Hướng dẫn cách viết dạng bài IELTS Writing Multiple Chart

19 Tháng Ba, 2024

Rate this post

Dạng bài Multiple Chart là một dạng bài thường gặp nhưng tương đối khó xử lý của phần thi IELTS Writing Task 1. Dạng bài này đòi hỏi người viết phải tóm gọn và chọn lọc thông tin phù hợp để tránh đi sâu vào mô tả chi tiết hai biểu đồ. Vì vậy, trong bài viết này, Smartcom English sẽ hướng dẫn cho các bạn cách viết dạng bài IELTS Writing Multiple Chart.

Cách viết IELTS Writing Task 1 dạng bài Multiple chart

Tổng quan về dạng bài Multiple Chart trong IELTS Writing Task 1

Dạng bài Multiple Chart là gì?

Multiple Chart hay Mix Chart là dạng bài kết hợp hai biểu đồ (có thể cùng loại hoặc không cùng loại) chứa thông tin khác nhau trong phần thi IELTS Writing Task 1. Dạng bài này yêu cầu thí sinh phải nắm rõ thông tin, so sánh số liệu giữa hai biểu đồ, nhận xét và đưa ra kết luận.

Phân loại

Dạng bài IELTS Writing Multiple Chart có thể được chia làm:

  • Table (bảng biểu) với Pie Chart (biểu đồ tròn)
  • Table (bảng biểu) với Line Chart (biểu đồ đường)
  • Table (bảng biểu) với Bar Chart (biểu đồ cột)
  • Pie Chart (biểu đồ tròn) với Line Chart (biểu đồ đường)
  • Pie Chart (biểu đồ tròn) với Bar Chart (biểu đồ cột)
  • Line Chart (biểu đồ đường) với Bar Chart (biểu đồ cột) 
  • Line Chart (biểu đồ đường) với Line Chart (biểu đồ đường)

Dưới đây là ví dụ về một số loại Multiple Charts thường gặp:

Table (bảng biểu) với Pie Chart (biểu đồ tròn)

Mix chart - biểu đồ tròn và bảng biểu
Trích Cambridge IELTS 15, Test 4

Table (bảng biểu) với Bar Chart (biểu đồ cột)

Table (bảng biểu) với bar chart (biểu đồ cột)
Trích Cambridge IELTS 14, Test 2

Từ vựng và cấu trúc ngữ pháp cho dạng bài IELTS Writing Multiple Chart

Để làm tốt dạng bài IELTS Writing Mix Chart, thí sinh cần phải trang bị đầy đủ cho mình vốn từ vựng và ngữ pháp. Do đó, chúng mình sẽ cung cấp cho các bạn một số từ và cấu trúc ngữ pháp thông dụng của dạng bài Mix Chart.

Cấu trúc thường dùng

Cấu trúc dùng để viết câu Introduction: 

  • The charts/graphs (show/describe/illustrate/compare/provide data about) …
  • While/ Whereas chart/graph A (shows/describes) …, chart/graph B (gives/provides information) about …

Cấu trúc dùng để viết câu Overview:

  • It can be seen/inferred that/ It is clear that/Overall, …

Cấu trúc dùng khi bắt đầu phân tích số liệu từng biểu đồ

  • Regarding/ With regard to/ Concerning/ As can be seen from/ According to chart/graph …

Từ vựng

  • To increase/rise/climb: tăng
  • To rocket/jump/leap: tăng mạnh
  • To decrease/fall/go down/reduce/decline: giảm
  • To plunge/slump/plummet: giảm mạnh
  • To fluctuate/oscillate: biến động, lên xuống thất thường
  • To remain/stay stable/stay unchanged/stabilize: ổn định
  • To reach a peak/reach/hit the highest point: đạt mức cao nhất
  • To reach/hit the lowest point/fall to a low/reach a bottom: đạt mức thấp nhất

Cách viết dạng bài IELTS Writing Multiple Chart

Cách viết Mix chart

Cũng như các dạng bài khác của Task 1, dạng bài IELTS Writing Multiple Chart cũng gồm ba phần: Introduction, Overview và Body. Hãy cùng Smartcom tìm hiểu về cách viết dạng bài Multiple Chart hiệu quả nhất nhé.

Introduction

Trong phần Introduction, bạn sẽ phải tóm tắt và diễn giải lại thông tin trên đề bài trong vòng 1-2 câu. Diễn giải ở đây là viết về cùng một ý theo nhiều cách khác nhau bằng việc sử dụng các cấu trúc câu và từ đồng nghĩa. Bạn hãy vận dụng kiến thức từ vựng, ngữ pháp của mình để viết, tránh lặp lại y nguyên thông tin trên đề bài. Trong phần này, bạn nên bao gồm thông tin về:

  • Loại biểu đồ: biểu đồ cột, biểu đồ đường, bảng biểu, …
  • Khoảng thời gian của hai biểu đồ
  • Nội chính của hai biểu đồ

Overview

Sang đến phần Overview, bạn sẽ phải tổng hợp và giới thiệu các thông tin nổi bật nhất của từng biểu đồ. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý không đưa hết thông tin, số liệu trong hai biểu đồ vào đoạn văn vì thời gian và số lượng từ có hạn. Khi viết phần tổng quát, bạn có thể viết về xu hướng tăng giảm hay giao động của biểu đồ, số liệu cao và thấp nhất, độ chênh lệch giữa các số liệu.

Khi phân tích biểu đồ, các bạn hãy từ hỏi mình các câu hỏi:

  • Thông tin biểu đồ muốn thể hiện là gì?
  • Thời gian?
  • Đặc điểm nổi bật của hai biểu đồ là gì?
  • Mối liên hệ giữa hai biểu đồ là gì?

Nếu trả lời được các câu hỏi này thì dù có gặp phải loại Mix Chart nào bạn cũng sẽ có thể phân tích và xử lý được.

Body

Về phần Body, bạn có thể chia làm hai đoạn nhỏ để phân tích riêng từng biểu đồ. Vì thông tin trong dạng Mix Chart khá là nhiều nên bạn không thể miêu tả hết các thông tin trong hai biểu đồ vào cùng một đoạn văn. Điều này sẽ làm cho bài làm của bạn bị lộn xộn, thiếu liên kết gây khó khăn cho người chấm. Bạn có thể chia đoạn như sau:

  • Body 1: Miêu tả hai chi tiết chính nổi bật trong biểu đồ 1
  • Body 2: Miêu tả hai chi tiết chính nổi bật trong biểu đồ 2 

Bạn chỉ cần miêu tả thông tin trên từng biểu đồ một cách riêng rẽ, không cần so sách đối chiếu giữa hai biểu đồ.

Bài tập áp dụng dạng bài IELTS Writing Multiple Chart

Dưới đây là bài tập áp dụng được trích từ cuốn Cambridge IELTS 16, các bạn hãy làm thử để kiểm tra, áp dụng ngay những gì bạn đã học  rồi đối chiếu với đáp án tham khảo ở dưới nha.

Writing Task 1 Process

You should spend about 20 minutes on this task.

The charts below show the changes in ownership of electrical appliances and the amount of time spent doing housework in households in one country between 1920 and 2019. Summarise the information by selecting and reporting the main features, and make comparisons where relevant.

Write at least 150 words.

Bài tập áp dụng Multiple chart
Trích Cambridge IELTS 16, Test 1

Bài mẫu dạng bài IELTS Writing Mix Chart

The line charts illustrate the proportions of electrical appliances owned by households in a given country and the subsequent effect it has on the numbers of housework per week from 1920 to 2019. It is clear that all electrical appliances have become more common and as a result, the amount of time spent doing housework has decreased between 1920 and 2019. 

Concerning the percentages of families with electrical appliances, refrigerators experienced a significant jump in popularity, from 0% in 1920 to 90% in 1960, and continuing to climb to 100% from 1980 onward. Vacuum cleaners have a higher start, at 30% in 1920, before gradually rising to 70% in 1960 and reaching their peak at 100% in the remaining years. The percentage of washing machines, on the other hand, witnessed an increase of 30% from 1920 to 1960 but fell slightly in 1980 then recovered and stopped at approximately 70% in 2019.

The hours spent washing clothes, preparing meals, and cleaning for households have plummeted from 50 hours in 1920 to 20 hours per week by 1960. In the remaining years, the decline slowed down and stopped at 10 hours.

Như vậy, trong bài viết này Smartcom đã cung cấp cho các bạn hướng dẫn chi tiết cách xử lý dạng bài IELTS Writing Multiple Chart hiệu quả. Chúc các bạn ôn thi thật tốt và đạt được kết qua như mong muốn.

Thông tin liên hệ:

Smartcom English

Trụ sở chính: Smartcom English – Tầng 4 nhà 29T2, đường Hoàng Đạo Thúy, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Website: https://smartcom.vn

Điện thoại: (+84) 024.22427799

Zalo: 0865835099

Email: mail@smartcom.vn

Facebook: https://facebook.com/smartcom.vn

Youtube: https://youtube.com/c/smartcomvn