Thành ngữ tiếng Anh với bộ phận cơ thể

Thành ngữ trong tiếng Việt được sử dụng phổ biến trong giao tiếp hàng ngày, cả trong lời nói và văn viết. Có rất nhiều thành ngữ tiếng Việt gắn với bộ phận cơ thể như: mắt thấy tai nghe, bụng chua miệng ngọt, nở mày nở mặt,… Vậy còn tiếng Anh thì sao? Hãy cùng Smartcom English tìm hiểu thành ngữ tiếng Anh với bộ phận cơ thể trong bài viết này nhé!

Thành ngữ tiếng Anh với bộ phận cơ thể

Thành ngữ tiếng Anh với các bộ phận trên đầu

Mắt (eye)

See eye to eye: đồng quan điểm, tán thành

Eg: My sisters don’t see eye to eye with me about the arrangements.

(Các chị gái của tôi không đồng tình với tôi về những sự sắp xếp).

 

Khối óc (brain)

Pick someone’s brain: hỏi một người rất am hiểu về vấn đề

Eg: Can I pick your brain about how you got rid of those weeds?

(Tôi có thể hỏi bạn về cách bạn loại bỏ những cỏ dại đó không?).

 

Tóc (hair)

Let one’s hair down: thoải mái, thư giãn

Eg: Why don’t you let your hair down a bit? Come out with us for the evening

(Sao bạn không thư giãn một chút, hãy đến chơi với chúng tôi tối nay).

 

Môi (lip)

Sb’s lips are sealed: kín miệng, giữ bí mật

Eg: I’d like to tell you what I know but my lips are sealed.

(Tôi muốn nói với bạn những gì tôi biết nhưng tôi phải giữ bí mật).

 

Tai (ear)

To keep an ear to the ground: để ý thông tin mới hay xu hướng mới:

Eg: John kept his ear to the ground, hoping to find out new ideas in computers. 

(John để ý đến những xu hướng mới với mong muốn sẽ tìm ra ý tưởng trên máy tính).

 

Go in one ear and out the other: vào tai này ra tai kia

Eg: You can give her advice, but it just goes in one ear and out the other.

(Bạn có thể cho cô ấy lời khuyên, nhưng lời khuyên của bạn sẽ chỉ vào tai này ra tai kia).

 

To be all ears: lắng nghe cẩn thận

Eg: Billy was all ears when I was telling him about the new school principal.

(Billy đã chăm chú lắng nghe khi tôi nói với anh ấy về hiệu trưởng mới của trường).

 

Mũi (nose)

It’s no skin off my nose: không ảnh hưởng gì đến tôi, chẳng ăn thua gì

Eg: It’s no skin off my nose if you don’t take my advice.

(Tôi chẳng ảnh hưởng gì nếu bạn không nghe theo lời khuyên của tôi).

 

Turn your nose up at something: chê, từ chối

Eg: She turned up her nose at the job because she didn’t think it had enough status.

(Cô ấy đã từ chối công việc vì cô ấy không nghĩ rằng đây là công việc có đủ địa vị).

 

Răng (tooth/teeth)

Like pulling teeth: rất khó khăn, tốn sức

Eg: Getting her to tell me about her childhood was like pulling teeth.

(Bắt cô ấy kể cho tôi nghe về thời thơ ấu của cô ấy là vô cùng khó khăn).

 

Cằm (chin)

Keep your chin up: không được nản chí

Eg: I know you’re worried about the election results, but keep your chin up, and think positive.

(Tôi biết bạn đang lo lắng về kết quả bầu cử, nhưng không được nản chí và hãy suy nghĩ tích cực).

 

Thành ngữ tiếng Anh với các bộ phận trên thân mình

 

Vai (shoulder)

Cold shoulder: lạnh nhạt

Eg: His wife was angry and gave him the cold shoulder.

(Vợ anh tức giận và lạnh nhạt với anh).

 

Cánh tay (arm)

To arm sb with sth: trang bị cho

Eg: Nowadays, students need to be armed with many skills to get on life.

(Ngay nay học sinh cần được trang bị nhiều kĩ năng để bước vào đời).

 

Ngón tay (finger) / xương (bone)

To work one’s fingers to the bone: làm việc rất vất vả

Eg: I have been working my fingers to the bone so my children could have everything they need.

(Tôi đã làm việc vất vả để những đứa con của tôi có được tất cả những gì cần thiết).

 

Ngực (chest)

Get something off your chest: trút bỏ gánh nặng khi nói ra được điều gì

Eg: I had spent two months worrying about it and I was glad to get it off my chest.

(Tôi đã dành hai tháng để lo lắng về nó và tôi rất vui khi trút bỏ được gánh nặng).

 

Thành ngữ tiếng Anh với các bộ phận dưới thân mình

Chân (leg)

Break a leg: Cố lên! tự tin lên !( thường nói với ai đó trước buổi biểu diễn của họ)

Eg: You must be so excited for the first night of your play! Break a leg!

(Bạn phải rất phấn khích cho đêm chơi đầu tiên của bạn! Cố lên nhé!)

 

Bàn chân (foot/feet)

Put your foot in your mouth: lỡ lời nói ra điều gì làm ai đó khó xử, bối rối

Eg: I put my foot in my mouth with Eva. I had no idea she was divorced.

(Tôi thực sự đã lỡ lời với Eva. Tôi không biết cô ấy đã ly hôn).

 

To have your feet on the ground: thực tế

Eg: Don’t worry about Kerry – she’s a smart girl who has her feet on the ground.

(Đừng lo lắng về Kerry – cô ấy là một cô gái thông minh và luôn thực tế).

 

Drag your feet: làm việc chậm chạp, uể oải, trì hoãn, chần chừ

Eg: He knows he should see a doctor, but he’s dragging his feet.

(Anh ấy biết mình nên đi khám bác sĩ, nhưng anh ấy cứ chần chừ).

 

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính: Smartcom English – Tầng 4 nhà 29T2, đường Hoàng Đạo Thúy, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Trung tâm Anh ngữ Smartcom: Tòa nhà Smartcom, số 117, phố Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội.

Website: https://smartcom.vn

Điện thoại: (+84) 024.22427799

Zalo: 0865835099

 

5 thành ngữ về “DAY” trong tiếng Anh mà bạn không nên bỏ qua

Bạn muốn tăng từ vựng và thành ngữ tiếng Anh để giao tiếp như người bản xứ? Đừng lo lắng, hãy để Smartcom English giới thiệu tới bạn một số thành ngữ tiếng Anh liên quan tới “DAY” nhé. 

Idioms with Day (thành ngữ về “DAY”)

Day” không chỉ được sử dụng với nghĩa là “NGÀY” mà còn được kết hợp dùng trong các thành ngữ mô tả tính chất, trạng thái hay biểu đạt cảm xúc. Các thành ngữ về từ vựng này là những idiom cơ bản, thường xuất hiện trong các cuộc hội thoại hàng ngày hoặc trong các bài viết tiếng Anh. Do đó, idioms with day còn là một trong những chiếc chìa khóa giúp bạn đạt được điểm từ vựng trong các bài thi IELTS.

Đối với các bài thi IELTS và bài thi tiếng Anh, bạn có thể sử dụng các idioms with day sau để xây dựng được một câu văn, câu nói. Từ đó, bạn sẽ thể hiện được trình độ am hiểu tiếng Anh của mình.

5 Idioms with Day (5 thành ngữ về “DAY”)

Idiom 1: As clear as day (Rõ như ban ngày)

E.g1: I made sure the instructions were as clear as day so that there would be no confusion.

(Tôi đã đảm bảo rằng bản hướng dẫn rõ ràng như ban ngày để không có sự nhầm lẫn)

E.g2: The teacher explained the concept so well that it became as clear as day to the students.

(Giáo viên giải thích khái niệm này rất rõ ràng đến nỗi học sinh hiểu rõ như ban ngày)

 

Idiom 2: As different as night and day (Trắng đen rõ ràng, rất khác nhau)

E.g1: Patty is far more talkative than I am. We’re just as different as night and day.

(Patty hoạt ngôn hơn tôi rất nhiều. Chúng tôi khác biệt như đêm và ngày vậy)

E.g2:The opinions of the two experts were as different as night and day, leading to a heated debate

(Ý kiến ​​của hai chuyên gia khác biệt như đêm và ngày, dẫn đến tranh cãi nảy lửa)

 

Idiom 3: It’s time to call it a day (or Call it a day) (Đến lúc kết thúc ngày làm việc)

Call it a day còn được dùng với nghĩa ngày nghỉ, nghỉ ngơi.

E.g1: OK, time to call it a day, everyone! We’ll pick things up where we left off tomorrow.

(Được rồi, mọi người, đã đến lúc kết thúc công việc cho hôm nay! Ngày mai chúng ta sẽ tiếp tục từ chỗ mà chúng ta dừng lại)

E.g2: The writer decided to call it a day after finishing the last chapter of the novel.

(Tác giả đã quyết định nghỉ ngơi sau khi viết xong chương cuối của cuốn tiểu thuyết)

Idiom 4: One’s day in the sun (Ngày huy hoàng)

E.g1: John had his day in the sun when one of his videos went viral on the internet and, for a little while at least, he became a household name.

(John đã có ngày huy hoàng khi một trong những video của anh ta trở nên phổ biến trên Internet và, ít nhất là trong một thời gian ngắn, anh đã trở thành một cái tên quen thuộc trong mọi gia đình)

E.g2:  After years of arduous struggle, she eventually had her day in the sun when her novel became a bestseller.

(Sau nhiều năm làm việc gian khổ, cuối cùng cô cũng có được ngày huy hoàng khi cuốn tiểu thuyết của cô trở thành sách bán chạy nhất)

 

Idiom 5: (As) happy as the day is long (Rất hạnh phúc)

E.g1: I have been happy as the day is long ever since we moved to the countryside.

(Từ sau khi chúng ta chuyển đến miền quê, tôi đã rất hạnh phúc)

E.g2: I have a chance to meet my idol, so I feel happy as the day is long.

(Tôi có cơ hội được gặp thần tượng của mình, vì vậy tôi rất hạnh phúc)

 

Trên đây là các thành ngữ về từ DAY mà bạn có thể gặp thường xuyên trong các kỹ năng Nói hoặc Viết trong tiếng Anh. Bạn có thể áp dụng những thành ngữ về ngày trong bài thi IELTS, nhất là bài thi Nói. Việc sử dụng idiom sẽ giúp bạn thể hiện được trình độ của mình ấn tượng hơn và dễ được đánh giá cao về phần từ vựng hơn.

Smartcom English đã chuẩn bị nhiều tài liệu khác để giúp bạn ôn IELTS và học IELTS Online hiệu quả hơn. Hãy theo dõi các bài chia sẻ về kiến thức IELTS từ Smartcom English nhé!

Thông tin liên hệ

Trung tâm Anh ngữ Smartcom: Tòa nhà Smartcom, số 117, phố Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội.

Website: https://smartcom.vn

Điện thoại: (+84) 024.22427799

Zalo: 0865835099

 

Từ vựng IELTS theo chủ đề MOBILE PHONES

Chào các bạn. Smartcom IELTS GEN 9.0 thuộc hệ thống Smartcom English xin giới thiệu với các bạn những từ vựng và cụm từ hữu ích cho chủ đề Mobile Phones (Điện thoại di động), được cho điểm rất cao trong các bài thi IELTS thực tế với cả kỹ năng Viết và Nói.

Từ vựng IELTS chủ đề Mobile Phones

Học từ vựng cho chủ đề Mobile Phones là việc nhất thiết phải làm, vì từ vựng này sẽ được sử dụng liên tục trong cuộc sống, trong giao tiếp khi bạn tiếp xúc với người nước ngoài, đi du học, và trong rất nhiều câu hỏi IELTS Speaking và Writing.

Ví dụ như trong bài IELTS Speaking, chủ đề Mobile Phones có thể được hỏi với những câu hỏi Part 1 như sau:

  • Do you have a mobile phone?
  • How often do you make telephone calls?
  • What was your first mobile phone?
  • Who do you spend most time talking to on the phone?
  • Do you sometimes prefer to send a text message rather than making a phone call?

Hay những câu hỏi IELTS Speaking Part 2 như:

Describe a time when you had your first mobile phone.

You should say

  • What it was like?
  • When you had it?
  • Who gave you the cell phone?

Hoặc bạn có thể gặp câu hỏi sâu hơn về vấn đề này như:

What is the most popular app in your country?

You should say

  • What the app is
  • Where you found it
  • How people use it

Và câu hỏi ở Part 3:

  • What are the advantages of smart phones these days?
  • Do young and old people use smart phones in the same way?
  • Do people use smart phone too much in your country?

 

Dưới đây là 20 từ và cụm từ hữu ích giúp bạn có thể có một bài IELTS Speaking rất hay về chủ đề Mobile Phones rất dễ học. Chùm từ vựng này không khó, nhưng rất đặc thù và khi bạn vận dụng tốt vào bài nói IELTS thì điểm số của bạn sẽ khá ấn tượng đấy.

  1. Smartphone /ˈsmɑːrtˌfoʊn/ (n) điện thoại thông minh
  2. Cell phone /sɛl foʊn/ (n) điện thoại di động
  3. Mobile device /ˈmoʊbəl dɪˈvaɪs/ (n) thiết bị di động
  4. Wireless communication /ˈwaɪərlɪs kəˌmjuːnɪˈkeɪʃən/ (n) giao tiếp không dây
  5. Text messaging /tɛkst ˈmɛsɪdʒɪŋ/ (n) tin nhắn văn bản
  6. Voice call /vɔɪs kɔːl/ (n) cuộc gọi thoại
  7. Mobile applications (apps) /ˈmoʊbəl ˌæplɪˈkeɪʃənz/ (n) ứng dụng di động
  8. Touchscreen /tʌtʃskriːn/ (n) màn hình cảm ứng
  9. Internet connectivity /ˈɪntərnɛt kəˌnɛktɪˈvɪti/ (n) kết nối internet
  10. Mobile data /ˈmoʊbəl ˈdeɪtə/ (n) dữ liệu di động
  11. Battery life /ˈbætəri laɪf/ (n) thời lượng pin
  12. Call quality /kɔːl ˈkwɑːləti/ (n) chất lượng cuộc gọi
  13. Mobile operating system /ˈmoʊbəl ˈɒpəˌreɪtɪŋ ˈsɪstəm/ (n) hệ điều hành di động
  14. Social media apps /ˈsoʊʃəl ˈmidiə ˌæps/ (n) ứng dụng mạng xã hội
  15. Screen protector /skriːn prəˈtɛktər/ (n) bảo vệ màn hình
  16. Mobile network /ˈmoʊbəl ˈnɛtwɜːrk/ (n) mạng di động
  17. Data plan /ˈdeɪtə plæn/ (n) gói dịch vụ dữ liệu
  18. Mobile technology /ˈmoʊbəl tɛkˈnɑːlədʒi/ (n) công nghệ di động
  19. App store /æp stɔːr/ (n) cửa hàng ứng dụng
  20. Ringtone customization /ˈrɪŋˌtoʊn ˌkʌstəməˈzeɪʃən/ (n) tùy chỉnh nhạc chuông

Và đây là bài nói mẫu sử dụng 20 từ vựng và cụm từ trên. Bạn hãy đọc kỹ bài mẫu này, vì cách diễn đạt hoàn toàn bản địa của nó. Bài mẫu được các cựu chuyên gia khảo thí IELTS tại Smartcom IELTS GEN 9.0 biên soạn, nên nó có tính ứng dụng rất cao trong bài thi IELTS, được đánh giá cao nhờ tính tự nhiên của bản ngữ, mà lại không quá khó sử dụng.

Question: Describe your first mobile phone.

Sample answer:

My first mobile phone, or should I say “cell phone” as we used to call it back then, was a simple device that I received when I was in my early teenage years. It was not a smartphone by any means, but rather a basic mobile device. The primary function of this phone was for voice calls and text messaging.

The phone had a small monochrome screen with a physical keypad, and I remember it was quite durable. It didn’t have the fancy touchscreen that modern smartphones offer. The battery life was impressive, and I rarely had to charge it compared to today’s smartphones that require daily charging. Call quality was decent, and I used it mostly to keep in touch with my family and friends.

Back then, mobile data and mobile applications, or “apps” as we call them now, were not a part of our mobile experience. We used the phone mainly for communication, and the internet connectivity was limited to basic web browsing.

One distinct feature of that phone was the ability to customize ringtones, which was a fun feature to personalize my device. It was my introduction to mobile technology, and I fondly remember it as my first step into the world of mobile phones. While it may not have had all the bells and whistles of today’s smartphones, it served its purpose and was an essential part of my life during that time.



    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHOÁ HỌC



    THÔNG TIN LIÊN HỆ

    Smartcom English

    Hotline: 024.22427799

    Zalo: 0865.568.696

    Email: mail@smartcom.vn

    Hãy để lại tin nhắn hoặc bình luận của bạn nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hoặc cần đặt thêm câu hỏi về IELTS và từ vựng theo các chủ đề khác cho Smartcom IELTS GEN 9.0 ở dưới bài viết này nhé.

    Ngữ pháp quan trọng thế nào trong IELTS Speaking?

    Ngữ pháp là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với bài thi IELTS nói chung và phần thi kỹ năng Speaking nói riêng. Tâm lý chung của các sĩ tử IELTS mà Smartcom English thấy là các thí sinh thường lo lắng về việc sử dụng ngữ pháp IELTS sao cho chính xác. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều và đa dạng thay vì chỉ tập trung nói chính xác 1-2 cấu trúc ngữ pháp lại giúp bạn đạt điểm cao dễ dàng hơn.

    Ngữ pháp quan trọng trong IELTS Speaking
    Ngữ pháp quan trọng trong IELTS Speaking

    Bài nói IELTS sẽ đánh giá ngữ pháp như thế nào?

    Bộ mô tả Grammatical Range và Accuracy trong IELTS sẽ được sử dụng để đánh giá ngữ pháp mà bạn sử dụng trong bài nói, cũng như cách bạn sử dụng nó có chính xác và thích hợp hay không. 

    Smartcom IELTS GEN 9.0 sẽ chỉ cho bạn 3 tiêu chí mà các giám khảo IELTS sử dụng khi đánh giá ngữ pháp của bạn như sau:

    • Phạm vi cấu trúc được sử dụng: Phạm vi này đánh giá từ những cấu trúc đơn giản bạn sử dụng như ở Band 4.0 cho đến các cấu trúc phức tạp nhất bạn có thể sử dụng như Band 9.0
    • Tính linh hoạt khi sử dụng: Điều này có nghĩa là bạn có thể chọn từ một loạt cấu trúc thích hợp cho phản hồi mà bạn muốn đưa ra. Các cấu trúc được sử dụng ‘tự nhiên và thích hợp’ ở Band 9.0 và “với độ linh hoạt hạn chế” ở khoảng Band 6.0
    • Tần suất mắc lỗi: Tần suất này sẽ đánh giá từ Band cao đến Band thấp. Bao gồm các câu không có lỗi ở Band 9.0 đến các lỗi thường xuyên dễ gây ra hiểu lầm ở Band 5.0

    Nhiều thí sinh sợ rằng mình sẽ bị mất điểm vì mắc lỗi. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng ngay cả một học sinh Band 9.0 cũng có thể mắc một vài lỗi nhỏ. Và chính người bản ngữ cũng mắc một số lỗi nhỏ khi nói tiếng Anh. Những lỗi này được gọi là “slips” (nhỡ miệng) và có thể được châm chước. 

    Tập trung vào sự đa dạng cấu trúc ngữ pháp trong IELTS Speaking
                              Tập trung vào sự đa dạng cấu trúc ngữ pháp trong IELTS Speaking

    Để có thể đạt được Band 6 hay Band 7, bạn hoàn toàn có thể được phép mắc một số lỗi nhất định mà không bị trừ điểm, đặc biệt là khi giám khảo đã thấy bạn có khả năng sử dụng đa dạng các loại cấu trúc phức tạp hơn.

    Mặc dù độ chính xác là cần thiết, nhưng bạn cũng nên cố gắng tập trung vào việc có thể sử dụng nhiều cấu trúc câu nhất có thể. Đây sẽ là điểm cộng của bạn đối với giám khảo IELTS đó.

    Sử dụng đa dạng cấu trúc ngữ pháp IELTS trong bài thi 

    Trong các bộ đề mô tả có có nhắc đến khả năng sử dụng các cấu trúc ngữ pháp phức tạp. Chúng thường được sử dụng trong các cấu trúc phụ, bao gồm sự kết hợp của các mệnh đề phụ thuộc và độc lập. Dưới đây là tóm tắt ngắn gọn và một số ví dụ về ba loại cấu trúc câu chính:

    • Câu đơn, chỉ bao gồm một mệnh đề độc lập. Ví dụ: I drink coffee in the morning.
    • Câu ghép, bao gồm hai mệnh đề độc lập nối với nhau. Ví dụ: I drink coffee in the morning, but I don’t drink it at night.
    • Câu phức, bao gồm sự kết hợp của các mệnh đề phụ thuộc và độc lập. Ví dụ: I don’t drink it at night because it keeps me awake.

    Bên cạnh đó, giáo viên của Smartcom IELTS GEN 9.0 gợi ý thêm cho bạn các cấu trúc ngữ pháp cụ thể hay được dùng trong IELTS bạn có thể áp dụng bao gồm:

    •     A range of different tenses (Sử dụng liên tiếp các thì các khác)
    •     Comparative forms (Dạng so sánh)
    •     Relative clauses (Mệnh đề quan hệ)
    •     Conditionals (Câu điều kiện)
    •     The passive voice (Câu bị động)

     

    Cách tăng phạm vi ngữ pháp sử dụng trong bài nói IELTS

    Học thêm nhiều cấu trúc ngữ pháp và luyện tập sử dụng chúng

    Nếu bạn đang theo dõi một cuốn sách khóa học, bạn có thể xem qua các cấu trúc ngữ pháp khác nhau đang được đề cập đến. Mặc dù hiểu các quy tắc là quan trọng, nhưng điều bạn thực sự cần làm là luyện tập cách sử dụng các cấu trúc đó trong cuộc hội thoại.

    Lắng nghe người khác nói và lưu ý cấu trúc ngữ pháp họ sử dụng

    Đây là cách hiệu quả khi áp dụng khi nghe các bài kiểm tra nói IELTS, chúng có sẵn trên kho bài giảng và LMS của Smartcom IELTS GEN 9.0. Ngoài ra, bạn có thể học ngữ pháp và từ vựng mới qua các bản tin truyền hình nước ngoài, các bộ phim song ngữ hoặc các series của TED x Talk.

    Nghe TED Talk để luyện kỹ năng Speaking hiệu quả
                                     Nghe TED Talks để luyện kỹ năng Speaking hiệu quả

    Việc tập luyện này sẽ giúp bạn làm quen với một loạt các cấu trúc ngữ pháp IELTS và hiểu một số ngữ cảnh mà chúng được sử dụng.

    Ghi âm và ghi chú các cấu trúc bạn sử dụng

    Khi chúng ta thành thạo hơn với các vốn cấu trúc ngữ pháp đang có, hãy ghi lại câu trả lời của chính bạn cho mỗi câu hỏi trong bộ đề bạn đang học. Sau đó phát lại đoạn ghi âm và ghi lại các cấu trúc khác nhau mà bạn đã sử dụng. 

    Việc nghe lại không chỉ giúp bạn nhớ cấu trúc đó hơn, mà còn giúp bạn tự chỉnh sửa ngữ điệu và kiểm tra lỗi nếu có của chính mình.

    3 TIPS tự luyện để lên band Speaking 1 cách nhanh chóng

    Nghe lại và sửa lỗi qua file ghi âm của mình

    Ngoài việc kiểm tra phạm vi cấu trúc bạn sử dụng, bạn cũng có thể nghe và kiểm tra lỗi ngữ pháp. Hãy ghi lại những lỗi bạn mắc phải và luyện nói chúng một cách chính xác hơn nữa.

    Sửa lỗi với một người bạn

    Chúng ta thường khó phát hiện ra lỗi của chính mình, vì vậy hãy thử kiểm tra nó cùng với một người khác. Tìm một người bạn đồng hành, cùng học và thi IELTS với bạn, hoặc tìm 1 người thầy riêng có kinh nghiệm cho mình, hành trình chinh phục IELTS của bạn sẽ rút ngắn đáng kể đó.

    Tìm 1 người bạn, 1 người thầy để cùng luyện IELTS Speaking
                                Tìm 1 người bạn, 1 người thầy để cùng luyện IELTS Speaking

    Luyện nói … thường xuyên hơn!

    Cho dù bạn đang luyện thi IELTS Speaking hay không, hãy tận dụng mọi cơ hội để nói chuyện bằng tiếng Anh và càng tốt nếu đối phương nghe hiểu được những gì bạn nói. Nếu may mắn, bạn có thể nhận được một số lưu ý hữu ích về ngữ pháp của mình!

    Và cuối cùng…  cố gắng đừng bận tâm đến việc phải chính xác. Hãy nhớ rằng bạn có khả năng đạt điểm vì cố gắng sử dụng các cấu trúc phức tạp ngay cả khi bạn làm chưa đúng.

    Như vậy, Smartcom IELTS GEN 9.0 đã chia sẻ cho bạn 1 tip về ngữ pháp IELTS để đạt điểm cao trong IELTS Speaking. Mặc dù đa dạng ngữ pháp là ưu điểm, nhưng hãy lưu ý rằng bạn vẫn cần sử dụng đúng ngữ cảnh, tránh sử dụng nhồi nhét làm bài nói của bạn mất tự nhiên và thiếu logic nhé.

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc nhận xét nào, hãy chia sẻ những điều này với Smartcom ngay tại Website hoặc trang Fanpage Smartcom English. Chúc bạn sẽ đạt được thành công với điểm số IELTS như ý.

    8 CHIẾN THUẬT NÂNG CAO NGỮ PHÁP TIẾNG ANH NHANH CHÓNG

    Và mẹo số 8 là quan trọng nhất với bạn!

    Ngữ pháp là một vấn đề gây nhiều căng thẳng cho học sinh, vì ngữ pháp tiếng Anh được coi là khá khó hiểu, phức tạp, vụ vặt, khó nhớ đối với người Việt học tiếng Anh. Đặc biệt là với IELTS, ngữ pháp được các chuyên gia khảo thí đánh giá tỉ mỉ thông qua bài viết và bài nói của thí sinh. Chính vì vậy, đúng ngữ pháp là điều quan trọng cho việc viết và thành công của bạn, cả khi là sinh viên và nhân viên trong tương lai. Do đó, điều quan trọng là phải biết một số phương pháp đơn giản để cải thiện kỹ năng ngữ pháp của bạn. Dưới đây là 8 mẹo cơ bản, Smartcom English giới thiệu để bạn có thể thử nghiệm. Và hãy đặc biệt chú ý chiến thuật số 8, vì tư duy logic này sẽ giúp bạn nhớ ngữ pháp dễ dàng!

    1. Đọc

    Đọc có thể là cách số một để bạn có thể cải thiện kỹ năng ngữ pháp của mình. Khi bạn đọc, bạn củng cố ngữ pháp đúng trong tâm trí của mình. Việc đọc to có thể đặc biệt hữu ích vì sự kết hợp giữa nhìn, nói và nghe giúp củng cố những gì bạn đã học. Ngoài việc cải thiện ngữ pháp của bạn, đọc sẽ giúp ích cho tất cả các khía cạnh của bài viết của bạn, từ sự trôi chảy của câu đến tăng vốn từ vựng.

    1. Sổ tay ngữ pháp

    Rất hữu ích khi có một cuốn sách tham khảo kỹ lưỡng gần đó mà bạn có thể tham khảo các cấu trúc ngữ pháp khi viết. Bằng cách này, bất cứ khi nào câu hỏi ngữ pháp phát sinh, bạn có thể nhanh chóng tham khảo sách hướng dẫn để có được câu trả lời. Có rất nhiều sách hướng dẫn viết và ngữ pháp chất lượng cao trên thị trường. Ngoài ra, trên internet cũng có rất nhiều sách ngữ pháp miễn phí, kèm theo các hướng dẫn tỉ mỉ.

    Sách ngữ pháp “Tiếng Anh trên 5 đầu ngón tay”

    1. Xem lại những điều cơ bản

    Mặc dù các lớp học về ngôn ngữ học và viết tiếng Anh có thể không phải là điều bạn quan tâm, nhưng điều quan trọng là phải dành một chút thời gian để học hoặc xem lại các nguyên tắc cơ bản. Thực hiện một số nghiên cứu về các phần cơ bản của bài phát biểu, cũng như về các lỗi ngữ pháp phổ biến mà mọi người thường mắc phải.

    1. Thực hành

    Có rất nhiều tài nguyên tuyệt vời, cả trực tuyến và in ấn, có lợi cho việc cải thiện kỹ năng ngữ pháp của bạn. Tìm kiếm nhanh trên Internet sẽ thấy vô số trang web cung cấp các trò chơi và bài tập ngữ pháp. Nếu bạn biết rằng ngữ pháp là lĩnh vực bạn phải vật lộn, hãy dành ra một vài phút mỗi ngày để hoàn thành các bài tập ngữ pháp. Ngay cả hành động đơn giản là làm một vài bài kiểm tra thực hành tiếng Anh ở bất kỳ cấp độ nào cũng có thể giúp bạn cải thiện kỹ năng ngữ pháp của mình.

    1. Lắng nghe người khác

    Khi người hướng dẫn, nhân viên phòng thí nghiệm viết hoặc người dạy kèm viết phản hồi cho bạn, hãy lắng nghe họ! Tìm hiểu xem bạn có vấn đề nhất quán với bất kỳ chủ đề nào cụ thể không. Ví dụ: bạn có thường xuyên nhận được phản hồi về các câu chạy hoặc gặp vấn đề với thỏa thuận chủ ngữ-động từ không? Nếu vậy, hãy đảm bảo rằng khi bạn đọc lại bài tập của mình, bạn đặc biệt chú ý đến những chi tiết đó. Thậm chí có thể là khôn ngoan khi tạo danh sách kiểm tra cá nhân của riêng bạn về các mục cần lưu ý trong bài viết của bạn.

    1. Hiệu đính… thành tiếng

    Đôi khi khi chúng ta đọc lại những đoạn chúng ta đã viết, bộ não của chúng ta sẽ lấp đầy những khoảng trống của thông tin còn thiếu. Không phải lúc nào chúng ta cũng bắt lỗi chính mình khi hiệu đính. Đọc to những gì bạn đã viết, tốt nhất là cho người khác nghe, là một cách hiệu quả để đánh giá xem bạn có sử dụng đúng ngữ pháp hay không. Bạn có nhiều khả năng nhận ra lỗi của mình hơn nếu bạn đọc to nội dung, hơn là trong đầu bạn.

    1. Viết

      Ngữ pháp tiếng Anh trên 5 đầu ngón tay
      Ngữ pháp tiếng Anh trên 5 đầu ngón tay

    Vừa giúp bạn đọc nhiều, vừa giúp bạn viết nhiều hơn. Bạn càng luyện viết nhiều với ngữ pháp thích hợp, nó sẽ đến với bạn một cách tự nhiên hơn. Đây là những lời khuyên hữu ích để giúp bạn viết một bài luận đại học .

    Học sinh ở mọi lứa tuổi đều có thể được hưởng lợi từ việc thực hiện thêm những bước tiến để nâng cao ngữ pháp của mình. Sử dụng các phương pháp trên thường xuyên và bạn sẽ cải thiện đáng kể kỹ năng ngữ pháp của mình trước khi bạn biết điều đó.

    1. Tư duy hệ thống trên 5 đầu ngón tay

    Thực ra tiếng Anh là một ngôn ngữ có hệ thống ngữ pháp rất logic, và nó hoàn toàn có thể tổng hợp lại dễ hiểu trên mô hình 5 điểm tư duy trên 5 đầu ngón tay. Cụ thể là ngữ pháp tiếng Anh là các nguyên tắc giúp hình thành ý, mà diễn đạt một ý hoàn thiện tức là cách diễn đạt một câu. Câu tiếng Anh có 5 điểm để tư duy, ta có thể chia theo 5 đầu ngón tay gồm Chủ ngữ (ngón cái) thể hiện Ai hay Cái gì là chủ thể của hành động; Động từ (ngón trỏ) thể hiện Làm gì; Tân ngữ (ngón giữa) thể hiện ai hay cái gì, chịu tác động của hành động (động từ); Bổ ngữ (ngón đeo nhẫn) thể hiện đặc điểm của chủ ngữ; Trạng ngữ (ngón út) thể hiện thời gian, địa điểm, nguyên nhân, cách thức và tần suất. Nếu bạn nắm chắc được cấu tạo của 5 vị trí trên 5 đầu ngón tay này, bạn sẽ hiểu ngữ pháp tiếng Anh một cách chắc chắn, và có thể tư duy một cách logic để suy ra mọi loại câu, diễn đạt mọi ý tưởng của bạn bằng tiếng Anh.

    Phương pháp tư duy logic tiếng Anh trên 5 đầu ngón tay được “Phù thủy tiếng Anh” Nguyễn Anh Đức viết trong một cuốn sách mang tên “Tiếng Anh trên 5 đầu ngón tay”, và ở bài viết sau, Smartcom English sẽ giới thiệu chi tiết hơn cho bạn.

    Smartcom English

    PHÁT TRIỂN ĐỌC VIẾT SỚM CHO TRẺ

    VAI TRÒ, NHẬN THỨC NGUY CƠ, VÀ THÓI QUEN HỮU ÍCH CHO CHA MẸ

    Các tác giả: TS. Froma P. Roth, TS. Diane R. Paul

    Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giai đoạn từ 0 đến 7 tuổi là giai đoạn vàng để trẻ phát triển các năng lực ngôn ngữ, toán học, trí tuệ cảm xúc (EQ), chỉ số thông minh (IQ) với tốc độ nhanh nhất cho trẻ mà không có bất cứ giai đoạn nào sau này có được. Công trình nghiên cứu kéo dài 50 năm về tác dụng của Giáo dục sớm (giáo dục trước tuổi vào tiểu học) của Đại học Harvard đã chỉ ra đầu tư cho giáo dục sớm có hiệu quả cao vượt trội, giúp trẻ thành công vượt bậc cả về trí tuệ, thành công trong học tập, năng lực xã hội và tiền bạc.

    Dưới đây là bài viết về “Phát triển đọc viết sớm cho trẻ” của Tiến sĩ Froma Roth và Tiến sĩ Diane Paul được đăng trên trang https://www.getreadytoread.org/  và Smartcom English trích dịch

    Ảnh: Lớp học Giáo dục sớm chuẩn Mỹ tại Smartcom English

    KHÓA HỌC TIẾNG ANH & GIÁO DỤC SỚM TẠI SMARTCOM ENGLISH
    CHO TRẺ TỪ 4 – 7 TUỔI
    Khóa Tiếng Anh & Giáo dục sớm tại Smartcom English là chương trình Giáo dục sớm của Mỹ, được xây dựng nhằm phát triển tiếng Anh và IQ ngay từ sớm với các nội dung học chính sau:
    Nội dung học
    –        Phát triển năng lực Đọc Tiếng Anh sớm: thông qua phát triển từ bộ chữ cái A – Z theo câu chuyện và kỹ thuật hình ảnh hóa (sight-words).
    –        Phát triển năng lực Viết Tiếng Anh sớm: viết chữ cái, từ và câu đơn giản.
    –        Phát triển năng lực Con Số, Hình Khối và Toán Học sớm.
    –        Phát triển tư duy Sáng tạo, tư duy Logic sớm.
    –        Tạo nền tảng phát triển IQ mạnh mẽ từ đầu: bằng chương trình kích thích IQ của Mỹ.
    –        Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) tích cực: thông qua các câu chuyện phát triển EQ.
    Giáo trình: Giáo trình Giáo dục sớm Early Childhood Education của Mỹ
    Giáo viên: GV NN và GV VN + 1 Giáo viên trợ giảng
    Thời gian học: 1 tuần học 2 buổi trực tiếp, mỗi buổi 1h30p
    Phối hợp với phụ huynh: phụ huynh cho trẻ làm các bài nâng cao năng lực tiếng Anh và IQ theo phiếu hàng tuần.
    Địa điểm học: Các trung tâm Smartcom English
    Đăng ký: Gọi 024.22427799 hoặc mail@smartcom.vn

    Trẻ em học ngôn ngữ ngay từ khi chúng ra đời. Cùng với quá trình các bé lớn lên và phát triển, kỹ năng nói và ngôn ngữ của bé trở nên phức tạp hơn. Các bé học cách hiểu và sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt ý tưởng, suy nghĩ và cảm xúc của mình, và để giao tiếp với người khác. Trong giai đoạn phát triển ngôn ngữ và nói sớm, trẻ em học những kỹ năng quan trọng cho sự phát triển về chữ viết (đọc và viết). Giai đoạn này, được gọi là học chữ viết sớm, bắt đầu từ khi mới ra đời và kéo dài suốt thời kỳ mẫu giáo, và kết thúc khi trẻ vào học lớp 1.

    Trẻ em thấy và tương tác với văn bản in (ví dụ: sách, tạp chí, danh sách thực phẩm) trong các tình huống hàng ngày (như nhà, mẫu giáo và trường mầm non) từ trước khi họ bắt đầu đi học cấp 1. Cha mẹ có thể thấy sự hiểu biết và niềm vui ngày càng tăng của con khi mình bắt đầu nhận biết các từ thể hiện tiếng kêu, vẽ bằng bút sáp, chỉ ra các biểu tượng và biển quảng cáo trên đường, và nhận tên một số chữ cái… Dần dần, trẻ em kết hợp những gì họ biết về nói và nghe với những gì họ biết về văn bản in và trở nên sẵn sàng học đọc và viết.

    Ngôn ngữ nói và chữ viết có mối liên kết không?

    Câu trả lời ngắn gọn là “Có!”. Các trải nghiệm về nói và nghe mà trẻ em thu thập trong giai đoạn mẫu giáo giúp chuẩn bị hữu hiệu cho việc học đọc và viết trong giai đoạn cấp 1. Điều này có nghĩa là trẻ em có khả năng nói kém khi bước vào trường học có khả năng gặp khó khăn khi học kỹ năng chữ viết hơn so với những trẻ không gặp vấn đề về giao tiếp.

    Một kỹ năng ngôn ngữ nói liên quan mạnh mẽ đến việc đọc và viết sớm tiếng Anh là ý thức về ngữ âm và âm vị – sự nhận biết rằng từ được tạo nên từ các âm vị riêng biệt, ví dụ, từ “chó” (dog) được tạo thành từ ba âm vị là: /d/, /ɑː/, /g/. Có nhiều hoạt động ngôn ngữ nói mà cho thấy sự phát triển tự nhiên của ý thức về âm vị, ngữ âm và vần của trẻ, bao gồm việc làm thơ, ví dụ như cat – hat (mèo – cái mũ) và việc tạo âm, ví dụ, big bears bounce on beds (những con gấu to nhảy trên giường), và cách tách ra các âm, ví dụ như trẻ nói: “Mẹ ơi, /f/ là âm đầu tiên trong từ fish (cá)”.

    Khi trẻ em tham gia vào việc chơi với âm thanh, các con dần dần học cách tách từ thành các âm riêng biệt và “gắn” âm vào các chữ in, cho phép trẻ bắt đầu học đọc và viết. Những đứa trẻ có kết quả tốt trong các hoạt động về nhận thức về ngữ âm thường trở thành những người đọc và viết thành công hơn, trong khi những đứa trẻ gặp khó khăn với các hoạt động như vậy thường không làm được.

    Một số nguy cơ cản trở năng lực ngôn ngữ của con mà cha mẹ cần biết

    Có một số dấu hiệu ban đầu có thể đặt trẻ vào nguy cơ học chậm kỹ năng chữ viết. Trẻ mẫu giáo có rối loạn ngôn ngữ và nói thường gặp vấn đề khi con bước vào trường học. (Chú ý: để xác định trẻ bị rối loạn ngôn ngữ, giao tiếp hay không, nếu thấy trẻ có dấu hiệu chậm nói hoặc nói không logic, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để xác định chính xác). Những yếu tố khác bao gồm các vấn đề về sức khỏe hoặc y tế (ví dụ, sinh non cần phải nhập viện vào khoa chăm sóc tích cực cho trẻ sơ sinh, viêm tai mãn tính, hội chứng rượu thai, bại não), rối loạn phát triển, nghèo đói, môi trường chữ viết ở nhà, và tiền sử gia đình về rối loạn ngôn ngữ hoặc chữ viết.

    Dấu hiệu cảnh báo sớm: Có những dấu hiệu cho thấy khả năng trẻ gặp vấn đề khi học đọc và viết sau này bao gồm việc nói tiếng trẻ con kéo dài, sự thiếu quan tâm hoặc đánh giá thấp đối với thơ thiếu niên hoặc việc đọc sách cùng, khó khăn trong việc hiểu các hướng dẫn đơn giản, khó khăn trong việc học (hoặc nhớ) tên các chữ cái, thất bại trong việc nhận biết hoặc xác định các chữ cái trong tên của trẻ.

    Speech-language pathologist (SLPs) (tạm dịch là: phân tích bệnh học rối loạn ngôn ngữ) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kỹ năng chữ viết sớm của tất cả trẻ em, đặc biệt là những người có khả năng gặp khó khăn trong việc học liên quan đến chữ viết. Ngôn ngữ pathologist có thể giúp ngăn ngừa những vấn đề như vậy, xác định trẻ em có nguy cơ gặp khó khăn trong việc học đọc và viết, và cung cấp can thiệp để khắc phục những khó khăn liên quan đến chữ viết. Các nỗ lực phòng ngừa liên quan đến việc làm việc cùng với gia đình, người chăm sóc khác và giáo viên để đảm bảo rằng trẻ em có cơ hội tham gia vào các hoạt động chữ viết sớm chất lượng và đầy đủ cả ở nhà và tại trường mầm non. Ngôn ngữ pathologist cũng giúp các đứa trẻ lớn hơn hoặc có sự trễ phát triển những người đã bỏ lỡ các cơ hội như vậy. Các đứa trẻ gặp khó khăn trong việc nắm bắt trò chơi và hoạt động chữ viết sớm có thể được giới thiệu để được kiểm tra thêm để có thể bắt đầu can thiệp càng sớm càng tốt để thúc đẩy sự phát triển trong các lĩnh vực cần thiết và tăng khả năng học và đạt được thành công học tập.

    Can thiệp sớm là quan trọng: Sự giảng dạy về chữ viết sớm (đọc và viết sớm) là hiệu quả nhất khi bắt đầu từ sớm trong giai đoạn mẫu giáo vì những vấn đề này thường gây ra hậu quả tiêu cực lâu dài và thường ảnh hưởng đến việc học ngôn ngữ và chữ viết của trẻ suốt nhiều năm học phổ thông. Tuy nhiên, việc thúc đẩy sự phát triển chữ viết không bị hạn chế cho trẻ em nhỏ. Trẻ lớn hơn, đặc biệt là những người có rối loạn ngôn ngữ và nói, có thể đang ở trong giai đoạn chữ viết sớm và cần can thiệp để xây dựng và củng cố những kỹ năng cần thiết để học đọc và viết.

    Cha mẹ có thể làm gì

    Cha mẹ có thể giúp con phát triển kỹ năng chữ viết trong các hoạt động thông thường mà không cần tốn nhiều thời gian vào ngày của cha mẹ quá nhiều bằng việc lên kế hoạch phát triển cùng con hàng ngày. Hãy cho con thấy rằng đọc và viết là một phần của cuộc sống hàng ngày và có thể đọc rất vui vẻ. Các hoạt động cho trẻ mầu giáo bao gồm những điều sau:

    • Nói chuyện với con và đặt tên cho các đối tượng, người và sự kiện trong môi trường hàng ngày.
    • Lặp lại chuỗi âm thanh của con (ví dụ, “ba ba ba ba, ba ba ba ba”) và thêm vào chúng.
    • Nói chuyện với con trong các hoạt động hàng ngày như tắm biển hoặc bữa ăn và chịu khó trả lời các câu hỏi của con.
    • Hướng sự chú ý của con đến các văn bản in trong môi trường hàng ngày như biển giao thông, biểu tượng cửa hàng và bao bì thực phẩm.
    • Giới thiệu từ vựng mới trong các dịp lễ và các hoạt động đặc biệt như đi thăm vườn bách thú, công viên, hay đi thăm thú khu vực lân cận.
    • Kích thích con tham gia vào việc hát hò, chơi trò tương tự, và thơ thiếu niên.
    • Đọc sách tranh và truyện tập trung vào âm thanh, thơ, và âm tiết lặp (các từ bắt đầu bằng âm thanh giống nhau, như trong sách của Dr. Seuss).
    • Đọc lại cuốn sách yêu thích của con.
    • Tập trung sự chú ý của con vào sách bằng cách chỉ vào từ và hình ảnh khi bạn đọc.
    • Cung cấp nhiều loại vật liệu khuyến khích vẽ và vẽ tùy ý (ví dụ, bút sáp, giấy, bút đánh dấu, sơn ngón tay).
    • Khuyến khích con mô tả hoặc kể câu chuyện về bức tranh của con và viết lại các từ.

    Cha mẹ hãy download các tài liệu kích thích phát triển Đọc và Viết tiếng Anh sớm cho con theo chương trình Giáo dục sớm của Mỹ dưới đây:

    1. Trẻ khám phá bản thân qua tô màu: PDF Download
    2. Trẻ khám phá màu sắc, đọc chữ, luyện số sớm: PDF Download


    Ảnh: Smartcom English xây dựng tình yêu đọc sách cho con

    PHÂN BIỆT CÁCH DÙNG A, AN, THE TRONG TIẾNG ANH

    Trong tiếng anh, a, an, the được gọi là các mạo từ. Mạo từ được dùng trước danh từ hoặc danh từ tương đương và là một loại tính từ. Mạo từ xác định (the) được dùng trước một danh từ để chỉ ra rằng người đọc đã biết danh tính của danh từ đó. Mạo từ không xác định (a, an) được dùng trước một danh từ chung chung hoặc khi danh tính của nó không được xác định. Nhưng bên cạnh đó cũng có một số trường hợp trong đó một danh từ không có mạo từ.

    Hãy cùng xem lại một số định nghĩa trước khi vào bài viết chính nhé.

    Mạo từ xác định

    + the (trước danh từ số ít hoặc số nhiều)

    Mạo từ không xác định

    + a (trước danh từ số ít bắt đầu bằng phụ âm)

    + an (trước danh từ số ít bắt đầu bằng nguyên âm)

    Danh từ đếm được – đề cập đến các mục có thể được đếm và là số ít hoặc số nhiều

    Danh từ không đếm được – đề cập đến các mục không được tính và luôn ở số ít

    Mạo từ không xác định (a, an)

    “A, an” dùng để chỉ danh từ đi kèm là danh từ không xác định.

    – A candidate must participate and complete all four English skill tests in the IELTS exam.

    Lưu ý rằng việc sử dụng hay an phụ thuộc vào âm bắt đầu từ tiếp theo. Sau đây là một số quy tắc giúp bạn xác định khi nào dùng a, an:

    + a + danh từ số ít bắt đầu bằng một phụ âm: a user, a university, a building.

    + an + danh từ số ít bắt đầu bằng một nguyên âm: an orphan, an object, an egg.

    + an + danh từ bắt đầu bằng âm câm “h“: an hour, an honor.

    a + danh từ bắt đầu bằng chữ “h” được phát âm: a horse, a host.

    an + danh từ viết tắt bắt đầu bằng phụ âm nhưng lại có phát âm là nguyên âm thì mạo từ đi kèm sẽ là “an”: an MC (Master of Ceremonies).

    + nếu danh từ được bổ nghĩa bởi một tính từ, sự lựa chọn dùng a và an phụ thuộc vào âm đầu tiên của tính từ ngay sau mạo từ: a breath-taking scene, an unexpected error.

    + dùng các mạo từ không xác định a, an để chỉ thành viên trong một nhóm.

    – She is a teacher.

    – He is a Vietnamese person.

    Mạo từ xác định (the)

    Mạo từ xác định được sử dụng trước danh từ số ít và số nhiều khi danh từ đó là cụ thể hoặc cụ thể. “The” dùng để chỉ các danh từ đi kèm là danh từ đã xác định, nó đề cập đến một thành viên cụ thể của một nhóm.

    – IELTS is the high stakes English test for international study, migration and work.

    Ở đây, phía trước “English test” là mạo từ xác định “the” vì “English test” là một danh từ đã xác định để chỉ “IELTS”.

    “The” cũng có thể được sử dụng trước danh từ không đếm được, thậm chí chúng ta cũng có thể lược bỏ hoàn toàn nó đi.

    – Remember to drink the water everyday!

    – Remember to drink water everyday!

    Bên cạnh một số lưu ý ở trên, chúng ta cũng cần phải đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng “the” trước các danh từ địa lý.

    KHÔNG sử dụng “the” trước:

    + tên của hầu hết các quốc gia/vùng lãnh thổ: Ý, Mexico, Bolivia (ngoại trừ the Netherlands, the Dominican Republic, the Philippines, the United States)

    + tên của các thành phố, thị trấn hoặc tiểu bang: Seoul, Manitoba, Miami

    + tên các đường phố: Washington Blvd., Main St.

    + tên của hồ và vịnh: Lake Titicaca, Lake Erie ngoại trừ một nhóm các hồ như the Greater Lakes.

    + tên của các ngọn núi: Mount Everest, Mount Fuji ngoại trừ các dãy núi như the Andes hoặc the Rockies hoặc những cái tên khác thường như the Matterhorn.

    + tên các châu lục (Asia, Europe)

    + tên các đảo (Easter Island, Maui, Key West) ngoại trừ các chuỗi đảo như the Aleutians, the Hebrides, the Canary Islands.

    SỬ DỤNG “the” trước:

    + tên các con sông, đại dương và biển: the Nile, the Pacific

    + các điểm trên địa cầu: the Equator, the North Pole

    + các khu vực địa lý: the Middle East, the West

    + tên sa mạc, rừng, vịnh và bán đảo: the Sahara, the Persian Gulf, the Black Forest, the Iberian Peninsula

    Một số loại danh từ KHÔNG đi kèm mạo từ

    + tên của ngôn ngữ và quốc tịch: Chinese, English, Spanish, Russian (trừ khi bạn đề cập đến dân số của quốc gia)

    + tên các môn thể thao: volleyball, hockey, baseball

    + tên các môn học: mathematics, biology, history, computer science

    BÀI TẬP ÁP DỤNG 

    Điền mạo từ phù hợp vào chỗ trống nếu cần và giải thích tại sao.   

    1. A lot of …… children are accessing……. internet unsupervised.
    2. Last night I saw …… star and ……. moon in ……… sky.
    3. I was born in ……… little town, but when I was 12 my family moved to …… capital.
    4. According to …….. graph, …….. number of …….. working people has doubled.
    5. Although Ivan lives in ………. Russia and Paul lives in …………. Netherlands, they have a lot in common. Even Paul’s favorite football team is ………. same as Ivan’s!

    Thông tin liên hệ

    Trụ sở chính & Trung tâm: Smartcom English – Tầng 4 nhà 29T2, đường Hoàng Đạo Thúy, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

    Trung tâm Anh ngữ Smartcom: Tòa nhà Smartcom, số 117, phố Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội.

    Website: https://smartcom.vn

    Điện thoại: (+84) 024.22427799

    Zalo: 0865835099

    PHÂN BIỆT CÁCH SỬ DỤNG ‘EACH’ VÀ ‘EVERY’ TRONG TIẾNG ANH

    Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ khó học nhất bởi vì ngữ pháp của nó khá thể phức tạp và thậm chí có một số từ tiếng anh khi dịch sang tiếng việt sẽ có nghĩa giống nhau nhưng lại khác nhau về cách sử dụng trong từng trường hợp cụ thể.

     

    Đặc biệt khi sử dụng ‘each’ và ‘every’ trong giao tiếp hàng ngày, người bản xứ vẫn có thể mắc một số lỗi sai khi sử dụng. Vì thế, việc hiểu ý nghĩa thực sự của những từ này và cách hoạt động của chúng trong câu là vô cùng quan trọng và cần thiết. Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt ‘each’ và ‘every’ để bạn có thể sử dụng chúng một cách chính xác.

     

    Each 

    Từ ‘each’ được sử dụng để đề cập tới những thứ riêng lẻ trong một nhóm từ hai vật/người trở lên.

    Ví dụ

    – The last three pieces of cake → each piece (of cake)

    – Members of the music club → each member (of the music club)

     

    Every 

    ‘Every’ giống với ‘each’ ở chỗ cả hai từ đều được dùng để chỉ thành phần trong các nhóm vật/người. Trong khi ‘each’ có thể được sử dụng cho nhóm từ hai trở lên thì ‘every’ cần phải được sử dụng cho nhóm có ít nhất 3 người/vật. Ngoài ra, ‘every’ cũng có thể đề cập đến toàn bộ tập thể, không chỉ các cá nhân.

    Ví dụ: everyone, every student, every person.

     

    Mẹo sử dụng ‘every’ và ‘each’ trong câu

    ‘each’ hoặc ‘every’ + danh từ + động từ 

    Khi bạn đang viết một câu và cố gắng quyết định xem liệu là sử dụng ‘each’ hay ‘every’, đầu tiên là cân nhắc về danh từ hoặc chủ ngữ của câu. Cả ‘each’ và ‘every’ đều chỉ được dùng với danh từ đếm được (trainer, coach, teacher,…) và không thể đi kèm với những danh từ không đếm được (love, peach, sky,…).

    Sau khi đã xác định được danh từ đó là danh từ gì, chúng ta cần cân nhắc số lượng người/vật ở trong nhóm. Nếu chỉ có 2 thì từ đi kèm sẽ là ‘each’, nếu là 3 hoặc nhiều hơn thì chúng ta có thể sử dụng cả ‘each’ và ‘every’.

    Tiếp theo, bạn cần xác định bạn muốn đề cập đến cái gì, đề cập tới cá nhân trong một nhóm hay tới một nhóm tổng thể. Nếu là cá nhân trong một nhóm thì dùng ‘each’, nếu là một nhóm tổng thể thì dùng ‘every’.

    Sau đây là một số ví dụ về “each” và “every” bạn có thể tham khảo

    – Each task in the IELTS test requires different knowledge and skills. 

    – Every event that is taking place has its own reasons. Therefore, we need to be well-behaved so that our results can be satisfactory. 

    Sau khi thực hiện tất cả các bước trên, bạn đã có thể sử dụng ‘every’ và ‘each’ một cách chính xác, kết quả sẽ tuyệt vời hơn nếu bạn có nhiều thời gian để luyện tập về loại ngữ pháp này.

     

    BÀI TẬP ÁP DỤNG 

    Some people think that all teenagers should be required to do unpaid work in their free time to help the local community. They believe this would benefit both the individual teenager and society as a whole. Do you agree or disagree?

    Write an essay about 150 words to express your opinion. There are at least 5 sentences using “each” and “every”.

     

    Thông tin liên hệ

    Trụ sở chính & Trung tâm: Smartcom English – Tầng 4 nhà 29T2, đường Hoàng Đạo Thúy, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

    Trung tâm Anh ngữ Smartcom: Tòa nhà Smartcom, số 117, phố Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội.

    Website: https://smartcom.vn

    Điện thoại: (+84) 024.22427799

    Zalo: 0865835099

    TIỀN TỐ và HẬU TỐ trong tiếng Anh

    Suffix and Prefix

     

    Tiền tố và hậu tố tiếng anh đều được sử dụng rất nhiều trong hầu hết các hoạt động giao tiếp của chúng ta. Vì vậy, việc nắm chắc các kiến thức về tiền tố và hậu tố góp phần giúp cho bạn hiểu sâu hơn về chúng và thực hành chính xác hơn.

    Tiền tố và hậu tố là tập hợp các chữ cái được thêm vào đầu hoặc cuối của một từ khác. Bản thân chúng không phải là từ và không thể tự đứng trong một câu.

    Bài viết này sẽ tìm hiểu kĩ hơn vì tiền tố và hậu tố trong tiếng Anh.

     

    Tiền tố 

    Tiền tố (prefix) là một nhóm các chữ cái được đặt trước từ gốc của một từ. Ví dụ: từ “unhappy” bao gồm tiền tố “un-” (có nghĩa là “không”) kết hợp với từ gốc “happy” (có nghĩa là “vui”); từ “unhappy” có nghĩa là “không hạnh phúc.”

    Sau đây là danh sách một số các tiền tố thông dụng trong tiếng anh.

     

    PREFIX EXAMPLES
    de- Decode, depressed
    dis- Disable, disappointed
    ex- Exclude, explosion
    il- Illiterate, illogical
    im- Immoral, imperfect
    in- Insecure, invisible
    mis- Misunderstand, misaddress
    non- Nonfiction, nonsense
    pre- Preorder, pregraduate
    pro- Proactive, profess, program
    re- Redo, reread
    un- Unlikely, unable

     

    Hậu tố

    Hậu tố (suffix) là một nhóm các chữ cái được đặt sau gốc của một từ. Ví dụ: từ “flavourless” gồm từ gốc “flavour” kết hợp với hậu tố “-less” (có nghĩa là “không có”); từ “flavourless” có nghĩa là “không có hương vị.”

    Hãy cùng xem bảng dưới đây để biết thêm một số hậu tố hay dùng trong tiếng anh.

     

    SUFFIX EXAMPLES
    -able Useable, manageable
    -al Universal, brutal
    -er Bigger, stronger
    -est Noisiest, weakest
    -ful Meaningful, helpful
    -ible Reversible, terrible
    -ily Easily, happily, lazily
    -ing Acting, showing
    -less Friendless, tireless
    -ly Clearly, hourly
    -ness Kindness, wilderness
    -y Glory, messy, victory

     

    BÀI TẬP ÁP DỤNG

    Dưới đây là bài tập giúp bạn thực hành về tiền tố và hậu tố. Hãy cùng tham khảo để hiểu hơn nhé.

    Hãy chia đúng dạng từ của từ được cho trong ngoặc

    1. He is a ________ boy. He is always asking questions. (curiosity)
    2. All the pupils have done the exercises ________. (easy)
    3. Keep ________! The teacher is explaining the lesson. (silence)
    4. Be ________ in your work! (care)
    5. Time passes ________ when you are alone. (slow)

     

    Thông tin liên hệ

    Trụ sở chính & Trung tâm: Smartcom English – Tầng 4 nhà 29T2, đường Hoàng Đạo Thúy, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

    Trung tâm Anh ngữ Smartcom: Tòa nhà Smartcom, số 117, phố Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội.

    Website: https://smartcom.vn

    Điện thoại: (+84) 024.22427799

    Zalo: 0865835099

    8 bí mật về mệnh đề quan hệ

    Mệnh đề quan hệ là một loại câu phức. Nếu muốn làm tốt bài thi viết IELTS thì đây là một loại ngữ pháp cần thiết để giúp bạn viết các loại câu phức bởi vì nó sẽ làm góp phần giúp band điểm bài viết của bạn tăng đáng kể.

     

    Sau đây là một số ví dụ về mệnh đề được sử dụng trong IELTS task 1:

    – This is followed by 15% who state that travel brings them happiness.

    – The given maps describe the changes which have been planned for the town of Berkshire.

     

    Loại mệnh đề này có thể đề cập đến:

    Người = who/that

    Vật = which/that

    Nơi chốn = where

    Sau đây là một số quy tắc cần thiết về các loại điều khoản mà bạn phải biết.

     

    8 điều bạn phải biết về mệnh đề quan hệ:

    1. Mệnh đề quan hệ bổ nghĩa cho danh từ và chúng phải đứng sau danh từ mà chúng đang bổ nghĩa:

    Noun               Relative clause

    – Students who learn to take IELTS tests need to prepare enough for both knowledge, language proficiency and skills. 

    Noun                                    Relative clause

    – Traffic lights should be put in the places where road users can see them from a distance enough to slow down and stop the vehicle safely.

     

    Trong hai câu trên, mệnh đề đề cập đến “students” và “places”, vì vậy mệnh đề quan hệ cần phải đứng sau các danh từ này để bổ nghĩa cho chúng.

     

    2. Phải có mệnh đề độc lập và mệnh đề phụ thuộc 

    – Students who learn to take IELTS tests need to prepare enough for both knowledge, language proficiency and skills. 

    Trong câu trên, “Students need to prepare enough for both knowledge, language proficiency and skills.” là mệnh đề độc lập và “who learn to take IELTS tests” là mệnh đề phụ thuộc.

     

    3. Có 2 mệnh đề, mỗi mệnh đề có chủ ngữ và động từ. 

    S          S             V                                                          V

    – Students who learn to take IELTS tests need to prepare enough for both knowledge, language proficiency and skills.

    Một mệnh đề quan hệ là sự kết hợp của 2 câu đơn, vì thế trong mỗi câu có chứa mệnh đề quan hệ, mỗi mệnh đề phải có ít nhất 1 chủ ngữ và một động từ

    Trong câu trên, 2 mệnh đề là

    – Students learn to take IELTS tests.

    – Students need to prepare enough for both knowledge, language proficiency and skills.

     

    4, Nếu bạn bỏ sót một phần của một trong các mệnh đề, một trong các chủ ngữ hoặc động từ, nó sẽ tạo ra một sự đứt đoạn dẫn đến câu không hoàn chỉnh.

    Ví dụ câu “Students who learn to take IELTS tests”. Đây là một câu sai hoàn toàn về ngữ pháp vì thiếu mất 1 động từ ở mệnh đề độc lập.

     

    5. Động từ trong mệnh đề quan hệ phải hòa hợp với danh từ mà nó đang bổ nghĩa. 

    S (số nhiều)    V (số nhiều)

    – Students who learn to take IELTS tests need to prepare enough for both knowledge, language proficiency and skills.

     

    6. Nếu thông tin là thông tin phụ thì cần phải có dấu phẩy

    – ChatGPT, which stands for Chat Generative Pre-training Transformer, is an AI-driven chatbot developed by OpenAI Company.

     

    7. Nếu thông tin trong mệnh đề quan hệ là thông tin cần thiết, thiết yếu thì không cần dấu phẩy.

    – Students who learn to take IELTS tests need to prepare enough for both knowledge, language proficiency and skills.

    Trong câu trên, việc xác định những học sinh nào là cần thiết bởi vì có rất nhiều kiểu học sinh. Nếu câu trên không có mệnh đề quan hệ, người đọc/ người nghe sẽ không biết những học sinh nào đang được nói đến.

     

    8. Với các mệnh đề quan hệ cần thiết, “THAT” có thể thay thế cho “WHO” hoặc “WHICH”. 

    Students WHO learn to take IELTS tests need to prepare enough for both knowledge, language proficiency and skills.

     Students THAT learn to take IELTS tests need to prepare enough for both knowledge, language proficiency and skills.

     

    Tourism WHICH is being focused on by the state for investment has the potential to bring great economic development.

    → Tourism THAT is being focused on by the state for investment has the potential to bring great economic development.

     

    BÀI TẬP ÁP DỤNG

    Hãy vận dụng các kiến thức bạn đã học và nội dung kiến thức về mệnh đề quan hệ để hoàn thành bài tập sau nhé.

    The chart shows components of GDP in the UK from 1992 to 2000.

    Summarize the information by selecting and reporting the main features and make comparisons where relevant. 

    Write at least 150 words.

    Yêu cầu: Có ít nhất 5 câu sử dụng mệnh đề quan hệ.

    Thông tin liên hệ

    Trụ sở chính & Trung tâm: Smartcom English – Tầng 4 nhà 29T2, đường Hoàng Đạo Thúy, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

    Trung tâm Anh ngữ Smartcom: Tòa nhà Smartcom, số 117, phố Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội.

    Website: https://smartcom.vn

    Điện thoại: (+84) 024.22427799

    Zalo: 0865835099