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với những từ trong bài đọc. Do đó, cần biết cách áp dụng kỹ năng paraphrase vào Reading.
Đây là những kỹ năng mà bạn đã sử dụng hàng ngày mà không hề nhận ra rằng mình đang làm như vậy.

Đọc câu hỏi trước

Luôn đọc các câu hỏi trước khi đọc bài đọc. Điều này sẽ giúp bạn xác định lại thông tin liên quan khi tìm kiếm câu trả lời.

Tập trung vào các câu chủ đề  

‘Câu chủ đề’ là dòng đầu tiên của đoạn văn và giới thiệu ý chính của đoạn văn đó. Nếu bạn đọc các câu chủ đề của một đoạn văn, bạn sẽ có một ý tưởng khá tốt về nội dung của bài đọc. Các câu chủ đề là một công cụ mạnh mẽ giúp bạn hiểu tổng quát toàn bộ văn bản mà không cần đọc chi tiết.

Đoán nghĩa của từ qua ngữ cảnh

Bạn sẽ không hiểu từng từ trong bài đọc, nhưng đừng hoảng sợ khi bạn gặp một số từ mà bạn không biết. Bị căng thẳng sẽ chỉ làm giảm khả năng suy nghĩ của bạn. Hãy thường xuyên luyện tập đoán những từ vựng không quen thuộc trong quá trình ôn thi của bạn. Hãy nhìn vào câu văn xuất hiện ngay trước và sau từ hoặc cụm từ chưa biết và sử dụng hiểu biết của bạn để tìm ra từ mới có thể là gì. Trong quá trình luyện tập, thay vì lấy từ điển để tra từ mới, hãy dành một chút thời gian để tìm hiểu nghĩa của nó trong ngữ cảnh của câu hoặc đoạn văn.

Không ngừng cải thiện vốn từ vựng

Thực tế, bài thi Đọc về bản chất là một bài kiểm tra từ vựng. Kiến thức về từ vựng của bạn sẽ quyết định điểm số của bạn. Tuy nhiên, không chỉ có rất nhiều từ bạn cần biết mà còn là từ đồng nghĩa của chúng, tức là những từ có cùng nghĩa hoặc rất giống nhau. Nhiều câu hỏi sẽ có vẻ khá đơn giản cho đến khi bạn tìm kiếm câu trả lời và không thể tìm thấy các từ khóa hoặc cụm từ đó trong bài đọc. Điều này là do các từ đồng nghĩa đã được sử dụng.

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính: Smartcom English – Tầng 4 nhà 29T2, đường Hoàng Đạo Thúy, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Website: smartcom.vn Điện thoại: (+84) 024.22427799 Zalo: 0865835099 Email: mail@smartcom.vn Facebook: https://facebook.com/smartcom.vn Youtube: https://youtube.com/c/smartcomvn call-to-action-1